11 Tổ chức tham quan, học tập thực tế
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là hoạt động vừa mang tính nghề nghiệp vừa mang tính xã hội, đó không chỉ là trách nhiệm của thầy cô, nhà trường, mà còn là trách nhiệm của gia đình, toàn xã hội. Trong đó, nhà trường sư phạm có trọng trách vô cùng quan trọng, được xem là nơi đặt nền tảng, được ví như “cái nôi” tạo nên đạo đức nhân cách người thầy.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo của trường nói chung, công tác giáo dục đào đức nghề nghiệp nói riêng trường Cao đẳng Sư phạm
Kiên Giang đã gặt hái được nhiều thành quả nhất định song vẫn còn không ít những tồn tại mà đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức trong tập thể nhà trường phải luôn nỗ lực cố gắng phấn đấu. Cụ thể như:
- Trong quá trình đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang vẫn đang nghiêng về dạy chữ, về trang bị tri thức khoa học cho sinh viên, việc dạy nghề, dạy người, dạy nghề chưa được đặt ngang tầm, chưa được chú trọng đúng mức, số sinh viên được xếp loại học tập, rèn luyện ở mức độ xuất sắc, giỏi, tốt chưa nhiều. Một bộ phận sinh viên còn mờ nhạt về lý tưởng, niềm tin sư phạm dẫn đến các em chưa có ý thức cao trong việc thực hiện nội quy của trường cũng như trong quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân, vẫn còn sinh viên bị xếp loại yếu, kém về rèn luyện. Cùng với kết quả khảo sát qua phiếu, khi trao đổi trực tiếp với một số sinh viên chúng tôi nhận thấy còn một bộ phận sinh viên đã học gần hết năm thứ hai nhưng vẫn là sự gượng ép, các em chưa thực sự yêu thích môn học. Thể hiện như: hay cúp tiết học, thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không tích cực trao đổi, thảo luận, hợp tác với bạn trên lớp học, quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép trong các kì thi, kiểm tra…. mà sự yêu thích môn học là cơ sở, nền tảng để hình thành phẩm chất yêu công việc, yêu nghề.
Một thực tế đáng buồn, cần phải tìm giải pháp khắc phục là khi khảo sát thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm thì có đến gần 50% sinh viên đánh giá theo mức độ giảm dần: mới vào trường: “thích”; sau hai năm học: “bình thường”.
- Thực tập sư phạm ở trường phổ thông là điều kiện để các em thể hiện lòng yêu trẻ, yêu nghề, đồng thời làm tăng thêm niềm tin sư phạm, rèn luyện nhiều kĩ năng, thế nhưng, một số sinh viên thực hiện nội dung này còn mang tính đối phó với yêu cầu, điểm số, chưa thực sự tận tụy, tâm huyết với nghề. Một số sinh viên chưa tự mình soạn giáo án để lên lớp mà sao chép
của bạn, tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông. Các bài tập mang tính chất nghiên cứu thực tế giáo dục chưa được các em thực sự tìm hiểu nghiên cứu, còn sao chép của nhau rất nhiều…
- Khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài các đội tuyển được thành lập, số sinh viên còn lại chưa tự giác, tích cực tham gia, thường là các khoa quy định số lượng sinh viên phải tham dự đến cho từng lớp. Ở các em, còn biểu hiện sự trông chờ, ỷ lại, thiếu chủ động trong học tập, rèn luyện, một bộ phận sinh viên còn tỏ thái độ bàng quang đối với các hoạt động của trường và mọi người xung quanh.
Những thành quả đạt được cũng như những tồn tại yếu kém được đề cập trên, đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; trực tiếp và gián tiếp khác nhau như là:
- Sự lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo sâu sát của đảng bộ; sự quan tâm, tạo mọi điều kiện về tinh thần lẫn vật chất của Ban giám hiệu nhà trường, của các tổ chức đoàn thể; sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ giảng viên trong lao động sư phạm hàng ngày được xem là nguyên nhân cơ bản, chủ yếu đem lại những thành quả đã được đề cập trên.
- Trong bối cảnh xã hội hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, trong thời đại hội nhập quốc tế cũng với quá trình toàn cầu hóa… cũng có những ảnh hưởng tích cực đến tầng lớp thanh niên, sinh viên. Đó là lòng nhiệt tình, nhạy cảm trước cuộc sống, ước mơ cháy bỏng, cởi mở trong ý nghĩ, việc làm, dám chấp nhận hy sinh, biết đề ra kế hoạch hợp lý và quyết tâm thực hiện hoài bão của bản thân, đây được xem là nguyên nhân góp phần quyết định đến những thành quả đạt được của công tác giáo dục giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng và đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường nói chung.
nhiều biến đổi, trong đó, có những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa đã làm thay đổi một số giá trị, chuẩn mực đạo đức cơ bản; một bộ phận thanh niên sinh viên có lối sống thực dụng, chạy theo giá trị vật chất, có xu hướng lựa chọn những ngành nghề mang lại lợi ích kinh tế trước mắt. So với các ngành khác, sinh viên sư phạm được bao cấp học phí nhưng khi ra trường nhiều sinh viên vẫn không xin được việc làm hoặc phải ký hợp đồng dài hạn với mức thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, thậm chí, ngay cả những em may mắn xin được việc làm cũng không hào hứng theo đuổi niềm say mê bởi chế độ đãi ngộ quá thấp và những tồn tại, bất cập khác, đặc biệt là giáo viên ở những vùng sâu, vùng xa.
Những năm gân đây, vấn đề đạo đức nhà giáo của một bộ phận giáo viên có những sa sút nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. Hiện tượng chạy điểm, gian dối trong học tập, thi cử, bằng cấp, xin việc, bạo lực trong nhà trường… đã không còn là hiện tượng cá biệt… Chính những hiện tượng xuống cấp về đạo đức, nhân cách của một bộ phận giáo viên, học sinh sinh viên khiến cho giáo sinh sư phạm mờ nhạt lý tưởng, mất dần niềm tin, ý thức phấn đấu, tu dưỡng để trở thành một giáo viên mẫu mực, trong sáng trong tương lai.
Việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp là chưa có sức lan tỏa, chưa thu hút, lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia, mà đó chính là tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, tạo điều kiện giao lưu, học tập, điều kiện để thể hiện và khẳng định mình cho sinh viên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy đại bộ phận sinh viên có nhận thức đúng đắn về các giá trị, chuẩn mực đạo đức, yêu cầu của hoạt động lao
động sư phạm. Các em đã có ý thức học tập, trau dồi chuyên môn, biết tự tu dưỡng, tự rèn luyện phẩm chất nhân cách người thầy giáo tương lai ngay từ năm đầu tiên vào trường. Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên chưa thực sự yên tâm, yêu thích với sự lựa chọn của mình, chưa quan tâm đầy đủ đến quá trình “rèn đức luyện tài” cho bản thân, lập trường tư tưởng không vững vàng, dễ dao động, dễ bị cám dỗ bởi những tiêu cực của xã hội… dẫn đến biểu hiện chưa tốt thậm chí lệch lạc như là: lười học, học chiếu lệ, xem thường nội quy quy định của trường, ngại khó, ngại khổ, ý thức phấn đấu kém, sống buông thả, đua đòi…
Nhà trường đã có những hoạt động thiết thực nhằm tăng cường công tác giáo dục ý thức, hành vi, lối sống cho sinh viên, tạo cho họ nền tảng đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, nội dung của các hoạt động chưa thực sự phong phú, hình thức tổ chức còn đơn điệu, thiếu tính liên kết, liên tục, hệ thống, những hoạt động đặc trưng cho đạo đức sinh viên sư phạm, đạo đức nghề dạy học ít được đề cập. Các hoạt động đã được tổ chức chưa sự nổi bật, chưa có sức lan tỏa trong sinh viên. Vì thế, chưa lôi cuốn, thu hút được đông đảo sinh viên hưởng ứng, tham gia. Các phong trào tình nguyện được phát động trong sinh viên nhằm giáo dục tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng ít được chú ý. Trong toàn bộ quá trình đào tạo của nhà trường vẫn đang nghiêng về “dạy chữ’ nhiều hơn là “dạy nghề”, “dạy người”.
Để tiếp tục phát huy mặt tích cực đồng thời góp phần khắc phục những tồn tại từ thực trạng trên, chúng tôi đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang như ở chương ba.
Chương 3