Các giải pháp phát triển du lịch

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 103 - 107)

DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO TỚI NĂM 2020, TẦM NHÌN

4.3. Các giải pháp phát triển du lịch

4.3.1. Mục tiêu

Có thể nói, Tam Đảo là một địa bàn du lịch được hình thành sớm. Hoạt động du lịch tại đây ngày càng sôi động và thu hút mọi thành phần tham gia. Tuy nhiên, cần có các giải pháp để phát triển du lịch bền vững nơi đây nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có gắn với bảo tồn, trùng tu, tơn tạo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế du lịch của huyện, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; đồng thời chú trọng công tác bảo vệ môi trường.

4.3.2. Nội dung

4.3.2.1. Về quy hoạch

Quy hoạch phát triển du lịch của huyện phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, của các huyện lân cận và các tỉnh phía Bắc; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển thị trấn, thị tứ của huyện đến năm 2020.

Tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư các dự án cho từng thời kì. Tạo cơ sở để thu hút, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào các khu, điểm du lịch của huyện. Trước mắt, tập trung xây dựng quy hoạch các khu

du lịch trọng điểm: Tam Đảo I, Tam Đảo II, hồ Làng Hà, hồ Xạ Hương, khu vực Tây Thiên và Đạo Trù…

Quy hoạch hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa như cụm di tích từ Km12 lên Km24 (QL2B), cụm di tích Tây Thiên (gồm các xã Tam Quan, Đại Đình), di tích thờ Thất vị Đại Vương và địa điểm bắn rơi máy bay Mỹ của xã Bồ Lý và Đạo Trù.

Quy hoạch các trung tâm thương mại của Hợp Châu, thị trấn Tam Đảo, Tây Thiên; khu vui chơi giải trí, khu thể thao của trung tâm huyện, khu vực dịch vụ và bán hàng lưu niệm phục vụ khách.

Quá trình quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học hợp lí, tránh hiện tượng chồng chéo, trùng lặp giữa các khu, điểm du lịch. Các ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ để triển khai và quản lí sau quy hoạch bằng các chương trình, đề án, dự án chi tiết, cụ thể.

4.3.2.2. Xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch

Phát động thi sáng tác logo, biểu trưng, ca khúc về du lịch Tam Đảo.

Đầu tư xây dựng bảo tàng của huyện để lưu giữ, trưng bày các hiện vật lịch sử, văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc của huyện.

Lập quy hoạch quảng cáo và xây dựng cụm pa nô cổ động, quảng cáo tại các khu vực như: trung tâm thương mại – khu du lịch – bến xe huyện và ở một số điểm trung tâm thị trấn và cụm xã. Cắm mốc biển hiệu địa danh, địa giới còn thiếu trên các trục giao thơng chính của huyện tới các xã.

Xây dựng chiến lược quảng bá cho du lịch Tam Đảo, xác định những sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện để thu hút khách. Không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm, cách phục vụ theo hướng chuyên nghiệp.

Phát triển các website giới thiệu địa danh, thắng cảnh, các khu du lịch, vui chơi, giải trí của huyện để thu hút khách du lịch; phát hành các ấn phẩm quảng bá hấp dẫn về du lịch như: tập gấp, bản đồ du lịch, sách hướng dẫn, sách dư địa chí, các video clip, phóng sự quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế. Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch với các hình thức hội thảo, hội chợ…

Đầu tư xây dựng trung tâm điều hành, hướng dẫn du lịch tại Tam Đảo, Tây Thiên. Xây dựng mạng lưới trạm thông tin tra cứu du lịch điện tử tại các trung tâm du lịch và điểm du lịch.

4.3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn đối với người lao động, nhất là đối với đội ngũ lao động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

Thực hiện xã hội hóa, cơng tác giáo dục và đào tạo, thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp cho người lao động. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn… nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ du lịch, nhất là thông qua cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề theo đề án 03/ĐA – TU của Tỉnh ủy và Nghị quết số 37/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, học nghề. Khuyến khích việc truyền nghề trên cơ sở xuất phát từ mối quan hệ gia đình, dịng họ và xã hội.

Tăng cường hệ thống các cơ sở đào tạo nghề (đẩy mạnh dự án xây dựng Trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện), các hình thức vừa học vừa làm nghề để các thanh niên đến tuổi lao động khơng có điều kiện tiếp tục học lên cao có thể chuyển sang các hoạt động trong các lĩnh vực du lịch… Phát triển mở rộng đào tạo nghề ở khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm tại chỗ.

4.3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Giao thông: Tiếp tục quy hoạch mạng lưới giao thơng trên địa bàn huyện, liên huyện. Rà sốt đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường đã được phê duyệt. Huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cơng tác xã hội hóa để đầu tư cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường giao thông.

Nguồn điện: Duy trì nguồn lưới điện quốc gia, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện. Ngoài ra, sử dụng các trạm thủy điện nhỏ. Xây dựng mới và cải tạo nâng công suất các trạm biến áp ở các khu, điểm du lịch: Tây Thiên, Thị trấn Tam Đảo, khu trung tâm huyện lỵ.

Bưu chính viễn thơng: Xây dựng và nâng cấp đài phát thanh huyện, phát sóng FM để nâng cao tỷ lệ phủ sóng và đảm bảo truyền thơng rộng rãi và kịp thời. Xây mới và nâng cấp đài truyền thanh hiện có tại các xã, thị trấn đảm bảo hoạt động thường xuyên liên tục, hiệu quả.

Có kế hoạch phát triển hệ thống bưu chính viễn thơng, phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục và các điểm bưu điện văn hóa xã. Phát triển bưu chính theo các hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp dịch vụ cơng ích, dịch vụ thương mại. Phát triển mạng lưới bưu chính kết hợp các loại hình chuyển phát nhanh trong hệ thống bưu chính đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an tồn, tiện lợi.

Y tế: Tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh tại tuyến huyện và các khu điểm du lịch tập trung. Tạo điều kiện cho mở các phòng khám chữa bệnh, phòng dược tư nhân ở các xã để tăng cường giới thiệu các sản phẩm từ cây thuốc, cây dược liệu bản địa.

Tài chính ngân hàng: Khi các dự án và quy hoạch du lịch được triển khai, nhu cầu về tài chính ngân hàng sẽ tăng nhanh, mức lưu chuyển vốn lớn. Hệ thống ngân hàng, kho bạc cần được mở rộng và đổi mới phương thức hoạt động tạo sức thu hút đầu tư và thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, tiện ích.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ mang tính tư nhân như: cho thuê tài chính, thuê tài sản cố định. Các hoạt động dịch vụ gắn với kinh tế thị trường như đấu giá quyền sử dụng đất,…

4.3.2.5. Gải pháp về vốn

Từ nay đến năm 2015 Tam Đảo cần nguồn vốn đầu tư khoảng 1270 tỷ đồng và đến năm 2020 khoảng 1.100 tỷ đồng (xem chi tiết phụ lục 2). Do vậy, cần huy động tổng lực từ nhiều nguồn, cụ thể như sau:

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật như: đường giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thốt nước, thu gom xử lí rác thải đến các khu, cụm, điểm du lịch, vui chơi giải trí; các cơng trình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện; hỗ trợ đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch.

Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp: Đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác hạ tầng, cơ sở vật chất các dự án thuộc lĩnh vực du lịch trong khu, cụm, điểm du lịch.

Nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân: Tài trợ, tham gia góp vốn, ủng hộ đầu tư xây dựng, tu bổ, tơn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, xây dựng hạ tầng giao thông, cấp thốt nước thu gom và xử lí

rác thải,… Huy động mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế, kêu gọi các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có kinh nghiệm, có khả năng tài chính mạnh đầu tư phát triển kinh doanh du lịch vào huyện.

4.3.2.6. Cơ chế chính sách

Huyện tạo mọi điều kiện thuận lợi và có chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển hạ tầng, phát triển dịch vụ - du lịch.

Đối với đất đai: Thực hiện tốt các chính sách đất đai hiện hành, khuyến khích nơng dân dồn ghép ruộng đất để chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Xây dựng phương án đổi đất lấy hạ tầng để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trên cơ sở các quy định của Nhà nước.

Đối với tài chính – tín dụng: Đáp ứng tốt nhất các dịch vụ về tài chính, tín dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh và thương mại – du lịch. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ tài chính, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, khuyến khích phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại và các dịch vụ tín dụng tiện ích.

Đối với các thành phần kinh tế: Khuyến khích tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, nhà vườn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nhân dân.

4.3.2.7. Phát huy sức mạnh của bộ máy chính quyền các cấp

Nâng cao năng lực điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, xây dựng chính quyền từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tập trung tuyên truyền đến toàn thể hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân, để nhân dân nắm vững các chủ trương của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là phát triển du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w