Đặc điểm sự phát triển trí tuệ của HS lớp 11 – THPT

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 25 - 27)

Ở lứa tuổi này, đặc điểm trí tuệ của HS lớp 11 đã phát triển mạnh mẽ thể hiện ở tất cả các quá trình nhận thức như:

- Tri giác: Tri giác của thanh niên có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục đích đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Các em có thể điều khiển kế hoạch chung và chú ý đến nhiều khâu. Tuy nhiên, tri giác của các em cần có sự hướng dẫn của GV. GV cần hướng dẫn cho các em quan sát vào một nhiệm vụ nhất định và không nên kết luận vội vàng khi chưa tích lũy được đầy đủ các sự kiện cần quan sát.

- Trí nhớ: Trong giai đoạn này, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trò ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ có ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được một tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu mà không cần nhớ… Nhưng có một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp việc ôn tập.

- Chú ý: của HS có nhiều thay đổi. Thái độ lựa chọn của HS đối với môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Do có hứng thú ổn định với môn học nên chú ý sau chủ định của các em trở nên thường xuyên hơn. Năng lực di chuyển và phan phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn.

- Tư duy: Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của HS có sự thay đổi quan trọng về mặt chất. Hoạt động tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Các em thích thú khái quát hóa, thích tìm hiểu những quy luật và những nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu[4].

Tóm lại. những đặc điểm về cơ thể và trí tuệ đã tạo điều kiện giúp các em biết tự giác trong học tập, lĩnh hội những kiến thức, hình thành những kĩ năng và thái độ tương ứng, tạo lập những phẩm chất nhân cách đang được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lí, ở lứa tuổi này, động cơ học tập của các em chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn và có thái độ chưa đúng đắn cần phải có sự uốn nắn từ phía nhà trường.

Với các đặc điểm trên, trong các môn học ở nhà trường nói chung, môn địa lí nói riêng cần phải làm sao tạo được hứng thú, lôi kéo HS tích cực học tập. Để đạt được điều đó, trong giảng dạy địa lí 11, đòi hỏi GV cần phải quan tâm đến một số vấn đề để phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi HS như:

- Nội dung dạy học phải có tính khoa học và tính thực tiễn cao.

- Phải tạo ra các tình huống có vấn đề để lôi kéo và gợi cho HS nhu cầu nhận thức. - Tổ chức và đa dạng hóa các hoạt động nhận thức cho HS, sao cho các em tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức mới.

- Cần thiết phải sử dụng PP tích cực trong dạy học, để tạo hứng thú, say mê, để dễ nhớ, dễ hiểu bài, có niềm tin vào tri thức được cung cấp, có nhu cầu tự giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới.

- Dựa trên những đặc điểm về tâm lí, đặc điểm phát triển nhận thức của lứa tuổi lớp 11 rất phù hợp để vận dụng PP trò chơi vào trong việc tổ chức các hoạt động học cho HS. Đó cũng là cách đặt nội dung học tập của các em gắn với hoàn cảnh cụ thể, giúp các em hứng thú, say mê, dễ dàng nắm bắt kiến thức và tự giác hơn với công việc học tập của mình.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 25 - 27)