1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

109 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 839 KB

Nội dung

luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên 1.1. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại, là vấn đề được mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Bên cạnh những giá trị chung của nhân loại, đạo đức bao gồm những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, lý tưởng... có tính chất nhất thời về lịch sử và có tính giai cấp. Ở thời đại nào, dưới chế độ nào thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng tới cái thiện, hướng tới quan hệ đẹp đẽ của con người. Từ xưa ông cha ta đã dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”, phải chăng “lễ” là đạo đức, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách của con người. Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đặc biệt đối với việc dạy học và giáo dục Người còn chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một bộ phận có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN”. 1.2. Tại đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ phải: “Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm”. Đúng vậy, với nghề dạy học, đạo đức của người thầy luôn được coi trọng, là nhân tố quyết định đến sự thành công. Bởi lẽ, không chỉ mang đến tri thức, người giáo viên còn phải đảm đương cả trách nhiệm giáo dục, uốn nắn về đạo đức, tình cảm cho học sinh theo những chuẩn mực xã hội quy định. Và bởi “sản phẩm” mà thầy cô giáo làm ra chính là nhân cách học sinh. Làm hư một viên ngọc có thể bỏ đi, làm hư một đồ vàng có thể nấu lại nhưng làm hỏng một con người đó là tội lớn. Khi đã lựa chọn nghề giáo, đòi hỏi người giáo viên phải có tình yêu thương học sinh, sự nỗ lực hết mình, tình cảm thiết tha, gắn bó với nghề và cả sự hy sinh thầm lặng. Để có được trang giáo án hoàn chỉnh, bài giảng sinh động, lôi cuốn thì cần phải có biết bao giọt mồ hôi rơi xuống bằng chính lương tâm, trách nhiệm của người thầy. Muốn làm một giáo viên trước hết phải có đạo đức – đó là nhân tố nền tảng, là gốc của con người. Với ý nghĩa đó, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường sư phạm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Văn kiện Đại hội IX của Đảng còn vạch rõ: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định mục tiêu tổng quát: “Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chiến lược đưa ra 6 mục tiêu cụ thể hóa mục tiêu tổng quát, trong đó mục tiêu đầu tiên, liên quan đến vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức: “Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên”. 1.3. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành TƯ tại đại hội IX còn nhận định về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên như một lời cảnh báo về những thay đổi sau 5 năm đổi mới: “Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém, một bộ phận học sinh, sinh viên mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa”. Đúng vậy, trong xu thế hội nhập, xu thế toàn cầu hóa diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến tầng lớp sinh viên. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của nó cũng len lỏi, xâm nhập vào mọi tầng lớp, trong đó có HSSV, khiến cho một bộ phận sinh viên sa sút về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, hoài bão, ước mơ,... Thực tế, sinh viên vào học trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau. Phần đông các em chọn học ngành sư phạm vì cho rằng để có việc làm ổn định mà chưa đặt lòng yêu nghề nghiệp, thích làm công việc dạy học lên hàng đầu. Số sinh viên có hiểu biết và có lí tưởng về nghề dạy học khi vào học sư phạm còn ít. Nhận thức của sinh viên về đạo đức nghề dạy học còn hạn hẹp. Đa phần sinh viên chưa có ý thức cao trong việc tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho mình. Còn có hiện tượng thi hộ, thi thay trong kỳ thi kết thúc học phần. Trong các đợt thực tập sư phạm ở trường phổ thông còn mang tính đối phó với yêu cầu, điểm số, chưa thực sự tận tuỵ, tâm huyết với nghề, lòng yêu trẻ ở một số sinh viên còn mờ nhạt. Hơn nữa, quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói chung, trường CĐSP Kiên Giang nói riêng còn nặng về trang bị tri thức khoa học, chưa chú ý đúng mức về rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của người giáo viên tương lai. Các hình thức giáo dục đạo đức nghề dạy học cho sinh viên của trường còn đơn điệu, chưa chưa đồng bộ, nghèo về nội dung, chủ yếu là thông qua các môn học. Là giáo viên của trường, tôi luôn ý thức rõ việc đào tạo ra những người thầy giáo tương lai vừa có tài vừa có đức, trong đó đức là nền tảng có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là vô cùng cần thiết. Những lí do trên là động lực thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức nghệ nghiệp cho sinh viên, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức nhà giáo cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường sư phạm nói chung, trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang nói riêng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đạo đức nghề nghiệp và các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 4. Giả thuyết khoa học Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Trường sư phạm là môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất của giáo viên khi ra trường. Hiện nay, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang chưa được quan tâm đúng mức, nghèo về nội dung, đơn điệu về hình thức và chưa có sự đồng bộ. Nếu xác đinh được các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp với nhiều hình thức thiết thực, tác động từ nhận thức đến thái độ hành vi, thói quen cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng sư phạm. Khảo sát, đánh giá thực trạng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng sư phạm và việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang. Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang và tiến hành thực nghiệm sư phạm. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Khảo sát đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp của sinh viên năm thứ nhất K31, sinh viên năm thứ hai K30 thuộc khoa Tự nhiên, khoa Xã hội và khoa Tiểu học của trường CĐSP Kiên Giang. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ chính qui của nhà trường 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, các tài liệu liên quan đến đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Thu thập những tư liệu thực tiễn phản ánh đạo đức nói chung và việc rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp nói riêng của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. 7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Nhằm tổng kết kinh nghiệm giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm từ các thông tin khoa học giáo dục trong nước, kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết. 7.2.3. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến khảo sát thực trạng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên, biện pháp giáo dục ĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Kiên Giang. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học Nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp, hình thức đã đề xuất. 7.2.5. Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến chuyên gia về việc biện pháp giáo dục ĐĐNN cho sinh viên. 7.3. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu đã được điều tra và làm căn cứ khẳng định tính khả thi, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Hàng ngàn năm nay dù trong chế độ xã hội nào, ở phương Đông hay phương Tây, thì vai trò và vị trí của người thầy giáo cũng luôn được đề cao, máy móc dù thông minh đến đâu cũng không thể thay thế được. Điển hình ở phương Tây, J.A.Komenxki (15921670) ông tổ của nền sư phạm cận đại đã đánh giá rất cao về vai trò của các phẩm chất đạo đức trong nhân cách sư phạm. Ông so sánh người giáo viên khi thì như một người điêu khắc tích cực, khi thì như một người công bộc trung thành và trong sạch của thế giới đang nung nấu ý muốn xua tan bóng tối của trí tuệ, đem lại ánh sáng cho mọi tư tưởng và hành động. Người giáo viên phải là người có học thức và yêu lao động, yêu một cách không bờ bến công việc của mình. Theo ông, nghề thầy giáo là nghề rất vinh dự “dưới ánh mặt trời không có nghề nghiệp nào cao quý hơn” 9; 88. Do đó họ phải gương mẫu về mọi mặt, đặc biệt là phải có tình yêu thương thành thực đối với học sinh, bởi “anh không thể như một người cha thì cũng không thể là một người thầy” 9; 88. Ông nhấn mạnh đến phẩm chất của người thầy giáo đó là sự niềm nở và nhiệt tình, không cho phép bất cứ một cử chỉ nặng nề nào khiến học sinh xa lánh mình. Thầy giáo cần lôi kéo học sinh bằng suy nghĩ, bằng cách đối xử và những lời lẽ của một người cha. Theo ông, một khi thầy cô giáo biết đối xử với học sinh bằng tình thương mến, chẳng mấy chốc sẽ thu hút được trái tim chúng và thậm chí học sinh sẽ mong đến trường hơn là ngồi ở nhà. Ở phương Đông, người thầy được nhắc nhiều đến là Khổng Tử (551479) là người sáng lập ra thuyết đạo đức của Nho giáo. Theo ông, nhânnghĩa là giường cột của đạo đức, nhân nghĩa được đánh giá theo hành vi. Quan điểm đạo đức của Khổng Tử hướng đến việc khuyên bảo dạy dỗ con người yêu thương đồng loại, có quan hệ tốt với nhau, biểu thị rõ tinh thần và ý chí tốt lành thiết tha mong muốn làm cho con người tránh được, bớt được đau khổ. Ở Việt Nam, khi nhắc đến thầy cô giáo, chúng ta nghĩ đến hình ảnh “người lái đò chở chữ” và in đậm trong tâm trí của biết bao người. Hình ảnh đó gợi lên sự tận tụy, hy sinh thầm lặng, gieo vào lòng thế hệ trẻ niềm tin yêu cuộc sống, yêu quê hương, yêu dân tộc và tiến đến kho tàng tri thức của nhân loại. Với vai trò to lớn đó của người thầy giáo mà vấn đề ĐĐNN, GDĐĐNN cho SVSP luôn được sự chú ý, quan tâm, của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sáng nền giáo dục mới Việt Nam và hết sức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều bài nói chuyện, bài viết về giáo dục chứa đựng những quan điểm, tư tưởng giáo dục hết sức vĩ đại mà lại cụ thể và sâu sắc. Trong đó phải kể đến những lời giáo huấn của Bác dành cho những người làm công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Trong buổi nói chuyện với GV và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội, ngày 21101964, Bác nói: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ trẻ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những Anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Lời nói của Bác thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”của dân tộc, sự đánh giá đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về sứ mệnh trọng đại của người thầy giáo, đồng thời cũng là những đòi hỏi rất cao về phẩm chất người thầy. Qua đó, chúng ta cũng thấy quan điểm của Bác Hồ về “người thầy giáo tốt” là vô cùng sáng tỏ, vừa cụ thể, thiết thực, vừa có ý nghĩa lâu dài. Phẩm chất của “những Anh hùng vô danh” ấy gồm cả đức và tài. Về đức của người thầy, cũng như đức của cán bộ, đảng viên. Bác luôn nhắc nhở: “Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”. Bác chỉ rõ: “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta phải góp phần vào công cuộc xây dựng CNXH. Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu, hậu lạc, nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy là đạo đức cách mạng”. cái đức của người thầy giáo còn được biểu hiện ở tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Bác nói: “Đoàn kết thực sự, giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò,… giữa cán bộ và công nhân. Toàn thể nhà trường phải đoàn kết thành một khối, đoàn kết phải thực sự trăm phần trăm, chứ không phải chỉ đoàn kết ngoài miệng”. Bác nhắc nhở thêm cái đức của người thầy là “Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chống lề mề, luộm thuộm” và “phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 7. Phương pháp nghiên cứu 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM 7 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 13 1.2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp 13 1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học 16 1.2.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp 20 1.2.4. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên CĐSP 23 1.3. Yêu cầu về ĐĐNN cần giáo dục cho SV CĐSP 24 1.3.1. Mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng sư phạm 24 1.3.2. Chuẩn giáo viên THCS và Quy định đạo đức nhà giáo 25 1.4. Các con đường giáo dục ĐĐNN cho SV CĐSP 29 1.4.1. Đặc điểm sinh viên CĐSP 29 1.4.2. Các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVCĐSP 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG 37 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 37 2.2. Thực trạng đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 39 2.2.1. Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 39 2.2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 52 2.3. Đánh giá thực trạng 64 2.3.1. Những kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. 64 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 65 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 68 Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 70 3.1. Các nguyên tắc xác định xác định biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 70 3.1.1. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm của sinh viên CĐSP 70 3.1.2. Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục 70 3.1.3. Đảm bảo tính đa dạng và đồng bộ 71 1.3.4. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường CĐSP 71 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 72 3.2. Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 72 3.2.1. Khai thác nội dung khoa học của môn Giáo dục học để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. 74 3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp 76 3.2.3. Xác định nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên hướng vào việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên 78 3.2.4. Thành lập tổ tư vấn cho sinh viên về học tập và nghề nghiệp tương lai 80 3.2.5. Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu và thực hiện các cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Bộ GDĐT 82 3.2.6. Thông qua tổ chức các đợt thực tập sư phạm để hình thành, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nghề dạy học cho sinh viên 83 3.2.7. Tổ chức các hoạt động chính trịxã hội gắn với truyền thống giáo dục của địa phương Kiên Giang 85 3.3. Tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 86 3.3.1. Tính khả thi của các biện pháp 86 3.3.2. Khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp 88 3.4. Thực nghiệm sư phạm 91 3.4.1. Mục đích thực nghiệm 91 3.4.2. Đối tượng thực nghiệm 91 3.4.3. Nội dung thực nghiệm 91 3.4.4. Tiến hành thực nghiệm 92 3.4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm 97 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 1. Kết luận 100 2. Kiến nghị 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại, là vấn đề được mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Bên cạnh những giá trị chung của nhân loại, đạo đức bao gồm những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, lý tưởng có tính chất nhất thời về lịch sử và có tính giai cấp. Ở thời đại nào, dưới chế độ nào thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng tới cái thiện, hướng tới quan hệ đẹp đẽ của con người. Từ xưa ông cha ta đã dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”, phải chăng “lễ” là đạo đức, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách của con người. Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đặc biệt đối với việc dạy học và giáo dục Người còn chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một bộ phận có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN”. 1.2. Tại đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ phải: “Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm”. Đúng vậy, với nghề dạy học, đạo đức của người thầy luôn được coi trọng, là nhân tố quyết định đến sự thành công. Bởi lẽ, không chỉ mang đến tri thức, người giáo viên còn phải đảm đương cả trách nhiệm giáo dục, uốn nắn về đạo đức, tình cảm cho học sinh theo những chuẩn mực xã hội quy định. Và bởi “sản phẩm” mà thầy cô giáo làm ra chính là nhân cách học sinh. Làm hư một viên ngọc có thể bỏ đi, làm hư một đồ vàng có thể nấu lại nhưng làm hỏng một con người đó là tội lớn. Khi đã lựa chọn nghề giáo, đòi hỏi người giáo viên phải có tình yêu thương học sinh, sự nỗ lực hết mình, tình cảm thiết tha, gắn bó với nghề và cả sự hy sinh thầm lặng. Để có được trang giáo án hoàn chỉnh, bài giảng sinh động, lôi cuốn thì cần phải có biết bao giọt mồ hôi rơi xuống bằng chính lương tâm, trách nhiệm của người thầy. Muốn làm một giáo viên trước hết phải có đạo đức – đó là nhân tố nền tảng, là gốc của con người. Với ý nghĩa đó, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường sư phạm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Văn kiện Đại hội IX của Đảng còn vạch rõ: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định mục tiêu tổng quát: “Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chiến lược đưa ra 6 mục tiêu cụ thể hóa mục tiêu tổng quát, trong đó mục tiêu đầu tiên, liên quan đến vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức: “Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên”. 1.3. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành TƯ tại đại hội IX còn nhận định về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên như một lời cảnh báo về những thay đổi sau 5 năm đổi mới: “Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém, một bộ phận học sinh, sinh viên mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa”. Đúng vậy, trong xu thế hội nhập, xu thế toàn cầu hóa diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến tầng lớp sinh viên. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của nó cũng len lỏi, xâm nhập vào mọi tầng lớp, trong đó có HSSV, khiến cho một bộ phận sinh viên sa sút về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, hoài bão, ước mơ, Thực tế, sinh viên vào học trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau. Phần đông các em chọn học ngành sư phạm vì cho rằng để có việc làm ổn định mà chưa đặt lòng yêu nghề nghiệp, thích làm công việc dạy học lên hàng đầu. Số sinh viên có hiểu biết và có lí tưởng về nghề dạy học khi vào học sư phạm còn ít. Nhận thức của sinh viên về đạo đức nghề dạy học còn hạn hẹp. Đa phần sinh viên chưa có ý thức cao trong việc tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho mình. Còn có hiện tượng thi hộ, thi thay trong kỳ thi kết thúc học phần. Trong các đợt thực tập sư phạm ở trường phổ thông còn mang tính đối phó với yêu cầu, điểm số, chưa thực sự tận tuỵ, tâm huyết với nghề, lòng yêu trẻ ở một số sinh viên còn mờ nhạt. Hơn nữa, quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói chung, trường CĐSP Kiên Giang nói riêng còn nặng về trang bị tri thức khoa học, chưa chú ý đúng mức về rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của người giáo viên tương lai. Các hình thức giáo dục đạo đức nghề dạy học cho sinh viên của trường còn đơn điệu, chưa chưa đồng bộ, nghèo về nội dung, chủ yếu là thông qua các môn học. Là giáo viên của trường, tôi luôn ý thức rõ việc đào tạo ra những người thầy giáo tương lai vừa có tài vừa có đức, trong đó đức là nền tảng có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là vô cùng cần thiết. Những lí do trên là động lực thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức nghệ nghiệp cho sinh viên, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức nhà giáo cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường sư phạm nói chung, trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang nói riêng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đạo đức nghề nghiệp và các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 4. Giả thuyết khoa học Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Trường sư phạm là môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất của giáo viên khi ra trường. Hiện nay, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang chưa được quan tâm đúng mức, nghèo về nội dung, đơn điệu về hình thức và chưa có sự đồng bộ. Nếu xác đinh được các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp với nhiều hình thức thiết thực, tác động từ nhận thức đến thái độ hành vi, thói quen cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng sư phạm. - Khảo sát, đánh giá thực trạng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng sư phạm và việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang và tiến hành thực nghiệm sư phạm. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Khảo sát đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp của sinh viên năm thứ nhất K31, sinh viên năm thứ hai K30 thuộc khoa Tự nhiên, khoa Xã hội và khoa Tiểu học của trường CĐSP Kiên Giang. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ chính qui của nhà trường 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, các tài liệu liên quan đến đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Thu thập những tư liệu thực tiễn phản ánh đạo đức nói chung và việc rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp nói riêng của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. 7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Nhằm tổng kết kinh nghiệm giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm từ các thông tin khoa học giáo dục trong nước, kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết. 7.2.3. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến khảo sát thực trạng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên, biện pháp giáo dục ĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Kiên Giang. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học Nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp, hình thức đã đề xuất. 7.2.5. Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến chuyên gia về việc biện pháp giáo dục ĐĐNN cho sinh viên. 7.3. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu đã được điều tra và làm căn cứ khẳng định tính khả thi, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Hàng ngàn năm nay dù trong chế độ xã hội nào, ở phương Đông hay phương Tây, thì vai trò và vị trí của người thầy giáo cũng luôn được đề cao, máy móc dù thông minh đến đâu cũng không thể thay thế được. Điển hình ở phương Tây, J.A.Komenxki (1592-1670) - ông tổ của nền sư phạm cận đại đã đánh giá rất cao về vai trò của các phẩm chất đạo đức trong nhân cách sư phạm. Ông so sánh người giáo viên khi thì như một người điêu khắc tích cực, khi thì như một người công bộc trung thành và trong sạch của thế giới đang nung nấu ý muốn xua tan bóng tối của trí tuệ, đem lại ánh sáng cho mọi tư tưởng và hành động. Người giáo viên phải là người có học thức và yêu lao động, yêu một cách không bờ bến công việc của mình. Theo ông, nghề thầy giáo là nghề rất vinh dự “dưới ánh mặt trời không có nghề nghiệp nào cao quý hơn” [9; 88]. Do đó họ phải gương mẫu về mọi mặt, đặc biệt là phải có tình yêu thương thành thực đối với học sinh, bởi “anh không thể như một người cha thì cũng không thể là một người thầy!” [9; 88]. Ông nhấn mạnh đến phẩm chất của người thầy giáo đó là sự niềm nở và nhiệt tình, không cho phép bất cứ một cử chỉ nặng nề nào khiến học sinh xa lánh mình. Thầy giáo cần lôi kéo học sinh bằng suy nghĩ, bằng cách đối xử và những lời lẽ của một người cha. Theo ông, một khi thầy cô giáo biết đối xử với học sinh bằng tình thương mến, chẳng mấy chốc sẽ thu hút được trái tim chúng và thậm chí học sinh sẽ mong đến trường hơn là ngồi ở nhà. Ở phương Đông, người thầy được nhắc nhiều đến là Khổng Tử (551- 479) là người sáng lập ra thuyết đạo đức của Nho giáo. Theo ông, nhân- nghĩa là giường cột của đạo đức, nhân nghĩa được đánh giá theo hành vi. Quan điểm đạo đức của Khổng Tử hướng đến việc khuyên bảo dạy dỗ con người yêu thương đồng loại, có quan hệ tốt với nhau, biểu thị rõ tinh thần và ý chí tốt lành thiết tha mong muốn làm cho con người tránh được, bớt được đau khổ. Ở Việt Nam, khi nhắc đến thầy cô giáo, chúng ta nghĩ đến hình ảnh “người lái đò chở chữ” và in đậm trong tâm trí của biết bao người. Hình ảnh đó gợi lên sự tận tụy, hy sinh thầm lặng, gieo vào lòng thế hệ trẻ niềm tin yêu cuộc sống, yêu quê hương, yêu dân tộc và tiến đến kho tàng tri thức của nhân loại. Với vai trò to lớn đó của người thầy giáo mà vấn đề ĐĐNN, GDĐĐNN cho SVSP luôn được sự chú ý, quan tâm, của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sáng nền giáo dục mới Việt Nam và hết sức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều bài nói chuyện, bài viết về giáo dục chứa đựng những quan điểm, tư tưởng giáo dục hết sức vĩ đại mà lại cụ thể và sâu sắc. Trong đó phải kể đến những lời giáo huấn của Bác dành cho những người làm công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Trong buổi nói chuyện với GV và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội, ngày 21/10/1964, Bác nói: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ trẻ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những Anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Lời nói của Bác thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”của dân tộc, sự đánh giá đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về sứ mệnh trọng đại của người thầy giáo, đồng thời cũng là những đòi hỏi rất cao về phẩm chất người thầy. Qua đó, chúng ta cũng thấy quan điểm của Bác Hồ về “người thầy giáo tốt” là vô cùng sáng tỏ, vừa cụ thể, thiết thực, vừa có ý nghĩa lâu dài. Phẩm chất của “những Anh hùng vô danh” ấy gồm cả đức và tài. Về đức của người thầy, cũng như đức của cán bộ, đảng viên. Bác luôn nhắc nhở: “Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”. Bác chỉ rõ: “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta phải góp phần vào công cuộc xây dựng CNXH. Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu, hậu lạc, nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy là đạo đức cách mạng”. cái đức của người thầy giáo còn được biểu hiện ở tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Bác nói: “Đoàn kết thực sự, giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò,… giữa cán bộ và công nhân. Toàn thể nhà trường phải đoàn kết thành một khối, đoàn kết phải thực sự trăm phần trăm, chứ không phải chỉ đoàn kết ngoài miệng”. Bác nhắc nhở thêm cái đức của người thầy là “Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chống lề mề, luộm thuộm” và “phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình”. Việc nhận thức và học tập những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ giúp người thầy giáo có đủ uy tín khi đứng trước học sinh và có thể làm tốt nhiệm vụ “trồng người” của mình, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay một bộ phận giáo viên, sinh viên có sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp. Ngày 29/06/1962, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có bài phát biểu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đồng chí đã nhấn mạnh “những thầy giáo [...]... Đảng và Nhà nước Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu trẻ, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo - Có ý thức tổ chức kỉ luật, có tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ Có nếp sống giản dị, khiêm tốn nêu gương tốt cho học sinh Có ý chí phấn đấu tự bồi dưỡng, tự rèn luyện vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại... nhất để hình thành niềm tin và giáo dục đạo đức cho sinh viên Đặc biệt qua một số môn học như: giáo dục học, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân giáo dục dân số, giáo dục môi trường, vệ sinh chăm sóc… trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về những khái niệm, phạm trù, quy tắc, chuẩn mực đạo đức, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân theo yêu cầu của xã hội và của địa phương trong giai... dung và phương pháp giáo dục phù hợp 1.2.3.2 Giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng, được xã hội quan tâm và có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là phát triển mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các phẩm. .. xây dựng các phẩm chất đạo đức XHCN trong mỗi cá nhân, là hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh theo những nguyên tắc đạo đức cách mạng mà tấm gương sáng ngời là đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh Theo PGS.TS Phạm Viết Vượng: giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong... trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 Quy định giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình... hoá phẩm đồi trụy, độc hại Quy định này vừa là cơ sở định hướng cho quá trình rèn luyện của người giáo viên vừa là mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho quá trình đào tạo giáo viên của trường cao đẳng sư phạm Việc giáo dục các phẩm chất đạo đức nhà giáo cho SV CĐSP đóng vai trò là “bệ phóng” vững chắc của nhân cách sư phạm 1.4 Các con đường giáo dục ĐĐNN cho SV CĐSP 1.4.1 Đặc điểm sinh viên CĐSP Lý luận và. .. những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết 1.2.4 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên CĐSP Công tác GDĐĐNN cho sinh viên trong các nhà trường sư phạm là hết sức quan trọng, được các nhà trường chú ý và đặt song song với nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức khoa học Về bản chất GDĐĐNN là việc tổ chức các hoạt động để tác động vào nhân cách SVSP nhằm hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức mà xã hội và nghề... các phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, đức hy sinh, dũng cảm, tính liêm khiết, trung thực, vô tư, khiêm tốn, tự tin, tự trọng, nhân ái, bao dung, độ lượng… Phẩm chất đạo đức là một trong các mặt quan trọng nhất của ý thức xã hội Vì thế giáo dục được coi là nhiệm vụ hàng đầu, luôn gắn chặt và thấm sâu vào các mặt giáo dục nền tảng khác là trí dục, thể dục, mĩ dục. .. và nghề dạy học yêu cầu, tạo nên sự phát triển toàn diện về nhân cách cho SVSP Đây là khâu quan trọng của quá trình hình thành nhân cách người giáo viên theo mục tiêu đào tạo và theo tiêu chuẩn đạo đức của người giáo viên Do đó, quá trình GDĐĐNN cần phải chú ý đến các khâu: giáo dục ý thức ĐĐNN, giáo dục thái độ và tình cảm ĐĐNN, giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp - Giáo dục ý thức ĐĐNN trước... độ chuyên môn, nghiệp vụ Tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu trong quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Người giáo viên phải đạt được các yêu cầu như: - Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân - Yêu nghề, gắn bó . quan hệ của người này với người khác, việc thực hiện nghĩa vụ của con người đối với xã hội” [29; 11] “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó

Ngày đăng: 27/11/2014, 09:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1a:  Động cơ chọn học ngành sư phạm - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 1.1a Động cơ chọn học ngành sư phạm (Trang 42)
Bảng 1.1b: Nhận thức của sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề dạy - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 1.1b Nhận thức của sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề dạy (Trang 44)
Bảng 1.2c: Mức độ biểu hiện vi phạm chuẩn mực, nội quy nhà trường. - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 1.2c Mức độ biểu hiện vi phạm chuẩn mực, nội quy nhà trường (Trang 49)
Bảng 1.3a: Đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện các nội dung - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 1.3a Đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện các nội dung (Trang 51)
Bảng 2.1a: Đánh giá của sinh viên về mức độ tác động của các lực lượng - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 2.1a Đánh giá của sinh viên về mức độ tác động của các lực lượng (Trang 58)
Bảng 2.1b: Đánh giá của sinh viên về hiệu quả thực hiện các biện pháp - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 2.1b Đánh giá của sinh viên về hiệu quả thực hiện các biện pháp (Trang 60)
Bảng 2.2a: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đối - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 2.2a Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đối (Trang 62)
Bảng 2.2b: Đánh giá về hiệu quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 2.2b Đánh giá về hiệu quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo (Trang 65)
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo dục   đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Kiên Giang - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Kiên Giang (Trang 91)
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp giáo  dục ĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Kiên Giang như sau: - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp giáo dục ĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP Kiên Giang như sau: (Trang 93)
Bảng 4.1a Nhận thức của SV về mức độ quan trọng đối với các phẩm chất   đạo đức nghề dạy học (3:quan trọng, 2:bình thường; 1:không quan trọng) - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 4.1a Nhận thức của SV về mức độ quan trọng đối với các phẩm chất đạo đức nghề dạy học (3:quan trọng, 2:bình thường; 1:không quan trọng) (Trang 96)
Bảng 4.5a: Nhận thức của SV về đạo đức nghề dạy học sau thực nghiệm. - luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Bảng 4.5a Nhận thức của SV về đạo đức nghề dạy học sau thực nghiệm (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w