Các điểm du lịch

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 72 - 81)

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO

3.3.1. Các điểm du lịch

Các địa điểm du lịch của huyện Tam Đảo tập trung chủ yếu ở Khu du lịch Tam Đảo và Khu danh thắng Tây Thiên.

Tháp truyền hình

Nằm trên đỉnh Thiên Thị có độ cao 1.375 m. Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các lồi hoa dại khơng tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ... Ở nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như các sứ giả đón khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mơng trời, đất, gió, mây...Sau khi leo bộ lên gần 1.400 bậc đá đứng trên

đỉnh Thiên Thị, và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình cao hơn 100 m, với cảm giác của một người vừa chinh phục đỉnh cao, hít một hơi căng đầy lồng ngực luồng khơng khí trong lành của Tam Ðảo, khách du lịch sẽ thấy lịng mình thật thanh thản.

Thác Bạc:

Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dịng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa...

Nước trong và mát lạ thường, đơi chân trần của du khách có thể thoải mái đùa nghịch với nước. Thanh niên nam nữ tụ hội quây quần dưới thác, còn các bậc trung niên cũng không thể cưỡng nổi sức hút của thác Bạc. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Du khách mặc dù có thể rất mệt nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì như vừa chinh phục được đoạn đường gian khổ.

Vườn quốc gia Tam Đảo

VQG Tam Đảo là địa điểm khơng thể bỏ qua. Đó là một kho tàng, tài sản quý của quốc gia, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý của Việt Nam. Đồng thời có giá trị to lớn trong bảo vệ mơi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học…

Đến với VQG Tam Đảo, khách du lịch như được hịa mình với thiên nhiên với rừng núi xanh bạt ngàn. VQG Tam Đảo có hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng: khoảng 2.000 loài thực vật, 840 loài động vật, nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Chính sự đa dạng sinh học này là giá trị to lớn đưa VQG Tam Đảo trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trong du lịch sinh thái và trong nghiên cứu sinh học. Ở đây, du khách có thể tham gia một loại hình du lịch mới, đó là du lịch trekking – đi bộ xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên – đây là hình thức du lịch mới hấp dẫn nhiều du khách thích khám phá.

Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo

Nằm trên khu đất rộng 12 ha ở trung tâm VQG Tam Đảo, Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo được thành lập năm 2005, với mục đích giải thốt những con

gấu không may mắn, đưa chúng trở lại thiên nhiên, nhằm bảo tồn loài gấu đã được liệt vào sách đỏ trước nguy cơ bị săn bắt, nuôi nhốt và tận diệt. Đây là nơi cứu hộ gấu vào loại hiện đại nhất châu Á, thuộc dự án của Tổ chức Động vật châu Á. Đến dây, du khách được ngắm nhìn những chú gấu thuộc nhiều loài gấu khác nhau như: gấu ngựa, lồi gấu đen có khoang cổ hình bán nguyệt màu vàng chanh, gấu chó… rất thích hợp cho tham quan, nghiên cứu khoa học.

Đỉnh Rùng Rình

Nếu thích mạo hiểm, du khách có thể tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, mang vẻ đẹp hoang dã, cơ liêu nhưng nay do khó khăn về giao thơng, nên cịn chưa được khai thác.

Nhà thờ Tam Đảo

Nhà thờ Tam Đảo được xây dựng từ năm 1906, nhà sàn lợp lá. Đến năm 1937 xây lại to đẹp, kiên cố với vật liệu đá, gạch. Ngôi thánh đường xây dựng theo kiến trúc kiểu Gothic, nổi trên nền rừng thông xanh ngắt trên sườn núi Nhà Thờ. Trong kháng chiến chống Pháp, thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến của cách mạng Việt Nam, nhân dân đã di tản khỏi thị trấn, mọi biệt thự đều bị phá hủy; riêng nhà thờ được Bác Hồ chỉ thị phải giữ nguyên vẹn, khơng được xâm phạm vào tín ngưỡng của dân... nhờ vậy giữ được một kiến trúc đậm nét văn hóa.

Ngày nay, đứng ở thung lũng Tam Đảo, bất cứ nơi nào cũng nhìn thấy nhà thờ đá như một người trầm mặc in hình giữa rừng thơng vi vút lá gió trên sườn núi. Nhà thờ có một khoảng sân khá rộng. Khoảng sân này một mặt dài theo hơng nhà thờ, mặt kia nằm “chon von” phía đường lộ. Để đảm bảo an tồn cho tín hữu, phía đường lộ được xây dựng một vòm cửa bằng đá xanh. Vịm cửa nào cũng có hình bán nguyệt, có mặt bằng để khách ngồi nhìn ngắm thị trấn bên dưới - có thể xem là một tác phẩm mỹ thuật làm tơn vẻ đẹp vốn có của nhà thờ.

Với những nét đặc trưng quý hiếm đó, nhà thờ đá cổ là một điểm tham quan lý thú, thu hút bất cứ vị khách nào khi đến nghỉ ngơi tại Tam Đảo. Đứng trên nhà thờ cổ du khách cũng có thể nhìn thấy tồn cảnh thiên nhiên Tam đảo rất mộng mơ. Du khách có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè và người thân của mình. Rất nhiều cặp tình nhân chọn nơi này làm nơi chụp ảnh cưới cho mình.

Sân golf

Dịch vụ sân Golf Tam Đảo tiêu chuẩn quốc tế, có diện tích 136 ha bao gồm: khu sân tập với 18 lỗ, bãi tập chíp bóng có bẫy cát và hàng loạt bẫy gạt bóng bao quanh. Trên 100 xe golf, và đội ngũ 200 nhân viên điều hành golf chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ du khách.

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn:

Đền nằm ở lưng chừng một đỉnh núi lớn, nơi đặt Tháp truyền hình Tam Đảo, thờ Bà Chúa Thượng Ngàn hay Thượng Ngàn Thánh Mẫu, một trong bốn vị Thánh Mẫu trong hệ thống Tứ Phủ. Bà Chúa Thượng Ngàn gắn với người Việt từ thời nguyên thủy, thường gắn với rừng núi, là vị thần tối linh tối thiện đã nâng đỡ các kiếp đời đã qua, để những người có tâm lành được tái sinh. Ngôi đền được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Quy mô kiến trúc của đền nhỏ, trong đền cịn nhiều di vật như: tượng, đồ tế khí. Ngơi đền là nơi lưu giữ một truyền thuyết đẹp. Với khung cảnh mộng mơ của thị trấn miền mây trắng vẫn cịn ngun vẹn. Hiện ngồi đền thờ chính trong khn viên cịn xây mới các đền thờ Quốc Mẫu, miếu Quan Sơn.

Đền Tiên Kiều

Ngày trước nơi đây là một khu sinh hoạt tín ngưỡng gồm có cả chùa và điện Mẫu. Sau do chiến tranh tàn phá nên toàn bộ kiến trúc đã bị phá và sử dụng vào việc khác (làm bưu điện). Những năm 90 của thế kỷ 20, bà Nguyễn Thị Khánh - phó chủ tịch hội Chân Tâm đã thơng qua hội bảo trợ di tích và cơng đức xây dựng lại điện Mẫu trên nền cũ, đến năm 1993 hoàn thành và đưa vào thờ cúng. Ngôi đền mới được dựng lại nên khá khang trang nhưng quy mơ nhỏ. Trong đền hiện cịn có 3 đơi câu đối chữ Hán là di vật, còn lại là các đồ thờ mới.

Miếu Quan Sơn

Miếu thờ sơn thần, có quy mơ nhỏ, chỉ gồm một gian thờ, trong có long ngai thần ngự. Khuôn viên gọn đẹp và yên tĩnh.

Đền Thạch Kiếm

Ở độ cao trên 900m, trên dông núi Mỏ Quạ. Khi đi làm đường du lịch quanh khu nghỉ mát Tam Đảo, nhân dân gặp một hịn đá hình lưỡi kiếm và lập bàn thờ. Hiện nay, đền đang có nguy cơ xuống cấp nên đang được trùng tu lại.

Đền Mẫu

Trên đường đi lên thị trấn Tam Đảo, gần lối rẽ vào đỉnh Rùng Rình, đền thờ bà Lăng Thị Tiêu. Năm 1964 bị phá làm bưu điện, nay được xây dựng lại.

Đền Đức Thánh Trần

Đền thờ Đức Thánh Trần tức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đây là di tích duy nhất của thị trấn Tam Đảo tính đến nay đã được cơng nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh (năm 2007). Đền có quy mơ tương đối lớn so với các di tích đền miếu khác ở thị trấn. Bố cục kiến trúc gồm hai tịa, kết cấu kiểu chi vồ với 3 gian đại bái và 2 gian hậu cung. Đền mới được tu bổ, đổ mái bằng bê tơng cốt thép rồi ốp ngói mũi nên rất kiên cố, đảm bảo sự bền vững của di tích trước những điều kiện khắc nghiệt như mưa ẩm, gió bão của vùng núi. Trong đền hiện nay cịn giữ được một cuốn “Đơng A Vương sách”, dày 114 trang, cỡ 16cm x 22cm, in mộc bản chữ Hán rất đẹp. Sách được in vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sách này là một phiên bản được giữ lại trong số nhiều cuốn khác phổ biến rộng rãi trong các đền, đình, miếu thờ Đức Thánh Trần.

Nhà Rơng

Đây là nơi đã từng có ngơi nhà gỗ là nơi Bác Hồ đã từng nghỉ lại và làm việc khi đến Tam Đảo. Khu đất này hiện đã giao cho tư nhân sử dụng.

Bốt Nhật

Ngày 16-7-1945, đơn vị Việt Nam Giải phóng quân mang tên Phạm Hồng Thái đã phối hợp cùng cơ sở lực lượng Bảo an binh với sự ủng hộ, tham gia của quần chúng nhân dân đã tiến hành một cuộc tập kích táo bạo, bất ngờ vào căn cứ của quân Nhật trên Khu nghỉ mát Tam Đảo, tiêu diệt hoàn toàn đồn binh Nhật và giải phóng hàng trăm tù nhân người Việt và người Pháp đang bị giam cầm, quản thúc. Trận đánh tạo được tiếng vang lớn, mang nhiều ý nghĩa và bài học

quan trọng về sự vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến, về xây dựng cơ sở quần chúng, về sự phối hợp lực lượng tại chỗ và tiếp viện… Hiện di tích của trận đánh này cịn lại là một lơ cốt nổi hình trụ lục giác, nằm phía sau khách sạn Ngơi Sao.

Sở Chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo

Từ ngày 25-12-1950 đến 16-1-1951, Tam Đảo được chọn là nơi đặt Tổng hành dinh - Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du). Tại đây, Đảng uỷ chiến dịch Trần Hưng Đạo đã trực tiếp ra những mệnh lệnh chỉ huy, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch này. Hiện nay, di tích Sở Chỉ huy chiến dịch chỉ cịn căn hầm đã bị vùi lấp trong khu vực biệt thự của Tồn quyền Đơng Dương cũ.

Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Trung ương đã chọn Tam Đảo để xây dựng hệ thống hầm trú ẩn gồm có 5 hầm: Hầm số 1 nằm trong khuôn viên biệt thự 18A và hầm số 2 nằm trong khuôn viên biệt thự 18B hiện nay do Ban Quản trị Kinh tế thuộc Văn phòng Trung ương Đảng quản lý; hầm số 3 nằm trong khu nhà gỗ nay là khu vực “Nhà Rơng”; hầm số 4 nằm phía sau khách sạn Ngơi Sao, cách vị trí đồn Nhật khoảng 20m; hầm số 5 nằm cạnh nhà nghỉ Cơng đồn cũ. Đây là hệ thống di tích có ý nghĩa về mặt lịch sử, đặc biệt là Biệt thự 18B với hầm số 2 - là nơi Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã họp trong những năm chiến tranh chống Mỹ và khu “Nhà Rông” - trước kia là khu nhà gỗ nơi Bác Hồ nhiều lần lên nghỉ và làm việc.

Tây Thiên

Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên cịn có đền Cậu, đền Cơ đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội.

Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các cơng trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp

đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật cùng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Bắt đầu đặt chân tới Tây Thiên, du khách sẽ thấy cổng Tam Quan dẫn vào Khu trung tâm lễ hội là Đại Bảo tháp Tây Thiên - một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa đang dần hoàn thiện để chào đón Phật tử và du khách về thăm quan ở phía bên tay trái. Đại Bảo tháp Tây Thiên được thiết kế ba tầng, cao 37m. Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, khơng khí).

Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thõng, hay cịn gọi là đền Trình. Đền Thõng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hồnh phi, câu đối. Đây là các chứng tích lịch sử – văn hố rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.

Qua đền Thõng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và ni qn để đi theo phị Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thõng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn trong sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp

về mặt tình dun và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cơ. Đền Cơ cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khống đãng và n bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tĩch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm địa lí Du lịch huyện Tam Đảo: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w