TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT
2.2.8. Trò chơi trò chuyện cuối tuần
Mục đích: Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, làm cho các em có
cảm giác mình được làm người lớn hóa thân thành những nhân vật trưởng thành trong cuộc sống. Qua trò chơi các em được thể hiện cho các bạn thấy khả năng
bản lĩnh và vốn kiến thức phong phú của mình, và cũng từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
Cách tiến hành:
Chuẩn bị: GV dăn dò HS về tìm hiểu trước bài mới và lựa chon ra một nhóm HS nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề của bài học chuẩn bị làm nhân vật khách mời (hay chuyên gia địa lí).
Cách chơi:
+ Chọn một HS dẫn chương trình.
+ Chọn một nhân vật chính để thực hiện trò chơi đóng vai là khách mời – là người rất am hiểu về các kiến thức địa lý.
+ Các HS khác ngồi dưới sẽ đóng vai là khán giả lắng nghe và đặt ra những câu hỏi cho khách mời.
+ Kết thúc trò chơi GV sẽ tổng kết tuyên dương các nhân vật tham gia và rút ra bài học kinh nghiệm.
Ví dụ: Để giúp học có những hiểu biết về Asean khi dạy bài 11 - tiết 3: Hiệp
hội các quốc gia Asean, GV có thể tổ chức cho HS trò chơi “trò chuyện cuối tuần”
Chuẩn bị: Để thực hiện trò chơi này GV cần yêu cầu HS về tìm hiểu kĩ bài
và các thông tin mới về hiệp hội các quốc gia Asean, ấn định trước một HS làm chuyên gia trong buổi trò chuyện đó. GV cần chuẩn bị một số câu hỏi để làm nội dung cho buổi trò chuyện.
Câu 1: Là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về các vấn đề của Asean, chuyên gia hãy chia sẻ cho chúng tôi biết một số thông tin về khu vực này? (Chuyên gia sẽ trả lời về năm thành lập, đại điểm thành lập và các thành viên sáng lập và các thành viên khác của tổ chức.)
Câu 2: Tại sao mục tiêu chính của Asean lại nhấn mạnh đến sự ổn định?. Câu 3: Bằng hiểu biết cả mình, chuyên gia hãy lấy ví dụ minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của Asean?.
Câu 4: Chuyên gia hãy cho biết những thành tựu và thách thức của Asean, nguyên nhân nào dẫn đến các thành tựu và thách thức đó?.
Câu 5: Việc Việt Nam gia nhập Asean đã đem lại những cơ hội và thách thức gì?
Cách chơi: Sau đó vào buổi học bài mới GV tiến hành tổ chức cho HS chơi
trò chơi. Cho 2 HS là người dẫn chương trình và chuyên gia địa lí lên ngồi ở phía trên của lớp. Người dãn chương trình và chuyên gia sẽ cùng nhau trò cuyện về các câu hỏi nêu trên.
+ Các HS còn lại vai khán giả có thể đặt ra những câu hỏi để hỏi vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học. Như vậy đòi hỏi các vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi người dẫn chương trình và khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy, nhưng HS vai những vị khách mời rất thích mình đóng vai những nhân vật trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự tin của mình trước khán giả. Còn khán giả rất thích tìm ra những câu hỏi hóc búa hỏi những vị khách mời xem có trả lời được không… Từ đó cho thấy, giờ HS động hẳn lên, HS đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế trong một tình huống giả định. Tuy nhiên không phải tiết học nào cũng trò chuyện được mà phải tùy thuộc vào nội dung bài học và khả năng nhận thức của HS.
+ Kết thúc GV tuyên dương, liên hệ thực tế và có thể chỉnh sửa một số kiến thức địa lý còn chưa đúng lắm để tất cả HS đều nắm được vấn đề của bài mới.