11 Tổ chức tham quan, học tập thực tế
3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp
3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp nghề nghiệp
a. Mục tiêu biện pháp
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với sự đa dạng về hình thức gắn với nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm mục đích tạo “sân chơi” lành mạnh, bổ ích cho sinh viên, khi tham gia các hoạt động này, các em được tự do đóng góp ý kiến tranh luận, thảo luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tạo môi trường hoạt động giúp các em mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên giao tiếp, hình thành, bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất chân thành, cởi mở, hòa nhã, khiêm tốn, lịch sự… với mọi người. Qua đó các em hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực hòa nhập vào cộng đồng, làm phong phú tâm hồn và đời sống tình cảm cho sinh viên - phẩm chất của người “kĩ sư tâm hồn”.
b. Nội dung và cách thực hiện
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tác dụng chủ yếu hình thành kĩ năng, thói quen, rèn luyện ý chí và củng cố niềm tin đạo đức cho sinh viên, giúp các em biết vận dụng những biểu tượng và kiến thức mà các em đã được học trong các môn học vào cuộc sống. Biện pháp này được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác yêu cầu giáo dục các phẩm chất ĐĐNN cho sinh viên Bước 2: Xây dựng nội dung và hình thức hoạt động
Bước 3: Xác định các công việc chuẩn bị cho hoạt động Bước 4: Tiến hành hoạt động
Bước 5: Đánh giá kết thúc hoạt động * Điều kiện để thực hiện:
- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường có sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ về mục tiêu, nội dung, hình thức… cần đa dạng về hình thức tổ chức như trong phạm vi lớp học, ngành học, khoa đào tạo, toàn trường.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn thể học sinh sinh viên, tạo sức lan tỏa cao nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia vào các hoạt động.
- Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị về nội dung cho hoạt động như: sưu tầm, kể chuyện tấm gương nhà giáo qua các thời kỳ lịch sử, viết câu chuyện giáo dục, trình bày ý tưởng mới trong dạy học và giáo dục học sinh.
- Tổ chức diễn đàn sinh viên với chuyên đề đạo đức lối sống, nói chuyện ngoại khóa về nghề sư phạm, về đạo đức người thầy.
- Định hướng cho sinh viên nghiên cứu khoa học, thành lập câu lạc bộ chuyên ngành, gia sư, văn hóa nghệ thuật….
- Thường xuyên tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở nhiều phạm vi: theo đơn vị lớp, theo khóa đào tạo, theo từng chuyên ngành đào tạo, khoa đào tạo, trường, chú trọng nội dung xử lý tình huống sư phạm,
bởi ở đó sinh viên vừa thể hiện năng lực sư phạm vừa thể hiện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình.
- Bằng sinh hoạt chuyên đề giáo dục gia đình, giáo dục dân số nhằm giáo dục lòng nhân ái, tình yêu gia đình, yêu thương đồng loại, đồng thời phê phán những quan điểm lạc hậu trong giáo dục, trong lối sống để hình thành phương thức giáo dục mới.
- Trong các cuộc thi, các hoạt động cần phải có sự gương mẫu, đi đầu của đội ngũ giáo viên, có sự tổ chức chu đáo chặt chẽ, công tác tuyên truyền tốt tạo sức lan tỏa sâu rộng đến mọi học sinh sinh viên.
- Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về nhân lực, tài lực, vật lực cho quá trình tổ chức các hoạt động.