Cơ quan thực hiện

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 107 - 114)

DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO TỚI NĂM 2020, TẦM NHÌN

4.3.3. Cơ quan thực hiện

Thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân hiểu được tầm quan trọng của phát triển du lịch sẽ tác động tích cực nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Các ngành, các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

4.3.3.1. Phịng Văn hóa – Thơng tin

Là cơ quan đầu mối tổng hợp, đánh giá về phát triển du lịch trên địa bàn huyện sau khi các nhiệm vụ, giải pháp được phê duyệt. Chủ trì phối hợp với Phịng Nội vụ đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện mơ hình quản lí khu du lịch Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên, Tam Đảo đảm bảo hợp lý hiệu quả.

Chủ trì phối hợp với Phịng Lao động, thương binh và xã hội, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Xây dựng các chương trình, đề án, dự án: Quy hoạch chi tiết các khu, cụm, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn huyện; đề án xúc tiến du lịch, phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; xây dựng và thực hiện đề án bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện.

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện bằng cổ động trực quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và trung ương.

4.3.3.2. Phịng Cơng thương

Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển thị trấn, thị tứ trong huyện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch chi tiết phân khu theo quy hoạch chung đô thị, nông thôn mới. Đề xuất UBND huyện trong việc quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn; giới thiệu địa điểm, cấp phép xây dựng, thẩm định các dự án đô thị, các quy hoạch khu, cụm, điểm phát triển du lịch.

Lập đề án khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ đến 2020; đề án phát triển chợ nông thôn, phát triển thị trường nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lí kiến trúc các cơng trình, dự án về phát triển đơ thị, dịch vụ, du lịch trên địa bàn theo đúng hướng quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời kiên quyết xử lý những cơng trình, dự án triển khai trái với quy hoạch được duyệt.

Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt, đề xuất với UBND huyện phân bổ nguồn vốn từ ngân sách (trung ương và địa phương) hỗ trợ đầu tư và đầu tư các cơng trình cơng cộng, các dự án, đề án, ổn định ngân sách để đẩy mạnh phát triển du lịch.

Phối hợp với phịng Tài ngun và Mơi trường đề xuất với huyện ban hành chính sách về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trên địa bàn đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án thuộc danh mục xã hội hóa đầu tư xây dựng quản lý phát triển du lịch.

4.3.3.4. Phòng Tài nguyên và Mơi trường

Hồn thành dự án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện giai đoạn 2012 – 2020.

Quy hoạch diện tích, cắm mốc ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích lịch sử văn hóa, các dự án phát triển du lịch. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư về du lịch trong q trình sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không sử dụng đất đúng mục đích.

Hướng dẫn các thành phần kinh tế khi tham gia đầu tư về trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất, về bảo vệ mơi trường trong q trình đầu tư, kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuyên truyền và thực hiện đề án bảo vệ môi trường.

4.3.3.5. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

Lập quy hoạch các dự án trồng trọt và chăn nuôi theo hướng chuyên canh tập trung:

Về sản xuất Nông nghiệp: Phát triển mở rộng quy hoạch cây rau su su, làm tốt cơng tác quản lí, chăm sóc theo quy trình VietGAP; mở rộng chỉ giới cấp thương hiệu “Su su an toàn Tam Đảo” đối với một số xã vùng ven chân núi như Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang. Hình thành vùng trồng hoa tại các xã: Hồ Sơn, Đại Đình, Minh Quang, Na Dai tại Bồ Lý. Lựa chọn mơ hình thử nghiệm trồng rau trong nhà kính hoặc lưới theo phương pháp sản xuất công nghệ cao. Khôi phục cây dược liệu tại thị trấn Tam Đảo…

Về chăn ni: Phát huy lợi thế vùng đồi, định hướng quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi một số sản phẩm đặc sản như: gà tha đồi, lợn rừng, lợn lưng, nhím, dê…tại các xã Minh Quang, Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan phục vụ du khách.

Nuôi trồng thủy sản: Tập trung khai thác nguồn nước sẵn có, mở rộng phát triển các mơ hình ni cá đặc sản xứ lạnh: cá Tầm, cá Hồi…và các đặc sản khác tại Thị trấn Tam Đảo, Đạo Trù, Minh Quang.

Quảng bá, giới thiệu tính chất sạch, đặc sản của nơng sản Tam Đảo thông qua các hội chợ, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, qua các lễ hội du lịch…tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ đó cung cấp nguồn nguyên liệu về giống và thực phẩm cho du khách.

4.3.3.6. Các phòng Giáo dục và Đào tạo, Lao động thương binh và xã hội, Y tế

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng các chương trình, đề án, dự án cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo. Phát triển các dịch vụ trong giáo dục, đào tạo ở các cấp học. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, ngoại ngữ ở các bậc học trong các nhà trường. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, lao động lâu dài cho huyện thơng qua các chương trình học nghề và hướng nghiệp cho học sinh, lao động phổ thông.

Phối hợp với các trường đào tạo của tỉnh, trung ương tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch ngắn hạn và dài hạn phục vụ phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như: hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp, nhân viên phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn.

Triển khai quay hoạch mạng lưới y tế đến năm 2020 có quy mơ phù hợp với sự phát triển đô thị, du lịch. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng và hoàn thiện một số cơ sở y tế từ huyện tới các xã, thị trấn.

Đây là 2 khu vực trọng điểm về du lịch, trên cơ sở đề án phát triển du lịch của huyện đến năm 2015, định hướng 2020 và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cần chủ động xây dựng đề án, kế hoạch, mục tiêu cụ thể triển khai thực hiện.

- Ổn định việc sắp xếp bộ máy tổ chức theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, chuyên nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo hướng dẫn viên phục vụ du khách.

- Tham mưu xây dựng cơ chế quản lý, thu phí của khách đến thăm quan du lịch.

- Tu bổ, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc phạm vi đơn vị quản lý.

4.3.3.8. UBND các xã, thị trấn

Căn cứ vào các quy hoạch liên quan chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đề án, dự án phát triển du lịch của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng du lịch – dịch vụ, nông – lâm nghiệp và cơng nghiệp.

Tích cực phối hợp với Ban Tuyên giáo huyện ủy, Ban Dân vận huyện ủy, Đài truyền thanh, Cổng thông tin giao tiếp điện tử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của huyện phổ biến, giải thích để nhân dân hiểu và hưởng ứng tham gia triển khai thực hiện các giải pháp. Thực hiện tốt chính sách dồn ghép ruộng đất trong nông nghiệp. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

TIỂU KẾT

Trên cơ sở thực trạng phát triển du lịch của huyện Tam Đảo trong những năm qua và những tiềm năng du lịch trong tương lai, cùng với những thay đổi trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. UBND tỉnh Vĩnh Phúc và UBND huyện Tam Đảo đã phối hợp xây dựng các đề án phát triển du lịch Tam Đảo trong tương lai nhằm phát triển du lịch bền vững cũng như thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2020, Tam Đảo trở thành huyện trọng điểm du lịch, trung tâm lễ hội của tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2020. Trên cơ sở đó, tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp về: vốn, quy hoạch, xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… nhằm thực hiện tốt các mục

tiêu, chiến lược đã đề ra. Hi vọng trong tương lai không xa, ngành du lịch của huyện Tam Đảo sẽ phát triển hơn nữa, khẳng định tầm cao mới.

KẾT LUẬN

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu của con người, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu đi du lịch là tất yếu. Là một huyện miền núi mới được thành lập, nhưng Tam Đảo đã dần khẳng định vị trí của mình nhờ sự phát triển của ngành du lịch, bởi nơi đây đã hội tụ được nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn như Khu du lịch Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên. Xuất phát từ những tiền đề đó, đề tài đã đi sâu nghiên cứu về “Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển” của ngành du lịch huyện Tam Đảo dưới góc độ địa lí kinh tế xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1. Tam Đảo nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, cách Thành phố Vĩnh yên 10km và thủ đơ Hà Nội 70km. Ở Tam Đảo có sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên sự phong phú và đa dạng mà không phải nơi đâu cũng có. Là một huyện miền núi có khí hậu mát mẻ, có VQG Tam Đảo là nơi bảo tồn đa dạng sinh học cùng với những thắng cảnh nổi tiếng như: Khu danh thắng Tây Thiên, thác Bạc, núi Trường Sinh, suối Giải Oan, hồ Xạ Hương, sân golf… tạo cảnh quan và thuận lợi cho sự phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Tam Đảo là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất cả nước với các di tích thờ thần, Phật và thờ Mẫu, đặc biệt là: Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền bà chúa Thượng Ngàn, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên… Thêm vào đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của Tam Đảo như giao thông vận tải, thông tin liên lạc…tương đối thuận lợi. Tất cả tạo cho Tam Đảo những tiềm năng nhất định để phát triển du lịch.

2. Từ khi được thành lập (năm 2004) đến nay, nền kinh tế - xã hội của Tam Đảo đã có nhiều chuyển biến; trong đó phải nói đến sự phát triển không ngừng của ngành du lịch. Số lượng du khách đến Tam Đảo ngày một đông, doanh thu tăng cao đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng cơng nghiệp và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động.

Tuy nhiên, thực trạng phát triển của du lịch Tam Đảo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng và số lượng các cơ sở lưu trú cịn hạn chế, cơng tác tổ

chức các điểm, tuyến du lịch còn yếu kém, phần lớn khách du lịch đến Tam Đảo là do họ tự tìm đến. Do vậy, hiệu quả mà ngành du lịch mang lại chưa cao.

3. Để góp phần vào việc xây dựng mục tiêu chiến lược trong phát triển du lịch của huyện Tam Đảo đến năm 2015 xây dựng Tam Đảo trở thành huyện du lịch và trở thành huyện trọng diểm du lịch, trung tâm lễ hội của tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2020, trên cơ sở các Đề án phát triển du lịch của huyện và thực trạng hoạt động ngành du lịch trong thời gian gần đây, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số chỉ tiêu dự báo cho sự phát triển của ngành du lịch đến năm 2015 và 2020, tầm nhìn 2030 như: số lượng khách du lịch, doanh thu, cơ sở lưu trú,…

4. Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của huyện; để đạt được các mục tiêu mà ngành du lịch đã đề ra, cần phải áp dụng đồng loạt nhiều giải pháp với sự tham gia thực hiện của các quan, ban ngành liên quan, có cả những giải pháp trước mắt và những giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Đề tài đã kiến nghị một số giải pháp về quy hoạch; xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch; về huy động vốn, đào tạo nguồn nhân lực,…

Do bước đầu trên con đường nghiên cứu khoa học lại hạn chế về mặt thời gian và nguồn tư liệu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo và độc giả quan tâm đến đề tài nhằm làm cho khóa luận được hồn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w