luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT

66 1.6K 9
luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT A. MỞ ĐẦU11. Đặt vấn đề12. Tổng quan vấn đề nghiên cứu13. Mục đích nghiên cứu44. Đối tượng nghiên cứu45. Nhiệm vụ nghiên cứu46. Phạm vi nghiên cứu47. Quan điểm và PP nghiên cứu48. Bố cục của đề tài8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG9PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT91.1. Tạo hứng thú cho HS khi học tập địa lí ở nhà trường phổ thông91.1.1. Quan niệm về hứng thú và hứng thú trong học tập của HS91.1.2. Vai trò của hứng thú trong học tập91.1.3. Tạo hứng thú cho HS khi học tập địa lí ở nhà trường phổ thông hiện nay101.2. PP trò chơi trong dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông111.2.1. Khái niệm111.2.2. Ưu điểm, nhược điểm111.2.3. Phân loại131.3. Mục tiêu, đặc điểm nội dung chương trình, sách giáo khoa Địa lí lớp 11 – THPT141.3.1. Mục tiêu chương trình141.3.2. Chương trình Địa lí lớp 11151.3.3. Đặc điểm sách giáo khoa Địa lí lớp 11161.4. Hiện trạng sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông hiện nay191.4.1. Hiện trạng sử dụng PP trò chơi trong giảng dạy địa lí của GV191.4.1.2. Thực trạng sử dụng PP trò chơi trong giảng dạy của GV201.4.2. Thực trạng học tập địa lí của HS thông qua PP trò chơi211.4.2.1. Nhận thức và thái độ của HS về việc học tập địa lí thông qua pháp trò chơi211.4.2.2. Thực trạng việc học tập thông qua PP trò chơi trong các giờ học địa lí221.4.3. Nguyên nhân của tình trạng trên221.4.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan221.4.3.2. Nhóm các nguyên nhân chủ quan231.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS lớp 11 – THPT241.5.1. Đặc điểm cơ thể241.5.2. Đặc điểm hoạt động học tập của HS lớp 11 – THPT241.5.3. Đặc điểm sự phát triển trí tuệ của HS lớp 11 – THPT25CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT272.1. Nguyên tắc và yêu cầu khi sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT272.1.1. Nguyên tắc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT272.1.1.1. Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với HS272.1.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn282.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục282.1.1.4. Đảm bảo nguyên tắc tự lực và phát triển tư duy cho HS292.1.2. Yêu cầu đối với việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT292.1.2.1. Thiết kế trò chơi292.1.2.2. Cách tổ chức trò chơi302.1.2.3. Thưởng – phạt302.2. Thiết kế một số trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT312.2.1. Trò chơi “Đôi bạn hiểu nhau”312.2.2. Trò chơi “Đối mặt”322.2.3. Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”332.2.4. Trò chơi “Nhìn hình đoán chữ”332.2.5. Trò chơi ô chữ352.2.6. Trò chơi ai là người du lich nhiều nước trên thế giới nhất382.2.7. Trò chơi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường392.2.8. Trò chơi trò chuyện cuối tuần402.2.9. Trò chơi nối nhanh tay412.2.10. Trò chơi điền đúng điền nhanh432.2.11. Trò chơi rung chuông vàng442.2.12. Trò chơi : “Thi hùng biện”452.2.13. Trò chơi “ hái hoa dân chủ”462.2.14. Trò chơi đối đáp địa lí462.3. Vận dụng thiết kế giáo án có sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT47CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM483.1. Mục đích, nguyên tắc, PP thực nghiệm483.1.1. Mục đích483.1.2. Yêu cầu483.1.3. PP thực nghiệm483.2. Chuẩn bị thực nghiệm483.2.1. Chọn bài thực nghiệm483.2.2. Chọn địa bàn thực nghiệm493.4. Kết quả thực nghiệm503.4.1. Kết quả bài thực nghiệm số 1503.4.2. Kết quả bài thực nghiệm số 2523.4.3. Kết quả bài thực nghiệm số 3533.4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm chung553.4.4.1. Nhận xét về mặt định lượng553.4.4.2. Nhận xét về mặt định tính56KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ56. Đặt vấn đềPhương pháp (PP) trò chơi là phương pháp được áp dụng với phương châm “vui mà học, học mà vui” nó được coi là một hình thức dạy học có hiệu quả, bởi nó làm cho học sinh (HS) say mê, hứng thú với học tập. Trò chơi làm cho HS được phát triển các năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau. Từ đó, các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS phổ thông.Trong nhà trường trung học phổ thông (THPT), Địa lí là môn học giúp HS tìm hiểu về Trái đất và Môi trường sống của con người. Đối tượng nhận thức của môn học này có tính không gian, thời gian và có mối quan hệ với nhau, có tính thực tiễn cao và có nhiều trải nghiệm của cuộc sống đối với HS.Mục tiêu của môn Địa lí chủ yếu nhằm cung cấp cho HS những tri thức địa lí về sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian rộng lớn như các quốc gia hay khu vực hoặc những vấn đề mang tính toàn cầu, có ý nghĩa với nhân loại. Vì vậy, để tạo hứng thú, giúp cho HS tích cực hơn trong quá trình học tập, thì PP trò chơi dưới sự điều khiển linh hoạt, khéo léo của giáo viên (GV) sẽ là một trong các PP có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi trên, giúp tăng hiệu quả dạy và học địa lí thế giới.Từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT” để làm đề tài khóa luận của mình.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của địa lí có tính không gian, thời gian và có mối quan hệ với nhau. Điều này đòi hỏi trong quá trình dạy học địa lí cần phải có sự đổi mới về mọi mặt, đặc biệt là đổi mới PP dạy học. Vì vậy, trong dạy học địa lí, từ xa xưa đã sớm được các nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và xác định nó là một trong những mấu chốt quan trọng của quá trình dạy học. Trong đó, các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định sử dụng PP trò chơi là một trong các PP đem lại hiệu quả và tạo ra hứng thú cao trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS79.Trên thế giới, các nhà địa lí học và PP dạy học nổi tiếng như David Lambert, David Balderstone… khi nghiên cứu về PP giảng dạy địa lí cũng chỉ ra rằng cần phải tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đặc biệt là phát triển khả năng tư duy, năng lực sáng tạo cho HS14.Nhiều tác giả đã đưa ra các trò chơi địa lí và khẳng định vai trò của chúng trong việc giúp HS nhận thức dễ ràng hơn các đối tượng địa lí trên các tạp chí giáo dục, các trang web như: www.teachingideas.co.uk, www.geographic.org.... Ở đó, các tác giả đều cho rằng phương pháp trò chơi là một PP dạy học rất quan trọng, giúp HS chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ ràng hơn, tăng tính hấp dẫn cho môn Địa lí, ngoài ra còn rèn luyện cho HS các kĩ năng cần thiết ngoài thực tế đời sống xã hội. Hàng loạt các trò chơi địa lí đã được ra đời nhằm đạt được mục đích trên như: Explore the World, Geo Quiz, Capitals of the World…đây là một hình thức vừa chơi vừa học rất thú vị và có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. Thông qua các trò chơi, người chơi có được các kiến thức về cờ của các quốc gia, tên thủ đô, các đặc điểm nổi bật của từng nước…19212224.Như vậy, đa số các tác giả nước ngoài nghiên cứu về địa lí và PP dạy học địa lí đều cho rằng trò chơi là một công cụ rất quan trọng để cung cấp kiến thức địa lí, làm cho nó trở nên hấp dẫn, gần gũi với tất cả mọi người. Sử dụng trò chơi vào trong dạy học sẽ tạo điều kiện cho GV có thể đưa ra nhiều ý tưởng trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới22. Tuy nhiên, các trò chơi trên là những trò chơi trực tuyến trên truyền hình, muốn đưa nó vào trong quá trình dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông cần có sự gia công và nghiên cứu kĩ lưỡng hơn để phù hợp với nội dung chương trình, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đặc biệt đối với môn Địa lí lớp 11 – THPT.Trong nước, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề đổi mới và sử dụng trò chơi trong dạy học ở nhà trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng như: Nguyễn Thị Tuyết Oanh, Phan Trọng Ngọ, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ, Ngô Thị Hải Yến trong các tài liệu: “Giáo dục học” của Trần Thị Tuyết Oanh (2007); “Lí luận dạy học địa lí” của tác giả Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2000); “Lí luận dạy học địa lí” của tác giả Đặng Văn Đức (2006); “Đổi mới trong dạy học địa lí THCS của Nguyễn Đức Vũ (2005); “PP dạy học địa lí theo hướng tích cực” của tác giả Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng (2003); “Tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 9 – THCS thông qua khai thác kênh hình” của tác giả Ngô Thị Hải Yến (2006); “Tổ chức các trò chơi trong dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Đức Vũ.Các tác giả đều khẳng định vai trò to lớn của PP trò chơi trong dạy học, coi nó là một PP đặc biệt quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn cho các bài học ở nhà trường phổ thông, nhưng ở các mức độ nghiên cứu khác nhau. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh tìm hiểu về vấn đề lí luận PP trò chơi nói chung dành cho tất cả các môn học ở nhà trường phổ thông. Tác giả Phan Trọng Ngọ tìm hiểu về khái niệm PP trò chơi, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của PP trò chơi và phân loại các trò chơi học tập trong nhà trường phổ thông. Các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tổng quan hay lí luận chung về PP trò chơi trong dạy học.Tác giả Nguyễn Đức Vũ, Ngô Thị Hải Yến đã đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng PP này trong môn Địa lí ở nhà trường phổ thông, chỉ ra sự cần thiết phải sử dụng PP trò chơi và đưa ra một số trò chơi cụ thể trong chương trình Địa lí 9 (công trình của Ngô Thị Hải Yến), và THPT nói chung (công trình của Nguyễn Đức Vũ).Tuy nhiên các đánh giá trên thường chung cho mọi cấp học, lớp học, chỉ có tác giả Ngô Thị Hải Yến nghiên cứu cụ thể việc áp dụng PP trò chơi trong một khối cụ thể (lớp 9).Thời gian gần đây, cũng có nhiều tác giả là những GV ở các trường quan tâm nghiên cứu về sự cần thiết phải đổi mới và sử dụng PP trò chơi trong dạy học, nhưng vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 – THPT23.Hiện nay, trên các phương tiện đại chúng như truyền hình, mạng internet đã và đang có các trò chơi truyền hình, trò chơi trực tuyến như: Đuổi hình bắt chữ, chiếc nón kì diệu, đối mặt, rung chuông vàng, đôi bạn hiểu nhau, hành trình văn hóa…thu hút được sự quan tâm lớn của đông đảo người dân, tạo được sự hứng thú và hấp dẫn cho người chơi. Thực sự, nó đã trở nên quen thuộc và rất gần gũi với mọi người đặc biệt là lứa tuổi HS23.Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tìm tòi và nghiên cứu về các trò chơi ở nhiều góc độ, tôi nhận thấy rằng cần phải có cái nhìn cụ thể, chi tiết về các trò chơi và nên vận dụng các trò chơi truyền hình, trò chơi trực tuyến vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động nhận thức của HS trong dạy học địa lí ở lớp 11 – THPT. Từ đó, giúp HS dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện năng lực tư duy, tính tích cực. Đặc biệt, làm cho HS thấy hứng thú và yêu thích môn học Địa lí hơn. Vì vậy, tôi đã lựa chon đề tài “sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT” làm đề tài khóa luận của mình.3. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT nhằm tạo ra hứng thú học tập cho HS, làm giờ học Địa lí trở lên sinh động, hấp dẫn hơn.4. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là PP trò chơi cách thức vận dụng PP trò chơi để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT. Vận dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí 11 – THPT. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí 11 – THPT. Đưa ra các kết luận và kiến nghị.6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (theo chương trình chuẩn) để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Đề tài nghiên cứu việc sử dụng PP trò chơi để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trọng dạy học Địa lí 11, thực nghiệm một số kiểu trò chơi như: Trò chơi ô chữ, trò chơi ai nhanh ai đúng, trò chơi nối nhanh tay… Trong các bài thực nghiệm như:+ Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tiết 2)+ Bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( tiết 2)+ Bài 11: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiết 3) Đề tài đã tiến hành thực nghiệm tại:+ Trường THPT Trần Đăng Ninh Hà Nội+ Trường THPT Thanh Hà – Hải Dương.7. Quan điểm và PP nghiên cứu7.1. Quan điểm nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng các quan điểm nghiên cứu như: Quan điểm hệ thống: Quá trình sư phạm bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau trong một hệ thống, có cấu trúc nhất định và cùng vận động. Các thành tố đó là mục đích, nội dung giáo, PP và phương tiện, chủ thể, khách thể, và môi trường giáo dục…. các yếu tố trên vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau trong cùng một hệ thống. Trong đó, sự thay đổi thành phần này sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần khác. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là trang bị cho HS khả năng độc lập, năng động, sáng tạo. Do đó, nội dụng PP cũng phải thay đổi và cải tiến. Xu hướng cải tiến các PP dạy học hiện nay là nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người học, tìm cách giúp HS có động cơ, thái độ, PP học tập đúng đắn. Ngoài ra khi lựa chọn PP dạy học cần phải chú ý đến lứa tuổi bậc học, mức độ mục tiêu, hoạt động nhận thức của người học, môn học, nội dung bài học mà lựa chọn và cách sử dụng PP dạy học hợp lí13.Vận dụng quan điểm hệ thống đề nhìn nhận vai trò, vị trí, chức năng của PP trò chơi trong hệ thống các PP và quá trình dạy học. Từ đó, đưa ra quy trình hợp lí để tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của HS và đạt đực các mục tiêu giáo dục. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng quan điểm này để xem xét và phân tích hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí trong chương trình Địa lí lớp 11 – THPT để từ đó đưa ra nhưng trò chơi phù hợp để gây hứng thú cho người học nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu giáo dục và đào tạo đề ra. Quan điểm lấy HS là trung tâm: Bản chất của việc dạy học lấy HS làm trung tâm là người dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của người học, đến những đặc điểm tâm sinh lí và các cấu trúc tư duy của từng người, là chiến lược, phương pháp, thủ pháp của học trò, việc dạy phải xuất phát từ người học. Dạy học lấy HS làm trung tâm là yêu cầu của người học cũng như của xã hội. Dạy học lấy HS làm trung tâm được xem xét ở các phương diện vĩ mô và vi mô. Về phương diện vĩ mô (về mặt quản lí của nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo của nhà trường). Bản chất của dạy học lấy HS làm trung tâm là chú ý đến yêu cầu của xã hội phản ánh vào mong muốn của HS và phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Mối quan hệ giữa nhà trường và người học thực chất là mối quan hệ của nhà trường và yêu cầu xã hội, do đó mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo đều phải xem xét lại để thích nghi với yêu cầu của giai đoạn mới. Sự thích nghi đó sẽ mở ra nhiều khả năng phát triển mới của xã hội, mặt khác đáp ứng yêu cầu đặc điểm của người học, để HS thực sự được phát triển, phương pháp dạy học mới “phải tạo cơ hội cho người học, phát huy được trí tuệ, cái thông minh của mình”2.Như vậy, dạy học lấy HS làm trung tâm nói đúng và đầy đủ hơn là “đặt HS vào vị trí trung tâm của hệ thống giáo dục”, về phương diện vĩ mô phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản sau: Sản phẩm hệ thống giáo dục quốc dân và nhà trường đào tạo ra phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu và kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Đồng thời phải chú ý đầy đủ lợi ích của HS, tức phải quan tâm đến các đặc điểm sinh lí, tâm lí và các điều kiện kinh tế xã hội của HS, phải làm cho HS được phát triển, từ đó có được niềm vui và hạnh phúc trong quá trình học tập. Về phương diện vi mô (tức là trong quá trình dạy học): Bản chất của tư tưởng dạy học “lấy HS làm trung tâm” bao gồm 4 nội dung cơ bản sau đây: Việc dạy học phải xuất phát từ người học, từ đầu vào, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Như vậy có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của HS. Điều đó đòi hỏi:+ Không dạy những cái đã nắm vững.+ Phải lấp những lổ hổng của HS trong việc học tập trước đó.+ Phải đảm bảo cho việc dạy học có hiệu quả hơn, liên tục hơn để tránh việc lưu ban.+ Phải chú ý đến sự khác nhau về độ trưởng thành của HS trong cùng một lứa tuổi. Việc dạy học phải để cho HS hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không thể để cho HS bị thụ động tiếp thu mà đòi hỏi HS phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động. Phải chú ý đến cấu trúc tư duy của từng HS. Không gò bó cách suy nghĩ của HS theo một cách suy nghĩ duy nhất đã định trước của GV, phải phân hóa và các thể hóa việc dạy học.. Phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để HS thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của mình, để không ngừng cải thiện phương pháp tự học, tự đào tạo, tự giải quyết các vấn đề trong lí luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo, qua đó mà có được ý chí và năng lực tự học sáng tạo suốt đời2.Từ việc phân tích những đặc điểm của quan điểm lấy HS làm trung tâm, tác giả đã vận dụng vào việc thiết kế, tổ chức các trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và các điều kiện kinh tế xã hội của GV, HS. Hướng tới mục đích sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 nhằm làm cho HS thấy hứng thú hơn, tạo ra cơ hội cho HS phát huy trí tuệ, tư duy thông minh của mình thông qua việc hòa mình vào các trò chơi. Từ đó, HS có được niềm vui và hạnh phúc trong quá trình học tập.7.2. PP nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: PP thu thập, phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu: Từ nhiều nguồn khác nhau như các giáo trình lí luận dạy học địa lí, các PP dạy học, nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 11 –THPT, các bài báo cáo khoa học, luận án…. Tôi đã xem xét, phân loại thành hệ thống logic phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình. Sau đó, phân tích các tài liệu đã thu thập được về lí luận dạy học địa lí, đổi mới PP dạy học địa lí, đổi mới thiết kế bài giảng địa lí, sử dụng PP trò chơi trong dạy học ở nhà trường phổ thông có liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Sau đó, khái quát tổng hợp các nguồn tài liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. PP quan sát, điều tra: Để thực hiện được đề tài tác giả đã nhiều lần dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của GV, HS để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học và sử dụng PP trò chơi trong môn Địa lí ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó có những nhận định khách quan sát với thực tế hơn về vấn đề nghiên cứu. Sau đó, sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về tình hình đổi mới PP giảng dạy, đổi mới thiết kế bài giảng, đặc biệt là thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT. PP chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng PP chuyên gia để tham vấn ý kiến của một số chuyên gia về PP dạy học để giải quyết những thắc mắc, những vấn đề khó khăn vượt ra khỏi năng lực chuyên môn của mình. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả cũng đã tham vấn ý kiến của một số GV có kinh nghiệm trong giảng dạy để có những nhận định khách quan về vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học. PP thực nghiệm: Thực nghiệm là PP đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu. Thực nghiệm thành công sẽ cho kết quả khách quan và tạo ra khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đồng thời tạo ra những phương hướng nghiên cứu mới. Ở đề tài này tác giả đã dùng PP thực nghiệm để thu nhận thông tin nhằm kiểm tra tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng trò chơi để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT. PP thống kê: Để kết quả nghiên cứu chính xác và đảm bảo độ tin cậy, việc sử dụng PP thống kê toán học là rất cần thiết. Việc sử dụng PP thống kê như một công cụ xử lí các tài liệu đã thu thập được từ các PP khác nhau như: Quan sát, điều tra hay thực nghiệm nhằm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu. PP quan sát, điều tra: Để thực hiện được đề tài tác giả đã nhiều lần dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học, điều tra bằng bẳng hỏi đối với GV, HS để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học và sử dụng PP trò chơi trong môn Địa lí ở trường phổ thông Trần Đăng Ninh, THPT Thanh Hà, THPT Chương Mỹ A, THPT Đồng Quan. Trên cơ sở đó có những nhân định khách quan sát với thực tế hơn về vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra GV nhằm thu thập thông tin về tình hình đổi mới PP giảng dạy, đổi mới thiết kế bài giảng, đặc biệt là thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT.

A. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phương pháp (PP) trò chơi là phương pháp được áp dụng với phương châm “vui mà học, học mà vui” nó được coi là một hình thức dạy học có hiệu quả, bởi nó làm cho học sinh (HS) say mê, hứng thú với học tập. Trò chơi làm cho HS được phát triển các năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau. Từ đó, các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS phổ thông. Trong nhà trường trung học phổ thông (THPT), Địa lí là môn học giúp HS tìm hiểu về Trái đất và Môi trường sống của con người. Đối tượng nhận thức của môn học này có tính không gian, thời gian và có mối quan hệ với nhau, có tính thực tiễn cao và có nhiều trải nghiệm của cuộc sống đối với HS. Mục tiêu của môn Địa lí chủ yếu nhằm cung cấp cho HS những tri thức địa lí về sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian rộng lớn như các quốc gia hay khu vực hoặc những vấn đề mang tính toàn cầu, có ý nghĩa với nhân loại. Vì vậy, để tạo hứng thú, giúp cho HS tích cực hơn trong quá trình học tập, thì PP trò chơi dưới sự điều khiển linh hoạt, khéo léo của giáo viên (GV) sẽ là một trong các PP có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi trên, giúp tăng hiệu quả dạy và học địa lí thế giới. Từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT” để làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của địa lí có tính không gian, thời gian và có mối quan hệ với nhau. Điều này đòi hỏi trong quá trình dạy học địa lí cần phải có sự đổi mới về mọi mặt, đặc biệt là đổi mới PP dạy học. Vì vậy, trong dạy học địa lí, từ xa xưa đã sớm được các nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và xác định nó là một trong những mấu chốt quan trọng của quá trình dạy học. Trong đó, các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định sử dụng PP trò chơi là một trong các PP đem lại hiệu quả và tạo ra hứng thú cao trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS[7][9]. Trên thế giới, các nhà địa lí học và PP dạy học nổi tiếng như David Lambert, David Balderstone… khi nghiên cứu về PP giảng dạy địa lí cũng chỉ ra rằng cần phải tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đặc biệt là phát triển khả năng tư duy, năng lực sáng tạo cho HS[14]. 1 Nhiều tác giả đã đưa ra các trò chơi địa lí và khẳng định vai trò của chúng trong việc giúp HS nhận thức dễ ràng hơn các đối tượng địa lí trên các tạp chí giáo dục, các trang web như: www.teachingideas.co.uk, www.geographic.org Ở đó, các tác giả đều cho rằng phương pháp trò chơi là một PP dạy học rất quan trọng, giúp HS chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ ràng hơn, tăng tính hấp dẫn cho môn Địa lí, ngoài ra còn rèn luyện cho HS các kĩ năng cần thiết ngoài thực tế đời sống xã hội. Hàng loạt các trò chơi địa lí đã được ra đời nhằm đạt được mục đích trên như: Explore the World, Geo Quiz, Capitals of the World…đây là một hình thức vừa chơi vừa học rất thú vị và có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. Thông qua các trò chơi, người chơi có được các kiến thức về cờ của các quốc gia, tên thủ đô, các đặc điểm nổi bật của từng nước…[19][21][22][24]. Như vậy, đa số các tác giả nước ngoài nghiên cứu về địa lí và PP dạy học địa lí đều cho rằng trò chơi là một công cụ rất quan trọng để cung cấp kiến thức địa lí, làm cho nó trở nên hấp dẫn, gần gũi với tất cả mọi người. Sử dụng trò chơi vào trong dạy học sẽ tạo điều kiện cho GV có thể đưa ra nhiều ý tưởng trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới[22]. Tuy nhiên, các trò chơi trên là những trò chơi trực tuyến trên truyền hình, muốn đưa nó vào trong quá trình dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông cần có sự gia công và nghiên cứu kĩ lưỡng hơn để phù hợp với nội dung chương trình, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đặc biệt đối với môn Địa lí lớp 11 – THPT. Trong nước, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề đổi mới và sử dụng trò chơi trong dạy học ở nhà trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng như: Nguyễn Thị Tuyết Oanh, Phan Trọng Ngọ, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ, Ngô Thị Hải Yến trong các tài liệu: “Giáo dục học” của Trần Thị Tuyết Oanh (2007); “Lí luận dạy học địa lí” của tác giả Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2000); “Lí luận dạy học địa lí” của tác giả Đặng Văn Đức (2006); “Đổi mới trong dạy học địa lí THCS của Nguyễn Đức Vũ (2005); “PP dạy học địa lí theo hướng tích cực” của tác giả Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng (2003); “Tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 9 – THCS thông qua khai thác kênh hình” của tác giả Ngô Thị Hải Yến (2006); “Tổ chức các trò chơi trong dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Đức Vũ. 2 Các tác giả đều khẳng định vai trò to lớn của PP trò chơi trong dạy học, coi nó là một PP đặc biệt quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn cho các bài học ở nhà trường phổ thông, nhưng ở các mức độ nghiên cứu khác nhau. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh tìm hiểu về vấn đề lí luận PP trò chơi nói chung dành cho tất cả các môn học ở nhà trường phổ thông. Tác giả Phan Trọng Ngọ tìm hiểu về khái niệm PP trò chơi, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của PP trò chơi và phân loại các trò chơi học tập trong nhà trường phổ thông. Các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tổng quan hay lí luận chung về PP trò chơi trong dạy học. Tác giả Nguyễn Đức Vũ, Ngô Thị Hải Yến đã đi sâu nghiên cứu về việc vận dụng PP này trong môn Địa lí ở nhà trường phổ thông, chỉ ra sự cần thiết phải sử dụng PP trò chơi và đưa ra một số trò chơi cụ thể trong chương trình Địa lí 9 (công trình của Ngô Thị Hải Yến), và THPT nói chung (công trình của Nguyễn Đức Vũ). Tuy nhiên các đánh giá trên thường chung cho mọi cấp học, lớp học, chỉ có tác giả Ngô Thị Hải Yến nghiên cứu cụ thể việc áp dụng PP trò chơi trong một khối cụ thể (lớp 9). Thời gian gần đây, cũng có nhiều tác giả là những GV ở các trường quan tâm nghiên cứu về sự cần thiết phải đổi mới và sử dụng PP trò chơi trong dạy học, nhưng vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 – THPT[23]. Hiện nay, trên các phương tiện đại chúng như truyền hình, mạng internet đã và đang có các trò chơi truyền hình, trò chơi trực tuyến như: Đuổi hình bắt chữ, chiếc nón kì diệu, đối mặt, rung chuông vàng, đôi bạn hiểu nhau, hành trình văn hóa…thu hút được sự quan tâm lớn của đông đảo người dân, tạo được sự hứng thú và hấp dẫn cho người chơi. Thực sự, nó đã trở nên quen thuộc và rất gần gũi với mọi người đặc biệt là lứa tuổi HS[23]. Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tìm tòi và nghiên cứu về các trò chơi ở nhiều góc độ, tôi nhận thấy rằng cần phải có cái nhìn cụ thể, chi tiết về các trò chơi và nên vận dụng các trò chơi truyền hình, trò chơi trực tuyến vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động nhận thức của HS trong dạy học địa lí ở lớp 11 – THPT. Từ đó, giúp HS dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện năng lực tư duy, tính tích cực. Đặc biệt, làm cho HS thấy hứng thú và yêu thích môn học Địa lí hơn. Vì vậy, tôi đã lựa chon đề tài “sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT” làm đề tài khóa luận của mình. 3 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT nhằm tạo ra hứng thú học tập cho HS, làm giờ học Địa lí trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là PP trò chơi cách thức vận dụng PP trò chơi để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT. - Vận dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí 11 – THPT. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí 11 – THPT. - Đưa ra các kết luận và kiến nghị. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (theo chương trình chuẩn) để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. - Đề tài nghiên cứu việc sử dụng PP trò chơi để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trọng dạy học Địa lí 11, thực nghiệm một số kiểu trò chơi như: Trò chơi ô chữ, trò chơi ai nhanh ai đúng, trò chơi nối nhanh tay… - Trong các bài thực nghiệm như: + Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tiết 2) + Bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( tiết 2) + Bài 11: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiết 3) - Đề tài đã tiến hành thực nghiệm tại: + Trường THPT Trần Đăng Ninh - Hà Nội + Trường THPT Thanh Hà – Hải Dương. 7. Quan điểm và PP nghiên cứu 7.1. Quan điểm nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng các quan điểm nghiên cứu như: - Quan điểm hệ thống: Quá trình sư phạm bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau trong một hệ thống, có cấu trúc nhất định và cùng vận động. Các thành 4 tố đó là mục đích, nội dung giáo, PP và phương tiện, chủ thể, khách thể, và môi trường giáo dục…. các yếu tố trên vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau trong cùng một hệ thống. Trong đó, sự thay đổi thành phần này sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần khác. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là trang bị cho HS khả năng độc lập, năng động, sáng tạo. Do đó, nội dụng PP cũng phải thay đổi và cải tiến. Xu hướng cải tiến các PP dạy học hiện nay là nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ động của người học, tìm cách giúp HS có động cơ, thái độ, PP học tập đúng đắn. Ngoài ra khi lựa chọn PP dạy học cần phải chú ý đến lứa tuổi bậc học, mức độ mục tiêu, hoạt động nhận thức của người học, môn học, nội dung bài học mà lựa chọn và cách sử dụng PP dạy học hợp lí[13]. Vận dụng quan điểm hệ thống đề nhìn nhận vai trò, vị trí, chức năng của PP trò chơi trong hệ thống các PP và quá trình dạy học. Từ đó, đưa ra quy trình hợp lí để tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của HS và đạt đực các mục tiêu giáo dục. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng quan điểm này để xem xét và phân tích hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí trong chương trình Địa lí lớp 11 – THPT để từ đó đưa ra nhưng trò chơi phù hợp để gây hứng thú cho người học nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu giáo dục và đào tạo đề ra. - Quan điểm lấy HS là trung tâm: Bản chất của việc dạy học lấy HS làm trung tâm là người dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của người học, đến những đặc điểm tâm sinh lí và các cấu trúc tư duy của từng người, là chiến lược, phương pháp, thủ pháp của học trò, việc dạy phải xuất phát từ người học. Dạy học lấy HS làm trung tâm là yêu cầu của người học cũng như của xã hội. Dạy học lấy HS làm trung tâm được xem xét ở các phương diện vĩ mô và vi mô. * Về phương diện vĩ mô (về mặt quản lí của nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo của nhà trường). Bản chất của dạy học lấy HS làm trung tâm là chú ý đến yêu cầu của xã hội phản ánh vào mong muốn của HS và phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Mối quan hệ giữa nhà trường và người học thực chất là mối quan hệ của nhà trường và yêu cầu xã hội, do đó mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo đều phải xem xét lại để thích nghi với yêu cầu của giai đoạn mới. Sự thích nghi đó sẽ mở ra nhiều khả năng phát triển mới của xã hội, mặt khác đáp ứng yêu cầu đặc điểm của người học, để HS thực sự được phát triển, phương pháp dạy học mới “phải tạo cơ hội cho người học, phát huy được trí tuệ, cái thông minh của mình”[2]. 5 Như vậy, dạy học lấy HS làm trung tâm nói đúng và đầy đủ hơn là “đặt HS vào vị trí trung tâm của hệ thống giáo dục”, về phương diện vĩ mô phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản sau: - Sản phẩm hệ thống giáo dục quốc dân và nhà trường đào tạo ra phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu và kịp thời các yêu cầu của nền kinh tế xã hội. - Đồng thời phải chú ý đầy đủ lợi ích của HS, tức phải quan tâm đến các đặc điểm sinh lí, tâm lí và các điều kiện kinh tế xã hội của HS, phải làm cho HS được phát triển, từ đó có được niềm vui và hạnh phúc trong quá trình học tập. * Về phương diện vi mô (tức là trong quá trình dạy học): Bản chất của tư tưởng dạy học “lấy HS làm trung tâm” bao gồm 4 nội dung cơ bản sau đây: - Việc dạy học phải xuất phát từ người học, từ đầu vào, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Như vậy có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của HS. Điều đó đòi hỏi: + Không dạy những cái đã nắm vững. + Phải lấp những lổ hổng của HS trong việc học tập trước đó. + Phải đảm bảo cho việc dạy học có hiệu quả hơn, liên tục hơn để tránh việc lưu ban. + Phải chú ý đến sự khác nhau về độ trưởng thành của HS trong cùng một lứa tuổi. - Việc dạy học phải để cho HS hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không thể để cho HS bị thụ động tiếp thu mà đòi hỏi HS phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động. - Phải chú ý đến cấu trúc tư duy của từng HS. Không gò bó cách suy nghĩ của HS theo một cách suy nghĩ duy nhất đã định trước của GV, phải phân hóa và các thể hóa việc dạy học - Phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để HS thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của mình, để không ngừng cải thiện phương pháp tự học, tự đào tạo, tự giải quyết các vấn đề trong lí luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo, qua đó mà có được ý chí và năng lực tự học sáng tạo suốt đời[2]. Từ việc phân tích những đặc điểm của quan điểm lấy HS làm trung tâm, tác giả đã vận dụng vào việc thiết kế, tổ chức các trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và các điều kiện kinh tế xã hội của GV, HS. Hướng tới mục đích sử dụng 6 phương pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 nhằm làm cho HS thấy hứng thú hơn, tạo ra cơ hội cho HS phát huy trí tuệ, tư duy thông minh của mình thông qua việc hòa mình vào các trò chơi. Từ đó, HS có được niềm vui và hạnh phúc trong quá trình học tập. 7.2. PP nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - PP thu thập, phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu: Từ nhiều nguồn khác nhau như các giáo trình lí luận dạy học địa lí, các PP dạy học, nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 11 –THPT, các bài báo cáo khoa học, luận án…. Tôi đã xem xét, phân loại thành hệ thống logic phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình. Sau đó, phân tích các tài liệu đã thu thập được về lí luận dạy học địa lí, đổi mới PP dạy học địa lí, đổi mới thiết kế bài giảng địa lí, sử dụng PP trò chơi trong dạy học ở nhà trường phổ thông có liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Sau đó, khái quát tổng hợp các nguồn tài liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. - PP quan sát, điều tra: Để thực hiện được đề tài tác giả đã nhiều lần dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của GV, HS để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học và sử dụng PP trò chơi trong môn Địa lí ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó có những nhận định khách quan sát với thực tế hơn về vấn đề nghiên cứu. Sau đó, sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về tình hình đổi mới PP giảng dạy, đổi mới thiết kế bài giảng, đặc biệt là thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT. - PP chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng PP chuyên gia để tham vấn ý kiến của một số chuyên gia về PP dạy học để giải quyết những thắc mắc, những vấn đề khó khăn vượt ra khỏi năng lực chuyên môn của mình. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả cũng đã tham vấn ý kiến của một số GV có kinh nghiệm trong giảng dạy để có những nhận định khách quan về vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học. - PP thực nghiệm: Thực nghiệm là PP đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu. Thực nghiệm thành công sẽ cho kết quả khách quan và tạo ra khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đồng thời tạo ra những phương hướng nghiên cứu mới. Ở đề tài này tác giả đã dùng PP thực nghiệm để thu nhận thông tin nhằm kiểm tra tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng trò chơi để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Địa lí lớp 11- THPT. 7 - PP thống kê: Để kết quả nghiên cứu chính xác và đảm bảo độ tin cậy, việc sử dụng PP thống kê toán học là rất cần thiết. Việc sử dụng PP thống kê như một công cụ xử lí các tài liệu đã thu thập được từ các PP khác nhau như: Quan sát, điều tra hay thực nghiệm nhằm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu. - PP quan sát, điều tra: Để thực hiện được đề tài tác giả đã nhiều lần dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học, điều tra bằng bẳng hỏi đối với GV, HS để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học và sử dụng PP trò chơi trong môn Địa lí ở trường phổ thông Trần Đăng Ninh, THPT Thanh Hà, THPT Chương Mỹ A, THPT Đồng Quan. Trên cơ sở đó có những nhân định khách quan sát với thực tế hơn về vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra GV nhằm thu thập thông tin về tình hình đổi mới PP giảng dạy, đổi mới thiết kế bài giảng, đặc biệt là thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 - THPT. 8. Bố cục của đề tài Toàn bộ đề tài gồm 58 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT. Chương 2: Sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT 1.1. Tạo hứng thú cho HS khi học tập địa lí ở nhà trường phổ thông 1.1.1. Quan niệm về hứng thú và hứng thú trong học tập của HS Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc[4]. Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. 1.1.2. Vai trò của hứng thú trong học tập Các nhà tâm lí và giáo dục học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và làm việc đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức đặc biệt. Theo Trần Bá Hoành: Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS có quan hệ mật thiết với động cơ học tập. Nếu động cơ đúng thì sẽ tạo cho HS hứng thú, say mê trong học tập. Hứng thú lại là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo ra tính tích cực trong học tập của HS. Từ tính tích cực đó lại nảy sinh tư duy học tập, đây chính là mầm mống của sự sáng tạo trong học tập. Đồng thời với phong cách sáng tạo, tích cực, độc lập suy nghĩ thì sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập cho HS[5]. Theo Thái Duy Tuyên: Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, ý chí, chú ý…) nhằm đặt được mục đích đặt ra với mức độ cao[14]. 9 Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học. Trong bất kì lúc nào nếu có hứng thú học tập HS sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nảy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Ngược lại, đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú thì kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học…). Bàn về thực trạng học tập của HS Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, bên cạnh những HS vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Và đặc biệt đối với lứa tuổi THPT – lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời là thi đại học, thì việc mất hứng thú học tập làm cho các em mất động lực học tập, điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em. 1.1.3. Tạo hứng thú cho HS khi học tập địa lí ở nhà trường phổ thông hiện nay Nhiều nghiên cứu cho rằng, hoạt động học của HS đạt kết quả cao hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt động dạy của người GV, nhất là khả năng phát triển động cơ học tập, phát triển hứng thú cho HS. Quá trình dạy và học có gây được hứng thú và động cơ học tập cho HS thì mới có thể kích thích tư duy bên trong HS, hướng HS tham gia tích cực vào quá trình học tập. Vấn đề này tác động đối với HS mọi lứa tuổi, ở mọi giai đoạn của quá trình dạy học và với mọi môn học, trong đó không ngoại trừ môn Địa lí. Việc hình thành hứng thú học tập cho HS, đặt biệt là hứng thú học tập môn Địa lí là yêu cầu quan trọng đối với GV giảng dạy địa lí. Có nhiều cách có thể dùng để tạo hứng thú học tập cho HS như: Tổ chức hoạt động dã ngoại, sử dụng phương tiện trực quan…,. đặc biệt là việc biết sử dụng linh hoạt PP giảng dạy. Trong các PP dạy học ở nhà trường phổ thông thì PP trò chơi cùng với sự linh hoạt, khéo léo của 10 [...]... công việc học tập của mình 26 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT 2.1 Nguyên tắc và yêu cầu khi sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT 2.1.1 Nguyên tắc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT Việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học là một trong những điều kiện góp phần thực hiện có kết quả việc đổi mới quá trình dạy học, nhằm giúp nhà trường... trường THPT Trần Đăng Ninh, THPT Đồng Quan, THPT Chương Mỹ A, THPT Thanh Hà và HS trường thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra được một số đánh giá về hiện trạng sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí ở nhà trường THPT hiện nay: 1.4.1 Hiện trạng sử dụng PP trò chơi trong giảng dạy địa lí của GV Để tìm hiểu thực trạng sử dụng PP trò chơi trong giảng dạy địa lí ở nhà trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành... giảng dạy bộ môn Địa lí, kết quả thu được như sau: 1.4.1.1 Nhận thức và thái độ của GV về việc sử dụng PP trò chơi trong giảng dạy địa lí 19 Đa số GV được hỏi đều cho rằng việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí mang lại hiệu quả rất cao Đặc biệt, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của PP trò chơi đối với HS trong quá trình dạy học như: Bảng 1.2: Đánh giá của GV về tác dụng sử dụng PP trò chơi. .. môn học hơn Môn Địa lí là môn học có nội dung đa dạng Vì vậy, các hình thức tổ chức học địa lí cũng rất đa dạng và phong phú Trò chơi địa lí thường được tổ chức ở những hoàn cảnh khác nhau: Trong buổi dạ hội địa lí, trong sinh hoạt câu lạc bộ hay tổ địa lí, trong dã ngoại, hoặc trong giờ học trên lớp Tùy vào lứa tuổi HS, nội dung địa lí các lớp, tâm sinh lí của HS ở các lớp khác nhau mà có những trò chơi. .. tổng hợp về địa lí 29 - Mỗi trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng có thua - Căn cứ để thiết kế trò chơi cho học tập môn Địa lí chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt, đời sống của HS với nội dung kiến thức địa lí của chương trình địa lý lớp 11 – THPT - Một trò chơi được viết... giờ học có sử dụng các trò chơi cho các em còn chưa nhiều chỉ có khoảng (22,5%) cho rằng mình thường xuyên được học tập bằng PP trò chơi, còn lại (77,5%)[17] HS nhận thấy GV của mình ít sử dụng hoặc không sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí Tóm lại, với thực trạng sử dụng PP trò chơi như trên, chúng tôi có thể kết luận rằng: - GV hiện nay đã nhận thức đúng đắn về vai trò của PP trò chơi, nhưng sử dụng. .. các trò chơi phức tạp, cũng như không nên quá đơn giản dễ gây nhàm chán Sau một trò chơi, có thể tổ chức thảo luận để nắm nội dung và rút ra ý nghĩa của nội dung trò chơi Các trò chơi khác nhau có thể bố trí xen kẽ nhau để tăng thêm phần sinh động 1.4 Hiện trạng sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông hiện nay Sử dụng phiếu hỏi ý kiến một số GV tham gia giảng dạy địa lí ở cấp THPT. .. em - GV cần tổ chức các hoạt động chơi khéo léo để tạo được hứng thú, từ đó làm cho HS có động cơ học tập đúng đắn 2.1.2 Yêu cầu đối với việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT Vận dụng các chương trình truyền hình, các trò chơi trực tuyến chúng ta có thể tổ chức rất nhiều trò chơi mang lại hiệu quả cao trong dạy học địa lí lớp 11 – THPT Tuy nhiên, bên cạnh những mặt... học Địa lí hơn 1.2 PP trò chơi trong dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông 1.2.1 Khái niệm Trò chơi là một hình thức tổ chức các hoạt động thi đua sôi nổi trong một tiết học nhằm giúp giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi truyền tải nội dung kiến thức bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và PP học, ... các phương tiện dạy học cần thiết cho GV Có làm được điều đó thì GV mới có điều kiện để áp dụng rộng rãi hơn PP trò chơi trong giảng dạy và hoạt động học tập của HS mới được đổi mới 1.4.2 Thực trạng học tập địa lí của HS thông qua PP trò chơi 1.4.2.1 Nhận thức và thái độ của HS về việc học tập địa lí thông qua pháp trò chơi Xuất phát từ chính thực trạng dạy học địa lí theo PP truyền thống, không sử dụng . lớp 11 – THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT. - Vận dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí 11 –. chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT” làm đề tài khóa luận của mình. 3 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT nhằm tạo ra hứng thú. trong dạy học Địa lí 11 – THPT. - Đưa ra các kết luận và kiến nghị. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (theo chương

Ngày đăng: 27/11/2014, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan