Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên CĐSP

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 25 - 26)

Công tác GDĐĐNN cho sinh viên trong các nhà trường sư phạm là hết sức quan trọng, được các nhà trường chú ý và đặt song song với nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức khoa học. Về bản chất GDĐĐNN là việc tổ chức các hoạt động để tác động vào nhân cách SVSP nhằm hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức mà xã hội và nghề dạy học yêu cầu, tạo nên sự phát triển toàn diện về nhân cách cho SVSP. Đây là khâu quan trọng của quá trình hình thành nhân cách người giáo viên theo mục tiêu đào tạo và theo tiêu chuẩn đạo đức của người giáo viên. Do đó, quá trình GDĐĐNN cần phải chú ý đến các khâu: giáo dục ý thức ĐĐNN, giáo dục thái độ và tình cảm ĐĐNN, giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp.

- Giáo dục ý thức ĐĐNN trước hết là giúp SVSP hiểu được sự cần thiết phải có các phẩm chất và chuẩn mực ĐĐNN. Đồng thời giúp họ nắm được nội dung cụ thể của các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức đó. Trên cơ sở đó hình thành cho họ niềm tin vào các phẩm chất ĐĐNN.

- Giáo dục thái độ và tình cảm ĐĐNN là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn và tinh tế vì phải tác động đến thế giới nội tâm, cảm xúc bên trong của sinh viên. Vì thế phải làm sao khơi dậy ở SVSP những rung động, xúc cảm về nghề dạy học như yêu nghề, mến trẻ, lòng tự hào về nghề dạy học, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng diễn ra trong nghề dạy học…Ví dụ: biết lên án những hành vi vi phạm ĐĐNN như vòi vĩnh phụ huynh học sinh, xúc phạm nhân phẩm học sinh, chạy theo lối sống thực dụng… Bên cạnh đó giáo dục cho SVSP những phẩm chất có tính chất nghề nghiệp như lương tâm, vinh dự, trách nhiệm, phẩm giá…

Tình cảm và thái độ ĐĐNN được hình thành trên cơ sở SVSP ý thức đúng đắn về ĐĐNN và được biểu hiện, khẳng định qua các hành vi, thói quen nghề nghiệp.

- Giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp-đây cũng kết quả của GD ĐĐNN cho SVCĐSP. Bởi xét đến cùng việc GDĐĐNN cho SVCĐSP là hình thành và củng cố những hành vi, thói quen nghề nghiệp, làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và được duy trì bền vững để có thể ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.

Ví dụ: giáo dục cho SVSP một số thói quen có tính chất nghề nghiệp như thận trọng trong việc giải quyết các tình huống sư phạm, luôn thể hiện sự tôn trọng học sinh, luôn cởi mở, vui vẻ và sẵn sàng lắng nghe học sinh, khách quan, công tâm với học sinh…

Giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp chính là việc giúp sinh viên lặp lại nhiều lần các hành động nghề nghiệp, các tình huống sư phạm và đặc biệt thông qua quá trình rèn luyện trong những lần TTSP và tiếp xúc với học sinh phổ thông.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 25 - 26)