TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT
2.2.4. Trò chơi “Nhìn hình đoán chữ”
Mục đích: Trò chơi này là biến tấu của trò chơi đuổi hình bắt chữ trên
truyền hình. Thông qua các hình ảnh và câu hỏi của GV đưa ra mà HS tự tìm ra kiến thức bổ ích cho mình. Cũng như trò chơi đuổi hình bắt chữ HS sẽ cảm thấy rất hứng thú và học tập hăng say hơn.
Cách tiến hành
+ Chuẩn bị hình ảnh liên quan đến nội dung bài học, chọn HS tham gia chơi (chia đội nếu cần).
+ Phổ biến luật chơi: Tùy thuộc vào mội trò chơi cụ thể.
+ Tổng kết: Kết thúc trò chơi người (đội) nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất người đó sẽ dành chiến thắng.
Ví dụ: Để khởi động trước khi dạy bài 11- tiết 3: Hiệp hội các nước Đông
Nam Á, GV có thể tổ chức cho HS trò chơi “ Nhìn hình đoán chữ”
Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn một số hình ảnh và câu hỏi liên quan, sau đó tổ
chức cho tất HS tham gia chơi:
Cách chơi:
+ Đầu tiên GV giới thiệu trò chơi hôm nay mang tên nhìn hình đoán chữ sau đó điều kiển cho tất cả HS trong lớp tham gia.
+ GV chia lớp thành 4 tổ phát cho mỗi tổ 1 tờ bìa trắng để ghi lại câu trả lời của đội mình. Đội nào trả lời đúng mỗi lần sẽ được cộng 10 điểm, cuối trò chơi nếu đội nào được nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ GV lần lượt cho xuất hiện 5 hình ảnh ở xung quanh và đặt câu hỏi “đây là quốc kì của quốc gia nào?”. Gọi HS trả lời. Sau khi HS trả lời đúng được tên năm quốc gia có quốc kì như hình ảnh thì GV cho xuất hiện hình ảnh cuối cùng (hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đặt câu hỏi đây là cờ của tổ chức nào?.
+ Sau khi HS trả lời xong hình ảnh này GV sẽ tổng kết trò chơi và dẫn vào bài mới bằng việc giới thiệu một số thông tin về tổ chức này như ngày thành lập, địa điểm cũng như các quốc gia đầu tiên sáng lập nên tổ chức này.