Nguyên tắc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 27 - 29)

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT

2.1.1. Nguyên tắc sử dụng PP trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT

Việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học là một trong những điều kiện góp phần thực hiện có kết quả việc đổi mới quá trình dạy học, nhằm giúp nhà trường phổ thông nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới PP dạy học, sử dụng PP trò chơi không chỉ gây hứng thú cho người học mà còn thúc đẩy quá trình nhận thức diễn ra nhanh hơn, việc ghi nhớ kiến thức dễ ràng hơn do được gắn với hoàn cảnh cụ thể (các hoạt động chơi), ngoài ra nó còn giúp phát triển và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS. Tuy nhiên nếu sử dụng PP trò chơi không trên cơ sở khoa học và những nguyên tắc nhất định, tiến hành tùy tiện, không có sự chuẩn bị chu đáo sẽ khiến kết quả học tập không cao và phản tác dụng, lãng phí thời gian, tiền bạc của GV và HS. Chính vì vậy khi sử dụng PP trò chơi để thiết kế và tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS cần chứ ý đến các nguyên tắc quan trọng trong dạy học như: Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với HS, đảm bảo tính hệ thống và mối liên hệ với thực tiễn, đảm bảo tính giáo dục, đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của HS[1][4].

2.1.1.1. Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với HS

Nguyên tắc này trước hết chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và sau đó là PP dạy học bộ môn. Các hoạt động nhận thức được tổ chức trong bài cần phải thâu tóm được nội dung cơ bản của bài học. Do đó, khi thiết kế bài học GV cần phải lựa chọn cân nhắc kĩ khối lượng, mức độ kiến thức, hệ thống hoạt động, các nhiệm vụ đặt ra, sao cho HS trên cơ sở nhận thức của mình, nắm được tri thức phát triển được năng lực trí tuệ. Vì vậy, khi sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí lớp 11 nói riêng GV cần:

- Khi thiết kế các trò chơi cho các hoạt động nhận thức cần phải rõ ràng nghĩa là HS dễ ràng nắm bắt được cách chơi, và tiếp thu được kiến thức thông qua

trò chơi và rèn luyện được các kĩ năng kĩ xảo tương ứng trước đặc điểm của đối tượng nhận thức, với nội dung của bài học và trình độ nhận thức của HS.

- Phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS, đúng lúc, đúng chỗ, có sự hấp dẫn để lôi cuốn tất cả HS cùng chú ý. Tuy nhiên không nên sử dụng trò chơi quá lâu trong một tiết học, bài giảng không nên chỉ có một dạng hoạt động mà nên kết hợp nhiều dạng hoạt động với nhau (viết, trao đổi với bạn bè, trình bày, chơi…)

2.1.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn

Môn Địa lí ở nhà trường phổ thông là một hệ thống chặt chẽ, bởi vậy việc dạy học địa lí cũng phải tuân theo hệ thống đó. GV cần phải quan tâm đến việc nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa không chỉ ở lớp mình, cấp mình đang dạy mà cả lớp khác, cấp khác có liên quan. Có như vậy mới thấy được vị trí môn học mình phụ trách trong toàn bộ hệ thống tri thức ở nhà trường phổ thông, mới thấy hết mối liên hệ với môn học khác[1].

Phải làm cho HS nắm vững lí thuyết, vận dụng những tri thức ấy vào thực tiễn. Bởi vì, mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con người từ thực tiễn, môn Địa lí cũng vậy, những tri thức địa lí cũng nhằm hướng tới thực tiễn và đời sống. Thực tiễn, trước hết thể hiện ở chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, những điều HS tích lũy được thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội, sách báo, tivi, mạng internet… Nếu GV biết khai thác những kinh nghiệm sống đó của các em vào bài học thì việc dạy địa lí sẽ thuận lợi và vững chắc hơn nhiều[1]. Vì vậy, để thực hiện đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn khi dạy học bằng PP trò chơi GV cần:

- Chọn lọc nội dung dạy học, có thể đào sâu, mở rộng ,thêm bớt thông tin cần thiết . - Coi trọng việc khai thác vốn sống, kinh nghiệm hiểu biết thực tế của các em vào bài học.

- Thực hiện dạy học bằng PP tích cực, sử dụng các trò chơi để tăng tính hấp dẫn, giúp mở rộng kiến thức cho các em.

2.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học cần làm cho HS lĩnh hội những tri thức một cách chân chính, chính xác, làm cho HS có thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thông qua đó dần dần hình thành cho họ những cơ

sở của thế giới quan khoa học, những phẩm chất của con người mới[1]. Để đảm bảo tính giáo dục trong dạy học, khi thiết kế các hoạt động nhận thức thông qua các trò chơi địa lí GV cần:

- Bồi dưỡng cho HS ý thức và năng lực phân tích sự đúng sai một cách rõ ràng. - Thiết kế các trò chơi phải quan tâm tới kinh tế, dễ thực hiện mà vẫn hấp dẫn với người chơi.

- Những trò chơi được thiết kế phải trình bày được những tri thức khoa học theo một hệ thống lôgic chặt chẽ, chính xác.

2.1.1.4. Đảm bảo nguyên tắc tự lực và phát triển tư duy cho HS

Bảo đảm nguyên tắc này thực chất là đòi hỏi sự kết hợp tối ưu giữa vai trò tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức của người học với vai trò chỉ đạo hướng dẫn quá của người GV[1]. Vì vậy, khi sử dụng các trò chơi để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS GV cần:

- Phát huy cao độ ở HS các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp thông qua các hoạt động chơi. HS phải biết tự lực phân tích các sự kiện, hiện tượng địa lí, biết khái quát, hệ thống hóa cũng như vận dụng các tri thức địa lí vào thực tiễn học tập dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV. Từ đó, các em có thể tự mình khám phá được những tri thức mới cần thiết với các em.

- GV cần tổ chức các hoạt động chơi khéo léo để tạo được hứng thú, từ đó làm cho HS có động cơ học tập đúng đắn.

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w