KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 58 - 60)

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Sự cần thiết phải đổi mới PP dạy học môn địa lí ở nhà trường phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, năng lực làm việc độc lập, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo của HS.

- Việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí gây hứng thú cho HS, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, rèn luyện nhiều kĩ năng địa lí và kĩ năng thực tế cần thiết cho HS, HS tự lực khám phá kiến thức mới thông qua hoạt động chơi dưới sự hướng dẫn của GV một cách hứng thú, say mê, có niềm tin vào tri thức được cung cấp, có nhu cầu tự giải quyết vấn đề đặt ra.

- Đa số GV dạy học địa lí trong các nhà trường THPT đã nhận thức được tâm quan trọng của việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học bộ môn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, hiện nay nhiều GV vẫn còn ngại đổi mới và áp dụng PP trò chơi vào bài giảng nên chưa gây được hứng thú cho HS, chưa đáp ứng được mong muốn của HS.

- Trong dạy học Địa lí nói chung, Địa lí 11 – THPT nói riêng có rất nhiều thuận lợi để vận dụng PP trò chơi vào các giờ học bởi vì: đối tượng địa lí trong chương trình lớp 11 chủ yếu là những sự vật, hiện tượng tồn tại trong không gian rộng lớn như các quốc gia hay khu vực hoặc là những vấn đề mang tính toàn cầu, có ý nghĩa với nhân loại. Chính vì vậy, bên cạnh những kiến thức từ trong sách vở, GV cần hướng dẫn các em khai thác vốn kiến thức thực tế, vốn sống phong phú của mình vào bài học thông qua PP trò chơi. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có thể tổ chức rất nhiều trò chơi thú vị như: Trò chơi đôi bạn hiểu nhau, trò chơi đối mặt, ai nhanh ai đúng, nhìn hình đoán chữ, trò chơi ô chữ, rung chuông vàng …

Tuy nhiên, việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc của giáo dục, từ đó thiết kế được những trò chơi địa lí phù hợp với HS lớp mình, cấp mình đang dạy. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng PP trò chơi mà cần sử dụng kết hợp với các PP để đạt được hiệu quả cao nhất.

Qua quá trình nghiên cứu việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học địa lí lớp 11 – THPT, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung, môn Địa lí nói riêng cần phải có chủ trương và biện pháp tích cực hơn nữa trong việc đổi mới PP giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, dạy học thông qua các hoạt động, dạy học gải quyết vấn đề, dạy học theo quan điểm thầy thiết kế trò thi công… Cần phải quan tâm đến cách thức và biện pháp đổi mới của bộ môn sao cho mang lại hiệu quả cao và thực tiễn giảng dạy của địa phương.

- Các GV giảng dạy môn Địa lí ở nhà trường phổ thông cần phải đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hơn nữa việc sử dụng PP trò chơi trong dạy học bộ môn.

- Cần trang bị tốt hơn cơ sở vật chất kĩ thuật của trường học. Mỗi trường cần có phòng máy chiếu để giảng đạy trên giáo án điện tử. Hệ thống máy tính kết nối mạng cũng là nhu cầu cần thiết cho GV và HS khai thác thông tin phục vụ cho quá trình giảng dạy.

- Cần có chính sách huấn luyện, đào tạo theo các phương thức trực tiếp hoặc qua các mạng cho GV (kể cả sinh viên thực tập sư phạm) nhằm giúp sinh viên có thể vận dụng được một cách sinh động PP trò chơi trong dạy học.

- Cần có chiến lược động viên kích lệ GV sử dụng PP trò chơi trong dạy học như khen thưởng, hỗ trợ….

Với những nỗ lực chung của GV, nhà trường, vơi sự quan tâm đầu tư của nhà nước cho giáo dục với một môi trường xã hội mới năng động … chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự đổi mới, hiện đại của giáo dục nước nhà hôm nay và cả tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w