cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
Đào tạo giáo viên là vấn đề rất lớn và giữ vai trò quyết định trong việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Đó là việc phải đào tạo ra được đội ngũ giáo viên vừa giỏi về tri thức lại có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Chất lượng đào tạo giáo viên của trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của trường đã được quan tâm, song trên thực tế, quá trình đào tạo giáo viên của trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang vẫn đang nghiêng nhiều về dạy tri thức mà chưa quan tâm đúng mức công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Do đó, đạo đức của sinh viên nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng cũng như công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên vẫn còn những tồn tại, thiếu sót. Để tìm hiểu thực trạng đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chúng tôi đã điều tra 215 sinh viên năm thứ nhất, thứ hai thuộc 3 khoa Tiểu học, Xã hội và Tự nhiên-Tin học. Trưng cầu ý kiến của 50 giảng viên và cán bộ quản lý trong nhà trường. Ngoài ra chúng tôi còn tham gia các các hoạt động cùng sinh viên, gặp gỡ và trao đổi với các em, các giáo viên cùng tham dự để thu thập thêm thông tin về vấn đề trên. Qua thống kê, xử lý số liệu đã được điều tra và nghiên cứu từ thực trạng đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chúng tôi thu được kết quả ở các mặt sau đây:
2.2.1. Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang phạm Kiên Giang
2.2.1.1. Về nhận thức
Lí luận và thực tiễn cho thấy, sinh viên xác định được động cơ lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ có ý nghĩa to lớn giúp sinh viên hình thành
thái độ niềm tin đối với nghề cũng như quá trình rèn luyện, hành vi thói quen đạo đức nghề nghiệp. Xuất phát từ cơ sở đó, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến sinh viên về động cơ chọn nghề sư phạm của các em bằng câu hỏi (số 1): Vì sao bạn chọn học nghề sư phạm ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên
Giang? và có đưa sẵn một số lý do. Sau khi thu thập và xử lý số liệu, chúng
tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 1.1a:
Bảng 1.1a: Động cơ chọn học ngành sư phạm
STT Lý do chọn học ngành sư phạm Kết quả trưng cầu
Số SV % Xếp thứ
1 Thích công việc dạy học 102 47.4 5
2 Yêu mến trẻ em 119 55.3 2
3 Ít tốn kém về kinh tế hơn các ngành khác 105 48.8 4
4 Do cha mẹ khuyên bảo 55 25.6 8
5 Phù hợp với khả năng 113 52.5 3
6 Theo đuổi sở thích từ nhỏ 61 28.3 7
7 Hi vọng có việc làm ổn định 133 61.8 1
8 Được xã hội tôn trọng 93 43.2 6
9 Có cơ hội học tập và phát triển 34 15.8 9
10 Những lý do khác 26 12 10
Từ kết quả điều tra trên cùng với việc trò chuyện trao đổi với sinh viên và qua tìm hiểu thực tế nhà trường, chúng tôi nhận thấy sinh viên chọn học nghề sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang với nhiều lý do khác nhau, tập trung nhiều nhất ở các lý do:
- Hi vọng có việc làm ổn định: 61.8% - Yêu mến trẻ em: 55.3%
- Phù hợp với khả năng: 52,5%
- Ít tốn kém về kinh tế hơn những ngành khác: 48.8% - Thích công việc dạy học: 47.4%
Con số trên phần nào phản ánh được thực trạng sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang đã xác định được giá trị nghề dạy học, và xác định đúng động cơ chọn học ngành sư phạm, đây cũng là cơ sở để xác định các biện biện pháp giáo dục nhằm củng cố, bồi dưỡng và phát triển những phẩm chất vốn có của các em.
Tuy nhiên, lí do hi vọng có việc làm ổn định vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Biết được lý do này cần có biện pháp giáo dục giúp các em hiểu rõ rằng cần phải học tập và tu dưỡng những gì làm nền tảng cho bản thân khi đang học ở trường sư phạm, luôn trau dồi nhân cách khi công tác thì mới có thể nói đến ổn định trong điều kiện xã hội liên tục phát triển.
Một lý do được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ khá cao là ít tốn kém về kinh tế hơn những ngành khác (48.8%). Thực tế có sinh viên mặc dù đỗ vào các trường Đại học khác nhưng vì hoàn cảnh gia đình không lo được học phí, trong khi trường sư phạm không thu học phí nên các em chọn học trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang để giảm bớt khó khăn cho gia đình, đây cũng là điểm đáng lưu ý trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
Nhận thức đúng về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi, thói quen đạo đức nên cùng với việc khảo sát về động cơ, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Kết quả tự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng đối với các phẩm chất đạo đức của người thầy giáo thể hiện ở bảng 1.1b:
Bảng 1.1b: Nhận thức của sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề dạy học (3: quan trọng; 2: bình thường; 1: không quan trọng)
ST T T Các phẩm chất Mức độ đánh giá Điểm TB (X) Thứ bậc 3 2 1
1 Tâm huyết với nghề, tận tuỵ với công
việc 190 25 0 2,88 1
2 Không thiên vị, khách quan trong đối xử
với học sinh 156 57 2 2,71 4
3 Sống lành mạnh, giản dị, hòa đồng với mọi người 111 87 17 2,43 84 Công nhận cố gắng của học sinh một