Yêu cầu đối với việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 29 - 30)

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 – THPT

2.1.2.Yêu cầu đối với việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT

Địa lí lớp 11 – THPT

Vận dụng các chương trình truyền hình, các trò chơi trực tuyến chúng ta có thể tổ chức rất nhiều trò chơi mang lại hiệu quả cao trong dạy học địa lí lớp 11 – THPT. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì còn một số hạn chế về việc tổ chức trò chơi trong dạy học địa lí như tính phi cấu trúc và khuôn mẫu nội dung học tập, dễ bị nhàm chán về chủ đề chơi, hiệu quả dạy học khác nhau cho từng đối tượng… Chính vì vậy, để tổ chức các trò chơi có hiệu quả thì GV cầu chú ý các yêu cầu sau:

2.1.2.1. Thiết kế trò chơi

Khi thiết kế trò chơi GV cần chú ý những yêu cầu sau:

- Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố kiến thức, kĩ năng cụ thể, hoặc có những tri thức tổng hợp về địa lí.

- Mỗi trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng có thua.

- Căn cứ để thiết kế trò chơi cho học tập môn Địa lí chính là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt, đời sống của HS với nội dung kiến thức địa lí của chương trình địa lý lớp 11 – THPT.

- Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau: + Mục đích, ý nghĩa của trò chơi

+ Cách tiến hành:

Chuẩn bị: Đồ dùng, dụng cụ để chơi (mô tả đồ dùng, dụng cụ chơi được sử dụng). Cách chơi: Số người tham gia chơi (chỉ rõ số người tham gia chơi, tùy thuộc vào từng trò chơi cụ thể theo nhóm, theo cặp, hoặc cả lớp). Luật chơi (cách chơi, quy định thắng thua).

Tổng kết: Phân định kết quả chơi, tuyên bố người chiến thắng, rút ra kiến thức địa lí liên quan đến trò chơi.

2.1.2.2. Cách tổ chức trò chơi

Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút (hoặc có thể hơn tùy thuộc vào mục đích của GV). Một trò chơi học tập thường được tiến hành như sau:

- Giới thiệu trò chơi (nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi hoặc mô tả). - Phân nhóm chơi.

- Chơi thử.

- Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi lầm ở phần chơi thử. - Chơi thật, phạt những người vi phạm luật chơi.

2.1.2.3. Thưởng – phạt

- Thưởng phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, khích lệ hứng thú học tập của HS. Thưởng những HS, nhóm HS tham gia nhiệt tình, đúng luật và thắng trong cuộc chơi.

- Phạt những HS vi phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản: chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, kể chuyện vui, múa, nhảy lò cò…

Tóm lại, các trò chơi có thể được sử dụng với mục đích khác nhau như: Dùng để khởi động một buổi học, dùng để làm quen giữa các HS, dùng trong việc truyền thụ kiến thức kĩ năng mới hoặc để củng cố những kiến thức đã có. Điều cần lưu ý là khi sử dụng PP trò chơi do tính chất phi khuôn mẫu về nội dung dạy học, vì vậy, không nên sử dụng một mình PP này hoặc không nên lạm dụng chúng trong việc truyền thụ tri thức có tính hệ thống[4].

Một phần của tài liệu luận văn ngành sư phạm chuyên ngành lịch sư đại học sư phạm hà nội Sử dụng Phương Pháp trò chơi trong dạy học Địa lí lớp 11 – THPT (Trang 29 - 30)