khóa luận tốt nghiệp xây dựng câu hỏi phát vấn khi dạy bài chiến thắng lịch sử điện biên phủ

74 609 0
khóa luận tốt nghiệp xây dựng câu hỏi phát vấn khi dạy bài chiến thắng lịch sử điện biên phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ĐOÀN THỊ HIỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT VẤN KHI DẠY BÀI 17: “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 Sơn La, tháng 05 năm 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ĐOÀN THỊ HIỀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT VẤN KHI DẠY BÀI 17: “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Lực Sơn La, tháng 05 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận này, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Phạm Văn Lực. Em cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non và các bạn sinh viên lớp K51A Đại học giáo dục Tiểu học đã ủng hộ và động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào tạo, Thư viện trường Đại học Tây Bắc cùng toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh Trường Tiểu học Quyết Tâm và Trường Tiểu học Quyết Thắng - thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Ngƣời thực hiện Đoàn Thị Hiền DANH MỤC VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học NXB Nhà xuất bản MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài 3 4. Đối tượng, phạm vi đề tài, cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4 4.1. Khách thể nghiên cứu 4 4.2. Đối tượng nghiên cứu 4 4.3. Giả thuyết khoa học 4 4.4. Phạm vi nghiên cứu 4 4.5. Cơ sở tài liệu 4 4.6. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Cấu trúc của khóa luận 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1. Cơ sở lí luận 6 1.1. Mục tiêu và những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường Tểu học hiện nay 6 1.2. Khái quát về phân môn Lịch sử ở tiểu học 7 1.3. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học ảnh hưởng đến việc học tập môn Lịch sử 12 1.4. Hứng thú học tập của học sinh tiểu học 13 2. Cơ sở thực tiễn 16 2.1. Thực tiễn dạy học phần lịch sử ở tiểu học hiện nay 16 2.2. Thực tiễn dạy học phần lịch sử ở trường tiểu học ở tỉnh Sơn La 18 2.3. Thực tiễn về tình hình học tập phân môn Lịch sử của học sinh tiểu học hiện nay 19 2.4. Thực tiễn về việc sử dụng câu hỏi phát vấn trong dạy học phân môn Lịch sử cho HSTH 20 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT VẤN TRONG DẠY HỌC BÀI 17 “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ” 23 2.1. Quan niệm về chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 23 2.2. Xây dựng và sử dụng câu hỏi phát vấn khi dạy bài 17:“Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ" 27 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 50 3.1. Mục đích thực nghiệm 50 3.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm 50 3.3. Nội dung thực nghiệm 50 3.4. Phương pháp thực nghiệm 50 3.5. Tổ chức thực nghiệm 50 3.6. Kết quả thực nghiệm 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 1. Kết luận 54 2. Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh và hội nhập. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục lại càng cao. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu của công cuộc CNH – HĐH đất nước, của quá trình mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp, tăng cường thông tin để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là yêu cầu bức thiết đặt ra cho ngành giáo dục. Môn Lịch sử với tư cách là một môn Khoa học – Xã hội, có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường tiểu học. Môn Lịch sử thực hiện chức năng và nhiệm vụ do đặc trưng của nó qui định. Tri thức lịch sử là một bộ phận của ý thức xã hội, là hành trang không thể thiếu được của mỗi con người khi bước vào đời. Ở học sinh tiểu học, lịch sử không chỉ khơi dạy cho các em lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất, ý thức trách nhiệm đối với đất nước mà còn giúp các em độc lập tư duy, từng bước hình thành nhân cách con người Việt Nam, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Lịch Sử là một trong những lĩnh vực kiến thức quan trọng cần phải trang bị cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, môn Lịch sử vẫn chưa thực sự được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức. Môn Lịch sử vẫn bị coi là một môn học phụ, đứng sau hai môn học chính là Toán và Tiếng Việt. Mặt khác, đối với học sinh tiểu học, việc học môn Lịch sử gây cho HS rất nhiều khó khăn và đối tượng HS là lứa tuổi có nhiều đặc điểm đặc biệt về tâm – sinh lí và nhận thức. Có thể nói, một trong những nguyên nhân sâu xa khiến thế hệ trẻ ngày nay không hứng thú với môn Lịch sử cũng có một phần trách nhiệm của các nhà giáo dục nói riêng và của cả xã hội nói chung. Chúng ta dạy cho HS biết về lịch sử nhưng việc dạy học môn Lịch sử chưa thực sự có hiệu quả. Một phần là do các nhà giáo dục chưa có giải pháp để giúp các em ghi nhớ về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu, HS chỉ đọc và học thuộc lòng một cách sáo 2 rỗng những bài học lịch sử. Chính vì vậy, các em HS không nắm chắc kiến thức lịch sử nền tảng ngay từ đầu nên càng lên những lớp cao, kiến thức lịch sử cứ thế trống rỗng dần. Vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là phải khắc phục lối dạy học lạc hậu, một chiều, áp đặt, phải kết hợp một cách linh hoạt PPDH truyền thống và hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ và sáng tạo cho HS. Đa số HS tiểu học chưa thực sự hứng thú và đam mê với môn Lịch sử vì các em cho rằng môn Lịch sử vừa khô khan, khó học lại khó nhớ rõ và chính xác từng sự kiện, từng mốc son lịch sử. Mặt khác, GV chưa thực sự biết cách đặt câu hỏi gợi mở để HS trả lời, giúp HS nắm vững và khắc sâu nội dung của từng bài học một cách nhẹ nhàng. Xuất phát từ tình hình thực tế của việc dạy và học môn Lịch sử nói trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn khoá luận: “Xây dựng câu hỏi phát vấn khi dạy bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nhằm góp phần giúp cho HS ghi nhớ và khắc sâu nội dung bài học, qua đó tạo cho các em niềm đam mê khi học môn Lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề đổi mới phương pháp nói chung, xây dựng câu hỏi phát vấn nói riêng cũng đã được đề cập trong một số công trình như: + Phạm Văn Lực với bài: “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử phù hợp các trường phổ thông ở Tây Bắc” [9, tr.12] trong đó có đề cập đến việc nêu câu hỏi phát vấn cho HS tiểu học. Nhưng sự đề cập đó còn rất chung chung và vắn tắt. + Trần Văn Lưu với bài “Biểu tượng lịch sử với học sinh tiểu học” (Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, NXB Giáo dục Hà Nội 1996) trong đó có đề cập đến việc tăng cường thông tin cho các em khi tạo biểu tượng cho học sinh tiểu học bằng cách nêu câu hỏi phát vấn. Nhưng sự đề cập này cũng còn rất khái lược và chung chung. + Đặng Quốc Bảo (chủ biên) trong cuốn Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004, khi đề cập đến yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng những vấn đề thực tiễn đang 3 đặt ra, tác giả nhấn mạnh: “Nội dung môn học sẽ được tinh giản, chọn lọc kiến thức cơ bản, kiến thức nền tảng, chủ yếu là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tư duy, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng biểu thị, diễn đạt, phương pháp tự học, tự khai thác thông tin.” [4.1.4, tr 247]. Khi bàn về các giải pháp phát triển giáo dục, vấn đề đổi mới chương trình, tác giả đã nhấn mạnh: “Bảo đảm tính thống nhất về chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” [4.1.2, tr 245]. + Cuốn giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, do GS.TS. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), NXB Đại học Sư phạm xuất bản năm 2009, đã dành toàn bộ chương IV để đi sâu phân tích nội dung kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử phổ thông. Trọng tâm của chương này, các tác giả đã làm rõ vấn đề, xác định độ chuẩn kiến thức cơ bản trong chương trình lịch sử bao gồm những căn cứ, nguyên tắc xác định độ chuẩn kiến thức, nội dung những kiến thức cơ bản, chuẩn trong chương trình và sách giáo khoa [II, trang 107]. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống; nhiều vấn đề về đổi mới phương pháp, tăng cường thông tin cho HS, nhất là xây dựng câu hỏi phát vấn cho HS tiểu học vẫn chưa được làm rõ. 3. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài - Xuất phát từ tình hình thực tế của việc dạy và học lịch sử ở trường Tiểu học nói chung, ở chương trình lịch sử lớp 5 nói riêng. Tôi thấy việc sử dụng câu hỏi phát vấn trong dạy học Lịch Sử ở lớp 5 nói chung, trong bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nói riêng chưa thực sự đầy đủ và hiệu quả. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu khóa luận này nhằm: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát vấn khi dạy bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Sưu tầm và tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến khóa luận để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát tình hình thực tế, điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi phát vấn trong dạy học môn Lịch Sử ở lớp 5 nói chung và trong bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nói riêng nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu. 4 - Xây dựng câu hỏi phát vấn khi dạy bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. - Thiết kế giáo án, thực nghiệm sư phạm. - Đóng góp của đề tài: + Cụ thể và làm phong phú thêm hệ thống các PPDH lịch sử ở trường Tiểu học. + Thiết thực đổi mới phương pháp, tạo sự sinh động cho bài giảng, gây hứng thú học tập cho học sinh. + Nâng cao chất lượng bài học lịch sử, đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục, khắc phục tình trạng chán học môn Lịch sử. 4. Đối tƣợng, phạm vi đề tài, cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Bài 17: “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” – SGK Lịch sử lớp 5 4.2. Đối tượng nghiên cứu Câu hỏi phát vấn khi dạy bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” 4.3. Giả thuyết khoa học Sau khi hoàn thành xong khóa luận. Nếu xây dựng được câu hỏi phát vấn khi dạy bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” sẽ giúp HS ghi nhớ và nắm chắc nội dung bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” nói riêng và tạo cho HS niềm say mê, hứng thú khi học môn Lịch sử nói chung. Khóa luận “Xây dựng câu hỏi phát vấn khi dạy bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” hoàn thành cũng là tài liệu tham khảo cực kì hữu ích cho GV tiểu học và các bạn sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. 4.4. Phạm vi nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi là địa bàn thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La. 4.5. Cơ sở tài liệu - Để thực hiện khóa luận này, tôi đã dụng các tài liệu lưu trữ ở trung ương và địa phương kết hợp khai thác các tài liệu đã được công bố trong các công trình nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa trong danh mục tài liệu tham khảo. - Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5. [...]... Tiểu học nhằm nắm được thực trạng việc sử dụng câu hỏi phát vấn trong dạy bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của GV và hiệu quả của việc nắm vững nội dung bài học Chiến Thắng lịch sử Điện Biên Phủ của HS - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm xây dựng câu hỏi phát vấn thông qua việc soạn giáo án và dạy – học bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ  Phương pháp thống kê toán học... cần được phát huy đầy đủ 26 2.2 Xây dựng và sử dụng câu hỏi phát vấn khi dạy bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ" 2.2.1 Khái niệm câu hỏi: a Câu hỏi là gì? Câu hỏi là thuật ngữ dùng để chỉ việc nêu vấn đề trong khi nói hoặc viết, đòi hỏi có cách giải quyết Câu hỏi được sử dụng trong cuộc sống thường ngày cũng như trong dạy học nhưng câu hỏi trong cuộc sống thường là người hỏi chưa biết câu trả... hỏi phát vấn phù hợp với nội dung của từng bài học cụ thể, sao cho giúp HS khai thác một cách đầy đủ nội dung của từng bài học trong SGK mà tác giải viết sách đã gửi gắm Từ đó tạo cho HS niềm đam mê với môn Lịch sử 22 CHƢƠNG 2 XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT VẤN TRONG DẠY HỌC BÀI 17 “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ” 2.1 Quan niệm về chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử Chuẩn là mức độ tối thiểu mà HS phải đạt... trả lời còn trong dạy học thì câu hỏi là những vấn đề GV đã biết, HS đã học hoặc dựa trên những kiến thức đang học, sẽ học mà trả lời một cách thông minh, sáng tạo Chính vì vậy, câu hỏi trong dạy học bao giờ cũng mang yếu tố mở, yếu tố nhận biết, khám phá b Các dạng câu hỏi trong dạy - học lịch sử: Thông thường trong dạy - học lịch sử có các dạng câu hỏi sau: *Câu hỏi tái hiện: câu hỏi này thường được... kết luận cho vấn đề nghiên cứu 5 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Xây dựng câu hỏi phát vấn khi dạy bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN... nhằm xem xét HS nắm sự kiện lịch sử mà cả khả năng phân tích khái quát, hệ thống hoá và thực hành của HS c Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi trong dạy - học lịch sử: + Câu hỏi phải rõ ràng trong sáng, nêu được vấn đề cần đặt ra để có thể hiểu đúng, sâu hơn sự kiện Câu hỏi như vậy đòi hỏi HS phải có những thao tác tư duy mới tìm được câu trả lời thích đáng + Câu hỏi mang tính chất bài tập nhận thức, liên quan... môn Lịch sử đạt kết quả cao, GV phải biết khơi nguồn cảm hứng, giúp các em tìm thấy niềm đam mê đối với môn học Qua tìm hiểu thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường Tiểu học hiện nay, tôi thấy người GV đã biết sử dụng câu hỏi trong mỗi bài học lịch sử, để giúp HS học tập một cách chủ động theo đúng tinh thần của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi phát vấn trong dạy. .. dạy học môn Lịch sử còn nhiều hạn chế, không ít GV chưa biết cách khai thác triệt để nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi phát vấn Mặt khác, câu hỏi phát vấn được sự dụng chưa thực sự phù hợp với đại trà trình độ của HS trong lớp, chưa phát huy hết được năng lực của các em 21 Chính vì những tồn tại trên đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đó là phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn phù hợp... ơ đối với môn Lịch sử, một phần vì các em thấy môn này khô khan, khó học, khó nhớ Mặt khác, các 19 em chưa thực sự biết cách học môn Lịch sử Dẫn đến kết quả học tập môn Lịch sử giảm sút Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng của môn Lịch sử ? Đó là nỗi lo âu, trăn trở của mỗi chúng ta khi giảng dạy môn học này 2.4 Thực tiễn về việc sử dụng câu hỏi phát vấn trong dạy học phân môn Lịch sử cho HSTH *... 27 sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử bằng suy đoán lôgíc và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra Câu hỏi tìm tòi phát hiện bao gồm một chuỗi các câu hỏi lần lượt tìm hiểu các vấn đề nhỏ, bộ phận có liên quan đến nhau, hợp thành vấn đề lớn cơ bản Việc giải quyết các câu hỏi nhỏ có tính gợi ý, bổ trợ sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề chính Loại câu hỏi này thường được sử dụng ở các lớp lớn, vì HS . Câu hỏi phát vấn khi dạy bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 4.3. Giả thuyết khoa học Sau khi hoàn thành xong khóa luận. Nếu xây dựng được câu hỏi phát vấn khi dạy bài Chiến thắng lịch. 17 “CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ” 23 2.1. Quan niệm về chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 23 2.2. Xây dựng và sử dụng câu hỏi phát vấn khi dạy bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ& quot;. thực trạng việc sử dụng câu hỏi phát vấn trong dạy bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của GV và hiệu quả của việc nắm vững nội dung bài học Chiến Thắng lịch sử Điện Biên Phủ của HS. -

Ngày đăng: 03/10/2014, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan