Nhận xét kết quả thực nghiệm chung

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 56 - 58)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm chung

3.4.4.1. Nhận xét về mặt định lượng

Qua phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi có một số nhận xét sau đây: - Điểm trung bình của nhóm lớp thực nghiệm luôn luôn cao hơn các lớp đối chứng ở cả 2 trường và 3 bài thực nghiệm.

Bảng 3.8: Bảng so sánh điểm trung bình của các lớp thực nghiệm và đối chứng

Trường Lớp Sĩ số Xếp loại

Bài 1 Bài 2 Bài 3

Trường THPT Trần Đăng Ninh – Ứng Hòa – Hà Nội

TN 42 7.86 7.7 7.83

ĐC 37 6.51 6.1 6.13

Trường THPT Thanh Hà – Hải Dương TN 46 7.74 7.65 7.71

ĐC 40 6.60 6.1 6.1

[Nguồn:17] - Tỉ lệ HS khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ HS trung bình và yếu của nhóm lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng.

Bảng 3.9: Bảng so sánh kết quả kiểm tra của các nhóm lớp thực nghiệm (%)

Nhóm Bài thực nghiệm 1 Bài thực nghiệm 2 Bài thực nghiệm 3 Y - TB K - G Y - TB K - G Y - TB K – G Thực nghiệm 8.9 91.1 17.1 82.9 11.3 88.7 Đối chứng 49.5 50.5 63.8 36.2 61.2 38.8 [Nguồn:17] Từ hai chỉ số trên chúng ta có thể khẳng định rằng việc tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua sử dụng và khai thác PP trò chơi trong dạy học địa lí mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc giảng dạy sử dụng PP dạy học truyền thống. Tính hiệu quả này thể hiện qua điểm trung bình của kết quả kiểm tra và tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi của nhóm lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Đặc biệt là tỉ lệ HS đạt điểm yếu và trung bình của nhóm lớp thực nghiệm rất thấp. Điều đó, đã giúp khằng định tính khả thi của việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí nói chung và dạy học địa lí lớp 11 nói riêng.

Cùng với kết quả có tính định lượng trên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng cuộc phỏng vấn, quan sát và các phiếu hỏi ý kiến của GV và HS ( xem mẫu ở phần phụ lục). Thông qua đó chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Thông qua việc sử dụng trò chơi để tổ chức các hoạt động nhận thức đã tạo ra được sự hứng thú, tiết học trở nên sôi nổi, gây được sự chú ý của HS trong cả giờ học. Từ đó, HS học tập một cách chủ động, tự giác và dành nhiều thời gian cho việc khám phá tri thức mới thông qua các trò chơi.

- Thông qua các trò chơi, HS khám phá kiến thức một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu bền hơn, giúp các em vận dụng kiến thức thực tiễn và mở rộng vốn hiểu biết cho các em.

Như vậy, qua phân tích kết quả thực nghiệm có thể khẳng định rằng: Trong dạy học địa lí cần phải thiết kế và tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua sử dụng PP trò chơi cho HS nhằm đổi mới PP giảng dạy giúp gây hứng thú, tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w