Chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nh
Trang 1Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Ths.Nguyễn Thị Huệ - người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Đoan Hùng - Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm
sư phạm
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp K51- ĐHSP Địa Lý đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Trần Diệu Hoa
Trang 27 ĐLKT-XH Địa lí kinh tế - xã hội
Trang 3DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 GRAPH về hậu quả của việc tăng dân số 21
2 Sơ đồ 1.2 Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường 22
3 Sơ đồ 1.3 Về các giai đoạn của sản xuất công nghiệp 22
4 Sơ đồ 1.4 GRAPHvề ngưng đọng hơi nước trong khí quyển 22
5 Sơ đồ 1.5 Các ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công
nghiệp
23
7 Sơ đồ 1.7 GRAPH hệ thống nội dung chương VIII-SGK Địa
lý 10
24
11 Sơđồ 1.11 Mối quan hệ giữa khí hậu các thành phần khác
13 Sơ đồ 1.13 Sơ đồ thể hiện đặc điểm của ngành chăn nuôi 27
15 Sơ đồ 1.15 Thể hiện nội dung bài 35 vai trò các nhân tố ảnh
hưởng đặc điểm ngành DV
27
17 Sơ đồ 1.17 Thể hiện các bước thực hành bài 4 – SGK địa lý
10
28
19 Sơ đồ 1.19 Ảnh hưởng tích cực đến quá trình đô thị hóa 30
Trang 420 Sơ đồ 1.20 Quy trình lập GRAPH hoạt động 30
21 Sơ đồ 1.21 Thể hiện nguyên nhân làm thay đổi khí áp 31
22 Sơ đồ 1.22a Đặc điểm của ngành nông nghiê ̣p 33
23 Sơ đồ 1.23a Thể hiện đặc điểm của ngành chăn nuôi 34
24 Sơ đồ 1.23b Thể hiện đặc điểm của ngành chăn nuôi 35
24 Sơ đồ 1.24 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa 36
25 Sơ đồ 1.25a Thể hiện vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng
26 Sơ đồ 1.26 Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam 39
27 Sơ đồ 1.27 Tác động của các ngành kinh tế đến ngành GTVT 40
28 Sơ đồ 1.28 Tác động của ngoại lực đến bề mặt địa hình Trái
Đất
41
29 Sơ đồ 1.29 Ảnh hưởng tích cực đến quá trình đô thị hóa 42
30 Sơ đồ 1.30 Ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đô thị hóa 42
31 Sơ đồ 1.31 Ảnh hưởng của qu á trình đô thị hóa đến sự phát
32 Sơ đồ 1.32 Sơ đồ đơn giản về hoa ̣t đô ̣ng của thi ̣ trường 44
33 Sơ đồ 1 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành DV
34 Sơ đồ 2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành DV
35 Sơ đồ 3 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành GTVT
36 Sơ đồ 4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố
ngành GTVT ảnh hưởng quan trọng (tiền đề)
37 Sơ đồ 5 Ưu nhược điểm của loại hình đường bộ và đường
sắt
Ưu nhược điểm của loại hình đường bộ và đường
Trang 539 Sơ đồ 7 Các mặt hàng xuất nhập khẩu của các nhóm nước
40 Sơ đồ 8 Vai trò của ngành thương ma ̣i
41 Sơ đồ 9 Cơ cấu hàng XK - NK
DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 1 Danh sách giáo viên và các lớp tham gia thực nghiê ̣m 51
2 Bảng 2 Bảng kết quả kiểm tra đánh giá học sinh 53
3 Bảng 3 Bảng kết quả điều tra giáo viên da ̣y ho ̣c thực nghiê ̣m 54
4 Bảng 4 Bảng kết quả điều tra khảo sát về thái độ của học sinh 54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3
4 Lịch sử nghiên cứu 3
4.1 Trên thế giới 3
4.2 Ở Việt Nam 5
5 Phương pháp nghiên cứu 7
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 7
5.2 Phương pháp phân tích hệ thống 7
5.3 Phương pháp thống kê toán học 7
5.4 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 7
5.5 Phương pháp thực nghiệm 7
6 Những đóng góp của đề tài 7
7 Cấu trúc của đề tài 8
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 9
1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 9
1.1.1 Cơ sở lí thuyết về GRAPH 9
1.1.1.1 Khái niệm về GRAPH 9
1.1.1.2 Vai trò của GRAPH 9
1.1.1.3 Cơ sở hình thành phương pháp luận của việc chuyển hóa GRAPH toán học thành GRAPH dạy học 10
Trang 71.1.2.1 Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học 12
1.1.2.2 Phương pháp dạy học tích cực 14
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 14
1.2.1 Đặc điểm, nội dung chương trình SGK lớp 10 14
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 10 17
1.2.3 Thực trạng sử dụng phương pháp GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10
17
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 20
2.1 Xây dựng GRAPH trong dạy học Địa lý lớp 10 20
2.1.1 Yêu cầu của việc xây dựng GRAPH 20
2.1.2 Phân loại các sơ đồ GRAPH trong dạy học Địa lí 21
2.1.2.1 GRAPH đường đi 21
2.1.2.2 Căn cứ theo khả năng rèn luyện thao tác tư duy logic 21
2.1.2.3 Căn cứ theo các đặc điểm 24
2.1.2.4 Căn cứ vào mức độ hoàn thiện, kiểm tra, đánh giá kết quả 26
2.1.2.5 Căn cứ vào mục đích dạy học 27
2.1.3 Quy trình xây dựng GRAPH 299
2.1.3.1 Quy trình lập GRAPH nội dung 29
2.1.3.2 Quy trình lập GRAPH hoạt động 30
2.2 Cách sử dụng GRAPH 30
2.2.1 Điều kiện để vận dụng phương pháp GRAPH có hiệu quả 31
2.2.2 Một số lưu ý khi dạy học bằng phương pháp GRAPH 31
2.2.3 Sử dụng GRAPH trong các khâu của quá trình dạy học 32
2.2.3.1 Sư ̉ dụng GRAPH trong khâu kiểm tra bài cũ……….33
2.2.3.2 Sử dụng GRAPH trong khâu dạy bài mới 34
2.2.3.3 Sử dụng GRAPH trong khâu củng cố, hoàn thiện tri thức 37
2.2.3.4 Sử dụng GRAPH trong khâu hệ thống hóa kiến thức, ôn tập, kiểm tra, đánh giá 38
2.2.4 Kết hợp GRAPH với các phương pháp dạy học tích cực 40
Trang 82.2.4.1 Kết hợp với phương pháp đàm thoại 40
2.2.4.2 Kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giải 40
2.2.4.3 Kết hợp với phương pháp thảo luận 41
2.2.4.4 Kết hợp với một số phương tiện dạy học trực quan 43
2.3 Hệ thống các kiến thức vận dụng phương pháp GRAPH trong SGK Địa lí 10 44
2.4 Tổ chư ́ c hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c với sơ đồ GRAPH……… 49
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 50
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 50
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm 50
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm 50
3.2 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 50
3.3 Tổ chức thực nghiệm 51
3.3.1 Chọn trường thực nghiệm 51
3.3.2 Nội dung thực nghiệm 51
3.3.3 Phương pháp thực nghiệm 52
3.3.4 Các bước thực nghiệm 52
3.4 Kết quả thực nghiệm 52
3.4.1 Kết qua ̉ kiểm tra, đánh giá 52
3.4.2 Kết qua ̉ điều tra, khảo sát……… ………… ……… 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1 Những đóng góp của đề tài……….……… 57
2 Một số kiến nghi ̣ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường trung
học phổ thông (THPT): đây là một trong những nhiệm vụ, chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay Điều này được thể hiện trong Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” Trong đó các văn kiện đều nhấn mạnh: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự học của HS, ”
Xuất phát từ những lợi thế của lí thuyết sơ đồ hóa (GRAPH) trong dạy học: trong những thập kỉ gần đây, thế giới được tiếp cận chuyển hóa các phương pháp khoa học, thành tựu của kĩ thuật, công nghệ mới thành PPDH đặc thù Trong đó việc tiếp cận và chuyển hóa lí thuyết GRAPH toán học thành PPDH là một trong những hướng có nhiều triển vọng Về mặt nhận thức lí luận thì GRAPH toán học thành phương pháp khoa học có tính khái quát cao, có tính ổn định, vững chắc để sơ đồ hóa các mối quan hệ của đối tượng được nghiên cứu Trong lí luận dạy học, lí thuyết về GRAPH đã trở thành một tiếp cận mới thuộc lĩnh vực PPDH Phương pháp này cho phép giáo viên (GV) quy hoạch được quá trình dạy học một cách tổng quát cũng như từng mặt của nó, thiết kế tối ưu hoạt động dạy - học và điều khiển một cách hợp lí quá trình này, tăng hiệu quả dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
Xuất phát từ đặc điểm môn học: Địa lí là khoa học chú trọng đến việc nghiên cứu các quy luật, các mối quan hệ giữa các thành phần, giữa các hiện tượng và các thể tổng hợp lãnh thổ, các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Địa lí học phát triển thành hai hướng: phân tích nghiên cứu các thành phần riêng
Trang 10biệt của tự nhiên hay những ngành kinh tế và tổng hợp - nghiên cứu các thành phần riêng biệt của tự nhiên hay những ngành kinh tế và tổng hợp – nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên hay thể tổng hợp kinh tế - xã hội Các mối quan hệ đó có thể diễn đạt dưới dạng GRAPH để mô hình hóa, hệ thống hóa kiến thức cho Địa
lí
Trong chương trình THPT Địa lí lớp 10, học sinh (HS) được trang bị một cách đại cương các kiến thức về lớp vỏ địa lí, địa lí tự nhiên (ĐLTN), địa lí kinh
tế - xã hội (ĐLKT-XH) và một số kiến thức làm cơ sở cho Địa lí lớp 11, lớp 12
Do đặc điểm kiến thức của từng phần, từng bài, từng chương có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic, hệ thống nên việc sử dụng GRAPH sẽ có nhiều ưu thế trong việc
“mã hóa” hệ thống, mối quan hệ các kiến thức đó
Xuất phát từ thực trạng dạy học Địa lí ở trường THPT: Kiến thức trong chương trình lớp 10 đã được đưa vào dạy học với nhiều các PPDH khác nhau như: phương pháp trực quan, phương pháp dùng lời, phương pháp tranh ảnh, Trong khi đó phương pháp GRAPH là một công cụ có ưu thế để “mô hình hóa” các mối quan hệ, hệ thống các đối tượng Địa lí lại được ít sử dụng Một số
GV khi sử dụng cũng gặp nhiều lúng túng trong thiết kế và hướng dẫn HS khai thác tri thức
Nhằm vận dụng các tri thức được học ở trường Đại học Sư phạm, xây dựng một quy trình hoạt động trong quá trình dạy học Địa lí để xây dựng và sử dụng GRAPH cho HS, nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí ở các trường THPT, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp và có tư liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy sau
khi ra trường, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng sơ đồ hóa (GRAPH ) trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực” làm đề tài khóa luận tốt
Trang 11Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng và sử dụng GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10 theo hướng tích cực
Đưa ra hệ thống lí thuyết về phương pháp GRAPH Đưa ra nguyên tắc , quy trình và phương pháp sử dụng GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT Thiết kế một số giáo án mẫu bằng phương pháp GRAPH
Tiến hành thực nghiê ̣m (TN) tại một số trường THPT để đánh giá tính khả thi của đề tài
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Về thơ ̀ i gian:
Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu việc thiết kế và vận dụng phương pháp GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT
- Về không gian:
Nghiên cứu tại trường Đại học Tây Bắc và TN tại trường THPT Đoan Hùng
4 Lịch sử nghiên cứu
4.1 Trên thế giới
Lí thuyết GRAPH là một chuyên ngành của toán học được khai sinh từ công trình bài toán “Bảy cây cầu ở Konigburg” của nhà toán học Thụy Sĩ Leonhard Euler (1707-1783) Trong cuối những năm của thế kỉ XX cùng với sự phát triển của toán học và nhất là toán học ứng dụng, những nghiên cứu và ứng dụng của lí thuyết GRAPH có những bước tiến nhảy vọt
Năm 1958, tại Pháp, Claude Bege đã viết cuốn “Lí thuyết GRAPH và những ứng dụng của nó”, trình bày những khái niệm, định lí toán học cơ bản của
lí thuyết GRAPH, đặc biệt là ứng dụng của GRAPH trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Năm 1965, tại Liên Xô, A.M Xokhor đã vận dụng một số quan điểm của lí thuyết GRAPH để mô hình hóa nội dung tài liệu giáo khoa môn hóa học
Năm 1965, V.X.Poloxin đã dựa vào cách làm của Xokhor dùng phương pháp GRAPH để diễn tả trực quan các diễn biến của hoạt động dạy và học của
Trang 12thầy trò trong thực hiện một thí nghiệm hóa học đã tạo ra một bước tiến mới trong vận dụng lí thuyết GRAPH vào dạy học
Năm 1972, V.P.Garkumop đã sử dụng phương pháp GRAPH để mô hình hóa các tình huống của dạy học nêu vấn đề, trên cơ sở đó mà phân loại các tình huống có vấn đề Lí thuyết GRAPH vận dụng để tạo ra mẫu của các tình huống nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo một trình tự xác định
Năm 1973, tại Liên Xô, tác giả Nguyễn Như Ất trong công trình luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm đã vận dụng lí thuyết GRAPH kết hợp với phương pháp ma trận để xây dựng cấu trúc nội dung dạy học theo quan điểm cấu trúc hệ thống
Tháng 6 năm 2001, John Wiley & Sons đã xuất bản tác phẩm Topo lí thuyết đồ thi ̣ (lí thuyết GRAPH), cuốn sách đã giới thiê ̣u các nền tảng và các vấn đề cơ bản của lí thuyết đồ thị Topo, kết nối lí thuyết đồ thị Topo với các vấn đề cơ bản khác của toán học
Nhiều trường đại học trên thế giới hiện nay, có những nhóm tác giả đã và đang nghiên cứu về lý thuyết GRAPH, về sự chuyển hoá của lý thuyết GRAPH vào những lĩnh vực khoa học khác nhau Ví dụ (VD) trường Đại học tổng hợp Antrep - Bỉ (University of Antwerp) có nhóm nghiên cứu của giáo sư Dirk Janssens; trường Đại học kỹ thuật Beclin - Đức (Technische Univesitaet Berlin)
có nhóm nghiên cứu của giáo sư Hartmut Ehrig; trường Đại học tổng hợp Layden - Hà lan (University of Leiden) có giáo sư Grzegorz Rozenberg; trường Đại học Roma (Italia) có giáo sư Francesco Parisi Presicce Trong đó nổi bật nhất là những công trình nghiên cứu của JonathanL Gross (trường Đại học Columbia, Niu Yoc) và Jay Yellen (trường Rolin, Florida) Hai tác giả này đã công bố nhiều công trình về GRAPH
Tháng 12 năm 2003, Cuốn sách “Sổ tay lý thuyết GRAPH” (Handbook of Graph Theory) của JonathanL Gross và Jay Yellen là môt trong những cuốn sách hướng dẫn tra cứu mô ̣t c ách đầy đủ nhất về lí thuyết GRAPH đã được xuất bản
Trang 13chuyên gia nổi tiếng trên thế giới đóng góp ý kiến cho hơn 50 chủ đề quan trọng của lí thu yết GRAPH, bao gồm lý thuyết GRAPH “thuần túy” , quan hê ̣ của lý thuyết GRAPH với algorit và với tối ưu hóa
Tháng 8 năm 2004, trên mạng Internet có 2058 bài báo nghiên cứu về lí thuyết GRAPH và những ứng du ̣ng của nó được đăng tải trên các ta ̣p chí : Tạp chí Lý thuyết GRAPH (Journal of Graph Theory); Tạp chí Lý thuyết tổ hợp (Journal of Combinatorial Theory, Series B); Tạp chí GRAPH agorit và ứng dụng (Journal of Graph Algorithm and Applications) và nhiều tạp chí nổi tiếng khác
Tháng 9 năm 2005, trong cuốn “Lý thuyết graph và những ứng du ̣ng của nó” (Graph Theory and It‟s Applications), JonathanL Gross và Jay Yeuen đã trình bày bài toán về “cây” và ứng dụng lý thuyết GRAPH trong các lĩnh vực tin học, thiết kế ma ̣ng Internet , mạng điện với hơn 700 hình vẽ và hơn 1600 VD hướng dẫn cu ̣ thể
Đặc biệt, ở Hoa Kỳ có nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu về lý thuyết GRAPH làm cơ sở khoa học cho lý thuyết mạng máy tính và chuyển hoá vào các ngành khoa học khác Tháng 8 năm 2007, cuốn sách “Phương pháp tổ hợp với các ứng du ̣ng máy tính” trong đó đã cung cấp mô ̣t trang web có chứa đồng
rô ̣ng lý thuyết GRAPH tài nguyên thông tin cũng như mô ̣t công cu ̣ tính toán để giúp tính toán cho một số các bài tập
Hiện nay, lí thuyết GRAPH được vận dụng nhiều trong dạy học, đặc biệt
là các môn học logic, trực quan hóa như Hóa học, Sinh học, cả trong Địa lí của các trường như một PPDH hữu hiệu
4.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ năm 1957, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu: “Dùng phương pháp lập trình tối ưu và dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch” Trong công tác này tác giả đã nghiên cứu chuyển hóa GRAPH toán học vào lĩnh vực giảng dạy quân sự
Trang 14Năm 1971, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên đã nghiên cứu chuyển hóa GRAPH toán học thành GRAPH dạy học và đã công bố nhiều thành công trong các lĩnh vực này Trong những công trình đó, giáo sư đã nghiên cứu những ứng dụng cơ bản của lí thuyết GRAPH trong khoa học giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy Hóa học
Năm 1980, Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: „Áp dụng phương pháp Graph và alogrit để nghiên cứu cấu trúc - phương pháp xây dựng và giải hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông”
Năm 1983, Nguyễn Đình Bào nghiên cứu sử dụng GRAPH để hướng dẫn
ôn tập môn Toán, Nguyễn Anh Châu đã nghiên cứu sử dụng GRAPH hướng dẫn
ôn tập môn Văn
Năm 1984, Phạm Tư với đề tài: “Dùng GRAPH nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nitơ - Phốtpho ở lớp 11 trường THPT” Các tác giả sử dụng
sơ đồ GRAPH để hệ thống hóa kiến thức HS đã học trong một chương hoặc trong một chương trình nhằm thiết lập mối liên hệ các phần kiến thức đã học, giúp GV và HS tất cả các khâu chuẩn bị bài lên lớp, tự học ở nhà, kiểm tra, đánh giá
Về Địa lí, năm 1993 tác giả Hoàng Việt Anh đã nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp GRAPH vào giảng dạy Địa lí ở các lớp 6 và 8 ở trường THCS” Công trình này đã chứng minh rằng PPDH bằng phương pháp GRAPH có thể
sử dụng với các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
Năm 2000, trong luận văn thạc sĩ Phạm Thị My đã trình bày: “Ứng dụng lí thuyết GRAPH trong xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học sinh học ở THPT”
Năm 2004, trong luận văn tiến sĩ Nguyễn Phúc Chỉnh đã hoàn thành công trình nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lí người và vệ sinh THCS bằng áp dụng phương pháp GRAPH”
Tóm lại các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam trong lĩnh vực vận dụng lí thuyết GRAPH vào trong quá trình dạy học đã có
Trang 15niệm trong các tài liệu học tập nhằm mã hóa và trực quan hóa các mối quan hệ của các thành phần kiến thức dưới dạng các GRAPH dạy học có ý nghĩa thiết thực cho việc dạy và học
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu, luận văn và văn bản liên quan đến đề tài làm cơ sở
lí luận, vận dụng phương pháp GRAPH trong dạy học Địa lí
5.2 Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp này áp dụng để các GRAPH nội dung bài học nhằm xác định các bộ phận cấu thành, vị trí, chức năng của việc hình thành các GRAPH trong dạy học
Nghiên cứu lí thuyết thực tế trên thế giới, Việt Nam và các nhân tố tác động đến việc vận dụng phương pháp GRAPH để tìm ra cách thức vận dụng đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lí lớp 10
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học qua các tham số đặc trưng trong điều tra thực tế
và TN sư phạm để kiểm chứng đề tài
5.4 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Các tài liệu thu thập gồm sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học và những phần mềm ứng dụng dạy học có nội dung liên quan Những tài liệu thu thập được sẽ được chọn lọc, tổng hợp trở thành cơ sở lí luận cũng như qui trình chung của GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10
5.5 Phương pháp thực nghiệm
Xây dựng các phiếu điều tra nhằm khảo sát tình hình sử dụng GRAPH trong quá trình dạy học Địa lí của GV và HS Soạn giáo án, tiến hành dạy TN tại một số trường THPT Sau các bài dạy đều có bài kiểm tra kết quả với độ nhận
thức của HS
6 Những đóng góp của đề tài
Trang 16Đề tài đã t ổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10 theo hướng tích cực
Đưa ra các nguyên tắc, qui trình thiết kế GRAPH trong dạy học Địa lí lớp
10 THPT
Đưa ra phương pháp sử dụng GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT Thực nghiê ̣m sư phạm để khẳng định hiệu quả của tính khả thi của việc vận dụng lí thuyết GRAPH trong dạy học Địa lí lớp 10
Góp phần đổi mới PPDH ở các trường THPT, là tài liệu cần thiết cho GV,
HS và các độc giả
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng GRAPH trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực
Chương 2 Xây dựng và sử dụng GRAPH trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 17KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC 1.1 Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1 Cơ sở lí thuyết về GRAPH
1.1.1.1 Khái niệm về GRAPH
Theo từ điển Anh - Việt, GRAPH có nghĩa là đồ thị - biểu đồ gồm có một
đường hoặc nhiều đường biểu thị sự biến thiên của các đại lượng
Từ GRAPH, trong lí thuyết GRAPH lại bắt nguồn từ “Graphic” có nghĩa là
tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy
GRAPH dạy học được hiểu là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo được
những sơ đồ học tập ở tư duy của HS, trên cơ sở đó hình thành một phong cách
tư duy khoa học mang tính hệ thống
1.1.1.2 Vai trò của GRAPH
GRAPH với viê ̣c xây dựng cấu trúc hợp lí bài soạn giảng của giáo viên
Phương pháp soa ̣n bài là phương pháp đă ̣c thù của người GV hiê ̣n rõ năng lực
nghề nghiê ̣p cũng như năng lực được đào ta ̣o về mă ̣t chuyên môn của người GV Bài soạn là sản phẩm của quá trình tìm tòi, suy nghĩ của người GV về viê ̣c làm ở
trên lớp, căn cứ vào yêu cầu cơ bản của bài học Bài soạn là phương án lên lớp
của người GV
GRAPH là công cu ̣ đắc lực cho công tác soa ̣n giảng của người GV vì:
- GRAPH bài soa ̣n giảng phản ánh được mu ̣c đích chính của tiết ho ̣c , nó chứa
đựng những nô ̣i dung kiến thức chính cơ bản của tài liê ̣u giáo khoa , có tác dụng
đi ̣nh hướng cho HS vào những nhiê ̣m vu ̣ nhâ ̣n thức cu ̣ thể
- GRAPH bài soa ̣n giảng phản ánh được logic phát triển của nô ̣i dung khoa ho ̣c
của bài học, nó thể hiện quan hê ̣ cấu trúc logic khoa ho ̣c của kiến thức , mối liên
hê ̣ giữa các kiến thức Qua đó HS có thể hiểu được phương hướng giải quyết
nhiê ̣m vu ̣ nhâ ̣n thức
Trang 18- GRAPH bài soa ̣n giảng phản ánh trực quan được các bước tổ chức giờ học của
GV và HS đã thực hiê ̣n trong tiết ho ̣c
Thông qua việc sử du ̣ng cấu trúc GRAPH để xây dựng cấu trúc hợp lí của bài soạn, người GV có đi ̣nh hướng rõ rê ̣t , mô ̣t kế hoa ̣ch lên lớp cu ̣ thể ngay từ khi soa ̣n bài, tránh được tình tra ̣ng soa ̣n bài hoă ̣c quá tỉ mỉ hoă ̣c quá sơ sài
GRAPH giúp nâng cao chất lượng da ̣y và ho ̣c trên lớp , đă ̣c biê ̣t là chất lượng của viê ̣c tự ho ̣c
GRAPH có khả năng diễn đa ̣t những khái niê ̣m trừu tượng, các mối liên hê ̣ Đây là sơ đồ mang tính khái quát cao , nhờ vâ ̣y mà có tính trực quan , giúp HS hiểu khái niê ̣m mô ̣t cách dễ dàng , tiết kiê ̣m ngôn từ diễn đa ̣t , tăng tính gợi mở , kích thích suy nghĩ Do đó HS tiếp thu kiến thức m ới, sinh đô ̣ng, chính xác , đồng thời nhớ kiến thức lâu bền hơn ; thuâ ̣n lợi cho viê ̣c phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS trong dạy học, giải quyết vấn đề giúp HS trong việc giải quyết kiến thức cũ và nghiên cứ u kiến thức mới thuâ ̣n lợi hơn Sử du ̣ng GRAPH giảng da ̣y trên lớp , vai trò của người GV không phải là người hoa ̣t
đô ̣ng chủ yếu mà chỉ giữ vai trò thiết kế và điều khiển quá trình ho ̣c tâ ̣p của HS
HS giữ vai trò thi công trong lĩnh hô ̣i kiến thức
Vai trò của GRAPH trong dạy học Địa lí
GRAPH nội dung kiến thức Địa lí là hình thức diễn đạt tối ưu các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, các đối tượng, hiện tượng, sự vật địa lí GRAPH thể hiện rõ vai trò phát triển các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa và hình thành năng lực tự học cho HS
1.1.1.3 Cơ sở hình thành phương pháp luận của việc chuyển hóa GRAPH toán học thành GRAPH dạy học
Tiếp cận cấu trúc - hệ thống
Tiếp cận cấu trúc hệ thống là cách thức xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển động từ khi sinh ra đến lúc trở thành một hệ thống hoàn chỉnh Vì vậy việc chuyển hóa GRAPH toán học thành GRAPH dạy học
Trang 19dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống để phân tích đối tƣợng nghiên cứu thành các yếu
tố cấu trúc, xác định các đỉnh của GRAPH trong hệ thống mang tính logic, khoa học qua đó thiết lập các mối quan hệ của các cấu trúc trong một tổng thể
mô hình nhƣ mô hình gần giống vật thật nhƣ mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời, địa cầu, núi lửa, ; mô hình tƣợng trƣng nhƣ mô hình phân bố thực vật động vật, ; mô hình mã hóa có tính chất quy ƣớc nhƣ các kí hiệu: quy ƣớc nhà máy thủy điện là ngôi sao màu xanh, nhiệt điện là ngôi sao mầu đỏ,
Sử dụng GRAPH trong dạy học thực chất là việc mô hình hóa các đối tƣợng Nó giúp HS hình thành nên các biểu tƣợng - khái quát hóa, tái hiện và cụ thể hóa các khái niệm, phát triển năng lực trí tuệ của HS Do vậy về mặt tâm lí nhận thức GRAPH có những ý nghĩa sau:
- GRAPH giúp HS có một điểm tựa tâm lí quan trọng trong lĩnh hội tri thức Từ hình ảnh trực quan hoặc lời nói GV mô tả về đối tƣợng mà HS có thể mô hình hóa các thông tin đó sang “ngôn ngữ GRAPH” để hiểu sâu đƣợc các bản chất,
dễ dàng khái quát thông tin đó
- Ngôn ngữ GRAPH ngắn gọn, súc tích chứa đựng nhiều thông tin nhanh chóng, chính xác HS không phải học thuộc lòng mà chỉ ghi nhớ các dấu hiệu cơ bản và quy luật của mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống nhất định Còn khi vận dụng tri thức HS thực hiện thao tác chuyển từ “ngôn ngữ GRAPH” sang
“ngữ nghĩa” để vận dụng biểu thức chính xác có hiệu quả
Trang 20- Sử dụng GRAPH trong dạy học còn có tác dụng rèn luyện cho HS năng lực tư duy khái quát, hệ thống Đây là một hoạt động hiệu quả lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động trong cuộc đời của mỗi HS
Cơ sở lí luận dạy học
Theo thuyết thông tin quá trình dạy học tương ứng với một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn: truyền và nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ và vận dụng thông tin
Việc truyền đạt thông tin luôn có hướng tác động 2 chiều: thầy - trò, trò - trò và đều nhờ giác quan để truyền tải thông tin: thị giác, thính giác trong đó kính thị giác có năng lực truyền tải thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất Theo Can thì có tới 83% kết quả nhớ kiến thức của HS là nhờ thị giác; 11% là nghe; 3,5% ngửi; 1,5% là sờ; 1% do nếm GRAPH nghiên cứu và mã hóa các đối tượng bằng một loại “ngôn ngữ” vừa trực quan vừa cụ thể cô đọng Nên việc dạy học bằng GRAPH có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính xác hơn
Việc xử lý thông tin của HS nhờ GRAPH mã hóa theo hệ thống logic hợp lý đã làm cho việc xử lý thông tin hiệu quả hơn nhiều Lưu trữ thông tin bằng sơ
đồ GRAPH giúp cho HS ghi nhớ một cách khoa học, có hệ thống giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức của các em linh hoạt hơn Khác với dạy học truyền thống thường yêu cầu HS ghi nhớ máy móc nên dễ quên thì việc ghi nhớ bằng bằng GRAPH dễ dàng hơn so với PPDH cũ
1.1.2 Khái quát chung về dạy học tích cực
1.1.2.1 Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người,
là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên
cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao Việc này cần bắt đầu từ giáo dục phổ
Trang 21định những gì cần đạt được đối với người học sau một quá trình đào tạo Nói chung đó là một hệ thống phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn
Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao rộng và nhanh vào thực tế, buộc chương trình sách giáo khoa (SGK) và phương pháp dạy học địa lí (PPDHĐL) ở trường phổ thông phải luôn được xem xét, điều chỉnh Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà tiếp tục học suốt đời Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người Nội dung học vấn được hình thành và phát triển trong nhà trường phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của HS; cung cấp cho HS những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này
Để thực hiện các yêu cầu trên của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, thì việc đẩy mạnh đổi mới PPDH là hết sức quan trọng
1.1.2.2 Phương pháp dạy học tích cực
Hiện nay dạy học Địa lí theo hướng tích cực đặc biệt được đẩy mạnh trong
các trường phổ thông Để dạy học Địa lí theo hướng tích cực theo yêu cầu đổi mới của mục tiêu giáo dục, cần tiến hành đồng bộ với sự đổi mới của tất cả các yếu tố của quá trình dạy học trong đó đặc biệt chú ý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học Địa lí
Dạy học tích cực là hệ thống các PPDH nhằm cụ thể hóa các hoạt động bên trong của HS Người học không bị tiếp thu những kiến thức có sẵn do thầy truyền đạt mà hỗ trợ với các bạn học để tìm hiểu, khám phá những kiến thức
Trang 22mới dưới sự hướng dẫn của thầy GV là người định hướng và tổ chức hoạt động của lớp học
Dạy học tích cực có ý nghĩa rất to lớn tạo cơ hội để phát huy tối đa trí tuệ tập thể giúp người học suy nghĩ, phát huy khả năng của mình và hợp tác với bạn giải quyết tốt vấn đề, các tình huống học tập Giá trị lớn nhất của phương pháp dạy học tích cực là bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học và tinh thần say mê học tập, thích khám phá vàc có khát vọng vươn lên
Nhà trường phổ thông chỉ cung cấp cho HS một khối lượng tri thức nhất định Trong khi đó sự mong muốn hiểu biết của con người trong cuộc đời là khôn cùng PPDH sẽ mãi có ích bởi nó giúp người học sau này vẫn có thể tiếp tục học tập hiệu quả
Tính tích cực học tập của HS biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời những câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, tranh luận với bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước tập thể lớp, thắc mắc và đòi hỏi GV phải giải thích những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, Như vậy, tính tích cực học tập của HS về thực chất là sự tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khát vọng ham hiểu biết tìm tòi,
cố gắng suy nghĩ và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
Những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực:
- Dạy học thông qua các tổ chức học tập của HS
- Dạy học chú trọng phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác
- Kết hợp với đánh giá của thầy với sự tự đánh giá của trò
- Vai trò chỉ đạo của GV là vô cùng quan trọng
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Đặc điểm, nội dung chương trình SGK lớp 10
- Chương trình Địa lí SGK lớp 10 gồm 2 phần: ĐLTN và ĐLKT-XH đại cương
Chương trình lớp 10 là sử dụng nâng cao mở rộng so với chương trình đại cương
ở trung học cơ sở (THCS) có đặc điểm sau:
Trang 23+ Các kiến thức trong phần ĐLTN và ĐLKT-XH trình bày trong SGK không phải những phần riêng rẽ Khi giảng dạy yêu cầu phải đặt kiến thức bài trong mối quan hệ gắn bó với nhau Từ các mối liên hệ đó tìm ra các quy luật Địa lí để
HS sẵn sàng nắm bắt quy luật đó sử dụng GRAPH là dễ thấy nhất, các em sẽ dễ dàng nắm kiến thức một cách hệ thống, logic
+ Các khái niệm ĐLTN có nhiều khái niệm trừu tượng bởi có những hiện tượng
sự vật ở khoảng cách địa lí rất xa mà các em không thể trực tiếp tri giác được
Để hình thành các khái niệm cần chọn lọc từ ngữ, sử dụng phương pháp thích hợp Các khái niệm khi hình thành cho HS đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp Do vậy với chương trình SGK Địa lí lớp 10 khi áp dụng phương pháp GRAPH, GV cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất
+ Phần ĐLKT-XH có nhiều chương, mục, nhiều khái niệm mới được trình bày, trên nhiều quan điểm mới, các kiến thức mang tính chất mở để HS tự tìm tòi Do đó, việc sử dụng sơ đồ để trang bị kiến thức cho HS, để các em thấy được mối quan hệ phức tạp đó là cần thiết
Toàn bộ chương trình SGK Địa lí 10 chia làm 10 chương, 42 bài, trong đó 36 bài cung cấp kiến thức, kĩ năng, 6 bài thực hành với tổng số 44 tiết
+ Chương I: Bản đồ (3 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành)
Giới thiệu về các phép chiếu hình bản đồ cơ bản, một số các phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ và ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống Phần này nhằm bổ sung cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết về bản đồ phục vụ cho các bài học Địa lí trong quá trình học bài tiếp theo + Chương II: Vũ trụ hệ quả chuyển động của Trái Đất (2 tiết lí thuyết) Phần này giúp các em có cái nhìn tổng quát về vị trí của Trái Đất trong hệ
mặt trời và các vận động của Trái Đất đã gây ra một số hiện tượng ngày đêm
luân phiên, mùa, trên Trái Đất
+ Chương III: Cấu trúc của Trái Đất, các quyển của lớp vỏ địa lí (14 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành)
Trang 24Chương này giúp các em nhìn nhận được cấu trúc của Trái Đất và một số hiện tương như động đất, núi lửa, Đặc biệt phần này cung cấp cho các em về đặc điểm, sự phân bố, mối quan hệ của các quyển của Trái Đất
+ Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí (2 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành) Chương này mang tính chất tổng kết của các chương đã học trong phần ĐLTN chỉ cho các em thấy được quy luật, quan hệ giữa các thành phần trong các thành phần của lớp vỏ địa lí và quy luật của chúng Đối với phần này các em sẽ có quan điểm tổng hợp khi phân tích sự vật hiện tượng địa lí
+ Chương V: Địa lí dân cư (3 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành)
Đề cập đến các kiến thức về dân cư, dân số, vấn đề quần cư và đô thị hóa + Chương VI: Cơ cấu nền kinh tế (một tiết lí thuyết)
HS có kiến thức về một số khái niệm khó như nguồn lực, cơ cấu kinh tế Đây là phần kiến thức cơ sở quan trọng để học sinh hiểu thêm về các vấn đề kinh tế - xã hội sẽ học ở bài tiếp theo
+ Chương VII: (3tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành) Địa lí nông nghiệp
Đề cập đến các vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển, phân bố công nghiệp các ngành công nghiệp chủ yếu, một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Cung cấp thêm một số khái niệm về công nghiệp như trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp,
+ Chương IX: (5 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành) Địa lí dịch vụ
Chương này cung cấp cho HS một số vai trò, đặc điểm nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ (DV) Trong đó 3 ngành DV quan trọng là: Giao thông vận tải (GTVT), thông tin liên lạc, thương mại
+ Chương X: (2 tiết lí thuyết) Môi trường và sự phát triển bền vững
Đây là chương thay cho lời kết của cuốn sách Môi trường được nhìn nhận không chỉ là điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội mà còn tác động lại nền kinh tế đó Do vậy, vấn đề môi trường và con người, được đặt ra trong sự phát triển bền vững chính là sự kết thúc của cuốn sách, mở ra cho HS những hướng học tập và nghiên cứu mới
Trang 25Những đặc điểm nội dung của SGK Địa lí lớp 10 trên đây có thể cho thấy
sự logic của các hệ thống kiến thức trong SGK Địa lí lớp 10 Với những đặc điểm này chúng ta có nhiều lợi thế trong việc sử dụng phương pháp GRAPH cho dạy và học Địa lí lớp 10
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 10
HS lớp 10 THPT đã có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần Ở
các em đã hình thành những suy nghĩ độc lập, tích cực trong nhận thức đặc biệt
là các khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa Nhờ những thuận lợi căn bản này mà GV có thể áp dụng khai thác khi tiến hành đổi mới phương pháp
Ở lứa tuổi này thái độ hành vi của các em cũng có nhiều thay đổi đối với các mối quan hệ về gia đình, nhà trường, xã hội, tình yêu thương cộng đồng, phân biệt tốt - xấu, đặc biệt ở lứa tuổi này các em đã dần hình thành ý thức được tính chất quan trọng của việc học nên trong hoạt động học tập HS năng động, sáng tạo và chủ động hơn
Hiện nay do sự phong phú và tiện ích của các phương tiện truyền thông mà
HS có sự nắm bắt khá nhạy bén kiến thức thực tế để so sánh với những gì đã học, đã tìm hiểu Đòi hỏi các em về trình độ truyền thụ kiến thức của GV càng cao hơn Do vậy GV phải biết đổi mới phương pháp và linh hoạt trong giảng dạy
và học tập cho phù hợp với nhận thức của HS
Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp của 2 lứa tuổi, 2 giai đoạn phát triển tâm sinh lí và trí tuệ nên các em không tránh khỏi bỡ ngỡ về mặt tâm lí và trí tuệ Các em mới chỉ bắt đầu làm quen với môi trường giáo dục cao hơn ở THPT nên năng lực trí tuệ chưa hoàn thiện, tính chủ động chưa cao sẽ là một khó khăn trong tiếp thu tri thức ở mức độ khái quát, trừu tượng hóa cao Do vậy, bên cạnh việc cung cấp cho HS các kĩ năng đơn giản của việc ghi nhớ các kiến thức GRAPH thì GV cũng phải quan tâm hình thành kĩ năng, kĩ xảo
1.2.3 Thực trạng sử dụng phương pháp GRAPH trong dạy học địa lí lớp 10
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo triển khai tích cực phát huy tính tự giác, sáng tạo của HS trong việc chủ động tìm ra kiến thức phương
Trang 26pháp GRAPH cũng đã được đưa vào sử dụng để giảng dạy ở phổ thông Qua việc nghiên cứu, điều tra ở một số trường THPT và một số giáo sinh thực tập môn Địa lí ở các trường khác, đặc biệt tôi đã tiến hành điều tra thực tế vấn đề này tại trường THPT Đoan Hùng - Huyện Đoan Hùng- Tỉnh Phú Thọ thông qua những nội dung sau:
- Nội dung tìm hiểu:
+ Tình hình dạy học Địa lý lớp 10 ở trường THPT
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và thiết kế bài giảng có sử dụng phương pháp GRAPH
+ Các PPDH được sử dụng và cách tiến hành dạy học của GV
+ Việc nắm bắt về xu hướng đổi mới PPDH
+ Đánh giá nhận xét của GV và HS trong sử dụng GRAPH vào dạy học và thiết kế bài giảng
- Phương pháp tìm hiểu:
+ Dự giờ thăm lớp
Trang 27GRAPH yêu cầu GV không chỉ nắm vững lí thuyết GRAPH, nguyên tắc và quy
trình của phương pháp này mà còn phải đầu tư nghiên cứu nội dung kiến thức để
thiết lập sơ đồ đảm bảo tính logic, khoa học, thẩm mĩ
- Về phía HS:
Đa số các em khi được hỏi cho rằng việc sơ đồ hóa kiến thức sẽ làm cho
các em hiểu ra và nắm bắt kiến thức nhanh, đầy đủ hơn Việc học bài ở nhà với
phương pháp GRAPH cũng đơn giản hơn việc nhớ kiến thức máy móc theo ý
gạch đầu dòng trong vở hay SGK, tuy nhiên các em cũng hiểu về phương pháp
GRAPH rất mơ hồ cho đó là những hình vẽ sơ đồ mà thầy cô đưa vào minh họa
kiến thức tạo nên sự khác với các bài giảng thông thường điều đó chứng tỏ HS
chưa có thói quen học tập theo phương pháp GRAPH Hơn nữa do trình độ nhận
thức HS của mỗi lớp, trong một lớp, một trường, giữa các trường có sự khác
biệt, khiến cho việc áp dụng phương pháp GRAPH gặp phải một số vấn đề khó
khăn
Việc sử dụng phương pháp GRAPH vào dạy học phụ thuộc khá nhiều vào
mức độ tham gia học tập của HS, yêu cầu cao về tìm tòi trong quá trình nhận
thức trong khi theo lối dạy học truyền thống HS quen với việc học thuộc lòng,
thụ động kiến thức thầy cô cung cấp Thực trạng này đòi hỏi để HS vận dụng
PPDH bằng phương pháp GRAPH vào dạy học Địa lí ở trường THPT một cách
có hiệu quả thì cần phải trang bị cho người GV những lí luận cơ bản về phương
pháp GRAPH Bên cạnh đó chỉ rõ cho người dạy và người học chỉ rõ được cấu
tạo và hiểu rõ tác dụng của phương pháp này, tìm ra những hình thức truyền đạt
phương pháp GRAPH dạy học từ dễ đến khó, phù hợp với năng lực hướng dẫn
chỉ đạo cho GV và năng lực, trình độ nhận thức của HS Với những hiệu quả mà phương pháp GRAPH mang lại Tôi thiết nghĩ
phương pháp này rất nên được sử dụng nhiều để nâng cao hiệu quả dạy học Địa
lí ở THPT nói chung và dạy học Địa lí ở lớp 10 nói riêng
Trang 28CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 2.1 Xây dựng GRAPH trong dạy học địa lý lớp 10
2.1.1 Yêu cầu của việc xây dựng GRAPH
- Tính khoa học:
Phản ánh được tính logic của vấn đề việc thiết kế GRAPH cho quá trình dạy học là một quá trình tư duy về việc làm ở trên lớp căn cứ vào yêu cầu kiến thức cơ bản để tạo thành “phương án lên lớp của giáo viên” do vậy bài giảng phải phản ánh được mục đích chính của tiết học, trong đó chứa đựng những nội dung, kiến thức cơ bản của tài liệu giáo khoa, có tác dụng định hướng cho HS với những nhiệm vụ nhận thức cụ thể mặt khác bài giảng bằng GRAPH phải phản ánh được sự phát triển logic của bài học, mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức Qua đó giúp cho HS hiểu được phương hướng giải quyết từng nhiệm vụ nhận thức
Việc chuẩn bị bài giảng bằng GRAPH giúp cho GV có một định hướng rõ rệt kế hoạch cụ thể, xác định kiến thức cơ bản ngay từ khâu soạn giảng, tránh được tình trạng bài soạn giảng quá tỉ mỉ hoặc quá sơ sài Khi ở trên lớp GV có thể nắm chắc kiến thức cơ bản đó để trình bày cho HS mà không sa vào những kiến thức vụn vặt, khắc phục được tình trạng do HS ghi tóm tắt hoặc quá tỉ mỉ, tránh quan niệm chỉ học trong SGK là đủ
Nội dung bài học có nhiều chi tiết phức tạp, nếu HS không nắm được cái bản chất, cái cơ bản một cách có hệ thống và khái quát hóa mà chỉ nhớ được các chi tiết vụn vặt thứ yếu thì chưa đạt yêu cầu đặt ra của bài học Vì vậy GRAPH phải thể hiện được “cái bản chất” cốt lõi, khách quan của mỗi bài h ọc, mỗi đơn
vị kiến thức
- Tính sư phạm và tính tư tưởng:
GRAPH phản ánh các bước tổ chức giờ học của GV, từ đó HS dễ dàng hình
Trang 2921
dẫn của GV, HS có thể nắm kiến thức SGK một cách chung nhất, sau đó đi sâu vào từng phần để minh họa cụ thể các kiến thức chung đó Học bài bằng phương pháp GRAPH là cách tiếp cận kiến thức rất hiệu quả là mô hình kiến thức địa lý tinh giản, hệ thống và khái quát hóa nội dung phức tạp Các em sẽ dễ dàng định hướng các kiến thức cơ bản, theo dõi được sự phát triển logic của vấn đề, học bài lưu trữ kiến thức dễ dàng
- Tính mỹ thuật:
Một GRAPH không chỉ thể hiện nội dung khoa học mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ về bố cục cân xứng, đường nối các đỉnh rõ ràng, màu sắc hài hòa Một GRAPH logic, trình bày khoa học, thẩm mỹ cao thì sẽ dễ ghi nhớ hơn Việc trình bày hợp lý ngắn gọn, súc tích nội dung SGK Địa lý sẽ giúp các em dễ dàng hình dung được nội dung cần khai thác Ở lứa tuổi HS THPT các em có tư duy khá cao nên yêu cầu người GV trong quá trình soạn giảng bằng GRAPH cần chuẩn bị tỷ mỉ chu đáo để bài giảng có hiệu quả tốt nhất
2.1.2 Phân loại các sơ đồ GRAPH trong dạy học Địa lí
2.1.2.1 GRAPH đường đi
GRAPH dạng nhánh cây
Là dạng sơ đồ được phân chia thành nhiều nhánh, từ một nhánh gốc có thể chia ra nhiều nhánh phụ
VD:
Sơ đồ 1.1 GRAPH về hậu quả của việc tăng dân số
Hậu quả của gia tăng dân số
triển
kinh
tế
Tiêu dùng tích lũy
Giáo dục
Y
tế
Thu nhập
Cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm môi trường
Phát triển bền vững
Trang 30Sơ đồ 1.2 Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường
Nước thải ô nhiễm môi trường nước, đất diê ̣t vong mô ̣t số loài
Sơ đồ 1.3 Về các giai đoạn của sản xuất công nghiệp
Giai đoạn 1 Tác động vào
đối tươ ̣ng lao đô ̣ng
Nguyên liệu
Sản xuất bằng máy móc
Tư liệu sản xuất
và vật phẩm tiêu dùng
Giai đoạn 2
Chế biến
nguyên liê ̣u
Không khí bão hòa
Bổ sung hơi nước
gặp lạnh
Ngưng đọng hơi nước
Sương mù (Thấp) Mây (Cao)
Trang 31 GRAPH rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp:
Là dạng sơ đồ giúp HS hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng, đồng thời giúp các em có kĩ năng phân tích tổng hợp lại các kiến thức đã học
VD:
GRAPH minh họa kiến thức:
Là dạng sơ đồ giúp người học minh họa kiến thức rất trực quan, dễ hiểu
VD:
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ minh họa vai trò của GTVT
Nguyên liệu
Giao thông vận tải
Sản xuất
Giao thông vận tải
Thị trường
Sơ đồ 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Nguồn nước
Đặc điểm khí hậu
Đất đai
Đất cho sản xuất nông nghiệp
Dân
cư nguồn lao động
Lực lượng sản xuất
Tiêu thụ
Tiến
bộ khoa học
kỹ thuật
Quy trình công nghệ
Thị trường
Trong nước
Ngoài nước
Quan
hê ̣ sở
hữu ruô ̣n
g đất
Cách thức tổ
chức
và quản lí sản xuất
Đường lối chính sách
Đường lối công nghiệp hóa
Trang 32 GRAPH hệ thống hóa kiến thức:
Là dạng sơ đồ khái quát lại toàn bộ kiến thức theo một hệ thống theo một
trình tự nhất định
VD:
2.1.2.3 Căn cứ theo các đặc điểm
Sơ đồ cấu trúc: biểu hiện mối quan hệ giữa các thành phần trong một chỉnh thể GV có thể sử dụng sơ đồ qua kênh hình mà SGK đã cung cấp trong quá trình dạy học
Sơ đồ 1.7 GRAPH hệ thống nội dung chương VIII-SGK địa lý 10
Đi ̣a lí công nghiê ̣p
Đi ̣a lí
công
nghiê ̣p
Chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Vị trí đi ̣a lí Tƣ̣ nhiên
Công nghiệp
cơ khí
Công nghiệp điện tử tin học
Công nghiệp hóa chất
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Công nghiệp thực phẩm
Vùng công nghiệp
Trang 33Bên cạnh các sơ đồ đã có trong SGK thì GV có thể tự thiết kế GRAPH để dạy học VD: Từ hình 7.1 GV có thể tự vẽ sơ đồ GRAPH để da ̣y ho ̣c
Sơ đồ quá trình vận động của các sự vật, hiện tượng: thể hiện các sự vật, hiện tượng luôn có sự chuyển biến theo một quá trình nhất định
VD: Hình 8.1; hình 8.3; hình 16.1; hình 16.2;… trong SGK Địa lý lớp 10
Sơ đồ địa đồ học: thể hiê ̣n mối quan hệ giữa các bộ phận không gian trên bản đồ, lược đồ như hướng gió, độ dốc địa hình, độ cao địa hình,
VD: hình 12.2; hình 16.4;…trong SGK Địa lý lớp 10
Nhân ngoài (từ 2900 đến 5100 km) Nhân trong (tư ̀ 5100 đến 6370 km)
Lớp vỏ
Trái Đất
Lớp Manti
Nhân Trái Đất
Lực nén ép Lực nén ép Sơ đồ
1.9 Hiê ̣n tượng uốn nếp
Trang 34 Sơ đồ logic: Là dạng sơ đồ thể hiện các sự vật, hiện tượng diễn ra theo một chuỗi logic nhất định
Hệ thực vật cằn cỗi Tốc độ dòng chảy tăng Đất phù sa bồi đắp
0 220C 320C
Sơ đồ 1.10 Quy trình hình thành gió fơn
Khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì trục của Trái Đất
luôn hướng về một phía
Góc nhập xạ thay đổi Thời gian chiếu sáng thay đổi
Hiện tượng các mùa trên Trái Đất
Trang 35 GRAPH khuyết thiếu:
Là dạng sơ đồ khuyết thiếu kiến thức, có những ô có kiến thức là cơ sở để dẫn dắt những kiến thức còn thiếu sót ở những ô còn lại
2.1.2.5 Căn cứ vào mục đích dạy học
GRAPH nghiên cứu tài liệu mới:
Đây là loại GRAPH đưa ra dưới dạng hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu mới, bài học mới và thường đưa ra ở phần đầu của quá trình dạy học
Đặc điểm phân bố các ngành DV trên thế giới
Sơ đồ 1.14 Chức năng của môi trường
Chức năng của môi trường
Trang 36 GRAPH củng cố, hoàn thiện tri thức:
Loại sơ đồ này áp dụng cho phần cuối mỗi bài học GV khi kết thúc bài học
có thể cho HS hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ, điền khuyết thiếu hoặc sử dụng
sơ đồ câm
VD:
Sơ đồ thao tác:
Sơ đồ loại này sử dụng cho các bài có liên quan tới các thao tác hướng dẫn
kĩ năng cho HS như các bài thực hành
VD:
VD:
Tùy vào cách thức dạy học, nội dung dạy học, mục tiêu dạy học, trình độ
Sơ đồ 1.16 Hệ quả chuyển động của Trái Đất
Chuyển động của Trái Đất
Hệ quả chuyển động của
Trái Đất quanh trục
Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Sơ đồ 1.17 Thể hiện các bước thực hành bài 4 – SGK Địa Lý 10
Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện
các đối tượng địa lý trên bản đồ
đồ
Xác đinh nội dung bản
đồ
Xác định các phương pháp thể hiện trên bản đồ
Rút
ra đặc tính
Trang 372.1.3 Quy trình xây dựng GRAPH
2.1.3.1 Quy trình lập GRAPH nội dung
Để lập được GRAPH, GV cần phải nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn các bài tổ hợp, đơn vị kiến thức có khả năng lập GRAPH Mỗi loại kiến thức sẽ có loại GRAPH nội dung tương ứng Khi thiết kế GV biết rằng không phải bài học nào cũng có thể lập được GRAPH nên cần lựa chọn các bài phù hợp để thiết kế
Bước 1: Xác định các đỉnh của GRAPH
GV cần phân tích nội dung bài học, tìm ra khái niệm cơ bản cần truyền đạt, hình thành Mỗi đơn vị kiến thức giữa một vị trí của một đỉnh GRAPH sau đó sắp xếp các kiến thức theo một trình tự hợp lý, phù hợp với logic phát triển của nội dung, kiến thức Trong nội dung có thể có những đơn vị kiến thức liên kết với nhau thành từng mảng lớn hoặc nhỏ những cũng có đơn vị kiến thức độc lập Mỗi đơn vị kiến thức có thể là tập hợp của nhiều thông tin do đó việc xác định các đỉnh cho GRAPH nội dung phải lựa chọn hết sức kĩ lưỡng và cần phải “mã hóa” các kiến thức chốt để đưa vào các đỉnh Các đỉnh được thể hiện băng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…
Bước 2: Thiết lập các cung
Đây là bước thiết lập mối quan hệ giữa các đỉnh của GRAPH Các cung này được biểu diễn bằng các mũi tên thẳng, cong hay gấp khúc thể hiện hướng đích của nội dung Các mối quan hệ này phải đảm bảo tính logic khoa học, đảm bảo các quy luật khách quan, bảo đảm được tính hệ thống của kiến thức Các
Sơ đồ 1.18 Quy trình lập GRAPH nội dung
Xác định đỉnh của GRAPH
Thiết lập cung
Bố trí đỉnh và cung trên cùng một mặt phẳng
Trang 38mối quan hệ thường được thể hiện trong địa lý là các mối quan hệ nhân - quả và quan hệ so sánh Nhận xét thấy các mối quan hệ các đỉnh hợp lý thì chuyển sang bước để sắp xếp các đỉnh và cung lên một mặt phẳng, nếu không hợp lý thì quay lại bước một để xác định hợp lý hơn
Bước 3: Bố trí các đỉnh, cung lên một mặt phẳng
Khi đã xác định được đỉnh và các mối quan hệ giữa chúng thì ta sắp xếp theo logic phù hợp và phải đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm
Sơ đồ 1.19 Thể hiện hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời
Khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì trục của Trái Đất luôn hướng về một phía
Góc nhập xạ thay đổi Thời gian chiếu sáng thay đổi
Hiện tượng các mùa trên Trái Đất
Sơ đồ 1.20 Quy trình lập GRAPH hoạt động
Xác định các hoạt động Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động
Dùng “ bài toán con đường ngắn nhất” để lập GRAPH hoạt động theo
hướng tối ưu hóa bài học
Trang 39Bước 3: Dùng “bài toán con đường ngắn nhất” để lập GRAPH hoạt động theo hướng tối ưu hóa bài học Đây là thao tác quan trọng trong quá trình mô tả diễn biến của hoạt động dạy học nhằm cô đọng, tinh lọc kiến thức quan trọng của bài học
GRAPH hoạt động mô tả các thao tác sư phạm, hoạt động của thầy và trò trong quá trình hình thành kiến thức mới GRAPH hoạt động là bản thiết kế cấu trúc một bài học Nó giúp GV ghi nhớ giáo án, chủ động sáng tạo hơn trong lúc lên lớp thoát ly giáo án, chủ động trong tổ chức các hoạt động của HS
so với việc áp dụng các phương pháp khác Vì vậy tùy theo mục đích bài học, nội dung kiến thức mà GV lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp
- Nội dung bài học:
Sơ đồ 1.21 Thể hiện nguyên nhân làm thay đổi khí áp
Trang 40Lựa chọn bài, lựa chọn phần kiến thức phù hợp với khả năng vận dụng vào bài học của GRAPH GRAPH được hình thành có thể phát triển theo cấu trúc của mối quan hệ nhân quả, khái quát hóa hay tổng kết một vấn đề, một bài hay toàn chương trình
- Về lớp học: Lớp học không quá đông (30 - 40 HS)
- Phương tiện dạy học: Các tài liệu phương tiện dạy học đầy đủ như: SGK, bảng biểu, thước chỉ, sơ đồ,…
- Đối với GV: GV phải luôn luôn sáng tạo, hiểu sâu về lý thuyết GRAPH, thiết
kế các GRAPH ở các dạng khác nhau để giúp HS phát huy tư duy sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo xử lý thông tin, tập cho HS sử dụng sơ đồ từ khó tới dễ, làm quen tập xây dựng, tự xây dựng sơ đồ và đặc biệt sử dụng tốt máy tính để thiết kế sơ
đồ trên máy
2.2.2.Một số lưu ý khi dạy học bằng phương pháp GRAPH
- Tránh tính hình thức trong lập và sử dụng GRAPH: Một số nội dung, một bài học bao gồm cả nội dung và hình thức Khi GV quá chú trọng tính hình thức, ít quan tâm tới nội dung thì có thể làm cho HS ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thấy được quan hệ bên ngoài mà không thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức, không hiểu được bản chất kiến thức, không vận dụng được kiến thức vào thực tiễn
- Tránh lạm dụng GRAPH: GRAPH chỉ là một PPDH khái quát hóa kiến thức theo một logic, trật tự nhất định nên không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp, phương tiện khác Do vậy cần kết hợp một cách khoa học giữa GRAPH với các phương tiện dạy học khác Mặt khác GRAPH là biện pháp để giúp HS ghi chép ngắn gọn, đầy đủ ý chính, cơ sở để HS theo dõi SGK khi học tập, song GRAPH không phải là bảng tóm tắt SGK nên nó không thể thay thế được SGK
- Trong quá trình sử dụng phương pháp GRAPH: GV cần phải nghiên cứu kĩ nội dung lựa chọn bài, phần kiến thức thích hợp cho việc sơ đồ hóa, phù hợp với