luận văn ngành sư phạm đại học sư phạm hà nội Sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực MỞ ĐẦU1 1. Lí do chọn đề tài1 2. Mục đích2 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu4 5. Phạm vi nghiên cứu4 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu4 7. Cấu trúc luận văn7 NỘI DUNG8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ VIDEOCLIP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 – THPT, THEO HƯỚNG TÍCH CỰC8 1.1. Phương tiện dạy học8 1.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học8 1.1.2. Phân lọai phương tiện dạy học9 1.2. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Địa lí10 1.3. Sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí12 1.3.1. Thế nào là tranh ảnh và videoclip Địa lí12 1.3.2. Vai trò tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí12 1.3.3. Phân loại tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí15 1.4. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học18 1.5. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh THPT22 1.6. Hiện trạng của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT.24 Chương 2: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ VIDEOCLIP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 – THPT, THEO HƯỚNG TÍCH CỰC27 2.1. Mối quan hệ giữa mục tiêu và nội dung chương trình môn Địa lí 11 – THPT với việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT, theo hướng tích cực.27 2.1.1. Mục tiêu chương trình môn Địa lí 11 – THPT.27 2.1.2. Nội dung chương trình môn Địa lí 11 – THPT.28 2.1.3. Đặc điểm sách giáo khoa Địa lí lớp 11 THPT28 2.1.4. Đề xuất các loại kênh hình cụ thể trong dạy học địa lí 11 - THPT.30 2.2. Nguyên tắc và yêu cầu của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực34 2.2.1. Nguyên tắc của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực34 2.2.2. Yêu cầu của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực36 2.3. Biện pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực39 2.3.1. Khả năng sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT, theo hướng tích cực39 2.3.2. Quy trình sử dụng tranh ảnh vào tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT, theo hướng tích cực46 2.3.3. Quy trình sử dụng videoclip vào tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT, theo hướng tích cực50 2.3.4. Kĩ năng sử dụng kênh hình phối hợp với các phương pháp dạy học khác55 2.4. Thiết kế giáo án có sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực61 Chương 3: THỰC NGHIỆM79 3.1. Mục đích và nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm79 3.1.1. Mục đích thực nghiệm79 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm79 3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm79 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm80 3.2. Nội dung thực nghiệm80 3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm80 3.2.2. Chọn bài thực nghiệm81 3.2.3. Quy trình thực nghiệm81 3.3. Tổ chức thực nghiệm83 3.4. Kết quả thực nghiệm84 3.4.1. Kết quả thực nghiệm bài 10 84 3.4.2. Kết quả thực nghiệm bài 11 85 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT89 TÀI LIỆU THAM KHẢO92 Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu vực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Các phương pháp dạy học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đang dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy học sinh làm trung tâm. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp cũng như phương tiện dạy học trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó vấn đề sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Môn Địa lí ở nhà trường phổ thông mang đến cho các em những kiến thức cơ bản về Trái đất, về đặc điểm tự nhiên – dân cư – xã hội – kinh tế của Thế giới, các quốc gia – khu vực trên Thế giới và của Việt Nam, nghĩa là phạm vi kiến thức các em tìm hiểu rất rộng lớn, nhiều nơi xa xôi không thể tri giác trực tiếp được, vì vậy phương tiện trực quan sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy và học môn Địa lí. Phương tiện trực quan được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Thông qua đồ dùng trực quan người học tiến hành quan sát dưới vai trò chủ đạo của giáo viên để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cho bản thân. Dạy học bằng phương pháp trực quan gây hứng thú học tập cho học sinh, giờ học sôi nổi, giúp học sinh nhận thức bài sâu hơn. Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái niệm thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng, chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí. Trong các phương tiện trực quan thì tranh ảnh và videoclip là những phương tiện hiện đại, có thể phục vụ đắc lực trong việc dạy và học Địa lí. Với nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 11, hệ thống kiến thức địa lí Thế giới mang nhiều kiến thức mà học sinh không thể quan sát, nhận biết thực tế, vì vậy các phương tiện trực quan, đặc biệt là tranh ảnh và videoclip có vai trò rất quan trọng giúp học sinh tư duy logic và hình thành được các khái niệm. Tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh động hơn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức bền chặt hơn, chắc chắn hơn. Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện nay cho thấy: việc khai thác tranh ảnh trong sách giáo khoa và videoclip địa lí mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẫn cho học sinh biết cách khai thác tri thức từ những phương tiện này. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế. Xuất phát từ những lí do trên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Ngô Thị Hải Yến, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực”. Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao và việc thực hiện đề tài sẽ có ý nghĩa rất lớn với bản thân tác giả khi ra trường và giúp tác giả tích cực đổi mới phương pháp khai thác tranh ảnh và videoclip, nâng cao chất lượng dạy học Địa lí. 2. Mục đích Mục đích chính của đề tài này xác định biện pháp cơ bản sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT theo hướng tích cực, góp phần đổi mới quá trình dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện trực quan và tăng cường chất lượng dạy học Địa lí ở THPT. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng phương tiện trực quan nói chung và tranh ảnh, videoclip nói riêng đã sớm được các nhà khoa học và giáo dục ở cả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và xác định đó là loại phương tiện trực quan mang lại hiệu quả cao trong dạy học Địa lí. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng kênh hình trong dạy học nói chung trong dạy học Địa lí như: Cuốn “Bản đồ học” của tác giả Ngô Đạt Tam, xuất bản năm 1976. Cuốn “Bản đồ giáo khoa” của tác giả Lâm Quang Dốc, xuất bản năm 2003 Cuốn “Lý luận dạy học Địa lí” của tác giả Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, xuất bản năm 2000. Cuốn “Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực” của tác giả Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, xuất bản năm 2008. Cuốn “Phương tiện kĩ thuật trong dạy học Địa lí” của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, xuất bản năm 2001. Cuốn “Rèn luyện kĩ năng Địa lí” của tác giả Mai Xuân San, tái xuất bản năm 2001. Cuốn “Lý luận dạy học Địa lí” của tác giả Đặng Văn Đức, xuất bản năm 2006. Cuốn “Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, xuất bản năm 2004. Đặc biệt, hiện nay, với từng bước đổi mới phương tiện dạy học, tranh ảnh và videoclip là hai loại phương tiện dạy học trực quan được chú trọng khai thác đưa vào dạy và học Địa lí. Thời gian gần đây, đã có nhiều luận án Tiến sĩ quan tâm đến việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông phải kể đến như: Nguyễn Quốc Tuấn: “Sử dụng phim video giáo khoa trong dạy học Địa lí lớp 6 ở trường THCS”, Luận án Tiến Sĩ, 2002. Nguyễn Văn Luyện: “Phương pháp sử dụng Video trong dạy học Địa lí 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”, Luận án Tiến Sĩ, 2005. Ngô Thị Hải Yến: “Sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 9 theo hướng tích cực”, Luận án Tiến Sĩ, 2010. Nguyễn Thị Dung: “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí lớp 11 THPT theo hướng tích cực”, Luận văn Thạc sĩ, 2005. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình tiêu biểu nêu trên, đề tài của tác giả sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT, theo hướng tích cực. Đây là một đề tài hoàn toàn mới mẻ và rất có ý nghĩa đối với bản thân tác giả sau khi ra trường, giúp tác giả tích cực đổi mới phương pháp cũng như biết sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đã đưa ra, đề tài cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực. - Đề xuất biện pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. - Đưa ra các kết luận và kiến nghị. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, do thời gian và kinh phí hạn hẹp, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu phương pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip trong việc giảng dạy Địa lí 11 – THPT cơ bản nói chung và thực nghiệm ở một số lớp thuộc trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Đề tài nghiên cứu sử dụng tranh ảnh và videoclip để tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học Địa lí 11, cụ thể trong 2 bài: - Bài 10: Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu chính sau: 6.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống Quá trình sư phạm bao gồm những thành tố có quan hệ với nhau trong một hệ thống, có cấu trúc nhất định và cùng vận động. Các thành tố đó là mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà giáo dục, người giáo dục, môi trường giáo dục. . . Các yếu tố trên vận động, phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau trong cùng một hệ thống. Trong đó, sự thay đổi thành phần này sẽ kéo theo sự thay đổi thành phần khác. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là trang bị cho học sinh khả năng độc lập, năng động, sáng tạo, do đó, nội dung dạy học, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi và cải tiến. Xu hướng cải tiến các phương pháp dạy học hiện nay là nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người học, tìm cách giúp học sinh có động cơ, thái độ và phương pháp học tập đúng đắn. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp dạy học cần phải chú ý đến lứa tuổi bậc học, mức độ mục tiêu, hoạt động nhận thức của người học, môn học, nội dung bài học mà lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học hợp lí. Vận dụng quan điểm hệ thống để nhìn nhận vai trò, vị trí, chức năng của tranh ảnh và videoclip trong hệ thống kênh hình và hệ thống phương tiện dạy học, hệ thống các phương pháp dạy học và quá trình dạy học, thông qua đó tìm ra các quy trình hợp lí để tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và đạt được các mục tiêu đào tạo của giáo dục. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng quan điểm này để xem xét và phân tích hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí theo từng chương trình, cấp học, bậc học, trên cơ sở đó xác định được “cái biết” và “cái chưa biết” cho học sinh trong dạy học Địa lí 11 THPT, nhằm tạo ra các tình huống có vấn đề để tích cực hóa các hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh. - Quan điểm công nghệ dạy học Công nghệ dạy học là sự sắp xếp công việc dạy và học theo một hệ thống đặc biệt được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cho người học theo một kết quả đã dự đoán trước, điều hành quá trình dạy học một cách có hiệu quả để đưa người học đạt đến mục tiêu đặc biệt. Và công nghệ dạy học coi quá trình dạy học như một quy trình công nghệ, có mục đích rõ ràng, có đầu vào, đầu ra và có quá trình tác động. Hiện nay, công nghệ dạy học đang là một hướng tiếp cận quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông. Giáo viên cần thiết phải vận dụng quan điểm này vào quá trình sử dụng tranh ảnh và videoclip để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học địa lí theo hướng tích cực như quá trình lựa chọn tranh ảnh, video phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh, quá trình hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh và videoclip theo quy trình, thiết kế và xây dựng các bài toán nhận thức, thiết kế bài học. . . Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận, tác giả còn sử dụng một số quan điểm dạy học khác như: quan điểm kiến tạo nhận thức, quan điểm động và lịch sử. . . 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tác giả của khóa luận đã sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết để tìm hiểu, phân tích các tài liệu có liên quan đến nội dung đề cập của khóa luận. Những công trình nghiên cứu đã được công bố, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến phương tiện dạy học, cũng như các tác phẩm của các tác giả nổi tiếng được tác giả đề tài xem xét và phân tích. Việc nghiên cứu đề tài cũng đòi hỏi phái áp dụng phương pháp phân tích tính hệ thống nghiên cứu tranh ảnh và videoclip. Xem nó như một hệ thống gồm nhiều yếu tố liên quan đến nhau, trong một cấu trúc chặt chẽ. Đồng thời đặt đề tài trong một mối quan hệ với phương tiện dạy học nói chung và kênh hình nói riêng, đây là một yếu tố của quá trình dạy học, phương pháp cũng như nội dung dạy học. 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong các giờ học Địa lí ở trường phổ thông hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số phương pháp như phương pháp quan sát, phương pháp điều tra thực tế, phương pháp thống kê đã được sử dụng nhằm tìm hiểu và xác định rõ quan niệm, thái độ của giáo viên và học sinh về việc sử dụng tranh ảnh và videoclip theo các mục đích khác nhau cũng như tìm hiểu các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để đạt được mục tiêu đề ra. Dự giờ và trao đổi trực tiếp với giáo viên việc sử dụng tranh ảnh và videoclip theo hướng tích cực trong dạy học địa lí cũng là một phương pháp được tiến hành. Việc điều tra thực tế đã tạo ra những cơ sở quan trọng để lí giải khả năng thực thi, các điều kiện cần thiết, tác dụng và hạn chế của tranh ảnh và videoclip khi đưa vào sử dụng để xác định triển vọng và xu hướng phát triển của đề tài. Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu lí thuyết của đề tài. Kết quả thực nghiệm là cơ sở quan trọng để khẳng định độ tin cậy và tính khả thi của những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và videoclip do đề tài đưa ra. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, sơ đồ, bảng biểu, phần nội dung chính của luận văn có cấu trúc gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT theo hướng tích cực. Chương 2: Biện pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT theo hướng tích cực. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ VIDEOCLIP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 – THPT, THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 1.1. Phương tiện dạy học 1.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học Phương tiện dạy học, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo” Theo Tô Xuân Giáp "Các phương tiện dạy học có thể thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của HS trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho HS nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, qui luật làm cơ sở cho việc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất" [6] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo định nghĩa: “Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, và đối với học sinh, đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình thông qua đó àm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.”[2] Theo tác giả Đặng Văn Đức: “Phương tiện dạy học là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học đạt được các mục tiêu dạy học có hiệu quả hơn. Phương tiện hỗ trợ trong tiết học trên lớp nhằm làm sang tỏ những điều cần trình bày của giáo viên và trực quan hóa nội dung bài giảng giúp học sinh tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động, tích cực.”[4] Còn theo khái niệm của Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa rằng: “Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học) là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết” (Từ điển Bách khoa Việt Nam). Từ những cách hiểu như trên, ta có thể hiểu một cách khái quát: Phương tiện dạy học là một tập hợp tất cả các phương tiện vật chất cần thiết mà người giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Đó là những công cụ giúp người giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình dạy học (thông báo thông tin, tổ chức – kích thích hoạt động nhận thức, kiểm tra, đánh giá…) và những công cụ giúp người học sinh lĩnh hội tri thức cũng như tổ chức hoạt động nhận thức của mình có hiệu quả. 1.1.2. Phân lọai phương tiện dạy học Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí, dấu hiệu phân loại khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu một số cách phân loại phương tiện dạy học. 1.1.2.1. Theo tính chất của phương tiện dạy học Theo tính chất, phương tiện dạy học được chia ra hai nhóm: phương tiện mang tin và phương tiện truyền tin. - Nhóm phương tiện mang tin là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chưa đựng một khối lượng tin nhất định. Đó là các loại như tài liệu in, băng đĩa âm thanh hoặc cả âm thanh và hình ảnh, tranh vẽ, phim ảnh, mô hình, vật thật... - Nhóm phương tiện truyền tin là nhóm phương tiện được dùng để truyền tin tới học sinh như hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính... 1.1.2.2. Theo cách sử dụng phương tiện dạy học Theo cách sử dụng, có thể chia phương tiện dạy học ra các loại: - Phương tiện được dùng trực tiếp để dạy học, gồm hai loại nhỏ: + Phương tiện dạy học truyền thống: là những phương tiện đã được dùng từ xưa tới nay trong dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật,… + Phương tiện dạy học hiện đại: là những phương tiện dạy học mới được đưa vào nhà trường như camera số, máy chiếu đa phương tiện,… - Phương tiện được dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học, gồm các loại như: + Phương tiện hỗ trợ: giá đặt phương tiện, thiết bị ánh sáng,... + Phương tiện ghi chép, in ấn,... 1.1.2.3. Theo mức độ chế tạo phương tiện dạy học Cách chia này căn cứ theo một số tiêu chí về cấu tạo, vật liệu, giá thành, tuổi thọ của thiết bị, chia ra hai loại: - Chế tạo đơn giản: cấu tạo đơn giản, vật liệu chế tạo rẻ tiền, giá thành thấp, thường có tuổi thọ ngắn. - Chế tạo phức tạp: đòi hỏi sự thiết kế, chế tạo công phu, vật liệu đắt tiền, cấu tạo phức tạp, giá thành cao, sử dụng tiện lợi và tuổi thọ cao v.v... 1.2. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Địa lí Phương tiện dạy học trực quan: “là những công cụ, phương tiện mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm xây dựng cho học sinh những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học”. [6] N.N.Baranxki đưa ra khái niệm thiết bị dạy học địa lí: là những phương tiện trực quan, nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tổ chức và kết quả của việc giảng dạy địa lý ở nhà trường. Các thiết bị đó bao gồm: Phòng địa lý, bản đồ giáo khoa, quả cầu địa lý, tranh ảnh treo tường, biểu đồ, đồ thị... Theo Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc: “Trong bộ môn Địa lí, các phương tiện và thiết bị gồm có một phần cơ sở vật chất truyền thống hay hiện đại tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn Địa lí, vườn Địa lí…, toàn bộ các đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan như: bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ quan trắc, đo đạc, các thiết bị nghe nhìn và cuối cùng là các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho giáo viên và học sinh như: sách giáo khoa Địa lí, các sách báo tham khảo Địa lí…”.[2] Từ những ý kiến trên, có thể thấy phương tiện trực quan trong môn địa lí là các phương tiện dạy học (vật thật, vật tượng trưng, mô hình, tranh vẽ, sơ đồ,…) diễn tả một đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nói cách khác, phương tiện dạy học trực quan trong môn địa lí là những phương tiện (công cụ) mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm cung cấp tri thức địa lí, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan. Phương tiện dạy học trực quan trong môn địa lí bao gồm chủ yếu các phương tiện sau: - Bản đồ giáo khoa Địa lí: Bản đồ là một trong những phương tiện tốt nhất để nhận thức thế giới,vì vậy dạy - học địa lí bằng bản đồ, khai thác tri thức địa lí trên bản đồ sẽ giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ lâu bền. Việc rèn luyện kỹ năng bản đồ sẽ phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động học của HS. Dạy - học địa lí bằng bản đồ, giúp cho giáo viên chuyển tải được một khối lượng lớn trí thức địa lí cho HS trong một giờ lên lớp, mà việc chuyển tải đó lại rất nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả. Dạy - học địa lí bằng bản đồ còn giúp HS phát triển năng lực tư duy địa lí, khả năng quan sát, tưởng tượng, khả năng phân tích tổng hợp và khả năng khái quát hóa. - Hình vẽ của giáo vên trên bảng: lược đồ, sơ đồ, hoặc hình dạng bên ngoài, cấu trúc mô phỏng đối tượng địa lí. - Số liệu thống kê: số liệu rời, các bảng số liệu. - Biểu đồ: nội dung chương trình địa lí hiện nay yêu cầu sử dụng nhiều loại biểu đồ khác nhau như: hình cột (đứng, ngang, chồng), hình tròn, đường, miền. . . - Sơ đồ: sơ đồ cấu trúc, sơ đồ quá trình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ logic. - Mô hình, khối đồ là loại phương tiện có tính trực quan cao, được sử dụng nhiều trong dạy học ở các lớp đầu cấp như: quả cầu địa lí, mô hình vận động tự quay của Trái đất quanh mặt trời, khối đồ. 1.3. Sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 1.3.1. Thế nào là tranh ảnh và videoclip Địa lí - Tranh ảnh Địa lí Tranh ảnh Địa lí là những tài liệu đặc biệt được sao chép một cách triệt để các hiện tượng địa lí thuộc các thời kì và khu vực khác nhau trên Trái Đất. Các tài liệu ấy có khả năng thay thế phần nào cho những quan sát trực tiếp đối với những quan sát trực tiếp đối với những đối tượng địa lí phân bố rộng rãi trong không gian.[11] Tranh ảnh địa lí vừa là phương tiện dạy học trực quan dùng để minh họa cho bài học một cách sinh động. Mặt khác, tranh ảnh Địa lí cũng là nguồn tài liệu để khai thác thông tin, khai thác tri thức, tìm tòi và rèn luyện khả năng tư duy. Từ đó giúp học sinh hình thành các khái niệm và biểu tượng địa lí một cách dễ dàng, chính xác mà lại tiết kiệm thời gian. - Videoclip Địa lí Trong hệ thống các phương tiện dạy học, videoclip được xếp vào loại phương tiện dạy học hiện đại. Khái niệm videoclip được hiểu bao gồm đầu máy video và các băng video hoặc là các đoạn phim ngắn. Trong đó, đầu máy video là phần cứng. Bên cạnh phần cứng, video còn có các phần mềm được xây dựng trên các nguyên lí sư phạm, tâm lí học, khoa học kĩ thuật để cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức nhất định. Đó là các đoạn videoclip. Videoclip ghi lại đồng thời các hình ảnh, âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, đời sống xã hội… và được đầu máy video phát lại qua màn hình TV hoặc được chiếu qua máy tính và máy chiếu.[8] 1.3.2. Vai trò tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí Với nhiều tính năng ưu việt, tranh ảnh và videocip có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng, biểu hiện trên các mặt sau: - Tranh ảnh và videoclip giúp cho học sinh dễ dàng hiểu và vận dụng các nội dung kiến thức địa lí. Tranh ảnh và video có khả năng trình bày các nội dung có tính chất địa lí dưới dạng hình ảnh và hình ảnh kết hợp với âm thanh theo một trình tự liên kết hữu cơ, nhờ đó học sinh có thể hiểu được cấu tạo thành phần của đối tượng, hiện tượng địa lí, tự mình có thể hiểu được các nguyên tắc, khái niệm, từ đó lĩnh hội các kiến thức một cách vững vàng. - Tranh ảnh và videoclip giúp cho kiến thức của học sinh được ghi nhớ lâu bền hơn. Tranh ảnh và video tác động trực tiếp, đồng thời vào thị giác và thính giác trong quá trình lĩnh hội kiến thức sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ kiến thức lâu bền hơn. Từ các nghiên cứu khoa học, các nhà giáo dục đã tổng kết các mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh trong quá trình học tập qua các con đường với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học như bảng sau: Bảng 1.1: Mức độ tiếp thu kiến thức qua các con đường cảm giác khác nhau [4] Phương thức tiếp thuMức độ tiếp nhận thông tin Vị giác1% Xúc giác1,5% Khứu giác3,5% Thính giác11% Thị giác83% Như vậy, tỉ lệ tiếp nhận kiến thức từ ngoài vào óc người qua nghe và nhìn là lớn nhất, chiếm đến 94%. Người ta cũng tổng kết được mức độ ghi nhớ bằng các con đường khác nhau như bảng bên dưới: Bảng 1.2: Mức độ ghi nhớ kiến thức bằng các con đường khác nhau [4] Phương thức ghi nhớMức độ ghi nhớ Thính giác20% Thị giác30% Thính giác và thị giác50% Tự trình bày80% Từ trình bày và tự làm90% Kết quả nghiên cứu như trên cho thấy tác dụng rất lớn của các phương tiện nghe nhìn trong đó có tranh ảnh và videoclip đối với sự tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của học sinh. - Tranh ảnh và videoclip hình thành và khắc sâu những kinh nghiệm trực tiếp giúp cho việc học tập của học sinh thêm phong phú và sâu rộng hơn. Trong dạy học địa lí, do đặc trưng của đối tượng nghiên cứu những kinh nghiệm trực tiếp càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, những kinh nghiệm học sinh được trực tiếp lĩnh hội ở trường về địa lí còn nhiều hạn chế, đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập môn địa lí ở nhà trường phổ thông. Trong trường hợp này, tranh ảnh và videoclip có thể bổ sung những thiếu hụt của kinh nghiệm trực tiếp đó bằng những kinh nghiệm gián tiếp. Nhờ tranh ảnh và video học sinh có thể quan sát gián tiếp được những đối tượng, hiện tượng địa lí không thể quan sát được do kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ, học sinh có thể tiếp cận được với những đối tượng, hiện tượng phân bố ở những vùng lãnh thổ xa xôi, không thể đi đến được. Nhờ có video, học sinh có thể quan sát được cả hiện tượng, quá trình diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm mà mắt thường không thấy được. Đồng thời, nhờ có khả năng lưu trữ, tranh ảnh và videoclip còn giúp cho học sinh thấy được những hình ảnh, âm thanh vượt thời gian và không gian. - Tranh ảnh và videocip góp phần hình thành và nâng cao khả năng quan sát và nghiên cứu cho học sinh. Với khả năng chứa đựng một lượng thông tin lớn, tranh ảnh vài videoclip tạo điều kiện để học sinh quan sát, độc lập suy nghĩ, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán. . . trên cơ sở đó tự phát hiện kiến thức, nhờ đó có thể nắm kiến thức một cách vững chắc hơn. - Tranh ảnh và videoclip góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông cácnước trong khu vực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đếnviệc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học.Các phương pháp dạy học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đangdần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấyhọc sinh làm trung tâm Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương phápcũng như phương tiện dạy học trong công tác giảng dạy của người giáo viên,trong đó vấn đề sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học đang đượcnhiều giáo viên quan tâm áp dụng
Môn Địa lí ở nhà trường phổ thông mang đến cho các em những kiếnthức cơ bản về Trái đất, về đặc điểm tự nhiên – dân cư – xã hội – kinh tế củaThế giới, các quốc gia – khu vực trên Thế giới và của Việt Nam, nghĩa làphạm vi kiến thức các em tìm hiểu rất rộng lớn, nhiều nơi xa xôi không thể trigiác trực tiếp được, vì vậy phương tiện trực quan sẽ có vai trò vô cùng quantrọng trong dạy và học môn Địa lí
Phương tiện trực quan được các nhà phương pháp đánh giá rất caotrong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thứccủa học sinh Thông qua đồ dùng trực quan người học tiến hành quan sát dướivai trò chủ đạo của giáo viên để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạtđộng sáng tạo cho bản thân Dạy học bằng phương pháp trực quan gây hứngthú học tập cho học sinh, giờ học sôi nổi, giúp học sinh nhận thức bài sâu hơn.Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái niệm thìcác kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng, chúng cótính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí.Trong các phương tiện trực quan thì tranh ảnh và videoclip là những phươngtiện hiện đại, có thể phục vụ đắc lực trong việc dạy và học Địa lí Với nội
Trang 2dung chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 11, hệ thống kiến thức địa lí Thếgiới mang nhiều kiến thức mà học sinh không thể quan sát, nhận biết thực tế,
vì vậy các phương tiện trực quan, đặc biệt là tranh ảnh và videoclip có vai tròrất quan trọng giúp học sinh tư duy logic và hình thành được các khái niệm.Tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh độnghơn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thứctrong kí ức bền chặt hơn, chắc chắn hơn
Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiệnnay cho thấy: việc khai thác tranh ảnh trong sách giáo khoa và videoclip địa límới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưahướng dẫn cho học sinh biết cách khai thác tri thức từ những phương tiện này
Vì vậy, học sinh tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vậndụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS
Ngô Thị Hải Yến, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sử dụng tranh ảnh
và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực” Đây là
một đề tài mang tính thực tiễn cao và việc thực hiện đề tài sẽ có ý nghĩa rấtlớn với bản thân tác giả khi ra trường và giúp tác giả tích cực đổi mới phươngpháp khai thác tranh ảnh và videoclip, nâng cao chất lượng dạy học Địa lí
2 Mục đích
Mục đích chính của đề tài này xác định biện pháp cơ bản sử dụng tranhảnh và videoclip trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT theo hướng tích cực,góp phần đổi mới quá trình dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiệntrực quan và tăng cường chất lượng dạy học Địa lí ở THPT
3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng phương tiện trực quan nói chung vàtranh ảnh, videoclip nói riêng đã sớm được các nhà khoa học và giáo dục ở cảtrong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và xác định đó là loại phương tiệntrực quan mang lại hiệu quả cao trong dạy học Địa lí
Trang 3Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc sửdụng kênh hình trong dạy học nói chung trong dạy học Địa lí như:
Cuốn “Bản đồ học” của tác giả Ngô Đạt Tam, xuất bản năm 1976.Cuốn “Bản đồ giáo khoa” của tác giả Lâm Quang Dốc, xuất bản năm 2003Cuốn “Lý luận dạy học Địa lí” của tác giả Nguyễn Dược, NguyễnTrọng Phúc, xuất bản năm 2000
Cuốn “Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực” của tác giảĐặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, xuất bản năm 2008
Cuốn “Phương tiện kĩ thuật trong dạy học Địa lí” của tác giả NguyễnTrọng Phúc, xuất bản năm 2001
Cuốn “Rèn luyện kĩ năng Địa lí” của tác giả Mai Xuân San, tái xuấtbản năm 2001
Cuốn “Lý luận dạy học Địa lí” của tác giả Đặng Văn Đức, xuất bảnnăm 2006
Cuốn “Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông” củatác giả Nguyễn Trọng Phúc, xuất bản năm 2004
Đặc biệt, hiện nay, với từng bước đổi mới phương tiện dạy học, tranhảnh và videoclip là hai loại phương tiện dạy học trực quan được chú trọngkhai thác đưa vào dạy và học Địa lí Thời gian gần đây, đã có nhiều luận ánTiến sĩ quan tâm đến việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí
ở trường phổ thông phải kể đến như:
Nguyễn Quốc Tuấn: “Sử dụng phim video giáo khoa trong dạy học Địa
lí lớp 6 ở trường THCS”, Luận án Tiến Sĩ, 2002
Nguyễn Văn Luyện: “Phương pháp sử dụng Video trong dạy họcĐịa lí 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”, Luận
án Tiến Sĩ, 2005
Ngô Thị Hải Yến: “Sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhậnthức cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 9 theo hướng tích cực”, Luận ánTiến Sĩ, 2010
Trang 4Nguyễn Thị Dung: “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy họcđịa lí lớp 11 THPT theo hướng tích cực”, Luận văn Thạc sĩ, 2005.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình tiêu biểu nêutrên, đề tài của tác giả sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể các biện pháp nâng caohiệu quả sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT,theo hướng tích cực Đây là một đề tài hoàn toàn mới mẻ và rất có ý nghĩa đốivới bản thân tác giả sau khi ra trường, giúp tác giả tích cực đổi mới phươngpháp cũng như biết sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học để nângcao chất lượng dạy học Địa lí
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đã đưa ra, đề tài cần tập trung giải quyết cácnhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh ảnh vàvideoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực
- Đề xuất biện pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí
11 – THPT, theo hướng tích cực
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị
5 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, do thời gian và kinh phí hạn hẹp,tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu phương pháp sử dụng tranh ảnh vàvideoclip trong việc giảng dạy Địa lí 11 – THPT cơ bản nói chung và thựcnghiệm ở một số lớp thuộc trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ
Đề tài nghiên cứu sử dụng tranh ảnh và videoclip để tổ chức các hoạtđộng nhận thức trong dạy học Địa lí 11, cụ thể trong 2 bài:
- Bài 10: Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa
- Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụngnhững quan điểm và phương pháp nghiên cứu chính sau:
Trang 56.1 Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Quá trình sư phạm bao gồm những thành tố có quan hệ với nhau trongmột hệ thống, có cấu trúc nhất định và cùng vận động Các thành tố đó là mụcđích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhàgiáo dục, người giáo dục, môi trường giáo dục Các yếu tố trên vận động,phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau trong cùng một hệ thống.Trong đó, sự thay đổi thành phần này sẽ kéo theo sự thay đổi thành phầnkhác Mục tiêu của giáo dục hiện nay là trang bị cho học sinh khả năng độclập, năng động, sáng tạo, do đó, nội dung dạy học, phương pháp dạy học cũngphải thay đổi và cải tiến Xu hướng cải tiến các phương pháp dạy học hiệnnay là nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người học, tìm cách giúphọc sinh có động cơ, thái độ và phương pháp học tập đúng đắn Ngoài ra, khilựa chọn phương pháp dạy học cần phải chú ý đến lứa tuổi bậc học, mức độmục tiêu, hoạt động nhận thức của người học, môn học, nội dung bài học màlựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học hợp lí
Vận dụng quan điểm hệ thống để nhìn nhận vai trò, vị trí, chức năngcủa tranh ảnh và videoclip trong hệ thống kênh hình và hệ thống phương tiệndạy học, hệ thống các phương pháp dạy học và quá trình dạy học, thông qua
đó tìm ra các quy trình hợp lí để tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm pháthuy tính tích cực của học sinh và đạt được các mục tiêu đào tạo của giáo dục.Đặc biệt, tác giả đã vận dụng quan điểm này để xem xét và phân tích hệ thốngkiến thức, kĩ năng địa lí theo từng chương trình, cấp học, bậc học, trên cơ sở
đó xác định được “cái biết” và “cái chưa biết” cho học sinh trong dạy học Địa
lí 11 THPT, nhằm tạo ra các tình huống có vấn đề để tích cực hóa các hoạtđộng chiếm lĩnh tri thức của học sinh
- Quan điểm công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học là sự sắp xếp công việc dạy và học theo một hệthống đặc biệt được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cho người học theo một
Trang 6kết quả đã dự đoán trước, điều hành quá trình dạy học một cách có hiệu quả
để đưa người học đạt đến mục tiêu đặc biệt Và công nghệ dạy học coi quátrình dạy học như một quy trình công nghệ, có mục đích rõ ràng, có đầu vào,đầu ra và có quá trình tác động Hiện nay, công nghệ dạy học đang là mộthướng tiếp cận quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong nhàtrường phổ thông Giáo viên cần thiết phải vận dụng quan điểm này vào quátrình sử dụng tranh ảnh và videoclip để tổ chức hoạt động nhận thức cho họcsinh trong dạy học địa lí theo hướng tích cực như quá trình lựa chọn tranhảnh, video phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh, quá trình hướngdẫn học sinh khai thác tranh ảnh và videoclip theo quy trình, thiết kế và xâydựng các bài toán nhận thức, thiết kế bài học
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận, tác giả còn sử dụngmột số quan điểm dạy học khác như: quan điểm kiến tạo nhận thức, quanđiểm động và lịch sử
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tác giả của khóa luận
đã sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết để tìm hiểu, phân tích cáctài liệu có liên quan đến nội dung đề cập của khóa luận Những công trìnhnghiên cứu đã được công bố, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến phương tiệndạy học, cũng như các tác phẩm của các tác giả nổi tiếng được tác giả đề tàixem xét và phân tích
Việc nghiên cứu đề tài cũng đòi hỏi phái áp dụng phương pháp phântích tính hệ thống nghiên cứu tranh ảnh và videoclip Xem nó như một hệthống gồm nhiều yếu tố liên quan đến nhau, trong một cấu trúc chặt chẽ.Đồng thời đặt đề tài trong một mối quan hệ với phương tiện dạy học nóichung và kênh hình nói riêng, đây là một yếu tố của quá trình dạy học,phương pháp cũng như nội dung dạy học
Trang 76.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã được sử dụng rộng rãi trongnghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng tranh ảnh vàvideoclip trong các giờ học Địa lí ở trường phổ thông hiện nay Trong quátrình nghiên cứu đề tài, một số phương pháp như phương pháp quan sát,phương pháp điều tra thực tế, phương pháp thống kê đã được sử dụng nhằmtìm hiểu và xác định rõ quan niệm, thái độ của giáo viên và học sinh về việc
sử dụng tranh ảnh và videoclip theo các mục đích khác nhau cũng như tìmhiểu các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để đạt được mục tiêu đề ra Dựgiờ và trao đổi trực tiếp với giáo viên việc sử dụng tranh ảnh và videocliptheo hướng tích cực trong dạy học địa lí cũng là một phương pháp được tiếnhành Việc điều tra thực tế đã tạo ra những cơ sở quan trọng để lí giải khảnăng thực thi, các điều kiện cần thiết, tác dụng và hạn chế của tranh ảnh vàvideoclip khi đưa vào sử dụng để xác định triển vọng và xu hướng phát triểncủa đề tài
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm kiểm chứngcác kết quả nghiên cứu lí thuyết của đề tài Kết quả thực nghiệm là cơ sở quantrọng để khẳng định độ tin cậy và tính khả thi của những biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và videoclip do đề tài đưa ra
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, sơ đồ, bảng biểu, phần nội dung chính của luận văn có cấu trúc gồm
3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng tranh ảnh
và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT theo hướng tích cực
Chương 2: Biện pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa
lí 11 – THPT theo hướng tích cực
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 8NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ VIDEOCLIP TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 11 – THPT, THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
1.1 Phương tiện dạy học
1.1.1 Khái niệm phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “bao gồm mọi
thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học
để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo”
Theo Tô Xuân Giáp "Các phương tiện dạy học có thể thay thế cho
những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và
HS không thể tiếp cận trực tiếp được Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất
cả các giác quan của HS trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho
HS nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, qui luật làm cơ sở cho việc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất" [6]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo định nghĩa: “Phương tiện dạy học là
tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, và đối với học sinh, đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình thông qua đó àm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.”[2]
Theo tác giả Đặng Văn Đức: “Phương tiện dạy học là những dụng cụ,
máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học đạt được các mục tiêu dạy học có hiệu quả hơn Phương tiện hỗ trợ trong tiết học trên lớp nhằm làm sang tỏ những điều cần trình bày của giáo viên và trực quan hóa nội dung bài giảng giúp học sinh tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động, tích cực.”[4]
Trang 9Còn theo khái niệm của Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa rằng:
“Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học) là một
vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết”
(Từ điển Bách khoa Việt Nam)
Từ những cách hiểu như trên, ta có thể hiểu một cách khái quát:Phương tiện dạy học là một tập hợp tất cả các phương tiện vật chất cần thiết
mà người giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạtđược mục đích dạy học Đó là những công cụ giúp người giáo viên tổ chức,điều khiển quá trình dạy học (thông báo thông tin, tổ chức – kích thích hoạtđộng nhận thức, kiểm tra, đánh giá…) và những công cụ giúp người học sinhlĩnh hội tri thức cũng như tổ chức hoạt động nhận thức của mình có hiệu quả
1.1.2 Phân lọai phương tiện dạy học
Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí, dấu hiệuphân loại khác nhau Dưới đây xin giới thiệu một số cách phân loại phươngtiện dạy học
1.1.2.1 Theo tính chất của phương tiện dạy học
Theo tính chất, phương tiện dạy học được chia ra hai nhóm: phươngtiện mang tin và phương tiện truyền tin
- Nhóm phương tiện mang tin là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiệnđều chưa đựng một khối lượng tin nhất định Đó là các loại như tài liệu in,băng đĩa âm thanh hoặc cả âm thanh và hình ảnh, tranh vẽ, phim ảnh, môhình, vật thật
- Nhóm phương tiện truyền tin là nhóm phương tiện được dùng đểtruyền tin tới học sinh như hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọcVIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu quađầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính
Trang 101.1.2.2 Theo cách sử dụng phương tiện dạy học
Theo cách sử dụng, có thể chia phương tiện dạy học ra các loại:
- Phương tiện được dùng trực tiếp để dạy học, gồm hai loại nhỏ:
+ Phương tiện dạy học truyền thống: là những phương tiện đã đượcdùng từ xưa tới nay trong dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật,…
+ Phương tiện dạy học hiện đại: là những phương tiện dạy học mớiđược đưa vào nhà trường như camera số, máy chiếu đa phương tiện,…
- Phương tiện được dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học, gồm cácloại như:
+ Phương tiện hỗ trợ: giá đặt phương tiện, thiết bị ánh sáng,
+ Phương tiện ghi chép, in ấn,
1.1.2.3 Theo mức độ chế tạo phương tiện dạy học
Cách chia này căn cứ theo một số tiêu chí về cấu tạo, vật liệu, giáthành, tuổi thọ của thiết bị, chia ra hai loại:
- Chế tạo đơn giản: cấu tạo đơn giản, vật liệu chế tạo rẻ tiền, giá thànhthấp, thường có tuổi thọ ngắn
- Chế tạo phức tạp: đòi hỏi sự thiết kế, chế tạo công phu, vật liệu đắttiền, cấu tạo phức tạp, giá thành cao, sử dụng tiện lợi và tuổi thọ cao v.v
1.2 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Địa lí
Phương tiện dạy học trực quan: “là những công cụ, phương tiện mà
giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm xây dựng cho học sinh những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học” [6]
N.N.Baranxki đưa ra khái niệm thiết bị dạy học địa lí: là những phươngtiện trực quan, nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tổ chức và kết quả củaviệc giảng dạy địa lý ở nhà trường Các thiết bị đó bao gồm: Phòng địa lý, bản
đồ giáo khoa, quả cầu địa lý, tranh ảnh treo tường, biểu đồ, đồ thị
Theo Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc: “Trong bộ môn Địa lí, cácphương tiện và thiết bị gồm có một phần cơ sở vật chất truyền thống hay hiện
Trang 11đại tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn Địa lí, vườnĐịa lí…, toàn bộ các đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan như: bản đồ,tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ quan trắc, đo đạc, các thiết bị nghe nhìn
và cuối cùng là các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho giáo viên
và học sinh như: sách giáo khoa Địa lí, các sách báo tham khảo Địa lí…”.[2]
Từ những ý kiến trên, có thể thấy phương tiện trực quan trong môn địa
lí là các phương tiện dạy học (vật thật, vật tượng trưng, mô hình, tranh vẽ, sơđồ,…) diễn tả một đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội Nói cáchkhác, phương tiện dạy học trực quan trong môn địa lí là những phương tiện(công cụ) mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằmcung cấp tri thức địa lí, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua sự tri giáctrực tiếp bằng các giác quan Phương tiện dạy học trực quan trong môn địa líbao gồm chủ yếu các phương tiện sau:
- Bản đồ giáo khoa Địa lí: Bản đồ là một trong những phương tiện tốt nhất
để nhận thức thế giới,vì vậy dạy - học địa lí bằng bản đồ, khai thác tri thức địa lítrên bản đồ sẽ giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ lâu bền.Việc rèn luyện kỹ năng bản đồ sẽ phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạtđộng học của HS Dạy - học địa lí bằng bản đồ, giúp cho giáo viên chuyển tảiđược một khối lượng lớn trí thức địa lí cho HS trong một giờ lên lớp, mà việcchuyển tải đó lại rất nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả Dạy - học địa lí bằng bản
đồ còn giúp HS phát triển năng lực tư duy địa lí, khả năng quan sát, tưởng tượng,khả năng phân tích tổng hợp và khả năng khái quát hóa
- Hình vẽ của giáo vên trên bảng: lược đồ, sơ đồ, hoặc hình dạng bênngoài, cấu trúc mô phỏng đối tượng địa lí
- Số liệu thống kê: số liệu rời, các bảng số liệu
- Biểu đồ: nội dung chương trình địa lí hiện nay yêu cầu sử dụngnhiều loại biểu đồ khác nhau như: hình cột (đứng, ngang, chồng), hìnhtròn, đường, miền
- Sơ đồ: sơ đồ cấu trúc, sơ đồ quá trình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ logic
Trang 12- Mô hình, khối đồ là loại phương tiện có tính trực quan cao, được sửdụng nhiều trong dạy học ở các lớp đầu cấp như: quả cầu địa lí, mô hình vậnđộng tự quay của Trái đất quanh mặt trời, khối đồ.
1.3 Sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí
1.3.1 Thế nào là tranh ảnh và videoclip Địa lí
- Tranh ảnh Địa lí
Tranh ảnh Địa lí là những tài liệu đặc biệt được sao chép một cách triệt
để các hiện tượng địa lí thuộc các thời kì và khu vực khác nhau trên Trái Đất.Các tài liệu ấy có khả năng thay thế phần nào cho những quan sát trực tiếp đốivới những quan sát trực tiếp đối với những đối tượng địa lí phân bố rộng rãi
trong không gian.[11]
Tranh ảnh địa lí vừa là phương tiện dạy học trực quan dùng để minhhọa cho bài học một cách sinh động Mặt khác, tranh ảnh Địa lí cũng là nguồntài liệu để khai thác thông tin, khai thác tri thức, tìm tòi và rèn luyện khả năng
tư duy Từ đó giúp học sinh hình thành các khái niệm và biểu tượng địa lí mộtcách dễ dàng, chính xác mà lại tiết kiệm thời gian
hoặc được chiếu qua máy tính và máy chiếu.[8]
1.3.2 Vai trò tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí
Với nhiều tính năng ưu việt, tranh ảnh và videocip có vai trò quan trọngtrong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng, biểu hiện trên các mặt sau:
Trang 13- Tranh ảnh và videoclip giúp cho học sinh dễ dàng hiểu và vận dụng
các nội dung kiến thức địa lí.
Tranh ảnh và video có khả năng trình bày các nội dung có tính chất địa
lí dưới dạng hình ảnh và hình ảnh kết hợp với âm thanh theo một trình tự liênkết hữu cơ, nhờ đó học sinh có thể hiểu được cấu tạo thành phần của đốitượng, hiện tượng địa lí, tự mình có thể hiểu được các nguyên tắc, khái niệm,
Bảng 1.1: Mức độ tiếp thu kiến thức qua các con đường cảm giác khác nhau [4]
Phương thức tiếp thu Mức độ tiếp nhận thông tin
Bảng 1.2: Mức độ ghi nhớ kiến thức bằng các con đường khác nhau [4]
Trang 14- Tranh ảnh và videoclip hình thành và khắc sâu những kinh nghiệm
trực tiếp giúp cho việc học tập của học sinh thêm phong phú và sâu rộng hơn.
Trong dạy học địa lí, do đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhữngkinh nghiệm trực tiếp càng cấp thiết hơn Tuy nhiên, những kinh nghiệm họcsinh được trực tiếp lĩnh hội ở trường về địa lí còn nhiều hạn chế, đã ảnhhưởng nhiều đến chất lượng học tập môn địa lí ở nhà trường phổ thông Trongtrường hợp này, tranh ảnh và videoclip có thể bổ sung những thiếu hụt củakinh nghiệm trực tiếp đó bằng những kinh nghiệm gián tiếp Nhờ tranh ảnh vàvideo học sinh có thể quan sát gián tiếp được những đối tượng, hiện tượng địa
lí không thể quan sát được do kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ, học sinh cóthể tiếp cận được với những đối tượng, hiện tượng phân bố ở những vùnglãnh thổ xa xôi, không thể đi đến được Nhờ có video, học sinh có thể quansát được cả hiện tượng, quá trình diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm mà mắtthường không thấy được Đồng thời, nhờ có khả năng lưu trữ, tranh ảnh vàvideoclip còn giúp cho học sinh thấy được những hình ảnh, âm thanh vượtthời gian và không gian
- Tranh ảnh và videocip góp phần hình thành và nâng cao khả năng
quan sát và nghiên cứu cho học sinh.
Với khả năng chứa đựng một lượng thông tin lớn, tranh ảnh vàivideoclip tạo điều kiện để học sinh quan sát, độc lập suy nghĩ, tiến hành phân
Trang 15tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán trên cơ sở đó tự phát hiện kiến thức,nhờ đó có thể nắm kiến thức một cách vững chắc hơn.
- Tranh ảnh và videoclip góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học
Với thời lượng nhất định, tranh ảnh và video trình bày nội dung kiếnthức một cách tối ưu thông qua những hình ảnh chân thật, sống động, cácbảng biểu – chữ viết, những tiếng động kết hợp với âm nhạc và lời thuyếtminh (videoclip) sẽ giúp số lượng cũng như chất lượng tài liệu tăng lên,dành nhiều thời gian cho giáo viên tổ chức các hoạt động nhận thức chohọc sinh Hơn thế nữa, các phương tiện này còn tập trung sự chú ý của họcsinh vào những vấn đề trọng tâm của nội dung bài học, do đó, tranh ảnh vàvideoclip có thể phát huy tác dụng trong nhiều hình thức và phương phápdạy học khác nhau như hình thức dạy học cả lớp, hình thức học tập nhóm,hình thức học tập cá nhân
- Tranh ảnh và videoclip góp phần bồi dưỡng tình cảm cho học sinh.
Nội dung tranh ảnh, video không chỉ giới thiệu các đối tượng nghiêncứu một cách hữu hiệu mà còn thông qua các hình ảnh về đất nước và conngười với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt kèm theo những lời giải thíchgiúp học sinh tự khám phá ra những giá trị văn hóa, xã hội của các quốc gia,dân tộc trên Thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm cho học sinh
1.3.3 Phân loại tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí
1.3.3.1 Các loại tranh ảnh Địa lí
Tranh ảnh dùng trong dạy học địa lí bao gồm có nhiều loại: tranh ảnhđịa lí treo tường, tranh ảnh địa lí trong sách giáo khoa, tranh ảnh địa lí khổnhỏ cắt ra từ các họa báo, tạp chí,…
- Tranh ảnh địa lí treo tường là những tranh ảnh có kích thước lớn,được thiết kế công phu cả về nội dung lẫn hình thức, sao cho vừa đảm bảo làphương tiện khai thác tri thức cho học sinh nhưng cũng đảm bảo tính mĩthuật; phục vụ cho quá trình giảng dạy
Trang 16- Tranh ảnh địa lí trong sách giáo khoa là bao gồm tất cả các hình ảnhđược sử dụng trong sách giáo khoa, phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy.
- Tranh ảnh địa lí khổ nhỏ cắt ra từ các họa báo, tạp chí là những hìnhảnh địa lí được sưu tầm trong các báo, tạp chí có thể sử dụng để minh họahoặc làm phong phú hơn nội dung bài học Đặc biệt nó rất có ý nghĩa khi sửdụng để minh họa những nội dung mới, cập nhật, mang tính thời sự
Nhiệm vụ chính của các loại tranh ảnh này là hình thành cho học sinhnhưng biểu tượng cụ thể về địa lí Trong các loại kể trên, có ý nghĩa quantrọng hơn cả là tranh ảnh treo tường in sẵn và các tranh ảnh trong sách giáokhoa vì nội dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nộidung bài dạy trong chương trình
1.3.3.2 Các loại Videoclip Địa lí
Videoclip sử dụng trong dạy học Địa lí bao gồm rất nhiều loại nhằmđáp ứng yêu cầu của các mục tiêu sư phạm, các hình thức và phương phápdạy học khác nhau
Tính đa dạng và phong phú của thông tin được thể hiện qua nhiều thểloại Videoclip khác nhau Những Videoclip này có thể xây dựng hoặc thuthập từ nhiều nguồn khác nhau, dưới nhiều hình thức Mỗi loại có một cáchthể hiện nội dung riêng, tạo khả năng đa dạng trong phương pháp truyềnthông Nhiều tác giả đã đưa ra danh mục các thể loại Videoclip có thể sử dụngtrong dạy học như sau:
- Videoclip bài học: đây là loại Videoclip đang được sử dụng trong dạyhọc Địa lí ở trường phổ thông hiện nay, thường được gọi là Băng Video giáokhoa Tuy nhiên, vì khái niệm băng Videoclip giáo khoa rất rộng, bao gồmnhiều thể loại khác nhau, để tránh nhầm lẫn chúng tôi gọi thể loại Videoclipnày là băng Videoclip bài học vì nội dung băng được xây dựng theo dàn ý bàihọc trong sách giáo khoa Vì thể loại băng Videoclip này được xây dựng theonội dung bài học dưới hình thức kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh chuyểnđộng nên có thể cung cấp cho học ính đầy đủ nội dung kiến thức cơ bản của
Trang 17bài học một cách trực quan, sinh động Hiện nay, một số Videoclip bài học đãđược các công ty sách xuất bản dưới nhiều hình thức trong đó thường là cácđĩa CD, VCD.
- Videoclip diễn giải: Nội dung của Videoclip này do một diễn giả làcác giáo sư, các nhà khoa học có uy tín, am hiểu về các vấn đề tự nhiên – kinh
tế - xã hội có liên quan đến nội dung bài học trình bày Việc xây dựngVideoclip này không đòi hỏi tốn kém như Videoclip bài học Vì nội dung củathể loại Videoclip này có thể là diễn giả trình bày sát với nội dung của bàihọc Ngoài ra, trong khi trình bày diễn giả có thể đặt ra những câu hỏi, dựavào đó học sinh có thể tiến hành thảo luận hoặc tranh luận
- Videoclip phỏng vấn: nội dung Videoclip được thực hiện thông quamột cuộc phỏng vấn về những vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến nộidung bài học Cuộc phỏng vấn có thể được tiến hành với nhiều người hoặcmột người Người được phỏng vấn là các giáo sư, các nhừ nghiên cứu vềnhững lĩnh vực có liên quan Người phỏng vấn có thể là giáo viên hoặc họcsinh – sinh viên Việc xây dựng Videoclip này cũng tương đối dễ dàng vàkhông tốn kém lắm Vì nội dung của cuộc phỏng vấn dựa trên nội dung củabài học nên có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của bài học.Loại Videoclip này có ưu điểm là làm cho học sinh cảm thấy như được thamgia trực tiếp vào cuộc phỏng vấn, do đó dễ thu hút học sinh vào các hoạt độnghọc tập do giáo viên tổ chức Dựa vào các câu hỏi phỏng vấn giáo viên có thểtiến hành tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực của học sinh nhưhọc theo nhóm, thảo luận, tranh luận, viết báo cáo
- Videoclip tư liệu: thể loại Videoclip này được biểu hiện dưới hìnhthức đưa tin bằng lời thuyết minh kèm theo hình ảnh Nội dung của thể loạibăng này rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trênphạm vi toàn thế giới cũng như từng quốc gia riêng biệt Thể loại này cókhả năng giúp cho giáo viên và học sinh có thể khai thác được nhiều tư liệucần thiết cho quá trình dạy học địa lí, nhất là đối với địa lí kinh tế - xã hội
Trang 18thế giới của chương trình địa lí lớp 11 - THPT Tuy nhiên, đây là thể loạiVideoclip có nội dung ít “gần gũi” với nội dung bài học nhất, vì vậy đòihỏi giáo viên phải thu thập nhiều Videoclip, nghiên cứu nội dung từngVideoclip để tìm kiếm khả năng sử dụng vào bài học nhằm tổ chức cáchoạt động học tập cho học sinh.
1.4 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học
Hoạt động nhận thức là một loại hoạt động tinh thần, không làm biếnđổi các đồ vật thực, quan hệ thực Loại hoạt động này có đặc điểm là phảnánh các sự vật, các quan hệ và mang lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức
về sự vật và quan hệ ấy Bằng hoạt động nhận thức con người phân tích, tổnghợp, khái quát, ghi nhớ các hình ảnh ấy Như vậy, nhận thức để hiểu biết sựvật, nắm bản chất, quy luật và các mối quan hệ của chúng
Trong nhà trường, việc học tập của học sinh có bản chất hoạt động vàbằng hoạt động, thông qua các hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh tri thức,hình thành và phát triển trí tuệ cũng như các quan điểm đạo đức và thái độ
Và như vậy việc học tập của học sinh là hoạt động nhận thức
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một trong nhữngnhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường và đây cũng là phương pháp nângcao chất lượng dạy học Tuy không phải vấn đề mới, nhưng trong xu hướngđổi mới dạy học hiện nay thì việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của họcsinh là một vấn đề đặc biệt được quan tâm Tất cả đều hướng tới việc thay đổivai trò của người dạy và người học nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạyhọc nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn phát triển mới.Trong đó học sinh chuyển từ vai trò là người thu nhận thông tin sang vai tròchủ động, tích cực tham gia tìm kiếm kiến thức, từ tiếp nhận tri thức sang chủthể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Còn giáo viên chuyển từngười truyền thông tin sang vai trò người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ để họcsinh tự mình khám phá kiến thức mới
Từ rất lâu đời và nhiều nước trên Thế giới, vấn đề phát huy tính tích
Trang 19cực của học sinh đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm
Ở nước ta, vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đãđược quan tâm từ những năm 1960, đã được thể hiện qua các chủ trương như
“biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, “thầy chỉ đạo, trò thi
công”, “dạy học cá thể hóa”, “dạy học nêu vấn đề” Đặc biệt, việc phát
huy tính tích cực, tích cực nhận thức của học sinh đã được ghi trong Luật giáodục, coi đây là mục tiêu đào tạo của các nhà trường nói chung, trong nhàtrường phổ thông nói riêng
Theo Nguyễn Ngọc Bảo và một số tác giả khác cho rằng: “Tích cực
nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập nhận thức Nó vừa là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt động Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân .”
Theo Đặng Vũ Hoạt: “Tích cực nhận thức thể hiện ở thái độ cải tạo
chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức Nghĩa là tài liệu học tập được phản ánh vào não của học sinh và được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh nghiệm đã có của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân mình”.
Theo Thái Duy Tuyên: “Tích cực nhận thức thể hiện sự nỗ lực của chủ
thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện
sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao nhất các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí .) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao” Ông chỉ rõ tính tích cực nhận thức phát sinh không chỉ từ
nhu cầu nhận thức mà cũng là từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mĩ,nhu cầu giao lưu văn hóa Hạt nhân cơ bản của tính tích cực hoạt độngnhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do sự thúc đẩy của hệthống nhu cầu đa dạng Theo ông tính tích cực nhận thức bao giờ cũng có haimặt, tự phát và tự giác:
- Mặt tự phát: là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò,
Trang 20hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở nhữngmức độ khác nhau Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dưỡng, pháttriển chúng trong quá trình dạy học.
- Mặt tự giác: là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó
có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó Tính tích cực tự giác thể hiện ở ócquan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học
Đặc biệt, việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đã được ghitrong Luật giáo dục, coi đây là mục tiêu đào tạo của các nhà trường nói chung,
trong nhà trường phổ thông nói riêng Và đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Vậy học sinh tích cực trong học tập nghĩa là học sinh tích cực trong quátrình nhận thức Và để biết học sinh có tích cực nhận thức hay không, các nhànghiên cứu đã đưa ra các dấu hiệu nhận biết, các biểu hiện thể hiện tính tíchcực của học sinh ở mức độ khác nhau:
- Bắt chước: cố gắng thực hiện theo mẫu các hành động của thầy, của bạn
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyếtkhác nhau về một số vấn đề
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu
Như vậy, tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái,chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá nhữngđiều chưa biết dựa trên những cái đã biết, sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vàothực tế cuộc sống Điều này đòi hỏi, trong các môn học nói chung, môn Địa línói riêng cần phải bàn đến tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy,đặc biệt là phải nhận biết được học sinh đã tích cực học tập hay chưa để điềuchỉnh và uốn nắn cho kịp thời
Vậy có thể nói rằng, nhiệm vụ của học sinh hiện nay không chỉ nghiêncứu các thông tin mà giáo viên cung cấp mà điều quan trọng là phải tham giatích cực của chính bản thân mình vào quá trình lĩnh hội tri thức, thu nhậnthông tin Thông qua quá trình học đó phải dần hình thành được năng lực làm
Trang 21việc độc lập, năng lực sáng tạo, nhằm đáp ứng được sự đòi hỏi con ngườimới Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực nhận thức cho học sinh cóthể xem là điều kiện, là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trìnhgiáo dục là cái phải đạt tới của các nhà trường phổ thông hiện nay, mà quantrọng hơn cả là phải tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực nhậnthức của học sinh.
Đa số các nhà giáo dục đều có chung quan điểm, muốn phát huy tínhtích cực của học sinh thì cần đưa các em vào trong hoạt động, làm cho các emtham gia tích cực vào việc xây dựng các kiến thức, huy động sáng kiến, sángtạo của các em thay vì các em thụ động tiếp thu chúng từ thầy giáo
Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thì nhiều tác giả đã
đề cập đến các giải pháp và phương pháp dạy học mới nhằm tạo hứng thú,động cơ học tập cho học sinh là quan điểm học tập trong hoạt động và bằnghoạt động Còn gọi là phương pháp mới này là phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dung ởnhiều nước, để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Đặc biệt, “tích cực” ở đây với
nghĩa là hoạt động chủ động trái với không hoạt động, thụ động, không tíchcực trong tư duy
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, để phát huy tính tích cực, chủ độngcủa người học, giáo viên cần phải chú ý tới các đặc trưng của phương pháptích cực Thay vào lối truyền giảng, thông báo thông tin một chiều, người dạy
sẽ giữ vai trò điều khiển, định hướng người học vào quá trình định hướng và
xử lí thông tin, đưa ra các phương án để giải quyết nội dung bài học bằngnhững chiến lược mới:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Dạy học hướng vào cách dạy tự học, tự nghiên cứu
- Dạy học cá thể hóa trong hoạt động tương tác, hợp tác
- Dạy học dựa trên sự đánh giá và tự đánh giá
Trang 221.5 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh THPT
Các em học sinh có độ tuổi trung bình từ 15 – 19 tuổi, các em đang ở
độ tuổi “trăng tròn”, tuổi “bẻ gãy sừng trâu” Về mặt sinh lí, các em đangphát triển như người lớn nên cân nặng, chiều cao, cơ bắp đều phát triển, sứckhỏe dồi dào, có thể hoạt động học tập với các cơ chế hoạt động của thần kinhcao cấp ở cường độ cao trong thời gian tương đối dài Vì vậy, ở tuổi này các
em rất hiếu động, tựa như lúc nào cũng muốn hoạt động không biết mệt mỏi
Về trí lực: ở độ tuổi này các em có trí nhớ khá tốt, nhận thức của các
em diễn ra theo hai giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính, tưduy logic, tư duy trừu tượng đều đang dần phát triển mạnh
Về tính tình: hầu hết các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, biết quan sát, tựđánh giá, nhận xét và bản lĩnh, có khả năng lập luận để bảo vệ ý kiến riêngcủa mình hoặc phản bác ý kiến của người khác Các em có cảm nghĩ rằngmình đã lớn, do đó tự ý thức các công việc, hoạt động của bản thân nên có thểnói là các em đã có tính tự giác và trách nhiệm cao
Đây là lứa tuổi đang phát triển về tài năng tiếp thu cái mới nhanh,thông minh sáng tạo nhưng cũng rất dễ sinh ra chủ quan nông nổi, kiêu ngạo,
dễ bị kích động, tính kiên nhẫn chưa cao, ít chịu học hỏi đến nới đến chốn
Thích hướng về tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ [7]
Từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT, mỗi giáo viên cần lựachọn nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với tâm lí họcsinh
Như vậy từ những phân tích trên, có thể đưa ra nhận xét về mối quan hệgiữa đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT và việc sử dụng tranh ảnh,videoclip địa lí trong dạy học bộ môn Địa lí 11 – THPT như sau:
Học sinh trong lứa tuổi này khá ham hiểu biết, có khao khát chiếm lĩnhtri thức mới, ý chí tìm tòi, sáng tạo phát triển nên việc khuyến khích các emkhai thác tri thức địa lí từ tranh ảnh và videoclip là hết sức cần thiết, và biện
Trang 23pháp này cũng là cách để rèn luyện thao tác tư duy, góp phần hình thành tưduy logic của các em hướng tới sự bền vững.
Sử dụng tranh ảnh và videoclip sẽ giúp các em phát triển năng lực tưduy, phát triển tính năng động sáng tạo, khuyến khích sự tìm tòi, hình thànhthế giới quan khoa học, tạo điều kiện phát triển toàn diện nhân cách Khi làmviệc với một bức tranh hay một đoạn phim các em không chỉ đơn thuần làxem bức tranh, đoạn phim đó mà phải khai thác được từ phương tiện đónguồn tri thức địa lí, từ đó sẽ rèn được cho mình thói quen vừa quan sát vừasuy ngẫm, liên hệ xung quanh Các em sẽ dần dần hình thành thói quen, nếuđược rèn luyện thường xuyên sẽ hình thành kĩ năng, kĩ xảo
Tranh ảnh và videoclip địa lí là phương tiện dạy học quen thuộc với các
em, biểu hiện các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội khágần gũi với cuộc sống hàng ngày nên sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trìnhkhai thác tri thức của học sinh
Hơn nữa, trong giai đoạn lứa tuổi này, tư duy của các em có nhiều sựbiến chuyển lớn, theo chiều hướng tích cực, ham muốn hoạt động tư duy, độclập, nếu rèn luyện và hình thành được kĩ năng khai thác tranh ảnh, videoclipcũng như các phương tiện trực quan khác theo hướng chính xác sẽ là điềukiện để hình thành kĩ năng kĩ xảo bền vững
Đặc biệt, ở độ tuổi này, mọi thứ đều dễ thu hút các em nếu hấp dẫnnhưng nếu các em không tìm thấy sự thú vị thì nó cũng rất dễ trở nên hời hợt.Nhưng với tranh ảnh và videoclip – phương tiện dạy học giúp sinh động hóamọi kiến thức nên sẽ tạo được hứng thú ở các em bởi khi làm việc với tranhảnh, videoclip các em không những mở rộng thế giới quan của mình mà còn
có thể thoải mái suy nghĩ mà không bị gò bó về tư tưởng – rất phù hợp vớitâm lí thích bay bổng và khám phá của các em Hơn nữa, ngày nay với sựphát triển của khoa học công nghệ, nguồn tranh ảnh và videoclip địa lí phongphú với hàng loạt các hình ảnh, âm thanh sống động, chân thực càng thu hútcác em khám phá, tìm tòi
Trang 241.6 Hiện trạng của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT.
Qua quá trình điều tra việc giảng dạy tại trường THPT, tác giả nhậnthấy đội ngũ giáo viên đang dạy học hiện nay được chia thành các khuynhhướng sau:
- Khuynh hướng cứ theo sách giáo khoa mà dạy, học sinh học thuộclòng, phương pháp dạy học là thuyết giảng, phát vấn, đọc chép
- Khuynh hướng tóm lược nội dung bài học trong sách giáo khoa dướidạng sơ đồ hóa nội dung bài giảng, trình bày trên bảng hoặc in ra trên giấy rồiphát cho học sinh
- Khuynh hướng đổi mới phương pháp dạy học vào các thời kỳ phátđộng thi giáo viên giỏi, sau đó trở lại phương pháp cũ vì phương pháp mớiđòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, sức lực, , mỗi bài giảng theophương pháp mới đòi hỏi giáo viên vừa chuẩn bị giáo án công phu, phươngtiện dạy học đầy đủ, vừa phải linh hoạt trên lớp, nếu không sẽ dễ bị “cháygiáo án”
Mặc dù, Bộ giáo dục – Đào tạo đã triển khai việc đổi mới phương phápdạy học theo quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”, “Tích cực háo hoạtđộng nhận thức của người học” Song trong thực tế, nhiều giáo viên dạy địa lícòn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo phương pháp truyềnthống, kiểu “lấy thầy làm trung tâm”, việc sử dụng kênh hình và đặc biệt làtranh ảnh, videoclip để học sinh khai thác còn ít và chưa có định hướng rõ rệt
Hiện nay, hầu như đa số các trường THPT trong cả nước đều sử dụng một
số loại phương tiện dạy học truyền thống như bản đồ, lược đồ, sơ đồ, tập át lát, látcắt địa lí, còn các kênh hình hiện đại và tốn nhiều thời gian tìm kiếm như tranhảnh, videoclip, băng đĩa CD còn rất hiếm ngay cả tại các thành phố lớn
Như vậy, tình trạng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học địa lí hiện nay
ở trường THPT tác giả điều tra nói riêng và cả nước nói chung còn rất thiếuthốn, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học địa lí hiện nay Vì vậy giáo viên
Trang 25cần phải tự trang bị cho mình những tranh ảnh và videoclip để đổi mớiphương tiện, làm minh họa phong phú cho việc dạy học địa lí.
Nhiều giáo viên đã nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả các phương tiệndạy học tự tìm tòi, sáng tạo như các loại tranh ảnh và videoclip Nhưng cũngcòn nhiều giáo viên địa lí, còn coi nhẹ việc sử dụng phương tiện dạy học vànguyên tắc trực quan trong giờ lên lớp Thậm chí một số giờ dạy địa lí cònkhông có cả các bản đồ cần thiết Một số khác chỉ vẽ sơ đồ lên bảng, rất mấtthời gian và không đảm bảo tính khoa học Phần lớn những giáo viên đã sửdụng tranh ảnh và videoclip chỉ sử dụng ở chức năng trực quan, minh họa chobài dạy chứ chưa khai thác được nội dung, chưa hướng dẫn cho học sinh cáchkhai thác tri thức từ các kênh hình đó
Theo điều tra tại trường THPT chuyên Hùng Vương với 7 giáo viênđược hỏi (trả lời trên phiếu) như sau:
+ 85,7% số GV cho rằng kỹ năng khai thác tri thức từ tranh ảnh vàvideo cần được bồi dưỡng thêm Chỉ có 14,3% số GV cho rằng kỹ năng sửdụng tranh ảnh và video đáp ứng được nhu cầu
+ Quan niệm về sử dụng tranh ảnh, videoclip trong dạy học địa lí:100% GV cho rằng tranh ảnh và video không thể thiếu được trong dạy học địa
lí Nhưng có đến 71% GV dùng kênh hình để minh họa, chỉ có 29% GV dùngkênh hình để khai thác kiến thức
+ Về mức độ sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học địa lí:
57% GV sử dụng tranh ảnh và video thường xuyên trong khi giảng bài.43% GV sử dụng tranh ảnh khi nội dung bài cần thiết
+ Về tình trạng trang bị tranh ảnh và videoclip hiện nay: 100% GV chorằng các loại tranh ảnh và video còn rất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu dạyhọc hiện nay
Chính vì thực trạng các phương tiện – thiết bị dạy học địa lí còn rấtthiếu và GV chưa coi trọng tới phương pháp sử dụng chúng dẫn đến HS hiểurất mơ hồ khi được tiếp cận với các tranh ảnh mà GV đưa ra Có lẽ đó cũng là
Trang 26nguyên nhân dẫn đến các em ngại học môn địa lí.
Thực tế cho thấy, các em tỏ ra rất hứng thú nhưng thiếu say mê lâu dàivới môn địa lí Các em hầu hết cho rằng “địa lí là môn phụ, môn học thuộclòng”, do vậy các em rất ít khi chú ý tới môn học Khi gặp các dạng bài đòihỏi tư duy phân tích bảng số liệu, biểu đồ hay khai thác tri thức từ tranh ảnh các em rất lúng túng
Muốn tránh tình trạng trên, mỗi giáo viên cần hướng dẫn cho học sinhcách học tư duy, tích cực, sáng tạo, phải chú ý rèn luyện kĩ năng của học sinh,một khâu còn yếu của học sinh hiện nay Đặc biệt, giáo viên phải có phươngpháp hướng dẫn cho học sinh biết khai thác tranh ảnh, videoclip để rút ra trithức địa lí, phát triển kĩ năng địa lí và tạo hứng thú học tập Từ đó, sẽ pháthuy tính tích cực, tự học, sáng tạo, độc lập, biết tư duy logic, phát hiện và giảiquyết vấn đề một cách tối ưu nhất
Trang 27Chương 2: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ VIDEOCLIP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 – THPT, THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
2.1 Mối quan hệ giữa mục tiêu và nội dung chương trình môn Địa lí 11 – THPT với việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT, theo hướng tích cực.
Để tiến hành biện pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip để gây hứng thúcho học sinh trong dạy học Địa lí thì cũng cần phải nắm vững được nội dungbài học Như vậy để tiến hành tốt nhất, chúng ta phải tìm hiểu về đặc điểm nộidung chương trình Địa lí và sách giáo khoa Địa lí 11 – THPT để đạt đượchiệu quả cao nhất
2.1.1 Mục tiêu chương trình môn Địa lí 11 – THPT
Sau khi học xong chương trình Địa lí lớp 11 (chương trình Chuẩn), họcsinh đạt được:
2.1.1.1 Về kiến thức
Hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản về:
Một số đặc điểm của nền kinh tế Thế giới đương đại và một số vấn đềđang được nhân loại quan tâm
Đặc điểm tự nhiên – dân cư – kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc
gia trên Thế giới [12]
2.1.1.2 Về kĩ năng
Củng cố và phát triển các kĩ năng:
Nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí, xâydựng biểu đồ, sử dụng và khai thác bản đồ, số liệu thống kê liên quan đến địa
lí kinh tế - xã hội thế giới, khu vực và một số quốc gia tiêu biểu
Thu thập, trình bày các thông tin địa lí về một số khu vực hay quốc giatiêu biểu trên Thế giới
Vận dụng kiến thức ở các mức độ nhất định để giải thích các sự vật,
hiện tượng địa lí đang diễn ra trên Thế giới [12]
Trang 282.1.1.3 Về thái độ, hành vi
Có ý chí vươn lên để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Có thái độ đúng đắn trước hiện tượng kinh tế - xã hội của một số quốcgia, khu vực
Quan tâm đến những vấn đề liên quan đến Địa lí như dân số, môi
trường, chất lượng cuộc sống [12]
2.1.2 Nội dung chương trình môn Địa lí 11 – THPT
Chương trình Địa lí 11 - THPT gồm 2 phần chính:
Phần A: Khái quát nền kinh tế - xã hội Thế giới (8 tiết)
Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhómnước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NIC)
Các biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.Một số vấn đề mang tính toàn cầu như dân số, môi trường, hòa bình .Tiềm năng và một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hộicủa các nước ở Châu Phi, Mĩ La Tinh, khu vực Tây Nam Á và Trung Á
Phần B: Địa lí khu vực và các quốc gia (27 tiết)
Những kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên,đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội của Hoa Kì, CHLB Đức, Liên Bang Nga,Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia và khu vực Đông Nam Á
Sự hình thành, quy mô, vai trò của Liên Minh Châu Âu (EU) trong nềnkinh tế Thế giới, và các kiến thức cơ bản về hiệp hội các nước Đông Nam Á
2.1.3 Đặc điểm sách giáo khoa Địa lí lớp 11 THPT
Sách giáo khoa Địa lí lớp 11 là tài liệu chuẩn của chương trình, là sự cụthể hóa nội dung cơ bản, chủ yếu nhằm cung cấp các thông tin cho học sinh
- Cấu trúc của sách giáo khoa: các bài học, các bài thực hành, bài phụ lục
- Nội dung sách giáo khoa được thể hiện qua phần kênh chữ và kênh hình.+ Kênh chữ chiếm tỉ lệ lớn, được chọn lọc kĩ lưỡng, cô đọng phù hợp vớitrình độ học sinh Nó bao gồm phần cung cấp kiến thức mới cho học sinh và hệthống các câu hỏi và bài tập giúp học sinh ôn và kiểm tra lại kiến thức đã học
Trang 29+ Kênh hình đa dạng với nhiều hình thức, bao gồm bản đồ, lược đồ,hình ảnh… Các kênh hình có tính trực quan cao, được chọn lọc kĩ lưỡngnhằm minh họa kiến thức, bổ sung cho các phần kênh chữ, đồng thời, có vaitrò to lớn mà chúng ta – những người giáo viên cần hướng tới là giúp học sinhphát triển tư duy logic thông qua việc khai thác kênh hình
Trong đó, loại kênh hình được sử dụng nhiều nhất, số lượng hơn cả bản
đồ - lược đồ, bảng số liệu thống kê (những phương tiện dạy học trực quanmang tính chất đặc trưng của Địa lí) là tranh ảnh địa lí, với 39 hình ảnh trêntổng số 115 kênh hình, chiếm khoảng 34% số lượng kênh hình Tranh ảnh địa
lí là là loại kênh hình giúp minh họa những kiến thức trừu tượng, giúp họcsinh hình thành các biểu tượng địa lí, đặc biệt, nó còn có vai trò giúp học sinhphát triển tư duy rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin, liên kết các tri thứcthành một nguồn tri thức tổng hợp, thống nhất
Bảng 2.1 Số lượng các loại kênh hình được sử dụng trong sách giáo khoa
Từ mục tiêu và chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 11 có thể thấyrằng kiến thức trong chương trình Địa lí 11 rất rộng, mang tính khái quát vềThế giới, việc tìm hiểu thực tế để có được những tư duy lãnh thổ là rất quantrọng Tranh ảnh và videoclip địa lí là một trong những phương tiện trực quanhữu hiệu để giúp học sinh có thể hiểu hơn về những khu vực địa lí xa xôi
Trang 30không thể đến được Vì vậy để hiểu được đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội
và kinh tế của các khu vực và quốc gia trên Thế giới, có thể nói tranh ảnh,videoclip địa lí là phương tiện hữu hiệu hàng đầu
2.1.4 Đề xuất các loại kênh hình cụ thể trong dạy học địa lí 11 - THPT.
Bên cạnh hệ thống kênh hình thiết kế sẵn trong SGK thì trong quá trìnhgiảng dạy giáo viên có thể kết hợp sử dụng thêm một số tranh ảnh vàvideoclip nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Cụ thể trong từng bài có thể sửdụng các kênh hình sau:
Bảng 2.2 Các loại tranh ảnh và videoclip được sử dụng trong sách giáo
khoa Địa lí 11 – THPT ST
T
được sử dụng
1 Sự tương phản về trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của các nhóm nước Cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại
Hệ thống tranh ảnh về sự tương phản giữa 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển
2 Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
kinh tế
Videoclip mang tên “Toàn cầu
hóa” để HS thấy được biểu hiện
và hệ quả của toàn cầu hóa
3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu - Videoclip mang tên “Một số
vấn đề mang tính toàn cầu”
- Tranh ảnh về các vấn đề của Thế giới hiện nay như vấn đề dân
số, ô nhiễm môi trường, an ninh chính trị…
4 Thực hành:Tìm hiểu những cơ hội và
Trang 31thách thức của toàn cầu hóa đối với các
nước đang phát triển
Một số vấn đề của châu lục và khu vực
5 Tiết 1 – Một số vấn đề của châu Phi - Tranh ảnh về cảnh quan hoang
mạc của Châu Phi
- Tranh ảnh về đói nghèo, dịchbệnh (đặc biệt là HIV/AIDS) vàsuy dinh dưỡng ở trẻ em
Tiết 2 - Một số vấn đề của Mĩ La Tinh Tranh ảnh về chênh lệch thu
nhập của khu vực Mĩ La Tinh,bất ổn chính trị của khu vực nàyTiết 3 - Một số vấn đề của khu vực Tây
Nam Á và khu vực Trung Á
- Tranh ảnh về sản lưỡng, trữlượng dầu mỏ của khu vực
- Tranh ảnh về những xung độtcủa TTaay Nam Á và Trung ÁHợp chúng quốc Hoa Kì
6 Tiết 1 – Tự nhiên và dân cư Tranh ảnh về tự nhiên của Hoa Kì
mẽ của kinh và sự hiện đại trongcác ngành kinh tế của Hoa KìTiết 3 – Thực hành:Tìm hiểu sự phân hóa
lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì
Liên minh châu Âu (EU)
Trang 32Tiết 1: EU – Liên minh khu vực lớn trên
Thế Giới
Videoclip “Liên minh Châu Âu
EU” để giới thiệu chung về khu
vực này
7 Tiết 2: EU – Hợp tác, liên kết để cùng
phát triển
Tranh ảnh về sự hợp tác của EUtrong sản xuất và dịch vụ
Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về Liên
minh châu Âu
Liên Bang Nga
8 Tiết 1: Tự nhiên và xã hội - Tranh ảnh về tự nhiên và con
người Liên bang Nga
- Videoclip “Giới thiệu về đất
nước Liên Bang Nga, Tập 1”
vũ trụ của Liên bang NgaTiết 3: Thực hành:Tìm hiểu sự thay đổi
GDP và phân bố nông nghiệp củaLiên bang Nga
kinh tế
Tranh ảnh về sự hiện đại trongcác sản phẩm của các ngành kinh
Trang 33tế của Nhật BảnTiết 3: Thực hành:Tìm hiểu về hoạt động
kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Videoclip “Giới thiệu về nước
của nền kinh tế Trung Quốc
Khu vực Đông Nam Á
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội - Tranh ảnh về tự nhiên, dân cư
và xã hội khu vực Đông Nam Á
- Videoclip “Ngày hội văn hóa
Đông Nam Á”
nổi tiếng, các sản phẩm nôngnghiệp của khu vực Đông NamÁ
Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN)
- Videoclip “Cộng đồng ASEAN
năm 2015”
Trang 34- Tranh ảnh về các hội nghị hợptác của Asean
2.2 Nguyên tắc và yêu cầu của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực
2.2.1 Nguyên tắc của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 – THPT, theo hướng tích cực
Trong dạy học địa lí nói chung, phương tiện dạy học là một trongnhững nhân tố quan trọng bên cạnh các nhân tố khác như mục đích, nhiệm vụ,nội dung dạy học, hoạt động của giáo viên – học sinh tạo thành một thể thốngnhất và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình dạy học đạt được mục đíchnhất định Vì thế, việc vận dụng và tiến hành các phương pháp dạy học luôngắn liền với việc sử dụng các phương tiện dạy học
Trong mỗi giờ học địa lí, tranh ảnh và videoclip luôn được sử dụng và
có vai trò không những góp phần điều khiển hoạt động nhận thức của họcsinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà còn là một nguồn tri thức phongphú để học sinh thu nhận và rèn luyện kĩ năng Để giáo viên – học sinh sửdụng được thuận lợi và hiệu quả các loại tranh ảnh và videoclip trong mỗi giờhọc địa lí thì các tranh ảnh và videoclip phải tuân thủ được các nguyên tắc sauđây:
2.2.1.1 Tính sư phạm:
Tranh ảnh, videoclip được sử dụng để dạy học địa lí phải đảm bảo
Trang 35tính sư phạm, phải giúp học sinh tiếp thu được các kiến thức, kĩ năng, giúphọc sinh có thể tự học, tự nghiên cứu củng cố kiến thức, luyện tập và thựchành dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đồng thời, qua các tranh ảnh vàvideoclip còn giúp cho giáo viên truyền đạt những kiến thức cơ bản, phântích các mối quan hệ trừu tượng, phát triển khả năng nhận thức và tư duylogic của học sinh.
Các loại tranh ảnh và videoclip phong phú giúp giáo viên sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực theo hướng tập trung vào học sinh, đồng thờithúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại
Nói chung, các loại tranh ảnh và videoclip được sử dụng trong dạy họcđịa lí phải đảm bảo tính giáo dục
2.2.1.2 Tính trực quan:
Các tranh ảnh, videoclip địa lí phục vụ dạy học phải đủ lớn để học sinhngồi ở hàng ghế cuối lớp cũng nhìn rõ được Nhờ đó, học sinh có thể có điềukiện làm việc với các phương tiện này theo hình thức: làm việc cá nhân, làmviệc nhóm, tổ, cặp đôi Do vậy, các phương tiện tranh ảnh và videoclipkhông chỉ dễ nhìn mà còn phải gọn, dễ di chuyển và không được chiếm nhiềudiện tích trên bàn học cũng như phải phù hợp đối với học sinh từng khối lớp
2.2.1.3 Tính khoa học:
Các loại tranh ảnh, videoclip dạy học địa lí phải đảm bảo tính khoa học.Các hiện tượng địa lí được thể hiện trên các phương tiện dạy học phải phảnánh đúng các hiện tượng địa lí trong thực tế, phải chính xác và khoa học
Mỗi tranh ảnh hay video địa lí tập hợp thành bộ phận phải có mối liên hệchặt chẽ với nhau về nội dung, bố cục, hình thức Trong đó, mỗi loại trong bộphận có vai trò và vị trí riêng tạo thành một chỉnh thể thống nhất và khoa học
2.2.1.4 Tính thẩm mĩ:
Tranh ảnh và videoclip được sử dụng để dạy học địa lí phải đảm bảotính thẩm mĩ cao, các đường nét, hình khối, màu sắc phải hài hòa, cân đốinhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh Đồng thời, các tranh ảnh và
Trang 36videoclip đảm bảo tính thẩm mĩ còn có tác dụng rất lớn là giúp học sinh hứngthú, say mê học tập.
2.2.1.5 Tính tiện dụng:
Do điều kiện học tập ở các trường phổ thông chưa đồng bộ về cơ sở vậtchất, các tranh ảnh – videoclip phần lớn được sử dụng trong dạy học địa líhiện nay giáo viên phải mang vác từ thư viện, phòng thí nghiệm hoặc dogiáo viên – học sinh tự làm Mỗi tiết học, giáo viên – học sinh phải di chuyển
từ lớp này sang lớp khác luân phiên Do đó, các phương tiện phải đảm bảotính tiện dụng “khi cần là có”, dễ sử dụng, không quá cồng kềnh, dễ dichuyển
2.2.2 Yêu cầu của việc sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí
11 – THPT, theo hướng tích cực
Để sử dụng có hiệu quả tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí nóichung và trong dạy học Địa lí lớp 11 nói riêng, theo hướng tích cực, ngườigiáo viên cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Sử dụng tranh ảnh, videoclip theo quan điểm dạy học hiện đại:
Theo quan điểm dạy học hiện đại thì quá trình dạy học không chỉ đơnthuần là giúp học sinh có được một số kiến thức, kỹ năng nhất định mà điềuquan trọng hơn là phải tổ chức quá trình dạy học sao cho học sinh phát huyđến mức tối đa tính tích cực, chủ động, qua đó phát triển được năng lực sángtạo, nhân cách của người lao động mới, đáp ứng được những yêu cầu đa dạng
và ngày càng tăng của xã hội
Để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại, vai trò của tranh ảnh vàvideolip trong dạy học phải được thay đổi một cách cơ bản, không chỉ được
sử dụng như là một phương tiện trực quan, minh họa bài giảng mà cần phải sửdụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, phát huy tính tích cựcchủ động của học sinh trong học tập thông qua việc tổ chức các hoạt độngnhận thức cho học sinh
- Sử dụng tranh ảnh và videoclip phải phù hợp với phương pháp, nội
Trang 37dung và hình thức dạy học:
Tranh ảnh và videoclip được xây dựng nhằm phục vụ cho việc dạy họccủa mỗi bộ môn nhất định Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video trong dạyhọc có liên quan chặt chẽ với các phương pháp dạy học Mỗi một bộ môn cóphương pháp sử dụng video khác nhau, nhằm giải quyết một nội dung dạyhọc cụ thể Vì vậy, phải căn cứ vào phương pháp dạy học bộ môn, vào nộidung và tính năng của tranh ảnh, videoclip, vào mục đích dạy học của từngbài cụ thể mà lựa chọn phương pháp sử dụng tranh ảnh, video phù hợp, nhằmphát huy hết tính năng, tác dụng của chúng trong quá trình dạy học
Đồng thời, cần căn cứ vào tính năng của các thể loại tranh ảnh, video
để lựa chọn các hình thức dạy học thích hợp như dạy học cả lớp, dạy học theonhóm, dạy học cá nhân Vì vậy, tùy theo điều kiện khách quan và chủ quancho phép mà lựa chọn thể loại tranh ảnh và videoclip phù hợp với hình thứcdạy học nhất định
- Sử dụng tranh ảnh và videoclip trong tất cả các khâu cơ bản của quá
trình dạy học:
Điều khiển trong dạy học là một khái niệm mang tính chất khái quát
Cụ thể của sự điều khiển đó phải được định hướng trong các khâu cơ bản củaquá trình dạy học Sử dụng tranh ảnh, videoclip để tổ chức các hoạt độngnhận thức và điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh luôn phải đượctiến hành trong tất cả các khâu cơ bản của quá trình dạy học trên lớp Về líluận dạy học bộ môn, người ta chia quá trình dạy học trên lớp thành các khâu:
+ Đề xuất và gây ý thức về nhiệm vụ học tập, kích thích động cơ học tập.+ Tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới (tri giác tài liệumới, khái quát hóa hình thành khái niệm khoa học)
+ Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức, luyệntập (rèn kĩ năng, kĩ xảo)
+ Tổ chức, điều khiển học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đểgiải quyết những bài tập với độ khó và phức tạp tăng dần (uốn nắn những sai
Trang 38lệch trong việc hiểu tri thức, các thao tác tư duy hay thao tác chân tay); vậndụng tri thức giải thích những hiện tượng, giải quyết những vấn đề thực tiễn
đề ra một cách vừa sức
+ Tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá việc nắm vững tri thức, kĩnăng, kĩ xảo ở học sinh: phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, đảm bảonhững nguyên tắc kiểm tra, đánh giá; bồi dưỡng ý thức năng lực tự kiểm tra,đánh giá ở học sinh
+ Phân tích kết quả từng giai đoạn, từng bước của quá trình dạy học:đối chiếu kết quả thu được với mục đích, nhiệm vụ đề ra, phát hiện ưu -nhược điểm, nguyên nhân và tìm ra hướng giải quyết
Như vậy, việc sử dụng tranh ảnh, videoclip không chỉ dành cho mộtkhâu duy nhất nào, mà tùy nội dung và điều kiện cho phép có thể sử dụng ởtất cả các khâu dạy học đó
- Sử dụng tranh ảnh và videoclip phối hợp với các phương tiện dạy học khác:
Dù tranh ảnh và videoclip là những phương tiện trực quan, hiện đại nhất vớinhiều tính năng phong phú, mang lại hiệu quả to lớn cho việc dạy học nhưng khôngphải vạn năng và cũng còn tồn tại những hạn chết nhất định Chúng ta biết rằngmục đích, nội dung truyền đạt của các khâu trong quá trình dạy học là khác nhau,nhất là trong môn Địa lí Vì vậy không thể lạm dụng tranh ảnh và videoclip trongquá trình dạy học Cần phải có sự cân nhắc lựa chọn các phương tiện dạy học phùhợp với mục tiêu sư phạm và nội dung kiến thức cần truyền đạt, sử dụng phối hợpvới nhau một cách linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất
Việc sử dụng nhiều phương tiện dạy học khác nhau trong một buổi học
có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp thu, ghi nhớ kiến thức của học sinh, đến hiệuquả sử dụng phương tiện dạy học Lôi cuốn được học sinh vào những nộidung kiến thức được trình bày một cách mới lạ sẽ làm cho học sinh duy trìđược sự chú ý theo dõi bài học ở mức độ cần thiết và ghi nhớ kiến thức lâubền hơn
2.3 Biện pháp sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí 11 –
Trang 39Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của matrận sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy học Địa lí, nó làm cho học sinhchủ động tìm kiếm tri thức, có ham muốn tìm tòi, khám phá để tìm lời giải.
Từ đó, học sinh có thể nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là kĩnăng làm việc với tranh ảnh địa lí
Để tiến hành hướng dẫn học sinh khai thác một bức tranh và videoclipđịa lí, giáo viên cần:
- Nhận biết được cái gì đã biết cũng như những khó khăn là học sinhgặp phải khi khai thác bức tranh
- Xác định rõ kết quả giải quyết, mong muốn sau mỗi hoạt động (Họcsinh thu nhận được những kiến thức, kĩ năng gì cũng như thái độ, hành vi củahọc sinh ra sao?)
- Thiết kế được những nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề giao cho học sinh,sao cho học sinh sẵn sàng nhận nhiệm vụ đó Trong nhiệm vụ, cần có các yếu
tố cơ bản sau:
+ Tư liệu: Tranh ảnh địa lí, videoclip địa lí và các phương tiện trựcquan khác… Giáo viên cần cung cấp và gợi ra cho học sinh
+ Lệnh và câu hỏi cho học sinh
+ Hình thức tổ chức và thời gian giải bài tập nhận thức
- Giáo viên cần phải dự đoán được trước những đáp án học sinh có thểtrả lời để điều chỉnh câu hỏi hoặc giúp đỡ, điều khiển khi cần thiết
Quá trình xây dựng ma trận sử dụng tranh ảnh và videoclip trong dạy
Trang 40học địa lí được tiến hành theo các bước như sau :
Bước 1: Xác định tình huống có vấn đề trong bài học có liên quan đếntranh ảnh, videoclip địa lí
Bước 2: Xác định nhiệm vụ (cái cho và cái tìm) cho mỗi hoạt độngnhận thức (Quan sát cái gì? Quan sát để thu thập thông tin gì? Quan sát đểlàm gì?)
Bước 3: Xác định hình thức và thời gian tiến hành giải bài toán nhậnthức thông qua việc khai thác tranh ảnh, videoclip địa lí
Bước 4: Xác định thông tin phản hồi, chuẩn hóa nội dung nhận thứcnhận được từ học sinh
Cụ thể, trong mỗi một hoạt động, giáo viên phải thiết kế và xây dựng được:
- Nội dung của hỏa động: Tìm hiểu về cái gì?
- Nhiệm vụ: Quan sát tranh ảnh hoặc videoclip để thu thập thông tin, đểphân tích, để chứng minh, nhận xét…