Các tổ chức đoàn thể (đoàn TN, hộ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 62 - 65)

SV) 33 14 3 2,60 5

9 Ban quản lý KTX 24 20 4 2,32 7

Từ bảng số liệu 2.2a cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý và giảng viên được hỏi đều cho rằng: mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên, xếp ở vị trí số một là: GV giảng dạy môn chuyên ngành và GV giảng dạy môn tâm lý – giáo dục; xếp vị trí thứ hai là giáo viên chủ nhiệm lớp; xếp ở vị trí thứ ba là GV giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin; thứ tư là đội ngũ cán bộ quản lý; thứ năm là tổ chức đoàn thanh niên, hội sinh viên; thứ sáu là các chi bộ Đảng; thứ bảy là Ban quan lý ký túc xá và cuối cùng là các tổ công đoàn. Thực tế này, đòi hỏi nhà trường cần có những biện pháp thiết thực để nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, khai

thác, phát huy tốt hơn nữa vai trò của các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

Cũng với hệ thống câu hỏi đánh giá về mức độ quan tâm đến công tác giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm như đã khảo sát ở sinh viên, chúng tôi trưng cầu ý kiến ở đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, kết quả thu được như sau:

- Có 27/50 ý kiến đánh giá là rất quan tâm, chiếm 54%

- Có 22/50 ý kiến đánh giá là chưa thực sự quan tâm, chiếm 44% - Có 01/50 ý kiến đánh giá là ít khi được đề cập, chiếm 2%

Bên cạnh việc trưng cầu ý kiến bằng phiếu, chúng tôi có gặp gỡ trao đổi với một số giảng viên khác của trường và đã nhận được nhiều kết quả khác nhau:

Có ý kiến cho rằng, việc giáo dục các phẩm chất nghề dạy học là trách nhiệm của các giảng viên dạy môn Tâm lý-Giáo dục, là việc trang bị kiến thức nghề, dạy nghiệp vụ cho sinh viên.

Ý kiến khác cho rằng giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng nhất trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, bởi ở đó họ phải trang bị được cho sinh viên một hệ tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống.

Cũng có ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm chính trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các em…

Thực tế trên cho chúng tôi khẳng định: việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là chưa đồng bộ, chưa được thực hiện một cách liên tục và hệ thống. Nội dung giáo dục cũng như các biện pháp, hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chưa thực sự nổi bật, chưa có sức lan tỏa đến nhiều đối tượng trong suốt quá trình đào tạo của trường.

Khi hỏi về các phẩm chất đạo đức mà đội ngũ giảng viên tập trung giáo dục cho sinh viên qua giảng dạy các môn trong chương trình đào tạo, chúng tôi thu được nhiều ý kiến khác nhau theo chuyên môn giảng dạy của giảng viên, song có thể tựu chung theo các nội dung sau:

- Thứ nhất, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. - Thứ hai, giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ.

- Thứ ba, giáo dục ý thức học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn. - Thứ tư, giáo dục ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nhân cách. - Thứ năm, giáo dục lý tưởng nghề nghiệp, niềm tin sư phạm.

- Thứ sáu, giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt với mọi người

Thứ bảy, giáo dục lối sống lành mạnh, chấp hành pháp luật…

Còn có một số phẩm chất khác cũng được nhắc đến nhưng với tỷ lệ ít, như là: trung thực trong học tập, thi cử; khiêm tốn, lịch sự; tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Thực trạng này cho thấy, đội ngũ giảng viên đã rất chú trọng đến việc trang bị tri thức lý luận về các chuẩn mực đạo đức nghề dạy học cho sinh viên trong quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên, để những tri thức đó biến thành hành động, việc làm và trở thành thói quen thì bằng những buổi học chính khóa trong khuôn khổ lớp học là chưa đủ, mà cần phải phối hợp với nhiều hình thức khác.

Thực tế này đòi hỏi nhà trường phải có những hoạt động phong phú với nội dung thiết thực để sinh viên có điều kiện thể hiện mình. Đòi hỏi cần có sự tác động đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường giúp các em định hướng đúng đắn trong quá trình tự rèn luyện.

Để tìm hiểu thực trạng các biện pháp mà nhà trường đã thực hiện để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, cũng như việc đánh giá về hiệu

quả thực hiện, chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở để trưng cầu ý kiến đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2b.

Bảng 2.2b: Đánh giá về hiệu quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp

ST T T

Các biện pháp

Hiệu quả thực hiện Điểm TB ( X) Thứ bậc Tốt Bình thường Kém 1 Tổ chức hoạt động dạy học các

môn trong chương trình đào tạo. 43 7 0 2,86 1

2 Tổ chức học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh 39 11 0 2,78 3

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 62 - 65)