Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 95 - 101)

4 Thành lập tổ tư vấn cho sinh viên về học tập

3.4.4. Tiến hành thực nghiệm

3.4.4.1. Khảo sát đầu vào ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi khảo sát nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên hai lớp bằng cách trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên (tự đánh giá). Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.1a Nhận thức của SV về mức độ quan trọng đối với các phẩm chất đạo đức nghề dạy học (3:quan trọng, 2:bình thường; 1:không quan trọng)

S Phẩm chất ĐĐ Lớp TN (42) Lớp ĐC (43)

3 2 1 X Bậc 3 2 1 X Bậc

1 Thế giới quan khoa học 39 2 1 2,9 2 39 3 1 2,9 2 2 Lí tưởng nghề dạy học 42 0 0 3,0 1 42 1 0 2,9 2

3 Lòng yêu trẻ 42 0 0 3,0 1 42 0 0 3 1

4 Lòng yêu nghề 42 0 0 3,0 1 42 0 0 3 1

5 Các phẩm chất đạo đức

khác của nghề dạy học. 35 5 2 2,8 3 36 4 3 2,8 3 Số liệu trên bước đầu cho thấy, sinh viên hai lớp có nhận thức tương đồng nhau về mức độ quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề dạy học. Khi được hỏi về các phẩm chất khác cũng thể hiện tương đồng nhau về chuẩn mực phẩm chất cũng như số lượng các phẩm chất được nhắc đến.

Ngoài ra, chúng tôi khảo sát điểm rèn luyện học kì 1, năm học 2009- 2010 của hai lớp và thống kê kết quả như sau:

Bảng 4.1b Kết quả điểm rèn luyện học kì 1, năm học 2009-2010

Lớp TS SV X.sắc Tốt Khá TBK TB S % S % S % S % S % Thực nghiệm 42 0 0 4 9,5 25 59,5 12 28,5 1 2,3 Đối chứng 43 0 0 4 9,3 27 62,7 12 27,9 0 0

Căn cứ vào kết quả thu được ở hai bảng trên chúng tôi nhận định trình độ đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương.

3.4.4.2. Những yêu cầu và tiến hành thực nghiệm

trong chương trình đào tạo của khóa học, bộ môn Giáo dục học đại cương ở hai lớp TN và lớp ĐC là cùng một giáo viên dạy (giáo viên hướng dẫn sinh viên biết khai thác nội dung môn học). Ở lớp TN chúng tôi phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên để tiến hành tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các em.

Thực nghiệm biện pháp khai thác nội dung khoa học của môn Giáo dục học để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên được tiến hành theo cách thức đã nêu ở mục 3.2.1. Do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin trình bày tóm tắt nội dung khoa học được khai thác trong một chủ đề “Người giáo viên tiểu học”.

Quy trình Thực hiện

- Xác định mục tiêu của chủ đề:

- Trình bày được đặc điểm lao động sư của người GV - Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của người GV - Xác định được cấu trúc nhân cách người thầy giáo - Chỉ ra các biện pháp rèn luyện phẩm chất, năng lực của người giáo viên.

- Có thái độ tích cực với hoạt động sư phạm, chí hướng và xu hướng sư phạm.

- Từ nội dung khoa học của chủ đề tác động đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ở các phẩm chất:

- Giúp SV hình thành thế giới quan khoa họcà phẩm chất nền tảng, định hướng thái độ, hành vi ứng xử của người giáo viên trước mọi vấn đề.

- Hình thành niềm tin và lý tưởng sư phạm cho SV à phẩm chất động lực thúc đẩy người GV tìm tòi nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của HS, xác định biện pháp để giáo dục học sinh.

giúp người GV vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện chức năng người “kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao…

- Bồi dưỡng và phát triển lòng yêu trẻà phẩm chất đạo đức cao quý của con người và là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người thầy giáo.

- Hình thành, bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất khác của người thầy giáo như: khiêm tốn, giản dị, chan hòa, gần gũi, sẵn lòng giúp đỡ mọi người….

- Phương pháp, hình thức tổ chức.

Thiết kế theo các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm lao động sư phạm

của người GV.

GV hướng dẫn SV tự nghiên cứu tài liệu, xem băng hình “một số hoạt động của giáo viên tiểu học”à Các nhóm thảo luận về các đặc điểm lao động sư phạm của GVTH, sau đó đại diện nhóm trình bày, GV giải đáp cho SV những câu hỏi chưa giải quyết được.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của

người GV.

GV cho SV xem lại băng hình, hướng dẫn SV đọc tài liệu (giáo trình, Luật GD, Điều lệ trường tiểu học) à Thảo luận nhóm nhỏ về nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của người giáo viên.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhân cách của người GV.

Tổ chức cho SV thực hiện các nhiệm vụ (NV)

- NV1: SV trả lời câu hỏi “GVTH cần phải có những yêu cầu gì về phẩm chất và năng lực để thực hiện có kết

quả hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác?” Lấy ví dụ cụ thể.

- NV2: Thảo luận nhóm nhỏ về các phẩm chất và năng lực của GVTH.

- NV3: Tự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.

* Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp rèn luyện phẩm

chất và năng lực của người giáo viên.

- NV1: Thảo luận nhóm về các biện pháp rèn luyện nhân cách người giáo viên.

- NV2: Tự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.

- Hình thức kiểm tra

- Cho SV phát biểu, bày tỏ suy nghĩ của mình về nghề sư phạm.

- Làm bài viết: xây dựng mô hình nhân cách người thầy giáo trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với quá trình dạy học môn “Giáo dục đại cương” này, chúng tôi còn khai thác nội dung khoa học ở môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, nhằm giúp sinh viên có điều kiện vận dụng những điều đã học ở bộ môn trên. Ở môn Rèn luyện NVSPTX, chúng tôi giúp sinh viên biết xử lý các tình huống sư phạm thấu tình đạt lý. Qua xử lý THSP, các em thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về các phẩm chất đạo đức nghề dạy học, thể hiện thái độ, niềm tin, hành vi đạo đức nghề nghiệp.

Cũng trong thời gian học tập các bộ môn trên, chúng tôi phối hợp với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp (mỗi tháng tổ chức một hoạt động). Chúng tôi xin mô tả một hoạt động cụ thể vào tháng 3/2010 với chủ đề

“Thanh niên với nghề sư phạm” như sau: I. Mục tiêu hoạt động

- Giúp SV nhận thức và định hướng giá trị đúng đắn về nghề sư phạm - Củng cố niềm tin sư phạm, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

- Hình thành thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện. II. Nội dung và hình thức hoạt động

- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm về nghề sư phạm - Thi tài năng sư phạm

- Thi giải quyết tình huống sư phạm - Hùng biện

III. Tổ chức hoạt động

1. Giới thiệu

- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: GVCN, GV dạy môn GDH, Đại diện Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.

- Người dẫn chương trình giới thiệu 4 đội chơi là 4 tổ

2. Tiến hành hoạt động a) Thi trắc nghiệm:

Mỗi đội chơi trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm về nghề dạy học

b) Thi tài năng:

Mỗi đội tự chuẩn bị một phần thi tài năng (đọc thơ, kể chuyện, hát, diễn kịch,…) với nội dung phù hợp với chủ đề “Thanh niên với nghề sư phạm”.

c) Thi giải quyết tình huống sư phạm:

Mỗi đội bốc thăm 1 trong 4 tình huống sư phạm, có thời gian chuẩn bị và xử lý bằng tiểu phẩm. (Giám khảo là GV bộ môn GDH)

d) Thi hùng biện

Mỗi đội bốc thăm 1 trong 2 chủ đề để trình bày suy nghĩ của mình: - Cuộc vận động Hai không với 4 nội dung, mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức và tự học của Bộ GD-ĐT

- Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

IV. Kết thúc đánh giá hoạt động

Ban tổ chức đánh giá, tổng kết, trao giải cho đội thắng cuộc và định hướng nội dung cho hoạt động tiếp theo.

Các tháng sau đó chúng tôi tiếp tục phối hợp với các lực lượng giáo dục khác tổ chức thêm các hoạt động như: “Tình nghĩa thầy trò”; “Tìm hiểu truyền thống giáo dục địa phương Kiên Giang”….

3.4.4.3. Tiêu chí đo đạc, đánh giá

- Tiêu chí 1: Nhận thức về đạo đức nghề dạy học bằng bài test. - Tiêu chí 2: Thái độ, hành vi ĐĐNN qua xử lý THSP

- Tiêu chí 2: Kết quả điểm rèn luyện của sinh viên.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w