Yêu mến trẻ, tôn trọng nhân cách học sinh 164 51 2,7 63 11 Vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ 1783702,

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 44 - 48)

12 Các phẩm chất khác 22 85 108 1,6 11

Từ số liệu ở bảng 1.1b và biểu đồ nhận thức, chúng tôi nhận thấy các em đã đánh giá khá cao tầm quan trọng của các phẩm chất nghề nghiệp theo thứ bậc như sau:

1. Tâm huyết với nghề, tận tuỵ với công việc 2. Vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ

3. Yêu mến trẻ em, tôn trọng nhân cách học sinh

4. Không thiên vị, khách quan trong đối xử với học sinh 5. Có lí tưởng nghề nghiệp, niềm tin sư phạm

6. Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích

7. Công nhận cố gắng của học sinh một cách thành thật và thể hiện tình cảm và thấu hiểu khi làm việc với học sinh

8. Sống lành mạnh, giản dị, hòa đồng với mọi người……

Đây là tín hiệu đáng mừng vì đa phần sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang bước đầu đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và đặc biệt là sự cần thiết của những phẩm chất đạo đức đối với người giáo viên.

Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy: sự nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là chưa đồng bộ, chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo và toàn diện. Chẳng hạn, phẩm chất yêu trẻ, tôn trọng nhân cách trẻ là phẩm chất được đặt lên hàng đầu, là phẩm chất nền tảng để nảy sinh các phẩm chất khác trong lao động sư phạm, thế nhưng, kết quả điều tra nhận thức của sinh viên cho thấy vẫn đang ở mức thứ ba.

Có một số phẩm chất không được sinh viên đánh giá cao như: Thể hiện tình cảm và thấu hiểu khi làm việc với học sinh; công nhận cố gắng của học sinh một cách thành thật,… mà trong thực tiễn lao động sư phạm thì đó lại là những phẩm chất góp phần quyết định đến sự thành công của người giáo viên.

Thực trạng này đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để tác động một cách đồng bộ, thường xuyên và liên tục đến nhận thức cũng như trong suốt quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên.

2.2.1.2. Về thái độ, hành vi

Đạo đức nghề nghiệp không chỉ dừng ở việc nhận thức mà phải chuyển hóa thành hành vi, trong quá trình chuyển hóa đó thì thái độ, niềm tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thái độ, niềm tin là kết quả của quá trình giáo dục nhưng nó có giá trị hướng dẫn con người hành động. Hành vi là biểu hiện cụ thể nhất của bộ mặt tâm lý, đạo đức con người. Vì thế, để tìm hiểu thực trạng thái độ, hành vi đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang chúng sử dụng hệ thống câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm dành cho sinh viên tự đánh giá về thái độ, hành vi của mình.

Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm được khảo sát ở các mức độ: “rất yêu nghề”, “yêu nghề”, “bình thường”, “không yêu nghề”, “không có ý kiến”. Kết quả thu được như ở bảng 1.2a:

Bảng 1.2a: Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm

ST T

Thái độ đối với nghề sư phạm Năm thứ nhất Năm thứ hai Kết quả chung SL % SL % SL % 1 Rất yêu nghề 17 15,1 15 14,8 32 14,9 2 Yêu nghề 41 36,3 39 38,2 80 37,2 3 Bình thường 34 30,0 23 22,5 57 26,5 4 Không yêu nghề 7 6,2 9 8,8 16 7,4 5 Không có ý kiến 14 12,4 16 15,7 30 14,0

Kết quả điều tra cho thấy số sinh viên rất yêu nghề và yêu nghề chiếm tỷ lệ khá cao (52,1%) đây là tín hiệu đáng mừng và có ý nghĩa cao đối với công tác giáo dục tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên, giúp các em có động lực trong học tập, có tình yêu, niềm tin vào nghề mình đã chọn. Số sinh viên có thái độ bình thường đối với nghề cũng chiếm một tỷ lệ đáng lưu ý là 26,5%, còn có đến 14% phân vân không có chính kiến với thái độ của mình, chỉ có 7,4% ý kiến cho rằng không yêu nghề, song đây là thực tế đặt ra cho nhà trường cần có các biện pháp giáo dục thiết thực, tích cực để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao hơn.

Tiếp tục tìm hiểu thái độ của sinh viên khi được tham gia các hoạt động góp phần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp với dạng câu hỏi trắc nghiệm, đánh giá theo các mức độ: “rất thích” (4 điểm), “thích” (3 điểm), “bình thường” (2 điểm), “không thích” (1 điểm), “chán” (0 điểm). Như vậy, điểm tối đa cho một hoạt động là 860 điểm (khi tất cả 215 ý kiến đều chọn mức “rất thích”). Từ điểm tuyệt đối tính được, quy ra điểm tương đối (%), chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1.2b.

Bảng 1.2b: Thái độ của sinh viên khi tham gia các hoạt động góp phần giáo dục, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp (4:rất thích, 3:thích, 2:bình

thường, 1:không thích)

T giá TB

4 3 2 1

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w