Lý luận và thực tiễn cho thấy những đặc điểm tâm lý của sinh viên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: thể chất, môi trường mà sinh viên sinh
sống và học tập, giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và các hoạt động của bản thân họ. Vì thế, sự phát triển tâm lý của sinh viên nói chung và sinh viên trường CĐSP Kiên Giang nói riêng là rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ và động cơ học tập của
Hoạt động nhận thức của sinh viên nói chung sinh viên CĐSP nói riêng có tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cao; có sự kết hợp của nghiên cứu khoa học với hoạt động mang tính nghề nghiệp. Hoạt động nhận thức của SVCĐSP mang tính định hướng sư phạm ngay từ đầu giúp họ lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phẩm chất nghề dạy học.
Động cơ học tập của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu tố nên cũng rất đa dạng như: khát khao có tri thức, kỹ năng; yêu lao động sư phạm; muốn trở thành chuyên gia giỏi; muốn tự khẳng định mình; lòng yêu trẻ; có hoài bão trong việc xây dựng đất nước….Những nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên cho thấy có các loại động cơ: nhận thức, nghề nghiệp, động cơ có tính xã hội, tự khẳng định mình, có tính cá nhân. Thứ bậc các động cơ này luôn biến đổi trong quá trình học tập, rèn luyện, vai trò của giảng viên sư phạm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tác động đến hệ thống động cơ đó trở nên đúng đắn hơn.
- Tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục
Tự đánh giá là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Tự đánh giá của sinh viên mang tính toàn diện và sâu sắc, họ không chỉ đánh giá bản thân mình ở hình thức bề ngoài mà còn đi sâu vào các phẩm chất giá trị nhân cách. Nhờ có tự đánh giá phát triển mà SVCĐSP có thái độ, hành vi phù hợp với tính chất của lao động sư phạm.
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi và cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt
động của mình đi theo những yêu cầu, đòi hỏi của tập thể, cộng đồng xã hội. Tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên có ý nghĩa tự giáo dục. Vì thế, sinh viên sớm hình thành cho mình một số phẩm chất nhân cách như lòng tự trọng, tự tin vào bản thân, lòng yêu trẻ, lòng nhân ái, yêu thích lao động sư phạm ở SVCĐSP, đó là những tiền đề quan trọng để hình thành ĐĐNN.
- Sự phát triển về định hướng giá trị của
Định hướng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc nhân cách, là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích của con người đối với một giá trị nào đó. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, đa số SVCĐSP đã đánh giá cao các giá trị của nghề nghiệp như là: được học sinh yêu quý tôn trọng; được đồng nghiệp đánh giá cao; được cống hiến trí tuệ cho giáo dục; được xã hội tôn vinh… và tỏ lòng mong muốn tự rèn luyện để đạt tới các giá trị đó. Song một bộ phận SVCĐSP lại đánh giá cao những giá trị kinh tế, vật chất và xem nhẹ các giá trị tinh thần, đạo đức, chính trị…Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp cho những người làm công tác giáo dục. Thực tế này đòi hỏi một quá trình giáo dục định hướng giá trị có tính chất từ vi mô đến vĩ mô của toàn xã hội.
- Đời sống tình cảm của tuổi sinh viên
Do nhận thức, địa vị xã hội, học lực và tuổi đời đã khác với lứa tuổi trước mà tình cảm của tuổi sinh viên đã có hệ thống, sâu sắc và bền vững hơn. Tuổi sinh viên là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của các loại tình cảm cấp cao như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ và thể hiện chiều sâu rõ rệt. Đa số các em biểu thị sự chăm chỉ, say mê say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn.
Tóm lại, sinh viên là những tri thức rất trẻ, họ đang ở giai đoạn chuẩn bị tích cực nhất cho tương lai nghề nghiệp bản thân. Sự nhiệt tình, năng
động và sáng tạo chính là sức mạnh to lớn giúp họ làm chủ kiến thức, hình thành kỹ năng cơ bản và thái độ tích cực đối với nghề nghiệp. Tuy vậy, do còn trẻ về tuổi đời, kinh nghiệm sống còn ít các em rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những mặt trái của xã hội. Sự gần gũi, giáo dục, định hướng của thầy cô, cha mẹ, các đoàn thể xã hội đối với các em là vô cùng cần thiết.