11 Tổ chức tham quan, học tập thực tế
3.2.7. Tổ chức các hoạt động chính trị-xã hội gắn với truyền thống giáo dục của địa phương Kiên Giang
dục của địa phương Kiên Giang
a. Mục tiêu biện pháp
Tổ chức các hoạt động chính trị- xã hội gắn với truyền thống giáo dục của địa phương Kiên Giang giúp sinh viên nắm được thực tiễn giáo dục địa phương, hiểu rõ hơn chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành học đối với giáo dục, hướng đến đích là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thấm nhuần phương châm của ngành là “xã hội hóa giáo dục”. Xa hơn nữa là giúp sinh viên hướng đến giá trị “uống nước nhớ nguồn”, giá trị của lòng nhân đạo, bổ sung vào giáo dục nội khóa những bài mang tính nhân văn sâu sắc, giúp sinh viên hiểu sâu về đạo lý nhân nghĩa, biết cách ứng xử trong các tình huống khác nhau. Giáo dục cho các em tình yêu thương con người lương thiện và chân chính, biết đấu tranh không khoan nhượng với mọi áp bức, bất công, với mọi tội ác và hành vi vô nhân đạo, chấp hành tốt
mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân gương mẫu.
b. Nội dung và cách thực hiện
- Tổ chức nghe báo cáo tình hình thời sự, chính trị, tình hình giáo dục của địa phương Kiên Giang, khu vực đồng bằng song Cửu Long và trong cả nước, có thể về giáo dục của các nước tiên tiến.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia một số hoạt động của địa phương: hoạt động chính trị-xã hội, văn hóa-nghệ thuật, thể dục thể thao, bảo vệ trật tự, an ninh của phường, thành phố, hoạt động nhân đạo (hiến máu, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bão lũ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa…).
- Giúp các em ý thức và tự nguyện tham gia hoạt động tình nguyện hè, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, của địa phương, các lễ hội dân gian ở địa phương.
- Tổ chức cho sinh viên thăm quan các di tích lịch sử của địa phương như: Nhà tù Phú Quốc, Khu di tích anh hùng dân tộc đình Nguyễn Trung Trực, mộ chị Sứ…qua đó các em hiểu biết thêm về truyền thống cách mạng, có thái độ tôn trọng di tích lịch sử danh lam thắng cảnh đồng thời có hành động thiết thực tỏ lòng biết ơn với những người có công với cách mạng, có trách nhiệm với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thăm hỏi, động viên giúp đỡ những nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn tận trung với nghề, rộng lòng với tất cả học sinh thân yêu, giữ vững được đạo đức trong sáng của người thầy.
Những hoạt động thiết thực, bổ ích trên là cơ hội giúp sinh viên tăng thêm hiểu biết, tích lũy vốn sống, hình thành nhân sinh quan lành mạnh, xây dựng niềm tin và đạo đức nghề nghiệp cho những giáo viên tương lai.