Trò chơi “Đối mặt”

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 32 - 33)

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT

2.2.2.Trò chơi “Đối mặt”

Mục đích: Trò chơi này được biến tấu từ trò chơi đối mặt trên truyền hình

nhằm rèn luyện cho HS các kiến thức địa lí quan trọng và khả năng tự tin của HS khi đối mặt với người khác.

Cách tiến hành:

+ Chọn HS tham gia chơi, xếp số HS tham gia chơi thành 1 vòng tròn, chọn một HS là người đứng giữa vòng.

+ Luật chơi: Người đứng giữa vòng sẽ gợi mở chủ đề và đưa ra yêu cầu của chủ đề cho các HS còn lại (người này sẽ đứng ở vị trí trung tâm và luôn đối mặt với người đến lượt trả lời). Người nào trả lời đúng sẽ tiếp tục được đối mặt với người đứng ở vị trí trung tâm. Người trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi vòng và đứng về phía ngoài của vòng.

+ Kết thúc trò chơi người nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất người đó sẽ dành chiến thắng và nhận được phần quà hay điểm thưởng tùy ý.

Ví dụ: Để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho HS khi dạy bài 7: Liên minh

châu Âu (EU), GV có thể tổ chức cho HS trò chơi “ Đối mặt”.

Chuẩn bị: Chọn HS tham gia chơi, xếp số HS tham gia chơi thành 1 vòng

tròn, chọn một HS là người đứng giữa vòng.

Cách chơi:

+ Người đứng giữa vòng sẽ đọc to yêu cầu của chủ đề “ hãy kể tên các nước là thành viên của liên minh châu Âu (EU)”.

+ Sau đó đọc tên và xoay chuyển đến vị trí đối mặt với người muốn yêu cầu trả lời, nghe câu trả lời và ra tín hiệu “chính xác” hoặc “không chính xác. Người nào trả lời đúng sẽ được ở lại và được đối mặt với người đứng ở vị trí trung tâm.

+ Kết thúc trò chơi người nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất người đó sẽ dành chiến thắng và nhận được phần quà hay điểm thưởng tùy ý.

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 32 - 33)