luận văn đại học sư phạm dạy học phần hội thoại trong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài......................................................................................5 1.1 Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ..................................................6 1.2 Xuất phát từ mục tiêu của dạy học phần tiếng Việt dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông........................................................................6 1.3 Xuất phát từ nội dung, phương pháp dạy học phần hội thoại trong nhà trường THCS..............................................................................................7 2. Lịch sử vấn đề........................................................................................8 2.1 Về việc nghiên cứu giao tiếp như một đường hướng dạy học...........8 2.2 Về nghiên cứu hội thoại và ngôn bản hội thoại............................... 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................12 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................12 4.1 Mục đích nghiên cứu..........................................................................13 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................13 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................14 6. Đóng góp của luận văn........................................................................14 7. Bố cục luận văn...................................................................................14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP 1. Cơ sở lí luận........................................................................................16 1.1. Cơ sở ngôn ngữ học.........................................................................16 1.1.1. Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ..............................16 1.1.2. Dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp..........................18 1.1.3 Lí thuyết hội thoại.........................................................................20 1.1.3.1 Khái niện hội thoại......................................................................20 1.1.3.2 Cấu trúc hội thoại........................................................................20 1.1.3.3 Quy tắc hội thoại.........................................................................27 1.1.3.4 Các vận động hội thoại................................................................28 1.1.3.5 Ngữ pháp hội thoại......................................................................32 2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................33 2.1 Chương trình và sách giáo khoa.......................................................33 2.1.1 Phần lí thuyết về hội thoại.............................................................33 2.1.2 Phần bài tập về hội thoại...............................................................33 2.2 Việc dạy học phần hội thoại của giáo viên và học sinh..............34 2.2.1 Giáo viên........................................................................................34 2.2.2 Học sinh.........................................................................................35 => Kết luận chương 1.............................................................................35 CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP 2.1. Hoạt động đóng vai...........................................................................37 2.1.1 Đóng vai là gì ?...............................................................................37 2.1.2 Tại sao sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học......................37 2.1.3 Hoạt động đóng vai với dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp............................................................................................................38 2.1.4 Sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học hội thoại ở chương trình Ngữ văn 8.................................................................................................38 2.1.4.1 Đóng vai phần ngữ liệu trong SGK.............................................38 2.1.4.2 Đóng vai như một tình huống dạy học........................................47 2.2. Hoạt động theo cặp nhóm..................................................................49 2.2.1 Hoạt động theo cặp, nhóm là gì?.....................................................49 2.2.2 Tại sao sử dụng hoạt động theo cặp, nhóm trong dạy học...........50 2.2.3 Hoạt động theo cặp nhóm và dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp....................................................................................................51 2.3 Học bằng cách dạy............................................................................53 2.3.1 Học bằng cách dạy là gì?.................................................................53 2.3.2 Những ưu điểm của phương pháp học bằng cách dạy..................54 2.3.3 Phương pháp học bằng cách dạy và dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp.........................................................................................55 2.3.3.1 Quy trình phương pháp học bằng cách dạy................................55 2.3.3.2 Học bằng cách dạy và dạy học TV theo đường hướng GT......61 => Kết luận chương 2...............................................................................63 CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp thực nghiệm...............64 3.2 Tổ chức thực nghiệm..........................................................................64 3.2.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm ..........................................................64 3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm.........................................................65 3.3 Đánh giá thực nghiệm........................................................................73 3.3.1 Thái độ học tập của học sinh...........................................................73 3.3.2 Kiến thức kĩ năng của học sinh.......................................................77 3.3.2.1 Đề kiểm tra...................................................................................77 3.3.2.2 Kết quả kiểm tra...........................................................................78 3.4 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm................................80 => Kết luận...............................................................................................81 KẾT LUẬN 1 .Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận văn..............81 2. Những kiến nghị..................................................................................82 Tài liệu tham khảo...................................................................................84 Phụ lục....................................................................................................85 CÁC DANG MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Học sinh HS 2 Giáo viên GV 3 Phương pháp PP 4 Trung học cơ sở THCS 5 Giao tiếp GT 6 Sách giáo khoa SGK 7 Tiếng Việt TV PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ Giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất trong đời sống của mỗi con người. Nhờ có giao tiếp, mỗi người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, tổng hòa các mối quan hệ xã hội tạo thành bản chất con người, lĩnh hội nền văn hóa tạo thành tâm lí, ý thức, nhân cách. Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với xã hội nói chung và cá nhân nói riêng. Với xã hội thì giao tiếp là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội. Đối với cá nhân thì giao tiếp lại là điểu kiện hình thành, phát triển tâm lí. Đồng thời giao tiếp cũng có nhiều chức năng xã hội và tâm lý quan trọng như: chức năng thông tin, chức năng tổ chức, phối hợp hành động, chức năng điều khiển, chức năng phê bình... giúp phát triển và củng cố các mối quan hệ, phát triển tâm lí và nhân cách toàn diện cho con người. Thông qua ngôn ngữ thì hoạt động giao tiếp thể hiện rõ nhất vai trò của nó trong đời sống. 1.2. Xuất phát từ mục tiêu dạy học phần Tiếng Việt, dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông Mục tiêu của việc dạy môn Ngữ văn ở THCS là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phát triển tư duy cho học sinh. Điều này được thực hiện thông qua quá trình dạy học tiếng Việt cho học sinh để học sinh từng bước chiếm lĩnh tiếng Việt và nền văn hoá. Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học tiếng Việt thì cũng giúp học sinh hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy. Dạy học tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng ở nhà trường phổ thông. Trước tiên với tư cách là một phần của bộ môn Ngữ văn, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ học và hệ thống tiếng Việt, cùng với những quy tắc hoạt động và sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Báo cáo đề dẫn của Viện Khoa học Giáo dục trình bày tại Hội thảo “Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế kỷ21” (2000) đã xác định rõ mục tiêu hàng đầu của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường là giúp cho học sinh có năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, hình thành và rèn luyện năng lực giao tiếp, thể hiện rõ trong việc sử dụng tốt 4 kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe và nói. Mục tiêu như vậy là đúng và phù hợp với xu thế dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới trong thế kỷ XXI. Để có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong giao tiếp, học sinh không chỉ được trang bị các tri thức về hệ thống ngôn ngữ như những hiểu biết về các đơn vị và các quy tắc thuộc các bình diện của ngôn ngữ mà còn phải được trang bị cả những tri thức về sự sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. 1.3. Xuất phát từ nội dung, phương pháp dạy học phần hội thoại trong nhà trường THCS Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp thể hiện rõ nhất trong hội thoại, bởi vì chỉ trong giao tiếp ngôn ngữ mới bộc lộ hết và bộc lộ một cách rõ ràng nhất đặc điểm của mình. Học ngôn ngữ là để giao tiếp cho nên không thể không đưa học sinh vào những tình huống cụ thể để học tập, để rèn luyện. Gắn với hoạt động giao tiếp là hoạt động hội thoại, việc dạy tiếng trong nhà trường mới trở nên sinh động, hấp dẫn, mới giúp học sinh vượt qua được những lực cản tâm lí khi các em học tiếng mẹ đẻ. Việc đưa hoạt động hội thoại vào trong chương trình Ngữ văn THCS thể hiện rõ đường hướng dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế với nhóm bài này HS lại rất kém hứng thú khi học trên lớp và thấy tính ứng dụng của bài học chưa cao trong thực tế GT. Phương pháp dạy học của giáo viên còn đơn điệu, chưa vận dụng được nhiều phương pháp học tập tích cực nên không gây được hứng thú cho học sinh khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Việc học phần hội thoại chưa gây được sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh và cũng chưa đảm bảo được việc rèn luyện và phát triển toàn diện các kĩ năng GT cho các em. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dạy học phần hội thoại trong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp” 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về việc nghiên cứu giao tiếp như một đường hướng dạy học Các nhà nghiên cứu trên thế giới khi nghiên cứu về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ và việc dạy học tiếng đã cho rằng phải tập trung vào việc phát triển năng lực giao tiếp hơn là dạy cho người học cách nắm vững cấu trúc. Nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về dạy học ngôn ngữ theo giao tiếp là Widdowson H.G (1972), Wilkins D.A (1972), Candlin C.N (1976), Brumfit C.J và Johnsonk (1979). Họ đã dựa vào các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học chức năng Anh của M.A.K. Halliday (1970), công trình nghiên cứu về xã hội học của các nhà nghiên cứu Mĩ (Hymes D. và Gumperz) từ đó đề ra những cơ sở lí luận để dạy học theo quan điểm giao tiếp. Trong những năm 70 thì hướng dạy học này đã phát triển rộng rãi ở nhiều nước trong đó có ở nước Anh và Mĩ. Đây cũng chính là mục tiêu chính của việc dạy học và dạy tiếng là phát triển năng lực giao tiếp cho người học. Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp cũng được Bùi Minh Toán đề cập trong giáo trình Tiếng Việt (tập 3, Nxb Giáo dục, 2002) với các nội dung cụ thể như : Các chức năng của ngôn ngữ chức năng giao tiếp; Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp: những sự biến đổi và chuyển hóa; Vai trò của các quan hệ hệ thống trong hoạt động giao tiếp; Nguyên tắc hệ thống và quan điểm giao tiếp trong dạy học TV. Bùi Minh Toán đã khẳng định: “Quan điểm giao tiếp trong việc dạy học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. … Ngôn ngữ … cần phải hoạt độngđể thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp”. Bàn về “độ phổ biến” của quan điểm giao tiếp, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng: “Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học”. Về nội dung dạy học, quan điểm giao tiếp được thể hiện ở “Cách bố trí thời lượng, sắp xếp các đơn vị kiến thức và các kiểu bài đều không tập trung vào việc nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ mà chú trọng rèn luyện khả năng sử dụng từ ngữ phục vụ cho hoạt động giao tiếp”. (Hỏi đáp về dạy học TV 5, NXb Giáo dục, 2006) Lê Thị Bích Hồng một trong số những người nghiên cứu về dạy TV theo tình huống giao tiếp – đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng tình huống giao tiếp trong dạy TV: “Trong dạy học, để giúp HS tích cực chủ động, huy động mọi vốn sống, tri thức, kinh nghiệm của mình vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới hay giải quyết các tình huống mới, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ động điều chỉnh nhận thức, lời nói và hành vi, GV cần xây dựng các tình huống giao tiếp” (Dạy học Nghĩa của câu ở trung học phổ thông theo tình huống giao tiếp, Giáo dục, số 175, kì 2 – 102007). Trong bài này tác giả đã đưa ra những định nghĩa về tình huống giao tiếp, đồng thời xác định các đặc điểm cơ bản và những yêu cầu cần thiết của một tình huống giao tiếp trong giờ học tiếng; từ cơ sở đó, mô tả khái quát quy trình thực hiện một tình huống giao tiếp trong giờ dạy TV. Vũ Thị Thanh Hương đã đề cập và phân tích khá sâu khái niệm “năng lực giao tiếp” trong bài viết Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học TV trong nhà trường phổ thông hiện nay (Tạp chí Ngôn ngữ, số 42006) . Tác giả đã dẫn ra những ý kiến khác nhau của các học giả Chomsky, Campbell Wales, Hymes, Murby, Canale Swain, Bachman xoay quanh khái niệm “năng lực giao tiếp”. Tác giả so sánh đối chiếu các nội dung kiến thức TV được trình bày trong các chương trình TV hiện hành với các nội dung của mô hình lí thuyết về “năng lực giao tiếp”. Từ khái niệm “năng lực giao tiếp”, người viết tìm hiểu chương trình dạy TV trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ 21 và nhận xét: “Có thể nói, trong tất cả các tài liệu về chương trình mà chúng tôi được tiếp cận cho đến bây giờ, quan điểm giao tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ mục tiêu giảng dạy TV ở tất cả các cấp trong nhà trường phổ thông hiện nay”. Tác giả bài viết tiến hành khảo sát chương trình TV ở các cấp học để làm rõ vấn đề: “liệu nội dung của chương trình có thực sự đảm bảo cung cấp đủ kiến thức để giúp các em hình thành và rèn luyện tốt năng lực giao tiếp?”. Trịnh Thị Lan có bài viết khá hay về :Yêu cầu đối với việc thiết kế bài tập TV dưới ánh sáng của lí thuyết hoạt động giao tiếp “Dạy học TV sử dụng phương pháp giao tiếp như là phương pháp tổ chức dạy học quan trọng nhất.”. (http:nguvan.hnue.edu.vn) Trương Dĩnh đã đề cao quan điểm dạy học bản ngữ dựa trên lý thuyết hoạt động lời nói. Khi các nhà nghiên cứu bàn về những quan điểm tâm lí học hoạt động có liên quan đến việc dạy và học ngôn ngữ. Ông khẳng định: “Trên quan điểm coi hoạt động lời nói trong giao tiếp như mục đích dạy học, dạy ngôn ngữ, đặc biệt là bản ngữ, phải thông qua hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò để tổ chức cho HS phân tích mẫu hành vi lời nói trong giao tiếp, quan sát hành vi lời nói giao tiếp trong thực tiễn, nghiên cứu các văn bản giao tiếp trích dẫn để nâng cao ý thức, quy tắc về giao tiếp bản ngữ, mặt khác, trên cơ sở đã có ý thức về năng lực giao tiếp, tổ chức cho HS sáng tạo các hành vi lời nói trong giao tiếp, ..., tức là dạy cho HS ứng xử sáng tạo trong giao tiếp ở môi trường có tính thực tiễn nhất của đời sống” (Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy và học TV ở trường trung học, Tp. HCM, 1998). Đồng thời Trương Dĩnh cũng chú ý việc xây dựng các bài tập tình huống để rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh. Có thể nói đây cũng là một trong những cơ sở góp phần định hướng cho việc dạy và học TV đạt hiệu quả cao hơn. Tác giả Lê Thị Minh Nguyệt cũng có nhiều bài báo viết về GT như: Về dạy học tiếng Việt theo quan điểm GT (Tạp chí Giáo dục số 271, tháng 102011), Nguyên tắc dạy học cấu tạo từ theo quan điểm GT (Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số tháng 12, năm 2011), Nghĩ tiếp về dạy học tiếng Việt theo đường hướng GT (Kỉ yếu hội thảo khoa học cán bộ trẻ trường ĐHSP). Ngoài ra cũng phải kể đến luận án của tác giả Nguyễn Xuân Yến với đề tài : “ Xây dưng hệ thống bài tập hội thoại cho HS đầu cấp tiểu học theo quan điểm giao tiếp”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đi sâu vào việc dạy học phần hội thoại theo quan điểm giao tiếp ở một khối lớp cụ thể nói riêng và toàn bộ bậc trung học cơ sở nói chung. Vì thế, việc triển khai đề tài này theo chúng tôi, là cấp thiết. 2.2 Về nghiên cứu hội thoại và ngôn bản hội thoại Cùng khoảng thời gian trong những năm 1970 thì hội thoại cũng là một phân môn của một ngành ngôn ngữ học của Mĩ với các nhà nhiên cứu như Harvey Sack (1963,1964) Heritage (1984). Sau đó là phân tích hội thoại cũng được tiếp nhận ở Anh nhưng với tên gọi khác đó là phân tích diễn ngôn của trường phái Birmingham. Các nhà nghiên cứu tiêu biểu là Sinclair và Coulthard (1975) với bài nghiên cứu “ Hướng tới việc phân tích diễn ngôn” trong đó mô tả các hoạt động hội thoại của giáo viên và học sinh trong giờ học. Tiếp theo Mĩ và Anh là hoạt động nghiên cứu hội thoại của Thụy Sĩ và Pháp vào những năm 80 của thế kỉ XX với các nhà nghiên cứu Eddy Roulet và Catherine Kerbrat Orecchioni. Và cho đến nay thì hầu như ngôn ngữ học đặc biệt bàn về hội thoại được phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Bắt kịp với xu hướng phát triển ngôn ngữ của thế giới, ở Việt Nam cũng có tác giả tiêu biểu là : Đỗ Hữu Châu với công trình nghiên cứu “Đại cương ngôn ngữ học”; Nguyễn Văn Khang với tác phẩm “Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản”(1999) ; Đỗ Thị Kim Liên với công trình “ Ngữ nghĩa lời hội thoại”; Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức Dân(1997)... Ngoài ra còn có rất nhiều luận luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hội thoại. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài bàn đến cấu trúc hội thoại và phân tích ngôn bản hội thoại, các quy tắc hội thoại, vấn để ngữ nghĩa hội thoại...chính là cơ sở lí luận đề chúng tôi nghiên cứu đặc điểm của hội thoại và ngôn bản hội thoại trong bài nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp dạy học phần hội thoại trong chương trình Ngữ Văn 8 theo đường hướng giao tiếp. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Mục đích của luận văn là đưa ra các phương pháp dạy học bài hội thoại thể hiện rõ đường hướng giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu của bài học cũng như mục tiêu của chương trình Ngữ Văn THCS. Qua đó, nâng cao hiệu quả dạy học một nhóm bài cụ thể trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
Trang 1CẤU TRÚC LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 5
1.1 Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ 6
1.2 Xuất phát từ mục tiêu của dạy học phần tiếng Việt dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông 6
1.3 Xuất phát từ nội dung, phương pháp dạy học phần hội thoại trong nhà trường THCS 7
2 Lịch sử vấn đề 8
2.1 Về việc nghiên cứu giao tiếp như một đường hướng dạy học 8
2.2 Về nghiên cứu hội thoại và ngôn bản hội thoại 11
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
4.1 Mục đích nghiên cứu 13
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 13
5 Phương pháp nghiên cứu 14
6 Đóng góp của luận văn 14
7 Bố cục luận văn 14
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
1 Cơ sở lí luận 16
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 16
1.1.1 Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 16
1.1.2 Dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp 18
1.1.3 Lí thuyết hội thoại 20
1.1.3.1 Khái niện hội thoại 20
1.1.3.2 Cấu trúc hội thoại 20
1.1.3.3 Quy tắc hội thoại 27
1.1.3.4 Các vận động hội thoại 28
1.1.3.5 Ngữ pháp hội thoại 32
2 Cơ sở thực tiễn 33
2.1 Chương trình và sách giáo khoa 33
2.1.1 Phần lí thuyết về hội thoại 33
2.1.2 Phần bài tập về hội thoại 33
2.2 Việc dạy học phần hội thoại của giáo viên và học sinh 34
2.2.1 Giáo viên 34
2.2.2 Học sinh 35
=> Kết luận chương 1 35
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP 2.1 Hoạt động đóng vai 37
Trang 32.1.1 Đóng vai là gì ? 37
2.1.2 Tại sao sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học 37
2.1.3 Hoạt động đóng vai với dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp 38
2.1.4 Sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học hội thoại ở chương trình Ngữ văn 8 38
2.1.4.1 Đóng vai phần ngữ liệu trong SGK 38
2.1.4.2 Đóng vai như một tình huống dạy học 47
2.2 Hoạt động theo cặp nhóm 49
2.2.1 Hoạt động theo cặp, nhóm là gì? 49
2.2.2 Tại sao sử dụng hoạt động theo cặp, nhóm trong dạy học 50
2.2.3 Hoạt động theo cặp nhóm và dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp 51
2.3 Học bằng cách dạy 53
2.3.1 Học bằng cách dạy là gì? 53
2.3.2 Những ưu điểm của phương pháp học bằng cách dạy 54
2.3.3 Phương pháp học bằng cách dạy và dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp 55
2.3.3.1 Quy trình phương pháp học bằng cách dạy 55
2.3.3.2 Học bằng cách dạy và dạy học TV theo đường hướng GT 61
=> Kết luận chương 2 63
Trang 4CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp thực nghiệm 64
3.2 Tổ chức thực nghiệm 64
3.2.1 Giao nhiệm vụ thực nghiệm 64
3.2.2 Thiết kế giáo án thực nghiệm 65
3.3 Đánh giá thực nghiệm 73
3.3.1 Thái độ học tập của học sinh 73
3.3.2 Kiến thức kĩ năng của học sinh 77
3.3.2.1 Đề kiểm tra 77
3.3.2.2 Kết quả kiểm tra 78
3.4 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm 80
=> Kết luận 81
KẾT LUẬN 1 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận văn 81
2 Những kiến nghị 82
Tài liệu tham khảo 84
Phụ lục 85
Trang 5CÁC DANG MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN
Trang 61.1 Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ
Giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất trong đời
sống của mỗi con người Nhờ có giao tiếp, mỗi người tham gia vào cácmối quan hệ xã hội, tổng hòa các mối quan hệ xã hội tạo thành bản chấtcon người, lĩnh hội nền văn hóa tạo thành tâm lí, ý thức, nhân cách
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với xã hội nói chung và cá nhânnói riêng Với xã hội thì giao tiếp là điều kiện tồn tại và phát triển của xãhội Đối với cá nhân thì giao tiếp lại là điểu kiện hình thành, phát triểntâm lí Đồng thời giao tiếp cũng có nhiều chức năng xã hội và tâm lýquan trọng như: chức năng thông tin, chức năng tổ chức, phối hợp hànhđộng, chức năng điều khiển, chức năng phê bình giúp phát triển và củng
cố các mối quan hệ, phát triển tâm lí và nhân cách toàn diện cho conngười Thông qua ngôn ngữ thì hoạt động giao tiếp thể hiện rõ nhất vaitrò của nó trong đời sống
1.2 Xuất phát từ mục tiêu dạy học phần Tiếng Việt, dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
Mục tiêu của việc dạy môn Ngữ văn ở THCS là góp phần hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phát triển tư duycho học sinh Điều này được thực hiện thông qua quá trình dạy học tiếngViệt cho học sinh để học sinh từng bước chiếm lĩnh tiếng Việt và nềnvăn hoá Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học tiếng Việt thì cũnggiúp học sinh hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất
tư duy
Dạy học tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng ở nhà trường phổthông Trước tiên với tư cách là một phần của bộ môn Ngữ văn, TiếngViệt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ học
Trang 7và hệ thống tiếng Việt, cùng với những quy tắc hoạt động và sản phẩmcủa nó trong mọi hoạt động giao tiếp Báo cáo đề dẫn của Viện Khoa họcGiáo dục trình bày tại Hội thảo “Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổthông đầu thế kỷ21” (2000) đã xác định rõ mục tiêu hàng đầu của việcdạy học tiếng Việt trong nhà trường là giúp cho học sinh có năng lực sửdụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, hình thành và rèn luyện năng lực giao tiếp,thể hiện rõ trong việc sử dụng tốt 4 kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe và nói.Mục tiêu như vậy là đúng và phù hợp với xu thế dạy tiếng mẹ đẻ của cácnước trên thế giới trong thế kỷ XXI Để có thể sử dụng tốt ngôn ngữtrong giao tiếp, học sinh không chỉ được trang bị các tri thức về hệ thốngngôn ngữ như những hiểu biết về các đơn vị và các quy tắc thuộc cácbình diện của ngôn ngữ mà còn phải được trang bị cả những tri thức về sự
sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
1.3 Xuất phát từ nội dung, phương pháp dạy học phần hội thoại trong nhà trường THCS
Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp thể hiện rõ nhất trong hội thoại, bởi
vì chỉ trong giao tiếp ngôn ngữ mới bộc lộ hết và bộc lộ một cách rõ ràngnhất đặc điểm của mình Học ngôn ngữ là để giao tiếp cho nên không thểkhông đưa học sinh vào những tình huống cụ thể để học tập, để rèn luyện.Gắn với hoạt động giao tiếp là hoạt động hội thoại, việc dạy tiếng trongnhà trường mới trở nên sinh động, hấp dẫn, mới giúp học sinh vượt quađược những lực cản tâm lí khi các em học tiếng mẹ đẻ
Việc đưa hoạt động hội thoại vào trong chương trình Ngữ văn THCSthể hiện rõ đường hướng dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp Tuynhiên, trong thực tế với nhóm bài này HS lại rất kém hứng thú khi họctrên lớp và thấy tính ứng dụng của bài học chưa cao trong thực tế GT
Trang 8Phương pháp dạy học của giáo viên còn đơn điệu, chưa vận dụng đượcnhiều phương pháp học tập tích cực nên không gây được hứng thú chohọc sinh khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp Việc học phần hộithoại chưa gây được sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh và cũng chưađảm bảo được việc rèn luyện và phát triển toàn diện các kĩ năng GT chocác em.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dạy học phần hội thoạitrong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp”
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Về việc nghiên cứu giao tiếp như một đường hướng dạy học
Các nhà nghiên cứu trên thế giới khi nghiên cứu về chức nănggiao tiếp của ngôn ngữ và việc dạy học tiếng đã cho rằng phải tập trungvào việc phát triển năng lực giao tiếp hơn là dạy cho người học cách nắmvững cấu trúc Nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về dạy học ngôn ngữtheo giao tiếp là Widdowson H.G (1972), Wilkins D.A (1972), CandlinC.N (1976), Brumfit C.J và Johnsonk (1979) Họ đã dựa vào các côngtrình nghiên cứu ngôn ngữ học chức năng Anh của M.A.K Halliday(1970), công trình nghiên cứu về xã hội học của các nhà nghiên cứu Mĩ(Hymes D và Gumperz) từ đó đề ra những cơ sở lí luận để dạy học theoquan điểm giao tiếp Trong những năm 70 thì hướng dạy học này đã pháttriển rộng rãi ở nhiều nước trong đó có ở nước Anh và Mĩ Đây cũngchính là mục tiêu chính của việc dạy học và dạy tiếng là phát triển nănglực giao tiếp cho người học
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp cũng được Bùi Minh Toán đề cập trong
giáo trình Tiếng Việt (tập 3, Nxb Giáo dục, 2002) với các nội dung cụ thể
như : Các chức năng của ngôn ngữ - chức năng giao tiếp; Hoạt động giao
Trang 9tiếp bằng ngôn ngữ; Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ trong hoạt độnggiao tiếp: những sự biến đổi và chuyển hóa; Vai trò của các quan hệ hệthống trong hoạt động giao tiếp; Nguyên tắc hệ thống và quan điểm giao
tiếp trong dạy - học TV Bùi Minh Toán đã khẳng định: “Quan điểm giao
tiếp trong việc dạy - học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng […] Ngôn ngữ […] cần phải hoạt độngđể thực hiện chức năng giao tiếp Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp” Bàn về “độ phổ biến” của quan điểm giao tiếp, Nguyễn Minh
Thuyết và Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng: “Quan điểm giao tiếp được thể
hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học” Về nội
dung dạy học, quan điểm giao tiếp được thể hiện ở “Cách bố trí thời
lượng, sắp xếp các đơn vị kiến thức và các kiểu bài đều không tập trung vào việc nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ mà chú trọng rèn luyện khả năng sử dụng từ ngữ phục vụ cho hoạt động giao tiếp” (Hỏi- đáp về dạy học TV 5, NXb Giáo dục, 2006)
Lê Thị Bích Hồng một trong số những người nghiên cứu về dạy TV
theo tình huống giao tiếp – đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng tình
huống giao tiếp trong dạy TV: “Trong dạy học, để giúp HS tích cực chủ
động, huy động mọi vốn sống, tri thức, kinh nghiệm của mình vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới hay giải quyết các tình huống mới, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ động điều chỉnh nhận thức, lời nói và hành vi, GV cần xây dựng các tình huống giao tiếp” (Dạy học Nghĩa của câu ở trung học phổ thông theo tình huống giao tiếp, Giáo dục, số 175, kì 2 – 10/2007) Trong bài này tác giả đã đưa ra những định
nghĩa về tình huống giao tiếp, đồng thời xác định các đặc điểm cơ bản vànhững yêu cầu cần thiết của một tình huống giao tiếp trong giờ học tiếng;
từ cơ sở đó, mô tả khái quát quy trình thực hiện một tình huống giao tiếp
Trang 10Vũ Thị Thanh Hương đã đề cập và phân tích khá sâu khái niệm “năng
lực giao tiếp” trong bài viết Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề
dạy và học TV trong nhà trường phổ thông hiện nay (Tạp chí Ngôn ngữ,
số 4/2006) Tác giả đã dẫn ra những ý kiến khác nhau của các học giả Chomsky, Campbell & Wales, Hymes, Murby, Canale & Swain, Bachman xoay quanh khái niệm “năng lực giao tiếp” Tác giả so sánh đối
chiếu các nội dung kiến thức TV được trình bày trong các chương trình
TV hiện hành với các nội dung của mô hình lí thuyết về “năng lực giao
tiếp” Từ khái niệm “năng lực giao tiếp”, người viết tìm hiểu chương
trình dạy TV trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ 21 và nhận xét: “Có
thể nói, trong tất cả các tài liệu về chương trình mà chúng tôi được tiếp cận cho đến bây giờ, quan điểm giao tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ mục tiêu giảng dạy TV ở tất cả các cấp trong nhà trường phổ thông hiện nay” Tác giả bài viết tiến hành khảo sát chương trình TV ở các cấp học
để làm rõ vấn đề: “liệu nội dung của chương trình có thực sự đảm bảo
cung cấp đủ kiến thức để giúp các em hình thành và rèn luyện tốt năng
định: “Trên quan điểm coi hoạt động lời nói trong giao tiếp như mục
đích dạy học, dạy ngôn ngữ, đặc biệt là bản ngữ, phải thông qua hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò để tổ chức cho HS phân tích mẫu hành vi lời nói trong giao tiếp, quan sát hành vi lời nói giao tiếp trong thực tiễn,
Trang 11nghiên cứu các văn bản giao tiếp trích dẫn để nâng cao ý thức, quy tắc
về giao tiếp bản ngữ, mặt khác, trên cơ sở đã có ý thức về năng lực giao tiếp, tổ chức cho HS sáng tạo các hành vi lời nói trong giao tiếp, [ ], tức
là dạy cho HS ứng xử sáng tạo trong giao tiếp ở môi trường có tính thực tiễn nhất của đời sống” (Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy và học
TV ở trường trung học, Tp HCM, 1998) Đồng thời Trương Dĩnh cũng
chú ý việc xây dựng các bài tập tình huống để rèn luyện năng lực giaotiếp cho học sinh Có thể nói đây cũng là một trong những cơ sở góp phầnđịnh hướng cho việc dạy và học TV đạt hiệu quả cao hơn
Tác giả Lê Thị Minh Nguyệt cũng có nhiều bài báo viết về GT như:
Về dạy học tiếng Việt theo quan điểm GT (Tạp chí Giáo dục số 271, tháng
10-2011), Nguyên tắc dạy học cấu tạo từ theo quan điểm GT (Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số tháng 12, năm 2011), Nghĩ tiếp về dạy học tiếng
Việt theo đường hướng GT (Kỉ yếu hội thảo khoa học cán bộ trẻ trường
ĐHSP) Ngoài ra cũng phải kể đến luận án của tác giả Nguyễn Xuân Yếnvới đề tài : “ Xây dưng hệ thống bài tập hội thoại cho HS đầu cấp tiểu họctheo quan điểm giao tiếp”
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đi sâu vào việcdạy học phần hội thoại theo quan điểm giao tiếp ở một khối lớp cụ thể nóiriêng và toàn bộ bậc trung học cơ sở nói chung Vì thế, việc triển khai đềtài này theo chúng tôi, là cấp thiết
2.2 Về nghiên cứu hội thoại và ngôn bản hội thoại
Cùng khoảng thời gian trong những năm 1970 thì hội thoại cũng làmột phân môn của một ngành ngôn ngữ học của Mĩ với các nhà nhiêncứu như Harvey Sack (1963,1964) Heritage (1984) Sau đó là phân tíchhội thoại cũng được tiếp nhận ở Anh nhưng với tên gọi khác đó là phântích diễn ngôn của trường phái Birmingham Các nhà nghiên cứu tiêu
Trang 12biểu là Sinclair và Coulthard (1975) với bài nghiên cứu “ Hướng tới việcphân tích diễn ngôn” trong đó mô tả các hoạt động hội thoại của giáo viên
và học sinh trong giờ học Tiếp theo Mĩ và Anh là hoạt động nghiên cứuhội thoại của Thụy Sĩ và Pháp vào những năm 80 của thế kỉ XX với cácnhà nghiên cứu Eddy Roulet và Catherine Kerbrat Orecchioni Và chođến nay thì hầu như ngôn ngữ học đặc biệt bàn về hội thoại được pháttriển ở hầu hết các nước trên thế giới
Bắt kịp với xu hướng phát triển ngôn ngữ của thế giới, ở Việt Namcũng có tác giả tiêu biểu là : Đỗ Hữu Châu với công trình nghiên cứu
“Đại cương ngôn ngữ học”; Nguyễn Văn Khang với tác phẩm “Ngôn ngữhọc xã hội những vấn đề cơ bản”(1999) ; Đỗ Thị Kim Liên với côngtrình “ Ngữ nghĩa lời hội thoại”; Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn ĐứcDân(1997) Ngoài ra còn có rất nhiều luận luận án tiến sĩ, luận văn thạc
sĩ nghiên cứu về hội thoại
Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài bànđến cấu trúc hội thoại và phân tích ngôn bản hội thoại, các quy tắc hộithoại, vấn để ngữ nghĩa hội thoại chính là cơ sở lí luận đề chúng tôinghiên cứu đặc điểm của hội thoại và ngôn bản hội thoại trong bài nghiêncứu của mình
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp dạy học phần hội
thoại trong chương trình Ngữ Văn 8 theo đường hướng giao tiếp
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Mục đích của luận văn là đưa ra các phương pháp dạy học bài hộithoại thể hiện rõ đường hướng giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu của bàihọc cũng như mục tiêu của chương trình Ngữ Văn THCS Qua đó, nâng
Trang 13cao hiệu quả dạy học một nhóm bài cụ thể trong chương trình Ngữ văn ởnhà trường phổ thông.
4.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được các mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp
- Nghiên cứu thực trạng dạy học hội thoại trong chương trình Ngữ văn 8
- Đề xuất các phương pháp dạy học hội thoại theo đường hướng giaotiếp
- Vận dụng các phương pháp dạy học đã đề xuất vào thực tế để đánh giátính khả thi của đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra
của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1 Phương pháp phân tích tổng hợp giúp tôi tìm hiểu các tài liệu lí
luận về hoạt động giao tiếp và hoạt động bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ họcvăn bản, lí thuyết hội thoại theo quan điểm giao tiếp
5.2 Phương pháp điều tra khảo sát việc tìm hiểu đánh giá chương trình
sách giáo khoa cũng như thực tế dạy học Tiếng Việt của giáo viên và họcsinh phần hội thoại theo quan điểm giao tiếp
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm làm rõ tính
khả thi và hiệu quả của quy trình dạy học phần hội thoại theo quan điểmgiao tiếp mà luận văn đã đề xuất
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp sau : phương
pháp quan sát, thống kê để bổ sung cho các phương pháp trên quátrình nghiên cứu
6.Đóng góp của luận văn
Trang 14Với việc thực hiện đề tài: “ Dạy học hội thoại trong chương trình Ngữvăn 8 theo đường hướng giao tiếp” chúng tôi có những đóng góp sau:
- Góp thêm tiếng nói về lí luận trong quan điểm giao tiếp trong dạy họctiếng Việt
- Đưa ra những PP dạy học cụ thể ứng dụng vào dạy học bài “Hội thoại”trong chương trình Ngữ văn 8
7 Bố cục của luận văn
- Phần mở đầu của luận văn :
+ Lịch sử vấn đề
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Mục đích
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Đóng góp của luận văn
- Phần nội dung: gồm các chương sau
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học nhóm bài hội thoạitrong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp
Chương 2: Các phương pháp dạy học phần hội thoại trong chương trình
Ngữ Văn 8 theo đường hướng giao tiếp
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận: Nêu những kết quả chính, những đóng góp mới của luậnvăn đồng thời nêu những ý kiến đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả thựctiễn của việc dạy học phần hội thoại theo quan điểm giao tiếp
Ngoài 3 phần chính luận văn còn có :
Trang 15* Phần tài liệu tham khảo: giới thiệu hệ thống tham khảo đã sử dụngtrong quá trình nghiên cứu
* Phần phụ lục: nhằm giới thiệu các mẫu phiếu điều tra, giáo án thực
nghiệm đã dùng trong quá trình thực nghiệm và nhiều trường học…
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8
THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
Trang 161 Cơ sở lí luận
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1 Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người vớicon người trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin Trong lời nói giao tiếp,ngoài những nội dung thông tin còn có phần nghĩa chỉ ra thái độ củangười nói đối với nội dung thông tin và phần chỉ ra thái độ của người nóivới người nghe
“Giao tiếp là hoạt động trao đổi tâm tư, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết
lập quan hệ, sự hiểu biết, cộng tác giữa các thành viên trong xã hội Hoạt động giao tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký
mã (phát thông tin) Trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình thức : khẩu ngữ (nghe, nói), bút ngữ ( đọc, viết)” (Sách Giáo viên Tiếng Việt 5, tập1,tr 6) Theo đó, có thể hiểu giao tiếp là
hoạt động giữa hai người hay hơn hai người nhằm bày tỏ với nhau vềthông tin trí tuệ hoặc cảm xúc, một ý muốn hành động hay một nhận xét
về sự vật, hiện tượng nào đó
Hoạt động giao tiếp có thể diễn ra bằng nhiều cách thức và phương tiệnkhác nhau như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh Nhưng ngôn ngữ
là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người
* Các nhân tố giao tiếp : Trong các hoạt động của giao tiếp có rất nhiềunhân tố tham gia và ảnh hưởng đến các phương diện của hoạt động giaotiếp Những nhân tố này vừa góp phần thực hiện hoạt động vừa ảnhhưởng chi phối các hoạt động của giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp: Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cáchoạt động giao tiếp Các nhân vật được chia thành hai phía: người phát và
Trang 17người nhận Tất cả các nhân vật giao tiếp kể cả người phát và người nhậnđều có ảnh hưởng tới nội dung giao tiếp
Thông thường, các quan hệ vai xã hội giữa các nhân vật giao tiếp đượcchia thành: Quan hệ ngang vai: quan hệ giữa những người cùng tuổi tác,
vị thế trong gia đình, xã hội bình đẳng với nhau (quan hệ giữa bạn bè,đồng nghiệp); Quan hệ không ngang vai: quan hệ giữa những người màtuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội không bình đẳng với nhau Muốncuộc giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn người phát cần phảixác định đúng quan hệ giữa mình với người nhận để lựa chọn hình thứcgiao tiếp nhất định Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, nghềnghiệp, giới tính trình độ hiểu biết,vốn sống , địa vị xã hội, đều ảnhhưởng và để lại dấu ấn trong các hoạt động giao tiếp
- Nội dung giao tiếp: Nội dung giao tiếp là hiện thực, thực tế khách quanđược các nhân vật giao tiếp đưa vào cuộc giao tiếp Hiện thực được nóitới trở thành đề tài và nội dung của hoạt động giao tiếp Nhân tố này cũngảnh hưởng đến đặc điểm và hình thức của hoạt động giao tiếp bằng ngônngữ
- Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnhgiao tiếp hẹp
+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm: toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên, hoàncảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử Hoàn cảnh giao tiếp rộng không thamgia trực tiếp vào cuộc giao tiếp mà tham gia dưới dạng những hiểu biết,kinh nghiệm về chúng có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy ngườiphát, người nhận
+ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là chỉ nơi chốn cụthể, thời gian cụ thể trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra Không gian,thời gian của hoàn cảnh giao tiếp hẹp có những đặc trưng chung đòi hỏi
Trang 18- Đích giao tiếp: Đích giao tiếp là ý đồ, ý định mà các nhân vật giao tiếpđặt ra trong một cuộc giao tiếp nhất định Đích giao tiếp là yếu tố quantrọng nhất trong hoạt động giao tiếp, nó chi phối gần như toàn bộ việc lựachọn các yếu tố còn lại, toàn bộ các cách thức tiến hành giao tiếp Vớicuộc giao tiếp có nhiều mục đích thì có mục đích chính và mục đích phụ Khi đạt được mục đích đặt ra tức là cuộc giao tiếp cũng đã được đượchiệu quả.
- Phương tiện giao tiếp: phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ, là tiếngViệt đối với đa số người Việt Nam Song tiếng Việt gồm nhiều phongcách ngôn ngữ khác nhau, và có sự phân biệt ở những mức độ nhất địnhgiữa các tiếng địa phương, các ngôn ngữ nghề nghiệp, chuyên môn Do
đó, tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con người, những nhânvật giao tiếp cần lựa chọn những yếu tố ngôn ngữ thích hợp Hơn nữa,hoạt đọng giao tiếp được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau Tất cả
đó đều ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp đến việc hình thành ngôn ngữ
và lĩnh hội ngôn ngữ
Tóm lại, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn có sự chi phốicủa nhiều nhân tố khác nhau Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnhhội ngôn ngữ Những nhân vật giao tiếp cần ý thức rõ điều này để sửdụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả và đạt đượcmục đích
1.1.2 Dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp xuất phát từ đặc
trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng Đối tượng ở đây
chính là học sinh THCS chúng ta phải làm sao để quan điểm dạy học này
phù hợp với bản chất đặc trưng của từng đối tượng học sinh Để đáp ứngđược yêu cầu là phù hợp với đối tượng thì cần phải gắn các quan điểmdạy học vào các hoạt động giao tiếp Trong cuộc sống hàng ngày thì ngôn
Trang 19ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất có chức năng cơ bản là chứcnăng giao tiếp.Trong giao tiếp thì ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa tạo ra
các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày đó Do
đó, dạy học TV theo đường hướng giao tiếp chính là dạy về cách sử dụngphương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người để làm sao phục vụcho nhu cầu giao tiếp trong đời sống
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp cũng phù hợp vớimục tiêu của môn học Ngữ văn đặc biệt là phần tiếng Việt Nó không chỉ
có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngôn ngữ tiếng Việt cho họcsinh mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếngViệt trong các hoạt động tư duy giao tiếp của học sinh.Ngay trong lĩnhvực kiến thức thì môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ để cung cấp nhữngkiến thức có tính chất lí thuyết mà còn cung cấp nguyên tắc sử dụng vềcác thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Do đó dạy học TV theo đườnghướng giao tiếp là rất phù hợp với mục tiêu của môn học
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp được thực hiệntrên hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học.Về nội dung tiếngViệt tạo ra những môi trường giao tiếp có chọc lọc để học sinh mở rộngvốn từ theo định hướng Đồng thời trang bị các kiến thức nền và chuẩn bịcác kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.Về phương pháp dạy họcthì hình thành các kĩ năng thông qua nhiều bài tập mang tính tình huốngphù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên
Dạy học TV theo đường hướng giao tiếp thực chất là dạy học vì mụcđích giao tiếp Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp vừa là điểm xuấtphát vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung vừa là định hướng phươngpháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức ngôn
Trang 201.1.3 Lý thuyết hội thoại
1.1.3.1 Khái niệm hội thoại: Là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn
bản, phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt độngngôn ngữ khác Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều đượcgiải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này
1.1.3.2 Cấu trúc hội thoại
Chuỗi những đơn vị ngôn ngữ được người tham gia hội thoại nói ratrong một cuộc thoại được gọi là một lượt lời Đằng sau là các lượt lời kếtiếp nhau, trong hội thoại vẫn tồn tại cấu trúc của những đơn vị hội thoạixác định Có 3 trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại
Đó là:
+ Trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ
+ Trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh
+ Trường phái lý thuyết hội thoại Thuỵ Sỹ-Pháp
- Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại gồm: Cặp kế cận, Cặpchêm xen ; Đơn vị hội thoại: Sự kiện lời nói ;Cuộc thoại, Đoạn thoại ;Cặp thoại, Tham thoại ;Cặp thoại tối thiểu; Cặp thoại hẫng ;Cặp chủhướng ;Cặp phụ thuộc
+Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại bao gồm:
Cặp kế cận
Cặp kế cận chêm xen
Sự kiện lời nói
Đơn vị hội thoại
Trang 21- Cặp kế cận: Hành động ở lời nói ra, còn gọi là hành động dẫn nhập hay
bộ phận thứ nhất, như đã biết thường gợi ra hành động ở lời đáp lại, tứchành động hồi đáp hay bộ phận thứ hai Hành động dẫn nhập và hànhđộng hồi đáp thích ứng với nó lập thành một cặp kế cận
+ Cặp kế cận tích cực : là cặp có hành động hồi đáp thoả mãn đích củahành động dẫn nhập
VD:Sp1:-Đi chơi đi!
Sp2:-Sẵn sàng!
+ Cặp kế cận tiêu cực: là cặp có hành động ở lời không thoả mãn đích củahành động dẫn nhập
VD:Sp1: -Đi chơi đi!
Sp2: - Không được!Tớ phải làm bài tập đã
- Các cặp kế cận tích cực và tiêu cực đều được gọi là cặp kế cận được ưathích Ở các cặp được ưa thích,ta có cấu trúc (hành động ở lời) được ưathích Như thế, hành động hồi đáp dù thoả mãn hay không thoả mãn đíchcủa hành động dẫn nhập, nhưng nếu nó vẫn liên kết với hành động ở lờidẫn nhập, ta vẫn có một cấu trúc được ưa thích Chúng ta có một cấu trúckhông được ưa thích khi hành động hồi đáp không liên kết gì với hànhđộng dẫn nhập hoặc “lửng lơ”
VD: Sp1:-Đi chơi đi!
Sp2: -Cái cặp này mày mua bao nhiêu tiền đấy?
Sp1: -Để xem đã!
Trang 22- Cặp kế cận chêm xen
+ Có khi giữa hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp của một cặp kếcận lại có một (một số) cặp kế cận khác chêm xen vào giữa
VD1: Sp1:-Đi chơi đi!
Sp2:-Tiền đâu mà đi?
Sp1:-Tớ vừa được mẹ cho đây này
Sp2: -Thế à! Vậy đi thôi!
VD2: Sp1:-Cậu sửa giúp mình cái điện thoại di động với nhé!
Sp2:- Ái chà! Cậu cũng có điện thoại cơ à?
Sp1:- Thời buổi này cũng phải cố mà mua kẻo các em lại chê cho làquê một cây
Sp2: - Sửa giúp tớ với nhé!
Sp1:- Ừ! Cứ để đấy lát nữa tớ sửa cho!
-Sự kiện lời nói
+ Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện lời nói Ở đây ta quan niệmrằng một sự kiện lời nói là một hoạt động, trong đó những người tham gia(những người giao tiếp) dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhaunhằm đạt đến một mục đích nào đấy Mỗi sự kiện lời nói được tạo nênbởi một cặp thoại trung tâm, trong cặp thoại đó đích của hành động ở lờidẫn nhập quyết định đích của sự kiện lời nói chứa nó Tên gọi của hànhđộng ở lời dẫn nhập của cặp thoại trung tâm cũng là tên gọi của sự kiệnlời nói đó
Trang 23VD:Sp1:-Thưa cô,tuần này cô có bận gì không ạ?
Sp2: -Tuần này tôi có vài việc bận.Có việc gì thế?
Sp1:- Chúng em muốn học bù vào ngày mai
Sp2 :- Ngày mai là thứ mấy?
Sp1 :- Mai là thứ năm ạ!
Sp2 :-Thôi được! Mai chúng ta sẽ học bù
+ Sự kiện lời nói tối thiểu chỉ có một cặp kế cận Sự kiện lời nói mở rộng
là sự kiện lời nói ngoài cặp trung tâm còn có những cặp làm thành phầnthứ nhất và thành phần thứ hai.Trong phần thứ nhất đáng chú ý là cặp tiềndẫn nhập, trong phần thứ hai là cặp kết thúc
- Đơn vị hội thoại
+ Hội thoại cũng có cấu trúc, tôn ti tương tự như một đơn vị cú pháp Cácđơn vị của cấu trúc hội thoại là:
Trang 24+ Lượt lời không phải là đơn vị hội thoại Một lượt lời có thể bằng hoặclớn hơn,hoặc nhỏ hơn một tham thoại
- Chức năng của các đơn vị hội thoại
+ Chức năng là vai trò mà các đơn vị hội thoại đảm nhiệm trong diễn tiếncủa hội thoại
+ Đơn vị hội thoại có 3 chức năng cơ bản: Chức năng dẫn nhập và hồiđáp; Chức năng triển khai cuộc thoại; Chức năng điều chỉnh
Chức năng dẫn nhập và hồi đáp Giữa các tham thoại trong cặpthoại có chức năng dẫn nhập và hồi đáp Cần chú ý, trong cặpthoại ba tham thoại, chỉ tham thoại thứ nhất mới duy nhất có chứcnăng dẫn nhập và tham thoại thứ ba kết thúc mới duy nhất có chứcnăng hồi đáp
VD:sp1:-Thưa bác, bé Trang có nhà không ạ?
Sp2:-Trang đi mẫu giáo rồi cháu ạ!
Sp1:-Thế ạ? Thảo nào dạo này không thấy bé sang nhà cháu chơi
Chức năng điều chỉnh :Điều chỉnh là chức năng của tham thoại vàcủa cặp thoại có tác dụng điều chỉnh quan hệ liên cá nhân hoặcđiều chỉnh sự trục trặc trong vận hành các đơn vị hội thoại về hìnhthức hoặc nội dung -Chức năng điều chỉnh bao gồm:
o Chức năng củng cố: là chức năng của tham thoại hay cặpthoại nhằm thiết lập và duy trì sự hài hoà của các quan hệliên cá nhân để cuộc thoại tiến hành thuận lợi
VD:Sp1:-Thế nào? Tối nay bận không?
Trang 25Sp2: -Bận!
o Chức năng sửa chữa: nhằm sửa chữa những sai phạm màthoại nhân mắc phải trong cuộc thoại, những sai phạm đốivới cơ thể, thức ăn, đồ dùng, đối với lời nói của mình haycủa người, nói chung đối với những điều mà theo tập tục,văn hoá của dân tộc mà người mắc lỗi cho là không phùhợp với phép tắc cần phải tôn trọng trong hội thoại Đó lànhững lời xin lỗi, thanh minh thường gặp
o Chức năng gây chú ý hoặc chuyển hướng đề tài
VD: Phải thế không, cậu thấy sao, À này nhân tiện
-Các yếu tố kèm lời và phi lời
+ Yếu tố kèm lời (paraverbal ): là các yếu tố mà mặc dù không có đoạntính như âm vị và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính.Khôngmột yếu tố đoạn tính nào được phát âm ra mà không có yếu tố kèm lời đitheo
+ Yếu tố phi lời (non verbal ):là những yếu tố không phải là những yếu tốkèm lời được dùng trong đối thoại mặt đối mặt Thuộc yếu tố phi lời là:cửchỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơthể,vẻ mặt, ánh mắt Cũng được tính là tín hiệu phi lời là những tín hiệu
âm thanh như tiếng gõ,tiếng kéo bàn,xô ghế…Có thể kể cả vào đây trangphục,bài trí của thoại trường tức là những tín hiệu âm thanh không nằmtrong hệ thống ngữ âm-âm vị học của một ngôn ngữ
-Các yếu tố cơ thể,những tín hiệu cơ thể:
Trang 26+ Vận động được tiếp nhận bằng thị giác và những yếu tố tĩnh như diệnmạo,trang phục Bước đầu là những thông tin tạo ra thiện cảm,hấp dẫnhoặc gây ra phản ứng chối bỏ hội thoại
+ Vận động là những tín hiệu xuất hiện trong hội thoại Chúng có thểchậm từ từ như sự thay đổi dần khoảng cách,tư thế ngồi của những ngườitrò chuyện Chúng có thể nhanh như điệu bộ,cử chỉ,nét mặt thay đổi tuỳtheo từng lượt lời,từng đoạn lời,thậm chí từng từ ngữ được dùng
+ Những tín hiệu phi lời tuy là thứ yếu nhưng rất quan trọng.Thiếuchúng,cuộc trò chuyện sẽ tẻ nhạt,thậm chí phải chấm dứt.Có những tínhiệu phi lời làm thành những điều kiện tiên khởi cho hội thoại, đó lànhững tín hiệu cung cấp những thông tin về thoại trường
+ Các tín hiệu phi lời đóng vai trò nhất định trong việc lý giải nghĩa củalời nói Qua các tín hiệu phi lời,chúng ta(người ngoài cuộc thoại) có thểnhận ra quan hệ thức giữa những người đối thoại Nói một cách tổngquát,ta không thể loại bỏ các tín hiệu kèm lời và phi lời khi giao tiếp bằnglời.Ngay cả khi nói chuyện bằng điện thoại (không đương diện với ngườiđương thoại),không ít người vẫn khoa chân múa tay…
+ Các tín hiệu về không gian tương tác như tư thế của những người hộithoại, khoảng cách của họ cũng quan trọng với diễn biến của cuộc tươngtác
- Những sự kiện kèm ngôn ngữ (paralinguistic) xuất hiện song song vớingôn ngữ nói,hoà lẫn vào ngôn ngữ nói hình thành nên một hệ thống giaotiếp trọn vẹn
1.1.3.3 Quy tắc hội thoại
Trang 27Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên tắc: Nguyên tắc luân phiênlượt lời; nguyên tắc liên kết hội thoại; các nguyên tắc hội thoại; nguyêntắc cộng tác hội thoại.
- Nguyên tắc luân phiên lượt lời
+ Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểuđến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau.Vì thế, khi hai người hộithoại người kia phải nói khi người này nhường lời theo cách lời ngườinày kế tiếp lời người kia
+ Ta có những dấu hiệu nhất định báo một cách tự động cho người kiabiết rằng họ có thể nói Đó là những dấu hiệu như sự trọn vẹn về ý nghĩa,
sự trọn vẹn về cú pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, các hư từ…
- Nguyên tắc liên kết hội thoại
+ Nguyên tắc liên kết hội thoại không chỉ tri phối các diễn ngôn đơn thoại
mà tri phối cả các lời tạo thành một cuộc thoại
+ Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn,giữa các phátngôn,giữa các hành động ở lời,giữa các đơn vị hội thoại
+ Tính liên kết hội thoại không chỉ thuộc lĩnh vực nội dung và thể hiệnbằng các dấu hiệu ngữ pháp hiểu theo nghĩa truyền thống mà nó cònthuộc các lĩnh vực hành động ở lời thể hiện trong quan hệ lập luận
-Các nguyên tắc hội thoại :
+ Nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice đề ra năm 1967.Nguyên tắcđược phát biểu tổng quát như sau: “ Hãy làm cho phần đóng góp của anh(vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội
Trang 28thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hộithoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.”
+ Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm: Phương châm về lượng;phương châm về chất; phương châm quan hệ; phương châm cách thức
+ Có những vận động cơ thể (điệu bộ,cử chỉ, nét mặt…) hướng tới ngườinhận hoặc tự hướng về mình (gãi đầu,gãi tai, đấm ngực) bổ sung cho lờicủa người nói
mà đúng cả cho hành động trình bày (xác tín,khẳng định,miêu tả…) + Có những phát ngôn loại trừ sự đáp lời như ngôn bản viết hoặc miệng(tuyên án,truyền thanh,truyền hình) Đây là sự loại trừ sự hồi đáp trực tiếp
Trang 29tức thời.Trong chiều sâu, những diễn ngôn này vẫn cần đến sự hồi đápnào đó hoặc ở một hoặc ở những người nghe
là cái chịu tác động vừa là phương tiện sử dụng để gây ra tác động đối vớilời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lý, sinh lý,vật lý của người nói
và người nghe
- Hội thoại có thể ở hai cực: điều hoà, nhịp nhàng hoặc hỗn độn, vướngmắc (tiêu biểu là các cuộc cãi lộn)
+ Trong quá trình hoà phối mỗi nhân vật thực hiện sự tự hoà phối tức là
tự mình điều chỉnh thái độ, hành động, lượt lời của mình theo từng bướccủa cuộc đối thoại sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và củatình huống hội thoại đang diễn ra
+ Giữa các nhân vật tương tác có sự liên hoà phối (inter-syn-chronisation)
có nghĩa là phối hợp sự tự hoà phối của từng nhân vật
+ Trong quá trình tương tác còn có những cặp trao đáp củng cố và sửachữa Trao đáp củng cố nhằm thiết lập hay làm vững chắc quan hệ giữangười trong cuộc để cuộc tương tác đạt hiệu quả
Trang 30-Thương lượng hội thoại: đối tượng thương lượng; phương thức thươnglượng; hình thức hội thoại; cấu trúc hội thoại; lý lich và vị thế giao tiếpcủa đối tác; các yếu tố ngôn ngữ; nội dung hội thoại; thời gian thươnglượng; thể thức thương lượng; kết cục của hội thoại.
- Đối tượng thương lượng hình thức hội thoại:Các nhân vật phải thoảthuận về ngôn ngữ được dùng
- Cấu trúc hội thoại: Thương lượng về đoạn mở đầu, kết thúc, sự phân bốlượt lời
- Lý lịch và vị thế giao tiếp của các đối tác:
+ Quan hệ liên cá nhân tác động mạnh mẽ đến hội thoại
+ Trong hội thoại có vị thế giao tiếp.Ai là người chủ động điều khiểncuộc thoại Nếu vấn đề ai là người bị chế ngự trong cuộc thoại tất cảnhững điều này đều qua thương lượng về vị thế giao tiếp mà xác lập vàqua lực lượng trong diễn tiến hội thoại mà biễn đổi
-Các yếu tố ngôn ngữ:
+ Các nhân vật hội thoại phải thương lượng về từ ngữ được dùng, ý nghĩacủa chúng và về câu cú
-Nội dung hội thoại:
+ Các nhân vật hội thoại phải thương lượng với nhau về các vấn đề đượcđưa ra trò chuyện với nhau
+ Đề tài và chủ đề hội thoại không phải do một đối tác nêu ra Bằng mộthành vi ngôn ngữ người nói có thể đưa ra một vấn đề Đó là đề của lời
Trang 31của lời nói của người nói Đề của lời nếu được các đối tác kia chấp nhậnthì mới thành đề tài diễn ngôn (đề tài của cuộc hội thoại) và ngược lại VD: Sp1:Cậu có biết chơi đàn không?
Sp2: Đàn gì?
Sp1: Đàn Violin ý!
- Phương thức thương lượng : Thời gian thương lượng:
+ Thương lượng có thể xuất hiện ngay ở đầu cuộc hội thoại sau một thờigian dò dẫm mở thoại, dò dẫm để xác định quan hệ hội thoại một cáchtrực tiếp hay gián tiếp vừa trò chuyện vừa thương lượng
+ Thương lượng diễn ra liên tục trong hội thoại cho nên không thể xácđịnh thời gian cố định cho thương lượng Thể thức thương lượng:
+ Thể thức thương lượng trực tiếp (nêu đề tài một cách trực tiếp): khôngthích hợp với hội thoại đời thường
+ Thể thức thương lượng ngầm, gián tiếp, theo kiểu dò dẫm thường gặptrong hội thoại đời thường
+ Trong thể thức thương lượng thì phương thức thương lượng để dẫnnhập đề tài diễn ngôn là đáng chú ý nhất
Trang 32+ Liên kết miễn cưỡng phải dựa vào áp lực của một phía và sự thànhcông của cuộc hội thoại chỉ là ở bên ngoài Kết cục hội thoại Thành côngThất bại Thoả thuận Tự nguyện liên kết Mỗi người giữ vững lập trườngriêng Liên kết miễn cưỡng
1.1.3.5 Ngữ pháp hội thoại
- Phân loại và cấu trúc nội tại của những cuộc hội thoại đơn giản
- Mô hình hội thoại và diễn tiến của hội thoại
+ Trong thực tế hội thoại, chẳng những các hành vi ngôn ngữ thuộc các
mô hình hội thoại cơ sở mà các mô hình cơ sở cũng giao chéo đan cài lẫnnhau.Chúng ta thường sử dụng nhiều hơn một mô hình hội thoại trong hộithoại đời thường
+ Theo quan điểm của ngữ pháp hội thoại, trước hết cần thiết phải miêu
tả mô hình của những cuộc hội thoại.Bước tiếp theo là chỉ ra nhưng bộphận nào của cuộc hội thoại này phù hợp với mô hình thông tin, bộ phậnnào thuộc mô hình hội thoại khác
- Tính thống nhất của cuộc thoại Sự khác nhau giữa cuộc thoại và vănbản: Đặc điểm so sánh văn bản cuộc thoại tính liên tục là diễn ngôn liêntục do một người viết ra Là những diễn ngôn ngắt quãng, cài răng lượcvào nhau Nội dung tuân theo một chiến lược được người viết định ra từđầu và theo đuổi chiến lược đó đến hết không thể định hướng trước đượchoặc nếu có thì phải thường xuyên thay đổi theo hoạt động đối thoại
- Tính thống nhất của văn bản Tính thống nhất của văn bản được quyếtđịnh bởi: Tính liên kết hình thức; tính mạch lạc về nội dung; liên kết hình
vị phụ thuộc vào hành vi chủ hướng; liên kết hai tham thoại trong mộtcặp thoại; liên kết các cặp thoại thành sự kiện lời nói; liên kết sự kiện lời
Trang 33nói thành đoạn thoại; tuỳ thuộc vào mục đích mà mỗi đối tác chủ trì trongcuộc thoại; tuỳ theo đề tài diễn ngôn; tuỳ theo chiến lược đối tác sử dụng.
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Chương trình và sách giáo khoa
2.1.1 Phần lí thuyết về hội thoại
Trong chương trình Ngữ văn THCS, có những bài học lí thuyết sau
về hội thoại :
- Chương trình Ngữ văn 8
+ Tiết 107: Hội Thoại
- Chương trình Ngữ văn 9
+ Tiết 8- Tiết 13 : Các phương châm hội thoại
+ Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại
Như vậy có thể thấy số lượng các bài về hội thoại tương đối ít ỏi vẫnchưa đáp ứng được việc giải quyết các vấn đề về giao tiếp cho các em.Chương trình cần có thêm nhiều các bài học lí thuyết để đáp ứng kịp thờinhu cầu học tập của học sinh Thỏa mãn nhu cầu học tập lí thuyết cũngchính là thỏa mãn các nhu cầu về hoạt động thực hành giao tiếp cho họcsinh
2.1.2 Phần bài tập về hội thoại
Bài tập hội thoại ở chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 8 cónhững ưu điểm khá rõ rệt Các bài tập hội thoại hầu như đều lấy ngữ liệu
từ văn bản đọc hiểu trong SGK Ngữ văn THCS Điều này đảm bảo đượcnguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn: đọc hiểu văn bản sẽ sâu sắc
Trang 34Bên cạnh những ưu điểm rõ rệt trên thì các bài tập hội thoại cũngkhông tránh khỏi những điểm còn hạn chế Đó chính là do phần lớn cácngữ liệu bài tập lấy trong SGK đều là các tác phẩm văn chương trongnhà trường Do đó mà còn xa lạ với thực tế GT, chưa gắn bó mật thiết vớithực tế cuộc sống của học sinh Học sinh có thể hoàn thành tốt các bài tậptrên lớp tuy nhiên lại không biết cách ứng xử linh hoạt trong đời sốnghàng ngày Chính bởi các bài tập này thiếu các tình huống GT giả địnhtrong thực tế nên khiến cho học sinh thiếu các kĩ năng phát triển năng lựcngôn ngữ đặc biệt là kĩ năng giao tiếp để áp dụng trong thực tế đời sống
sử dụng khi dạy học bài Hội thoại chủ yếu là phân tích ngôn ngữ Cácgiáo viên còn nặng về thuyết trình các khái niệm ngôn ngữ mà chưa chú ýđúng mức tới phát triển năng lực, kĩ năng GT cho học sinh Không ít giáoviên rất hạn chế trong việc liên hệ với thực tế GT cho học sinh
2.2.2 Học sinh
Học sinh khi tham gia vào các tiết học hội thoại rất ít khi chú ý vàophần lí thuyết này Đây không phải là phần lí thuyết quá phức tạp mà họcsinh không thể tiếp thu Học sinh có thể tự tìm hiểu, thậm chí các em có
Trang 35thể đóng vai là người giáo viên dạy những kiến thức này nếu được chuẩn
bị trước ở nhà Học sinh khi tham gia học lí thuyết hội thoại sẽ khôngtránh khỏi cảm giác thấy nhàn chán, mệt mỏi vì liên tục phải nhìn, phảinghe, phải viết những khái niệm lí thuyết mà giáo viên truyền đạt trênlớp Do đó mà khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh trong tiết học sẽkhông đạt được kết quả như mong muốn Vì vậy cần tạo không khí họctập tích cực cho học sinh tham gia vào các hoạt động hội thoại trên lớpnhư: đóng vai nhân vật trong hội thoại, hoạt động theo cặp, theo nhómhay là sử dụng phương pháp thuyết trình về hội thoại, xử lí các tìnhhuống giả định Có như thế thì phần học lí thuyết hội thoại mới thú vị,đem lại được kết quả cao về khả năng rèn luyện năng lực ngôn ngữ tronghội thoại và trong giao tiếp hàng ngày
Kết luận chương 1
1 Hình thức cơ bản , thường xuyên của các hoạt động dạy học theođường hướng giao tiếp đó chính hoạt động gioa tiếp bằng ngônngữ Dạy học hội thoại theo đường hướng giao tiếp cho học sinh làgiúp các em hình thành ,rèn luyện năng lực học tập Bên cạnh đócòn giúp các em tự tin, tăng khả năng rèn luyện kĩ năng sốngkhông chỉ trong môi trường lớp học mà còn ngoài đời sống xã hội
2 Tính chất các hoạt động dạy học hội thoại theo đường hướng giaotiếp đó chính là tính chất thực hành Khả năng thực hành càng caothì càng tăng khả năng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Cụthể, trong môi trường khuôn khổ lớp học, nhà trường thì các hoạtđộng dạy học đó chính là hoạt động giao tiếp tổ chức dưới dạngcác bài tập hội thoại cho học sinh tham gia Đây chính là cách đưacác em đến gần với các hoạt động hội thoại nhanh nhất và hiệu quảnhất.Do đó việc định hướng các hoạt động dạy học hội thoại theo
Trang 36đường hướng giao tiếp là vô cùng quan trọng đáp ứng được yêucầu cơ bản phù hợp với quan điểm giao tiếp hiện đại.
3 Hiện nay chương trình sách giáo khoa đã quan tân đến việc dạyhọc hội thoại Cụ thể là nội dung dạy học hội thoại đã được thểhiện thành bài cụ thể trong chương trình sách giáo khoa Vì vậychúng ta cần định hướng các hoạt động dạy học hội thoại theođường hướng giao tiếp với các hoạt động cụ thể tạo hứng thú chohọc sinh tham gia một cách tích cực và hiệu quả
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
Trang 372.1 Hoạt động đóng vai
Đóng vai là một trong các phương pháp mới hiện nay được ứng dụngtrong dạy học nhiều bộ môn ở nhà trường THPT Biết kết hợp hoạt độngđóng vai trong dạy học sẽ tạo ra một không khí học tập sôi nổi Thôngqua hoạt động đóng vai, học sinh sẽ có khả năng sử dụng, phát triển ngônngữ một cách thuận lợi trong các hoạt động giao tiếp
2.1.1 Đóng vai là gì?
Đóng vai là bất cứ hoạt động nào trong đó một người mượn vai trò củangười khác, hoặc vẫn là mình nhưng tưởng tượng mình đang ở trong mộttình huống không có thật nào đó
Một người nào đó trong tưởng tượng Sự thú vị của đóng vai là ở chỗhọc sinh có thể “trở thành” bất kỳ ai đó mà các em thích trong mộtkhoảng thời gian nào đó: Tổng thống, Nữ Hoàng, một triệu phú, một ngôisao nổi tiếng… sự lựa chọn là không giới hạn Các tình huống tưởngtượng giúp các em vận dụng những hiểu biết về tri thức, kĩ năng ngônngữ vào các tình huống bình thường quen thuộc thể hiện qua hoạt độngđóng vai
2.1.2 Tại sao sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học?
Chúng ta đều đồng ý rằng sự học diễn ra khi các hoạt động cuốn hút vàgây ấn tượng với học sinh Jeremy Harmer ủng hộ việc sử dụng hoạtđộng đóng vai vì các lý do sau:
- Vui nhộn và tạo động lực cho học sinh
- Những học sinh ít nói có dịp để thể hiện bản thân một cách thẳng thắn
và thoải mái
Trang 38- Thế giới lớp học được mở rộng ra bên ngoài, vì vậy cung cấp cho họcsinh nhiều cơ hội hơn hẳn để luyện tập ngôn ngữ.
2.1.3 Hoạt động đóng vai với dạy học tiếng Việt theo đường hướng GT
- Hoạt động đóng vai giúp học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt độnggiao tiếp, giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
- Thông qua các tình huống đóng vai cụ thể, mỗi học sinh sẽ tự rèn luyện,phát triển năng lực giao tiếp của chính bản thân mình Tức là các em cóthể sử dụng thành thạo và linh hoạt các kĩ năng giao tiếp cơ bản: nghe,nói, đọc, viết
- Để các em có thể tự tin trong môi trường nhà trường, gia đình cũng nhưbạn bè và ngoài đời sống xã hội khác
2.1.4 Sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học hội thoại ở chương trình Ngữ văn 8
2.1.4.1 Đóng vai phần ngữ liệu trong SGK
VD: Trong dạy học bài hội thoại, phần Ngữ liệu tìm hiểu bài có nhữngvăn bản trích sau:
“ Gió chiều thổi đám tre tơi tả Nắng Tây gay gắt soi đến nửa thềm Thằng Dần cái Tý thôi không ăn khoai, lải nhải vừa van vừa khóc.
Cái Tỉu bú đã lưng dạ, hớn hở ngảnh ra cười đùa Chị Dậu lại càng rũ rợi Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân Một lúc sau, chị đứng phắt dậy với cái dáng điệu quả quyết
- Thôi, phải tội với trời, mẹ chịu! Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!
Trang 39Tức thì, chị chùi nước mắt và đi làm những việc mà chị cho là đau đớn Cái Tỉu lại bậu bên sườn cái Tý
Con chó cái chúi đầu vào sợi xích sắt để cho bà chủ buộc vào cột nhà Đàn chó con phải bắt vào trong rổ thưa, trên có mẹt đậy và có lạt chằng
Cái việc xong hết chị lại đón cái Tỉu, cho nó bú thêm lúc nữa Sau khi đã kéo chiếc chiếu thủng rách trên phản trải xuống giữa nhà, chị đặt con nhỏ vào chiếu và sai thằng Dần ngồi đó trông em Chị lục tất cả quần áo của cái Tý và gói chung làm một gói Rồi một tay nưng cổ chó con lên đầu, một tay cầm sợi xích sắt định giắt luôn con chó cái ra cửa, sụt sịt chị bảo cái Tý :
- Con hãy đội cái mê nón cho đỡ nắng, và con cắp lấy gói quần áo rồi sang bên cụ Nghị Quế với u?
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tý vần tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi
im Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác mếu khóc :
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này Trời ơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
Chị Dậu lại lã chã hai hàng nước mắt
- U van con, lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm Công u nuôi con sáu, bẩy năm trời, tốn kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột rồi đây con ạ Nhưng mà tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia Nếu không bán con, thì lấy tiền đâu nộp sưu? Để cho thầy con khổ sở đến nước nào nữa?
Trang 40Thôi u van con, u lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u!
Cái Tý vẫn khóc rưng rức Chị Dậu cũng vừa đội rổ chó con vừa khóc nức nở, nhưng vẫn cố kiếm lấy những lời thấm thía xót xa để khuyên con Lâu lâu, cái Tý chừng như cũng hiểu những nỗi đau lòng của mẹ, nó không khóc nữa Lau sạch nước mắt, nó chạy đến chỗ cái Tỉu, cúi đầu tận mặt con này, nó hôn mỗi má mấy cái, và nó lại mếu :
- Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây Chị sang ở với cụ Nghị kia đây Từ rầy trở đi, Chị không được ẩm Tỉu nữa Bao giờ Tỉu lớn, Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé!
Rồi nó ôm lấy thằng Dần, rồi cũng hôn luôn hai má thằng ấy Vừa nói
nó vừa giàn giụa nước mắt :
- Dần có thương chị không? Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi, Dần ở nhà chơi với Tỉu vậy Nó khóc thì Dần dỗ nó, không được đánh nó đấy nhé Bao giờ nó lớn, thì Dần rủ nó sang nhà cụ Nghị với chị Thôi Dần ở nhà, chị phải đi với u đây chị không được về nữa đâu, Dần ạ!
Thằng Dần níu lấy áo chị và khóc rầm rĩ :
- Chị phải ở nhà với em! Em không cho chị sang nhà cụ Nghị Nếu chị sang nhà cụ Nghị, rồi thì em chơi với ai?
Cái Tý lại khóc hu hụ Nó cứ quấn quýt thằng Dần, không muốn rời ra Ngảnh lại nhìn mặt chị Dậu, nó nói bằng giọng năn nỉ :
- Con nhớ em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em để con nói chuyện với em Sáng mai con xin đi sớm Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn :
- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì đi ngay bây giờ cho u Nếu con chưa đi,cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có