11 Tổ chức tham quan, học tập thực tế
3.2.1. Khai thác nội dung khoa học của môn Giáo dục học để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
a. Mục tiêu biện pháp
Giáo dục học là môn nghiệp vụ có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên ở các trường Cao đẳng Sư phạm.Việc khai thác triệt để, có hiệu quả nội dung khoa học của môn Giáo dục học không những cung cấp cho sinh viên sư phạm hệ thống tri thức cơ bản của khoa học giáo dục mà còn hình thành cho họ những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết của nghề dạy học, hình thành và bồi dưỡng cho các em những phẩm chất đạo đức của nghề dạy học như: thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, lòng yêu nghề, yêu trẻ của người thầy giáo tương lai, hình thành ở các em thái độ yêu thích công việc và niềm say mê khoa học.
b. Nội dung và cách thực hiện
Hoạt động giảng dạy và học tập là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, thông qua việc giảng dạy các môn nhằm thực hiện chức năng thông qua dạy chữ để dạy người. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sẽ hiệu quả hơn khi người giáo viên ý thức đầy đủ và biết khai thác tốt nội dung khoa học trong quá trình dạy học các môn mình phụ trách, đây chính là điều kiện cần thiết mà mỗi người làm công tác giáo dục phải luôn coi trọng. Điều đó càng có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với môn Giáo dục học, đòi hỏi phải trang bị được cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại về công việc dạy học và giáo dục, hình thành các giá trị nghề nghiệp, thái độ, cách cư xử, hành vi đạo đức trong các mối quan hệ của các em, đặc biệt là biết ứng
xử phù hợp với các mối quan hệ trong lao động sư phạm. * Cách thực hiện biện pháp:
- Tất cả các cán bộ giảng dạy bộ môn Giáo dục học phải có sự giác ngộ sâu sắc về mục tiêu của môn dạy, về trách nhiệm của mình đối với sản phẩm đào tạo, xác định rõ mục tiêu giáo dục ĐĐNN cho sinh viên trong từng bài dạy.
- Xác định được nội dung khoa học trong từng phần, từng chương, từng bài để thiết kế nội dung bài học theo hướng tích cực hóa hoạt động của SV, làm nổi bật cái cơ bản, cái bản chất của những nội dung đó, tác động sâu sắc đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên.
- Xác định phương pháp và hình thức tổ chức cho sinh viên tự học tập và tự nghiên cứu, tạo bầu không khí học tập, nghiên cứu tích cực, thu hút toàn bộ sinh viên tập trung vào nhiệm vụ của mình với tất cả năng lực và niềm say mê cơ sở của lòng yêu nghề.
- Xây dựng hình thức kiểm tra đánh giá sau từng bài, từng chương, từng phần và sau môn học để thấy được sự chuyển biến về đạo đức nghề nghiệp trong học sinh sinh viên.
* Điều kiện để thực hiện:
- Lồng ghép vào nội dung bài học với những câu chuyện giáo dục, sự kiện giáo dục để sinh viên có điều kiện trao đổi, phân tích, bày tỏ quan điểm… trên cơ sở giúp các em định hướng giá trị nghề nghiệp.
- Bằng hình ảnh trực quan sống động nhất của người giảng viên dạy môn giáo dục học là sự công minh có tình có lý trong đối xử với sinh viên, sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho các em.
- Trong quá trình dạy học cần có sự động viên khích lệ kịp thời với sinh viên có thành tích trong các phong trào học tập, rèn luyện về nhiều mặt. Có sự chia sẽ, cảm thông, thấu hiểu với từng hoàn cảnh của sinh viên, tạo chỗ dựa tinh thần tin cậy giúp các em vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá
trình học tập, rèn luyện, cơ sở hình thành niềm tin sư phạm.
- Thầy cô giáo phải luôn nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh cho sinh viên về tác phong sư phạm, bởi lối sống hiện đại đang được sinh viên tiếp nhận rất nhanh, thể hiện trong cách ăn mặc, hành vi,… nếu không được định hướng, nhắc nhở kịp thời các em sẽ không có thói quen tốt.
- Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, quy định của trường, thường xuyên nhắc chở các em thực hiện tốt nội quy, nhắc nhở về giờ giấc, nề nếp học tập trên lớp, rèn luyện hành vi văn hóa nhà trường.
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn Giáo dục học, giáo viên không chỉ nắm chắc, có kiến thức sâu rộng về môn học mà cần có những kiến thức liên quan, “phông” văn hóa sâu sắc và sự trải nghiệm cuộc sống phong phú cũng như nghệ thuật sư phạm. Đó là cơ sở để bài giảng hấp dẫn, thuyết phục hơn, qua đó việc giáo dục nhận thức, tình cảm, hành vi, lối sống, đạo đức