11 Tổ chức tham quan, học tập thực tế
3.2.3. Xác định nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên hướng vào việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh
và Hội sinh viên hướng vào việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
a. Mục tiêu biện pháp
Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng môi trường văn hóa, lành mạnh trong học sinh, sinh viên. Vì thế, việc xác định nội dung hoạt động cho các tổ chức nhằm giúp từng sinh viên phát huy sức trẻ của mình, hăng hái đi đầu, năng nổ nhiệt tình trong mọi hoạt động. Giúp các em xây dựng niềm tin và lý tưởng sống, xác định hành động dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận khó khăn nguy hiểm, có tinh thần học tập và tiếp tục vươn lên theo một tinh thần “rất thanh niên”: “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn khi ra trường.
b. Nội dung và cách thực hiện
- Nghị quyết liên tịch giữa Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “tăng cường công tác giáo dục toàn diện HS, SV và xây dựng
tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008-2010”, nêu rõ các mục tiêu: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành giáo dục và các cấp bộ Đoàn trong công tác giáo dục nhằm xây dựng thế hệ HS, SV phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và có kĩ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lí tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” và “Phát huy tính tiên phong, xung kích, năng động, sáng tạo của HS, SV trong tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện trong nhà trường và cộng đồng, đáp ứng các nhu cầu xã hội”. Cán bộ đoàn, cán bộ hội sinh viên phải hiểu sâu sắc và biến ý tưởng cao đẹp trên thành hiện thực bằng chương trình hành động các quyết sách cụ thể.
- Cán bộ phụ trách Đoàn thanh niên, hội sinh viên nhận thức sâu sắc về mục đích, tôn chỉ hoạt động của tổ chức, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, làm cho tất cả đoàn viên, thanh niên hiểu được mục đích, kế hoạch đó, sinh viên tự đề ra kế hoạch cho chính mình.
- Tạo điều kiện cho các cán bộ Đoàn trường, cán bộ phụ trách Hội sinh được tập huấn, cập nhật cái mới, bồi dưỡng kỹ năng, từ đó họ có chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các cán bộ phụ trách các chi đoàn sinh viên.
- Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên từ cấp trường, cấp khoa đến từng chi đoàn phải có kế hoạch sinh hoạt định kỳ, trong từng kỳ sinh hoạt có đánh giá những việc đã làm được của tổ chức, có nhận xét đóng góp ý kiến cho từng đoàn viên trong quá trình học tập và lối sống, có kế hoạch phát triển đoàn viên, bồi dưỡng và giới thiệu được nhiều đoàn viên ưu tú cho tổ chức Đảng.
- Chủ động tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm sinh viên, đáp ứng nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của đại đa số đoàn viên, thanh niên nhằm tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu, gắn bó… qua đó các phẩm chất: tinh thần
tập thể, tinh thần đoàn kết thân ái, yêu thương thấu hiểu bạn bè, tinh thần hợp tác giúp đỡ,… được hình thành, được thể hiện.
- Đoàn thanh niên, Hội sinh viên kết hợp với Ban quản lý ký túc xá có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc sinh viên thực hiện nội quy phòng ở, đảm bảo chỗ ở của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp, tiện lợi, sạch đẹp.
- Phát động phong trào thi đua giữa các lớp, các khóa học, các khoa, các phòng ở về thực hiện nội quy, quy chế, về một số mặt hoạt động: lên lớp đúng giờ, tiếp khách đúng giờ, giữ gìn vệ sinh môi trường,
- Thường xuyên nêu gương người tốt việc tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bản tin, các diễn đàn của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên.
- Nhà trường tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động của Đoàn, Hội về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cũng như cố vấn cho họ về kế hoạch, cách thức tiến hành hoạt động.