1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề vật chất và năng lượng môn khoa học 4

88 803 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 11,57 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐẶNG THỊ ANH ĐIỆP

XAY DUNG HE THONG BAI TAP TRAC NGHIEM KHACH QUAN TRONG DAY HQC CHU DE VAT CHAT VA NANG LUQNG MON

KHOA HOC 4

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: PPDH Tự nhiên và Xã hội

Người hướng dẫn khoa học GV: Nguyễn Thị Duyên

Trang 2

Loi cam on

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thay cô giáo trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện

trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Duyên, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học

sinh trường Tiểu học Đống Đa (thành phố Vĩnh Yên — Vĩnh Phúc) đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế

Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa do thời gian

nghiên cứu còn nhiều hạn chế em khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất

mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn đồng

nghiệp đề khóa luận này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cam on !

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình Những

số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được

công bố trong bắt cứ một công trình khoa học nào khác

26à ((ột, tháng 5 nam 2010 Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC MO DAU eee 1 1 Ly do chon dé tai cescceccecccsscessesssessesssessesssessessuessessssssesssessessssssessusssessseeseeaes 1 PIN 0081201900 1 2 3 Nhiém vu nghién COU oo 2

4 Đối tượng nghiên cứu, khách thê nghiên cứu - 2 5¿©s+csz©se2 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3 6 Giá thuyết khoa học 3 7 Phương pháp nghiên cứu .3

8 Cấu trúc khóa luận -c¿:-+22++++ttttEEEkrrtrEEEErrErrrriirrrriee 4 )9)8))00ic01 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIÊN 5

VoD Co a3: n8 5 1.1.1 Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan -2- 5¿+s+csz©se¿ 5

1.1.1.1 Một số khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm . 2- 2-55 s+c52 5

1.1.1.2 Phân loại câu hỏi trắc In 900 6 1.1.1.3 So sánh câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 6

1.1.1.4 Ưu điểm, hạn chế của trắc nghiệm .- 2-2-5 +s+rs+rserxsrez 9

1.1.1.5 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan - - 10

1.1.1.6 Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học 15

1.1.2 Một số vấn đề về chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học

Op 16

1.1.2.1 Mục tiêu của cht d ccecccccccccsssssssssseessessssesssessusesseesseesssessiesseeesseeese 16

1.1.2.2 NOi dung ctia Chi G6 oo cececsesseeseeeesseeseesessessessesseeseeseeseeseeeeeees 17 1.2 Co s@ thure tii .cscscssssssesessssosssessssssssassecassscsesacsecasscassncassasscsasseenees 18

Trang 6

1.2.2 Thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn 1.81 Am 21

1.2.3 Thực trạng sử dụng hệ thống bài tap trắc nghiệm khách quan trong dạy

học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4 - - 22

1.2.4 Khó khăn và thuận lợi của việc vận dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong đạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4 23

Chương 2: XÂY DỰNG HE THONG BAI TAP TRAC NGHIEM KHACH QUAN

TRONG DAY HOC CHU DE VAT CHAT VA NANG LUQNG MON KHOA HOC

25

2.1 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập - 2+2 csczxerxerxrree 2 2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 25

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình 26 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

«HH TT HT HT HH TT TT TH TT TT TH TT TT TH TT TT HT gà 26 2.1.4 Nguyên tắc đám bảo tính kế thừa 2-52S2+EE+EEE2EEErrrrerree 27

2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 222 222222<+E£2EE+z2xcxeccez 27

2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan 27

2.3 Hệ thống bài tập mẫu - ©2222 22EE2E112E12211211211221111 21121 xe 40

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ccc -cvscset+crvzvzvssseee 62 3.1 Mục đích thực nghiệm - - 5 <1 x11 SE ng ng ngư 62 3.2 Noi dung thurc nghidm 0 62 3.3 Tố chức thực NMG 62 3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiỆm 5 55+ S5 *++e*++s+xerseexeeese 62

3.3.2 Tiến hành thực nghiệm . 2-2 ©2+E+2EE+EE22EEEEECEEEEELErEErrkrrrkee 63 ch Nh 64

950800000125 5:: 68

Trang 7

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đòi hỏi phải có những đổi mới

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Mục tiêu giáo dục của nước ta

đã được đặt ra trong luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn điện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm

mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc” (chương 1, điều

2) Để đạt được mục tiêu giáo dục như trên, cùng với những thay đổi về nội

dung, cần có những đổi mới căn bán về phương pháp giáo dục ở tất cá các cấp

học, bậc học, môn học: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng

lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

(chương 1, điều 5)

Tiểu học là một bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Tiểu học đó là hình thành

cho học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh, tự nhiên, xã hội, con

người, khám phá những miền đất mới, tìm hiểu những hiện tượng khoa

học, đây cũng chính là nhiệm vụ của môn Khoa học trong chương trình tiểu học Đặc biệt lên lớp 4 các em sẽ được học một chủ đề mới đó là: Vật chất và

năng lượng Khi học chủ đề này, các em sẽ được khám phá biết bao điều lí thú

và bố ích Tuy nhiên vì đây là một nội dung có tính tích hợp cao những kiến

Trang 8

dậy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Đồng thời giáo viên

cũng phải có biện pháp kiểm tra đánh giá đảm bảo trong một thời gian có hạn

kiểm tra được nhiều nội dung và đánh giá được nhiều học sinh Việc sử dụng

hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan là một giải pháp tối ưu và đem lại hiệu quả cao

Trên thực tế, đã có nhiều tác giả dành thời gian, tâm huyết để nghiên cứu về lý thuyết trắc nghiệm khách quan và xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan Trên thị trường cũng có xuất hiện một số sách tham khảo

cho GV và HS sử dụng trong dạy và học môn Khoa học 4 Nhưng hầu hết

những tài liệu này vẫn mang tính chung chung mà trong quá trình đạy học thì

phải phù hợp với trình độ của HS ở mỗi vùng miền nên cần có sự biên soạn theo cách nghĩ riêng của người sử dụng

Vì những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy hoc chi dé Vat chat va nang

lượng môn Khoa học 4”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề: “Vật chất và năng lượng”, môn Khoa học lớp 4 dùng để hỗ trợ cho

việc dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh đồng thời là tài liệu tham khảo cho

giáo viên tiểu học dựa vào đó đề xây dựng hệ thống bải tập trắc nghiệm khách quan phục vụ công tác giảng dạy

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài làm cơ sở

xây dựng hệ thống bài tập

Trang 9

- Thử nghiệm sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đã được

xây dựng đề kiểm tra tính khả thi

4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong sử dụng trong dạy học

chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học 4

4.2 Khách thể nghiên cứu

Quy trình dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học

lớp 4

5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu dé tai nay chỉ

dừng lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy

học chủ đề Vật chất và năng lượng của môn Khoa học lớp 4

6 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học

chủ đề vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4 phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Quan sát - Điều tra

- Trò chuyện - Thực nghiệm

3 Phương pháp trao đối, tổng kết kinh nghiệm

Trang 10

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong

Trang 11

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIÊN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan

1.1.1.1 Một số khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm

* Khái niệm về trắc nghiệm

Theo chữ Hán “trắc” có nghĩa là đo lường, “nghiệm” có nghĩa là suy xét, chứng thực Để hiểu rõ khái niệm của câu hỏi trắc nghiệm, chúng ta hãy tìm hiểu một số định nghĩa của các nhà lý luận về trắc nghiệm như sau:

A.Petropxi (1970) cho rằng: “Trắc nghiệm (Test) là bài tập làm trong thời

gian ngắn mà việc thực hiện bài tập đó nhờ có sự đánh giá về số lượng và chất

lượng có thể coi là đấu hiệu của sự hoàn thiện một số chức năng tâm lí” [7:10]

Theo Trần Bá Hoành: “Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm, là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học

sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý, ) [7;10]

Cho tới nay người ta vẫn hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời

Trên đây là một số ý kiến của tác giá trong và ngoài nước, qua đó ta thấy được nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau thuộc về bản chất của câu hỏi trắc

nghiệm Đa số các nhà tâm lý học, dạy học hiện nay đều có xu hướng xem

trắc nghiệm là một phương pháp dạy học dùng những bài tập ngắn để kiểm

tra, đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ và kỹ năng của học sinh Điều này được coi là dấu hiệu bản chất của phương pháp trắc

Trang 12

nghiệm vì nó cho thấy chức năng cơ bản của trắc nghiệm trong quá trình dạy học mà cụ thé trong kiểm tra - đánh giá kết quả của học sinh

1.1.1.2 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm

Hiện nay việc phân loại câu hỏi trắc nghiệm vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng theo ý kiến của PGS.TS Phó Đức Hòa và một số nhà nghiên cứu khác thì câu hỏi trắc nghiệm được phân làm hai loại là trắc nghiệm khách

quan và trắc nghiệm tự luận

Trắc nghiệm tự luận (Essay-type Test) là bài kiểm tra (truyền thống)

Trong đó, nhà sư phạm đưa ra một hoặc nhiều yêu cầu, đôi khi là bài toán

nhận thức và đòi hỏi người học phái phân tích các yêu cầu hoặc giải quyết bài

toán

Trac nghiém khach quan (Objective Test) 1a bài kiểm tra trong đó nhà sư phạm đưa ra các mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án phù hợp

1.1.1.3 So sánh câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận * Những điểm tương động giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc

nghiệm tự luận

Trắc nghiệm khách quan cũng như trắc nghiệm tự luận đều được dùng với mục đích đo lường thành quả học tập quan trọng mà một bài kiểm tra có

thể khảo sát được

+Hai loại câu hỏi đều có thể sử dụng đề khuyến khích học sinh học tập

nhằm đạt các mục tiêu đạy học

+ Đầu đòi hỏi ít nhiều sự vận dụng phán đoán chủ quan

Trang 13

* Những điểm khác nhau giữa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự và

tự luận

TNKQ và TNTL đều là hai phương pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá

kết quả học tập của học sinh Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định thể hiện qua bảng so sánh sau:

Bảng 1-1: So sánh ưu điểm phương pháp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận [9; 10] Ưu thê thuộc vê Vấn đề so sánh TNKQ | TNTL Ít tốn cơng ra đề +

Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là +

khá năng diễn đạt tư duy hình tượng

Đê thi bao quát được phân lớn nội dung học tập + It may rủi do trúng tủ, lệch tủ + Ít tốn cơng chấm thi và khách quan trong cham + thi Áp dụng công nghệ mới trong châm thi và phân + tích kết quả thi

Khuyên khích khả năng phân tích và hiêu đúng ý +

Khuyên khích sự suy nghĩ độc lập của cá nhân +

Dau (+) để chỉ ưu thế thuộc về phương pháp đó

Để phân biệt dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và dạng câu hỏi trắc nghiệm tự luận, ta tìm hiểu bảng so sánh sau:

Trang 14

Bảng I— 2: So sánh dạng câu hoi TNKQ va TNTL

STT Trac nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận

Câu hỏi buộc học sinh phải chọn câu trả lời đúng trong

những câu có săn

Câu hỏi buộc học sinh tự diễn tả câu trả lời bằng ngôn ngữ

của chính mình

Sô câu hỏi gôm nhiêu câu có

tính chuyên biệt, học sinh chỉ

trả lời bằng câu nhất định

Sô câu hỏi tương đôi ít và mang tính tống quát, học sinh phải trả lời dài dòng

Học sinh phải dành nhiêu thời gian đề đọc và suy nghĩ

Học sinh phải dành phân lớn thời gian dé nghĩ và viết Chât lượng của bài trắc nghiệm khách quan được xác định phần lớn do kĩ năng của người soạn thảo

Chat lượng của bài trắc

nghiệm tự luận tùy thuộc phần

lớn vào kĩ năng của người

chấm bài

Người soạn thảo tự do bộc lộ

kiến thức và các yêu cầu cá

nhân qua việc đặt câu hỏi, học sinh chỉ có quyền tự do bộc lộ

hiểu biết qua tỉ lệ câu trả lời

đúng

Người châm tự do cho điểm

theo xu hướng riêng của mình,

còn học sinh cũng tự dô bộc lộ

cá tính của mình qua các câu

trả lời bằng lối viết dài

Câu hỏi khó soạn thảo nhưng chấm bài và cho điểm chính

xác

Câu hỏi đễ soạn thảo song khó

chấm và cho khó cho điểm chính xác

Bài trắc nghiệm khách quan

Trang 15

Bài trắc nghiệm khách quan dễ hướng học sinh đến câu trả lời bằng sự phỏng đoán

Học sinh dễ hướng tới câu trả

lời bằng ngôn ngữ hoa mĩ, khó

xác định

Sự phân bỗ kết quả điểm của

học sinh hầu như hoàn được

quyết định do số câu trả lời đúng của bài trắc nghiệm

Sự phân bố kết quả điểm

của học sinh hầu như được

kiểm soát phần lớn bởi người chấm thi (ấn định điểm tối đa hoặc tối thiểu)

Qua bảng so sánh trên, ta thấy sự khác nhau rõ rệt nhất giữa hai loại câu

hỏi là ở tính khách quan, công bằng, chính xác đặc biệt là ở tính khách quan Do đó cần nấm vững bản chất, ưu nhược điểm của từng phương pháp để có thể sử dụng hữu hiệu, đúng lúc, đúng chỗ

1.1.1.4 Uu điểm, hạn chế của trắc nghiệm khách quan

* Ưu điểm:

Đặc điểm của trắc nghiệm khách quan là đảm bảo được tính khách quan, đặc biệt trong việc chấm điểm Khi cho điểm trong kiểm tra truyền thống cùng một bài làm có thể đánh giá khác nhau, có khi điểm số chênh lệch khá lớn tùy thuộc vào người chấm Chấm bài bằng TNKQ sẽ tránh được những sai lầm hạn chế đó (tất nhiên là vẫn có phần chủ quan trong việc lựa chọn nội

dung đề kiểm tra và định ra câu hỏi)

Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện đặc biệt là trong khâu chấm bài

Trắc nghiệm cho phép trong thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức khác nhau, chống khuynh hướng cho học tủ Hơn nữa, giáo viên có thể đánh

giá thành quả học tập của học sinh với phạm vi kiến thức rộng, bao quát cả một chương trình học dài

Trang 16

Bài trắc nghiệm được soạn tốt có thể kiểm tra được khả năng phân tích,

suy nghĩ đa dạng, óc phê phán của học sinh

Mặt khác, TNKQ nếu được thực hiện tốt có thể gây được hứng thú, lòng say mê môn học và phát huy tính tích cực học tập của các em Dạng bài tập này không phải là mới, tuy nhiên việc vận dụng loại bài tập này vào trong kiểm tra, đánh giá trong những năm gần đây mới được áp dụng rộng rãi

Phương pháp này không những đem lại hiệu quả cao mà còn được các em học

sinh rất yêu thích

* Hạn chế:

Tuy nhiên cũng như bất kì một phương pháp nào, TNKQ cũng không thê tránh khỏi những hạn chế

Đề có được những bài tập có chất lượng đòi hỏi quá trình soạn thảo phải công phu, tốn kém thời gian, yêu cầu người soạn câu hỏi không những có kiến thức mà còn phải có cả kĩ năng cao

Khi đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên khó biết được hứng thú,

thái độ nhiệt tình của học sinh trước những câu hỏi giáo viên đưa ra, không

rèn được kĩ năng trình bày văn bản cho học sinh

Nếu lạm dụng nhiều loại hình bài tập này sẽ khiến các em chỉ phát triển

trí nhớ máy móc, ít phát triển tư duy, khó đo được khả năng phán đoán, khả năng giải quyết vấn đề một cách khéo léo, đây là nhươc điểm lớn nhất TNKQ 1.1.1.5 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Tùy quan điểm của mỗi tác giả có thể phân loại trắc nghiệm khách quan theo những cách khác nhau với những tên gọi khác nhau Nhiều quan điểm thống nhất và đưa ra 4 loại trắc nghiệm khách quan sau:

a Trắc nghiệm đúng - sai (Yes or No): Câu trắc nghiệm đúng — sai bao gồm 2 phan:

Trang 17

e Phần 2: Là phương án chọn lựa đúng - sai, phải - không phải, đồng ý —

không đồng ý

- Ưu điểm:

+ Dễ sử dụng, có thể ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi

câu, nhờ vậy khả năng bao quát chương trình lớn hơn

- Hạn chế:

+ Có thê khuyến khích sự phán đoán ngẫu nhiên của học sinh, độ may rủi là 50% Thường chỉ dùng dé kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản, ít

kích thích tư duy, ít khả năng phân biệt trình độ học sinh

- Yêu cầu khi xây dựng cấu hỏi:

+ Câu viết phải ngắn gọn, rõ ràng, câu hỏi phải xếp chính xác là đúng

hay sai

+ Đặt ra một mệnh đề và yêu cầu người học xác định mệnh đề đó đúng

hay sai, không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, không nên trích nguyên câu trong SGK

Ví dụ 1:

Viết vào [_] chữ Ð trước câu đúng, chữ S trước câu sai về vòng tuần hoàn của nước trong tw nhién

[]a) Nuéc chi bay hơi từ biển, sông, hồ

L_]b) Nước bay hơi ở đâu thì sau đó sẽ luôn tạo thành mưa rơi luôn ở đúng chỗ đó

E]e) Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống

của con người

b Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice Items):

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu đa phương án, loại câu này gồm 2 phần là phần câu dẫn và phần câu lựa chọn

Trang 18

+ Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu lơ lửng tạo cơ sở cho sự lựa chọn

+ Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời Người trả lời sẽ lựa chọn một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì đến trong số các phương án cho trước Những phương án còn lại là những phương án gây nhiễu

- Ưu điểm: Độ tin cậy cao, yếu tố ngẫu nhiên, mang tính đơn giản, đảm bảo

độ giá trị, có thé do duoc kha năng của người học: nhớ, thông hiểu, áp dụng,

phân tích, tổng hợp

- Hạn chế: Có thê khuyến khích sự đoán mò của người học

- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:

+ Phần dẫn phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu

+ Các phương án trả lời có cùng một cách viết, và gần giống nhau để

tăng độ nhiễu Các phương án nhiễu cần được diễn đạt sao cho hợp lí và cảm giác có độ tin cậy cao Các phương án lựa chọn được sắp xếp ngẫu nhiên,

không theo một trình tự logic nào cả Vi du 2:

Đánh dấu x vào[_] trước câu tra lời đúng

Các bệnh liên quan đến nước là:

L ]a) Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột, []b) Viêm phối, lao, cũm

[]c) Cac bénh vé tim mach, huyết áp cao

[_] d) Ung thu, viém màng não

c Trac nghiém dién khuyét (Completion Items):

Trang 19

- Ưu điểm: Dễ sử dụng, giúp HS luyện trí nhớ khi học tập

- Hạn chế: Thường dùng đề kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản, đôi khi

khó đánh giá đúng nội dung câu trả lời khi HS viết sai chính tả hoặc khi câu trắc nghiệm gợi ra nhiều hướng đáp án đúng GV thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ SGK Việc chấm bài mất nhiều thời gian Tính khách quan kém, có thể chịu tác động bởi yếu tố chủ quan của GV

- Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:

+ Không nên để quá nhiều chỗ trống trong mỗi câu, nên bố trí chỗ

trống ở giữa hoặc cuối câu không nên đặt ở đầu câu

+ Các phương án trả lời là các từ, cụm từ, các con số cho trước tương đương hoặc không tương đương với số lượng ô trống Nếu các từ, cụm từ không cho trước thì đó phải là các từ, cụm từ có nghĩa trong thực tế

Ví dụ 3:

Chọn trong các từ/ cụm từ: vi sinh vật, dinh dưỡng, hòa tan, ô-xi, có,không, nhiều, một trong, tất cả, hầu hết đễ điền vào các ô trống sao cho

thích hợp:

Nước bị ô nhiễm là nước có_ (1) các đấu hiệu sau: (2) màu, có

chat ban, có các mùi hôi, có chứa các (3) gây bệnh quá mức cho

phép hoặc chứa các chắt (4) có hại cho sức khỏe d Trắc nghiệm ghép đôi (Matching Items):

Bài tập dạng này gồm 2 phần: Phần thông tin bảng truy (câu hỏi) và

phần thông tin bảng chọn (câu trả lời), 2 phần này được thiết kế thành 2 cột

Yêu cầu đặt ra là lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự kết hợp của mỗi

cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn Giữa các cặp ở 2 bảng có mối liên hệ trên một cơ sở đã định

Có 2 hình thức trắc nghiệm ghép đôi:

+ Đối chiếu hoàn toàn (số mục ở bảng truy bằng số mục của bảng chọn)

Trang 20

+ Đối chiếu không hoàn toàn (số mục ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn) - Ưu điểm: Dễ xây dựng và dễ sử dụng, yếu tố may rủi, ngẫu nhiên giảm dần,

hạn chế sự đoán mò

- Hạn chế: mất nhiều thời gian cho việc thiết kế và xây dựng loại câu trắc

nghiệm này

-Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi:

+ Day thong tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan đến nhau, sắp xếp nội dung của hai dãy một cách rõ ràng, mang tính đồng nhất

+ Thông tin ở hai cột không nên bằng nhau, nên có thông tin dư ở một cột

để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn Thứ tự các câu của hai cột không khớp với

nhau đề gây khó khăn trong việc lựa chọn và ghép đôi Vi dụ 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho hợp lí Hành động Tác hại (A) (B)

1 Xa rac, phan, nước thải bừa a) Làm ô nhiễn không khí, từ đó ô nhiễm nuôn nước bãi không đúng nơi qui định; mưa nước thải của nhà máy không qua xử lí xả thắng vào ao, hồ,

Trang 21

1.1.1.6 Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học

- Trắc nghiệm là một phương pháp để đánh giá, xếp loại học sinh qua đó xem xét quá trình dạy học của thầy cô giáo đạt yêu cầu đến mức độ nào Sử dụng phương pháp trắc nghiệm giúp học sinh:

+ Kiểm tra được kiến thức trên diện rộng trong khoảng thời gian ngắn + Cung cấp cho học sinh kiến thức mới và củng cố kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra

* Khả năng áp dụng của bài trắc nghiệm khách quan

Hiện nay với quan điểm dạy học tích cực thì trắc nghiệm khách quan

được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

- Sử dụng trong khâu học bài mới, giáo viên có thể cho các em làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan, cho học sinh lựa chọn phương án nào là đúng nhất, phát vấn thêm cho học sinh: Tại sao em lại chọn phương án đó? giáo viên phải khéo léo dẫn dắt học sinh vào bài mới

- Sử dụng trong việc tự học của học sinh Học sinh được giao những bài tập về nhà sau mỗi buổi học nhằm tạo cho các em thói quen học bài theo

một cách mới không còn thụ động như trước nữa, tạo hứng thú cho các em

trong việc tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức

- Sử dụng vào việc kiểm tra- đánh giá

Trắc nghiệm khách quan được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh đồng thời giúp nhà trường tìm được những yếu kém trong

giảng dạy dé nang cao chất lượng dạy học

Sử dụng trong khâu ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nâng cao Sau mỗi bài,

mỗi chương đều nên có những bài kiểm tra bằng hình thức TNKQ sẽ giúp HS nhớ kiến thức lâu hơn mà không phải học vẹt như trước đây

Trang 22

Phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận đều có những ưu điểm

và hạn chế của riêng nó Vì vậy chúng ta cần biết kết hợp khéo léo trong giảng dạy nhằm đạt kết quả cao nhất

1.1.2 Một số vấn đề về chú đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4

1.1.2.1 Mục tiêu của chú đề

* Kiến thức:

Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, ban đầu, thiếtthực về đặc điểm

và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất

* Kỹ năng:

Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng:

- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với đời sống, sản xuất

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp

- Phân tích, so sánh để rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện

tượng đơn giản trong tự nhiên

- Vận dụng những kiến thức khoa học đã học vào thực tế đời sống * Thái độ:

Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:

- Ham hiểu biết khoa học , có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế

đêi sống

- Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức hành động và

Trang 23

1.1.2.2 Nội dung cúa chủ đề

Chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học 4 gồm 36 bài học (từ bài 20

đến bài 56), trong đó có 4 bài ôn tập Các bài học trong chủ đề Vật chất và

năng lượng không chỉ đem đến cho các em những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh, về các dạng vật chất và năng lượng trong cuộc sông như: nước,

mây, mưa, không khí, gió, ánh sáng, bóng tối, âm thanh, nhiệt độ, Qua những bài học này, HS không chỉ được trang bị kiến thức mà còn nhận thấy

được vai trò quan trọng của các sự vật quanh mình, từ đó có ý thức bảo vệ

môi trường xanh, sạch, đẹp

Nội dung cụ thể của chủ đề như sau:

Bài 20: Nước có những tính chất gì?

Bài 21: Ba thể của nước

Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Bài 24: Nước cần cho sự sống

Bài 25: Nước bị ô nhiễm

Bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm

Bài 27: Một số cách làm sạch nước

Bài 28: Bảo vệ nguồn nước

Bài 29: Tiết kiệm nước

Bài 30: Làm thế nào đề biết có không khí?

Bài 31: Không khí có những tính chất gì?

Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? Bài 33- 34: Ôn tập học kì I

Bài 35: Không khí cần cho sự cháy Bài 36: Không khí cần cho sự sống

Bài 37: Tại sao có gió

Trang 24

Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão

Bài 39: Không khí bị ô nhiễm

Bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch

Bài 4l: Âm thanh

Bài 42: Sự lan truyền âm thanh

Bài 43- 44: Âm thanh trong cuộc sống Bài 45: Ánh sáng

Bài 46: Bóng tối

Bai 47- 48: Anh sang can cho sự sống

Bài 49: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt

Bài 50- 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ

Bài 52: Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt Bài 53: Các nguồn nhiệt

Bài 54: Nhiệt cần cho sự sống

Bài 55- 56: Ôn tập vật chất và năng lượng

1.2 Cơ sở thực tiễn

Dé nim được thực trạng sử dụng các PPDH, công cụ kiểm tra, đánh giá và việc vận dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề

Vật chất và năng lượng chúng tôi đã tiễn hành điều tra tại trường Tiểu học

Đống Đa- thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc theo các nội dung sau:

1.2.1 Nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan và việc sir dung hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

Trước tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của giáo viên về TNKQ Để

có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra

Trang 25

Kết quả điều tra được chúng tôi tổng kết bằng biểu đồ dưới đây: % Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3_ Ý kiến khác

Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức của giáo viên về TNKOQ

Qua biểu đồ ta thấy các GV cũng có hiểu biết nhất định về TNKQ

Trong số các GV được điều tra có tới 65% GV hiểu chính xác về TNKQ, tuy nhiên vẫn còn 35% GV lúng túng hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ thế nào là TNKQ Đây là một hạn chế xảy ra không chỉ ở trường Tiểu học mà chúng tôi khảo sát mà còn diễn ra ở rất nhiều trường Tiểu học khác Muốn vận dụng

TNKQ vao day hoc thi ngoài việc hiểu thế nào là TNKQ, GV cần nắm rõ đặc

điểm của loại câu hói này, từ đó mà lựa chọn, vận dụng vào trong dạy học

Để nắm được mức độ hiểu biết về ưu điểm và hạn chế của TNKQ,

chúng tôi đã điều tra theo câu hỏi 2 (phụ lục 1) Kết quả điều tra được tổng

kết ở bảng sau:

Trang 26

Kết quả lựa chọn STT Nội dung Số Tỉ lệ GV (%) 1 Dam bao tinh khach quan 20 100 2 Tốn ít thời gian ra dé 7 35

3 Tốn ít thời gian thực hién va chan bai 18 90

4 Kiêm tra được nhiêu kiên thức 20 100

5 Bài TNKQ nào cũng có thể kiểm tra 2 10 được khả năng phân tích, óc phê phán

của học sinh

6 Rèn được cách diễn đạt cho học sinh 2 10 7 Phát triên tư duy trừu tượng 3 15

Bảng 1-3: Bảng thống kê kết quả lựa chọn của GV về ưu điển của TNKQ Nhìn vào kết quả điều tra, chúng ta có thể thấy rõ hầu hết các GV đều đồng ý TNKQ có ưu điểm là đảm bảo được tính khách quan, tốn ít thời gian

thực hiện, chấm bài và kiểm tra được nhiều kiến thức (90% đến 100%), đây là những ưu điểm nỗi trội của TNKQ so với một số hình thức khác Tuy nhiên,

vẫn còn một số ít GV không nắm rõ vấn đề này có 35% GV cho rằng TNKQ

tốn ít thời gian ra đề, 10% coi là TNKQ rèn được khả năng diễn đạt, kiểm tra

Trang 27

Với mục đích đó, chúng tôi cũng điều tra về mức độ vận dụng các bài

tập TNKQ vào dạy học theo câu hỏi 3 (phụ lục 1) Kết quả được thể hiện ở biéu do: % 100 * 95% 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Tự học Dạy bài mới Kiểm tra, đánh giá Biểu đô 2: Biểu dé thể hiện mức độ sử dụng các loại bài tap TNKO trong dạy học

Biểu đồ cho thấy sự hiểu biết của giáo viên về TNKQ và việc sử dụng

các bài tập TNKQ trong dạy học còn nhiều hạn chế Phần lớn các cô thường

cho các em sử dụng trong việc tự học của mình (95%), 85% GV có sử dụng

loại bài tập này trong khâu kiểm tra và đánh giá HS Tuy nhiên chỉ có rất ít GV biết vận dụng tốt các bài tập TNKQ này trong khâu đạy học bài mới

(40%) Phân tích kết quả cho thấy chỉ có 40% số GV được điều tra là biết

cách vận dụng đầy đủ có hiệu quả loại bài tập TNKQ vào trong dạy học

1.2.2 Thực trạng sử dụng các công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Khoa học 4

Với mục đích thăm dò thực trạng sử dụng các công cụ, hình thức kiểm

tra đánh giá trong dạy học môn khoa học 4 chúng tôi đã tiến hành điều tra theo nội dung câu hỏi 4 (Phụ lục 1)

Kết quả thu được như sau:

Trang 28

% 90 85 80 70 60 50 3 Thường xuyên 40 3 I Thỉnh thoảng 2 3 30 4 l4 Hiếm khi 20 3 10 4 Quan sát Van dap Tracnghiém tw = Trac nghiém luận khách quan

Biểu đô 3: Biểu đô thể hiện mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Khoa học

Từ biểu đồ ta thấy rằng hiện nay các hình thức kiểm tra đánh giá được

GV vận dụng khá phong phú Hình thức chiếm ưu thế nhất và được GV sử

dụng thường xuyên vẫn là vấn đáp (85%) và trắc nghiệm tự luận (75%) , có tới 65% GV thỉnh thoảng mới sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan

Qua điều tra kết hợp trò chuyện, trao đổi với GV chúng tôi được biết phần lớn các cô đều không phủ nhận hiệu quả mà các bài tập TNKQ đem lại song GV

lại ngại sử dụng các bài tập này vì việc chuẩn bị, chọn lựa các bài tập mất nhiều thời gian, còn nếu lấy hệ thống bài tập có sẵn trong Vở bài tập thì lại

chưa đáp ứng đủ lượng kiến thức cần đạt được sau bài học

1.2.3 Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4

Việc sử dụng các bài tập TNKQ trong dạy học ở các trường Tiểu học nói chung và trong dạy học môn Khoa học nói riêng đang được mọi người rất

Trang 29

quan tâm, song thực trạng của việc áp dụng các biện pháp này ra sao và hiệu

quả thế nào? Đề biết được điều này chúng tôi đã tiến hành điều theo câu hỏi câu 5, 6 (phụ lục 1) Kết quả điều tra được cụ thê hóa ở bảng sau: Tài liệu Vở bài tập khoa Sách tham khảo Tự biên soạn học khác Tỉ lệ % 100 25 10 Bảng 1-4: Bảng mức độ sử dụng các tài liệu về bài tập TNKQ trong dạy học Khoa học 4

Theo kết quả trên, chúng tôi nhận thấy: 100% GV sử dụng những bài tập TNKQ trong vở bài tập và rất ít GV dành thời gian tự biên soạn câu hỏi

cho phù hợp với lớp học và bài dạy

Cũng theo kết quả điều tra có tới 65% các thầy cô cho rằng các bài tập TNKQ trong sách tham khảo trên thị trường hiện nay bên cạnh một số bài phù hợp vẫn có nhiều bài không phù hợp với thực tế đối tượng học sinh lớp mình đang dạy, có khoảng 5% ý kiến cho là chưa phù hợp và 30% cho là đã phù hợp Thực tế cho thấy việc áp dụng các bài tập TNKQ trong dạy học còn phải căn cứ vào nhiều điều kiện như: thực tế cuộc sống nơi HS ở, vốn sống và hiểu

biết của các em, các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường, Vì vậy việc mỗi GV tự biên soạn hệ thống câu hỏi TNKQ dành riêng cho các đối

tượng HS lớp mình sao cho phù hợp là rất cần thiết

1.2.4 Khó khăn và thuận lợi của việc vận dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4

1.2.4.1 Thuận lợi

Trang 30

Không chỉ ở bậc tiểu học mà ở hầu hết các bậc học khác, hiện nay đang

có xu hướng sử dụng hệ thống bài tập TNKQ không chỉ trong dạy học mà còn trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, Nhiều ý kiến của các GV cho rằng những kiến thức trong chủ đề Vật chất và năng lượng đối với học sinh lớp 4 là khá

mới mẻ và có một số kiến thức còn khá trừu tượng, do vậy khi kiểm tra đánh

giá chỉ yêu cầu các em đạt ở mức độ hiểu, biết, ứng dụng và phân tích mà

không cần phải tổng hợp, phê phán, suy luận nhiều Đây là một đặc điểm rất

thuận lợi phù hợp với TNKQ

Mặt khác, việc sử dụng bài tập TNKQ có rất nhiều ưu điểm như việc

chấm bài nhanh gọn, kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều kiền thức trong một thời gian có hạn và ưu điểm vượt trội là tính khách quan TẤ cao

Vì vậy, có thể nói bài tậpTNKQ là một trong những giải pháp tối ưu

nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình day học

1.2.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình biên soạn hệ thống câu hỏi

TNKQ trong dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng còn có những khó khăn

Có ý kiến cho rằng phương pháp TNKQ không đánh giá được khả năng tư

duy ở mức độ cao nhất là tư duy trừu tượng, khó đánh giá khả năng cảm thụ tình cảm Thực tế chứng tỏ rằng có thê viết các câu hỏi TNKQ để đánh giá tat

cả sáu cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp,

đánh giá) Tuy rằng việc biên soạn những câu hỏi để đánh giá mức độ tư duy cao này đòi hỏi sự thuần thục trong kĩ năng soạn câu hỏi Cũng phải thừa nhận rằng đề đánh giá năng lực tư duy ở mức độ cao thì trắc nghiệm tự luận

có nhiều ưu thế hơn vì việc trả lời câu hỏi TNKQ dù khó đến đâu cũng vẫn

phải thực hiện bằng các phương án cho sẵn.Vì vậy việc xây dựng một hệ

Trang 31

Chwong 2: XAY DUNG HE THONG BAI TAP TRAC NGHIEM KHACH QUAN TRONG DAY HQC CHU DE VAT CHAT

VÀ NĂNG LƯỢNG MÔN KHOA HỌC LỚP 4

2.1 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập

Để GV áp dụng thành công các loại bài tập TNKQ trong dạy học chủ đề

Vật chất và năng lượng môn Khoa học 4 thì ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc giáo dục nói chung thì GV còn phải tuân thủ các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập như sau:

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến nhau, tác động và qui định lẫn nhau

Trong phạm vi đề tài này, tính hệ thống cua bai tập thê hiện ở mối quan

hệ và liên hệ giữa các bài tập cả về hình thức lẫn nội dung Cu thé:

+ Về mặt hình thức, hệ thống bài tập được chia theo các dạng nhất định

một cách nhất quán Trong khi xây dựng hệ thống các bài tập TNKQ chúng

tôi tìm hiểu 4 loại bài tập đó là:

* Trắc nghiệm đúng - sai

* Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

* Trắc nghiệm điền khuyết * Trắc nghiệm ghép đôi

Căn cứ vào đó với mỗi bài học cụ thể trong chủ đề, chúng tôi chọn lựa

các loại bài tập sao cho phù hợp nhất

+ Về mặt nội dung, các bài tập đều được xây dựng theo các bài học dạy

trong chương trình, hệ thống bài tập được thiết kế bao gồm các bài học trải

Trang 32

dài trong chủ đề, mỗi bài lại bao gồm các bài tập đảm bảo xuyên suốt nội dung bài học

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình

Mục đích của khóa luận là xây dựng hệ thống bài tập để làm tài liệu

tham khảo cho việc dạy và học chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học

4 Vì vậy, hệ thống bài tập ở đây luôn luôn phải bám sát nội dung chương

trình của môn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức cần đạt đối với học

sinh khi học xong chương trình

Lên lớp 4, lần đầu tiên học sinh mới được làm quen với một chủ đề học

mới, ngoài việc tiếp thu được những hiểu biết thú vị về thế giới vật chất xung

quanh, các em còn có cơ hội thực hành, tự mình phát hiện ra tri thức thông qua việc tiến hành làm thí nghiệm Từ đó khơi dậy ở các em lòng yêu thiên nhiên, ham hiểu biết, ý thức muốn khám phá và chinh phục thế giới bao la

quanh mình

Xuất phát từ đặc điểm này, yêu cầu hệ thống bài tập TNKQ trong khi xây dựng phái bám sát nội dung, mục tiêu của mỗi bài học, làm sao để khi làm xong các bài tập, HS không chỉ có thêm kiến thức, kĩ năng mà còn có thái

độ phù hợp với mỗi vấn đề đưa ra trong bài học

2.1.3 Nguyên tắc đám báo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

Dạy học vừa sức có nghĩa là: những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra

mọi HS trong lớp có thể thực hiện được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và

thê lực Nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống bài tập TNKQ được xây dựng phải

phủ hợp với trình độ của HS trong lớp, đồng thời cũng phải phù hợp với trình

độ của từng đối tượng HS, đảm bảo cho mỗi HS đều có thể phát triển tối đa

Trang 33

không tuân thủ sẽ không phát huy được tính tự giác, tích cực làm việc, kìm hãm sự phát triển trí tuệ và nhân cách HS

Ngoài ra hệ thống bài tập còn phải phát huy được tính sáng tạo của HS Ngoài các bài tập dựa trên những đáp án cho sẵn, cần có những bài tập mang tính gợi mở, dẫn dắt HS tự mình khám phá tri thức bằng cách tự suy nghĩ, tìm tòi, thực hành, từ đó tìm ra đáp án chính xác Nếu bài tập quá dễ sẽ không

phát huy được tính sáng tạo của các em Ngược lại, nếu bài tập quá khó các

em sẽ không đủ kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài tập

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Bắt cứ một công trình nghiên cứu nào đù trực tiếp hay gián tiếp đều phải kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước Trong khóa luận này chúng tôi có tham khảo một số tài liệu và một số nghiên cửu về xây

dựng hệ thống bài tập môn Khoa học 4, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với bài dạy và điều kiện thực tế

2.1.5 Nguyên tắc đám báo tính khả thi

Muốn đạt được mục đích đã đặt ra, hệ thống bài tập phải có tính kha thi,

nghĩa là hệ thống bài tập này có thể vận dụng được trong thực tế day hoc va

đem lại hiệu quả như mong muốn

Nếu đảm bảo được các nguyên tắc này, hệ thống bài tập mới có thê dùng

làm tài liệu tham khảo như đã nói ở trên

2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

Để có được những câu trắc nghiệm đảm báo đo lường tốt các mục tiêu đã xác định, quá trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cần tiến hành những

bước nhất định, bao gồm:

1 Xác dịnh nội dung, mục tiêu bài dạy

2 Xác định mục tiêu cần đo lường đánh giá 3 Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Trang 34

Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm

4

5 Xây dựng đáp án

6 Kiểm tra lại các câu trắc nghiệm

7 Hoàn thành câu trắc nghiệm 2.2.1 Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy

Đề xây dựng một bài trắc nghiệm trước hết cần có sự phân tích nội dung của bài dạy Cần phân chia nội dung bài dạy thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để có sự phân bố phù hợp Phân tích nội dung từng bài dạy trong chú đề Vật chất và năng lượng bao gồm chủ

yếu 4 loại học tập sau:

- Những khái niệm và ý tưởng mà học sinh phải giải thích - Những ý tưởng phức tạp cần được giải nghĩa

- Những thông tin, kỹ năng cần ứng dụng hoặc là được chuyên sang tỉnh huống khác

Người biên soạn cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau khi học xong bài học

2.2.2 Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá

Trên cơ sở những mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học để xác

định những mục tiêu cần đo lường và đánh giá Các mục tiêu cần đo lường và đánh giá không nhất thiết là tất cả các mục tiêu của bài dạy Thông thường mục tiêu kiến thức có thé dé dàng đánh giá được qua các bài tập, nhưng qua

các bài tập không thê đánh giá hết được các mục tiêu về kĩ năng và thái độ

2.2.3 Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Sau khi xác định các mục tiêu cần đánh giá và đo lường, người biên soạn phải xác định được các dạng trắc nghiệm Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm

Trang 35

Bảng mẫu kế hoạch trắc nghiệm Nội dung Mục tiêu Dạng trắc nghiệm

2.2.4 Xây dựng nội dung câu hói trắc nghiệm

Các câu trắc nghiệm khi viết phải căn cứ vào bảng kế hoạch đảm bảo

bám sát các mục tiêu đã xác định, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc

nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu 2.2.5 Xây dựng đáp an

Bắt kì một bài tập nào dù trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm tự luận đều cần có đáp án Việc xây dựng đáp án chính xác cho các câu hỏi đã biên soạn là một căn cứ để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá kết quả bài làm của HS

2.2.6 Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm

Tự kiểm tra lại câu trắc nghiệm bằng cách đối chiếu nội dung câu trắc nghiệm với mục tiêu tương ứng, người biên soạn nên đặt mình vào vị trí của học sinh khi làm những bài trắc nghiệm này để kiểm tra xem ngôn ngữ diễn đạt có phù hợp không? Cố gắng vận dụng những hiểu biết về các loại kết qua học tập để phán đoán xem nội dung câu trắc nghiệm có thể đo lường được kiến thức và kĩ năng mình đã định không?

Dé thực hiện dễ dàng việc đối chiếu, liên kết câu trắc nghiệm với mục tiêu kiểm tra, trước khi bài trắc nghiệm được đưa ra sử dụng, người biên soạn

ghi chú thứ tự các mục tiêu cần kiểm tra vào từng câu trắc nghiệm

2.2.7 Hoàn thành câu trắc nghiệm

Các câu trắc nghiệm viết xong cần có sự góp ý của các chuyên gia và các thầy cô giáo để hoàn thiện, mục đích góp ý nhằm phát hiện ra những câu chưa phù hợp hay chưa đạt yêu cầu cần phải loại bỏ, những câu nào cần phải sửa

Trang 36

chữa và những câu trắc nghiệm nào tốt có thể giữ lại đưa vào ngân hàng câu

trắc nghiệm để sử dụng Ví dụ 1:

Bài 45: ÁNH SÁNG 1 Xác định nội dung, mục tiêu bài học

Nội dung bao trùm bài học là những kiến thức có liên quan đến ánh sáng

đó là: Vật tự phát sáng, vật được chiếu sáng, tính chất của ánh sáng (truyền theo đường thẳng, ánh sáng truyền qua một số vật và không truyền qua một số vật, ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt ta)

Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

* Kiến thức:

- Biết được ánh sáng truyền theo đường thẳng và ta chỉ nhìn thấy vật khi có sáng từ vật đó truyền tới mắt ta

* Kĩ năng:

- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng

- Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua

- Nêu ví đụ hoặc làm thí nghiệm đề chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thắng

- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật

Trang 37

- Biết được ánh sáng truyền theo đường thẳng và ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt ta

* Ki nang:

- Phân biệt được các vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng

- Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua

- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đề chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường

thẳng

- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật

khi có ánh sáng từ vật đó đi tới 3 Xây dựng kế hoạc trắc nghiệm

Nội dung Mục tiêu Dạng trắc nghiệm

Vật tự phát sáng, vật 1.Phân biệt được những vật tự phát | Ghép đôi

được chiếu sáng sáng và vật được chiếu sáng 2 Biệt được ánh sáng truyền theo Dung-Sai đường thắng và ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt ta

Tính chất của ánh sáng | 3 Làm thí nghiệm để biết vật cho Dung-Sai ánh sáng truyền qua hoặc không

cho ánh sáng truyền qua

Trang 38

5 Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ mắt chỉ nhìn thây một vật Đúng-Sai khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt

4 Xây dựng nội dung câu trắc nghiệm

Câu 1: Nối ô chữ ớ cột A, B với ô chữ ở cột C cho phù hợp

A C B

1) Mặt trời 6) Ngôi sao

2) Trái đất 8) Vật tự phát 7) Cây cối ra ánh sáng 3) Bàn ghế 8) Mặt trăng b) Vật được - 4) Bóng đèn chiếu sáng 9) Ngọn lửa đang chiêu sáng 10) Quyền 5) Bức tường sách

Câu 2: Điền vào [_] chữ Ð trước câu đúng, chữ S trước câu sai 1) Ánh sáng truyền theo đường như thế nào?

L_]a) Ánh sáng truyền theo đường gấp khúc L_]b) Ánh sáng truyền theo đường thắng

ETe) Ánh sáng truyền theo đường cong 2) Ta nhìn thấy vật khi nào?

Trang 39

L ] c) Khi có ánh sáng từ vật đó truyền thắng vào mắt ta

Câu3: Ba bạn: Khoa, Học, Vui đứng xung quanh 3 mặt của một cái tủ, bên

trong tủ có một quyền sách Bạn Khoa đứng cạnh mặt tủ làm bằng gỗ, bạn

Học đứng cạnh mặt tủ làm bằng kính trong, bạn Vui đứng cạnh mặt tủ làm

bằng kính mờ

Điền vào [_] chữ Ð trước câu đúng, chữ S trước câu sai

[]a) Bạn Học và bạn Vui đều nhìn thấy quyền sách một cách rõ ràng như nhau vì ánh sáng có thé truyền qua kính

L] b) Bạn Khoa không nhìn thấy quyên sách vì ánh sáng không truyền qua

gỗ

L]e) Bạn Học nhìn thấy quyên sách rõ hơn bạn Vui vì ánh sáng truyền qua

kính trong dé hơn là truyền qua kính mờ

L] d) Cả ba bạn đều nhìn thấy quyền sách vì ánh sáng có thể truyền qua mọi

thứ

Câu 4: Bạn An làm thí nghiệm như sau: Đặt 3 tấm bìa có khe tròn ở giữa mắt

Trang 40

L]a) An nhìn thấy ngọn nến vì ánh sáng của ngọn nến có thể xuyên qua các tắm bìa chiếu vào mắt An

L]b) An không nhìn thấy ngọn nến vì ánh sáng ngọn nến, các khe tròn của tắm bìa và mắt của An không nằm trên một đường thẳng (mà ánh sáng chỉ truyền qua đường thẳng)

L]e©) An có nhìn thấy ngọn nến vì ánh sáng có thể xuyên qua các khe tròn (các khe tròn không cần nằm trên một đường thẳng) và chiếu vào mắt An Câu 5: Điền vào [_] chữ Ð trước câu đúng, chữ S trước câu sai

Ví dụ nào sau đây chứng tỏ mắt ta chỉ có thể nhìn thấy vật khi có ánh

sáng từ vật đó đi tới mắt ta?

L]a) Đi vào một phòng tối ta không nhìn thấy gì, nhưng khi thắp nến ta lại

nhìn thấy ngọn nến rất rõ

[ ]b) Ta nhìn thấy bóng đèn sáng, nhưng nếu chắn mắt bằng một quyển vở thì không nhìn thấy bóng đèn nữa

Ngày đăng: 28/10/2014, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN