Trò chơi ô chữ

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 34 - 38)

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT

2.2.5. Trò chơi ô chữ

Mục đích: Trò chơi ô chữ là trò chơi biến tấu từ trò chơi trong chương trình

buộc phải huy động vốn kiến thức, sự hiểu biết, sự nhanh trí để tham gia trò chơi. Khi chơi HS bị lôi cuốn bởi sự hấp dẫn và ý nghĩa của trò chơi, các em tưởng mình như là những nhân vật đang được chơi trực tiếp trên truyền hình. Chính sự hấp dẫn đó đã cuốn hút đông đảo HS tham gia. Ở trò chơi ô chữ, sự thi đấu của HS diễn ra rất sôi nổi, số lượt người tham gia trò chơi rất nhiều, vì hết một lần quay mà HS này chưa trả lời được thì HS khác phải nhanh chóng thay thế. GV có thể sử dụng trò chơi này để tổ chức hoạt động khởi động, tìm hiểu nội dung bài học hay củng cố bài đều gây được sự hứng thú cho HS đều được.

Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: GV chuẩn bị ô chữ và câu hỏi tương ứng liên quan đến nội dung bài học. Các ô chữ có thể chuẩn bị trên máy tính bằng giáo án điện từ hoặc có thể làm thủ công tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

+ Cách chơi: Mỗi tổ cử một đại diện tham gia trò chơi, cách chơi giống như trò chơi chiếc nón kì diệu. Ở vòng quay thứ nhất, tổ 1 dành quyền đoán trước , nếu tổ 1 không trả lời được thì chuyển sang tổ 2. Mỗi lần trả lời đúng thì GV có thể tặng cho HS 1 phần quà.

Trò chơi này cũng có thể tổ chức cho tất cả các thành viên trong lớp đều có quyền đoán ô chữ, điều này tùy thuộc vào ô chữ và ý định của GV để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ví dụ 1: Để khởi động trước khi dạy bài11 – tiết 3: Hiệp hội các nước Đông

Nam Á( Asean), GV có thể tổ chức cho HS trò chơi “ô chữ bí mật”.

Mục đích: Trò chơi này được tổ chức vào hoạt động khởi động vừa tạo nên

được hứng thú học tập cho HS khi bắt đầu bài mới vừa giới thiệu cho HS biết được một số thông tin ban đầu về hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Chuẩn bị: GV chuẩn bị ô chữ như hình sau và các câu hỏi tương ứng với các

• Hàng ngang số 1: Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái, đây là tên quốc gia có sản lượng gạo đứng hàng đầu trên thế giới? ( THÁI LAN)

• Hàng ngang số 2: Hàng ngang số 2 có 7 chữ cái, đây là tên của quốc gia có biểu tượng sau: (SINGAPO)

• Hàng ngang số 3: Hàng ngang số 3 có 9 chữ cái, đây là tên của quốc gia được xem là đất nước của vạn đảo? (INDONEXIA)

• Hàng ngang số 4: Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái, đây là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có một nửa diện tích ở lục địa và một nửa kia ở hải đảo? (MALAIXIA)

• Hàng ngang số 5: Hàng ngang số 5 có 8 chữ cái, đây là quốc gia đã tổ chức thành công ngày hội văn hóa thể thao khu vực Đông Nam Á ( Seagame) lần thứ 23? ( PHILIPIN)

• Ô chữ bí mật ( từ hàng dọc ) (ASEAN)

Cách chơi: GV dùng trò chơi này cho hoạt động khởi động, tiến hành cho cả

lớp cùng chơi dưới sự điều khiển của GV. Trò chơi được thực hiện như sau:

+ Đầu tiên GV giới thiệu trò chơi: Ô chữ bí mật của hôm nay gồm 5 chữ cái và được tạo nên bởi năm từ hàng ngang. Để tìm ra nó chúng ta sẽ lần lượt cùng nhau lật mở 5 từ hàng ngang trên. GV cũng có thể kích lệ các em bằng việc cộng điểm học tập.

+ Sau đó GV sẽ lần lượt đọc câu hỏi lên quan đến các từ hàng ngang và gọi HS trả lời. Đến bao giờ cả năm từ hàng ngang được lật mở thì cũng là lúc từ hàng

tổ chức ASEAN và những nước đầu tiên sáng lập nên tổ chức này, sau đó liên kết dẫn vào bài mới.

Ví dụ 2: Để củng cố cho HS sau khi dạy bài11 – tiết 2: Kinh tế khu vực Đông Nam Á, GV có thể tổ chức cho HS trò chơi “ô chữ bí mật”.

Chuẩn bị: GV chuẩn bị ô chữ như hình sau và các câu hỏi tương ứng với

các từ hàng ngang và hàng dọc.

• Hàng ngang số 1: Có 6 chữ cái, đây là một điểm du lich nổi tiếng của Thái Lan?

• Hàng ngang số 2: Có 3 chữ cái, đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển?

• Hàng ngang số 3: Có 3 chữ cái, đây là tên loài cây gắn liền với biển?

• Hàng ngang số 4: Có 8 chữ cái, đây là khu du lịch nổi tiếng của thành phố Hạ Long?

• Hàng ngang số 5: Có 8 chữ cái, đây là tên một loại trang sức làm từ biển?

• Hàng ngang số 6: Có 8 chữ cái, đây là tên biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á?

• Từ khóa bí mật: Có 10 chữ cái, đây là một ngành kinh tế đang phát triển rất năng động ở khu vực Đông Nam Á?

Cách chơi:

+ Cả lớp chia thành 4 đội chơi ( có thể chia theo các tổ).

+ Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, GV sẽ gợi ý từ hàng ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Nếu sai, hoặc sau 30 giây không có câu trả lời thì đội khac được quyền đoán.

+ Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm.

+ Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ chìa khóa. + Đội nào có điểm cao hơn là đội thắng cuộc.

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w