1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4

24 924 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 258 KB

Nội dung

Lứa tuổi học sinh lớp 4 chủ yếu còn tư duy trực quan sinh động nên trongcác hoạt động học tập, việc sử dụng các phương pháp giảng dạy, đồ dùng dạyhọc và sử dụng trò chơi học tập trong ti

Trang 1

2 Thiết kế nghiên cứu……… … ….……….Trang 5

3 Quy trình nghiên cứu……… … ………Trang 5

4 Đo lường và thu thập dữ liệu……… ………… …………Trang 7

IV Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả……….……… Trang 8

V Kết luận và khuyến nghị……….… ……… Trang 10

VI Tài liệu tham khảo……… ……… ………Trang 11 VII Phụ lục đề tài………Trang 12

1

Trang 2

I TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc Tiểu học nhằm hình thành và pháttriển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để họctập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Trong bộ mônTiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp kiến thức sơ giản

về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu Nội dung Luyện từ và câu ởlớp 4 vừa mang tính mở rộng hơn so với lớp dưới vừa là nền tảng cơ bản để các

em học tiếp nội dung mới phức tạp hơn ở các lớp trên Chính vì thế nó có vai tròrất quan trọng trong cấp học Luyện từ và câu là một phân môn có “vai trò kép”vừa hình thành, khai thác, cung cấp về từ ngữ (mở rộng hệ thống hóa vốn từ; rènluyện các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu), vừa kết hợp với việccung cấp kiến thức về câu (các kiểu câu, các loại dấu câu thường gặp) Các kiếnthức về từ và câu không dạy riêng lẻ, tách biệt nhau mà chúng cùng đồng hành

hỗ trợ qua lại cho nhau giúp cho việc dạy và học Tiếng Việt đảm bảo tính chặtchẽ, lôgic Mặt khác, Luyện từ và câu không đơn thuần là phân môn mang tính

lý thuyết mà thường chú trọng kỹ năng thực hành Thông qua môn Luyện từ vàcâu sẽ bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có

ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp

Qua thực tế giảng dạy lớp 4A, tôi nhận thấy các em nắm kiến thức về từ vàcâu chưa chắc chắn; dùng từ chưa phù hợp, đặt câu chưa hay; trong học tập còn

lơ là, chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập; kỹ năng vậndụng thực hành các bài tập còn hạn chế nên dẫn đến kết quả học tập chưa tốt

Lứa tuổi học sinh lớp 4 chủ yếu còn tư duy trực quan sinh động nên trongcác hoạt động học tập, việc sử dụng các phương pháp giảng dạy, đồ dùng dạyhọc và sử dụng trò chơi học tập trong tiết học chính là tạo ra một môi trường họctập mà học sinh tích cực chủ động hơn, các em mạnh dạn tham gia các hoạtđộng học tập Từ đó kỹ năng giao tiếp được phát triển Trò chơi học tập là mộthình thức tổ chức dạy học phù hợp với nhiều môn học, đặc biệt là phân mônLuyện từ và câu Vì thế tôi sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học, vận dụngvào nhiều dạng bài tập khác nhau tạo được không khí học tập hào hừng, thoảimái, vui nhộn Giúp học sinh phát triển tư duy nhanh nhẹn, óc sáng tạo, xử línhanh các tình huống, phát huy năng lực cá nhân, nâng cao năng lực hợp tác,…Đặt biệt các em tham gia học tập tích cực hơn, nhớ bài kĩ hơn và vận dụng ngàycàng hiệu quả

Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm duy nhất, đó là lớp 4A với sốhọc sinh là 29 em Dùng phép kiểm chứng T - test phụ thuộc (theo cặp) để kiểmchứng kết quả Giải pháp thay thế được thực hiện khi dạy các bài từ bài 05 đếnbài 13 Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập củahọc sinh: Điểm bài kiểm tra trước tác động có giá trị trung bình là 6,2 Điểm bàikiểm tra sau tác động có giá trị trung bình là 8,8 Kết quả kiểm chứng T - testcho thấy p = 0,0000000000075 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểmtrung bình trước tác động và sau tác động không phải ngẫu nhiên mà là do tácđộng Điều đó minh chứng việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học

Trang 3

phân môn Luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4A, trườngTiểu học Thuận An.

3

Trang 4

II GIỚI THIỆU

1 Hiện trạng

Trong những năm qua khi dạy phân môn Luyện từ và câu, giáo viên thườngchú trọng việc truyền thụ kiến thức mới sau đó giao bài tập cho học sinh thựchành, hoặc yêu cầu các em trao đổi nhóm để làm bài rồi sau đó trình bày kếtquả, giáo viên nhận xét, sửa bài Vì thế các tiết học thường khô khan, nặng nềđối với các em Các trò chơi học tập thỉnh thoảng mới được giáo viên áp dụngvào tiết dạy bởi lẽ mất nhiều thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị Vì thế đa số các

em chưa tích cực tham gia học tập, còn thụ động, có em còn nhàm chán nên kỹnăng vận dụng thực hành còn hạn chế, kết quả học tập chưa tốt

Qua các tiết dạy có sử dụng phương pháp trò chơi ở phân môn Luyện từ vàcâu cho thấy học sinh rất tích cực học tập, háo hức tham gia vào các trò chơi,tinh thần học tập của các em được thoải mái, tự tin hơn, các em nhớ bài lâu vàchính xác hơn so với những tiết không vận dụng các trò chơi trong học tập

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy phân môn Luyện

- Giáo viên sử dụng các trò chơi học tập chưa được chọn lọc kỹ, không cóthiết bị hỗ trợ trò chơi nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả

- Đồ dùng dạy học trên lớp, giáo viên sử dụng chưa thường xuyên nên ngạihọc sinh sẽ không thực hiện được hoặc sẽ lúng túng khi thay đổi hình thức tổchức thực hiện

- Học sinh thụ động, tự ti, không hứng thú, chưa mạnh dạn tham gia vàocác hoạt động học tập vì các tiết học còn nặng nề, đơn điệu

- Khả năng tiếp thu bài của một số học sinh còn chậm

Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thứcdạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khihọc Luyện từ và câu, đồng thời giúp cho chất lượng học tập ngày một nâng cao

Vì thế để giúp cho học sinh phát huy được mặt tích cực trong học tập, giúpgiáo viên lớp 4A mở rộng thêm kiến thức, phong phú thêm việc vận dụng đổimới phương pháp dạy học của mình, đề tài này được nghiên cứu và đã sử dụngphương pháp trò chơi phù hợp với các dạng bài tập góp phần làm thay đổi cáchtruyền thụ và khai thác kiến thức cho học sinh

2 Giải pháp thay thế:

Tôi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câunhằm giúp cho bản thân có sự đầu tư mạnh dạn hơn việc vận dụng đổi mớiphương pháp, cách thức tổ chức dạy học vào nhiều dạng bài tập khác nhau Từ

đó học sinh được thay đổi không khí và hình thức học tập, các em được thoải

Trang 5

mái hơn, tham gia học tập tích cực hơn, nhớ bài kĩ hơn và nâng cao kết quả họctập.

Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã tham khảo một số tài liệu và đề tài củađồng nghiệp từng nghiên cứu để có thêm tư liệu như:

- Trò chơi học tập Tiếng Việt 4 - Nhà xuất bản Giáo dục (Nguyễn ThịHạnh, Lê Phương Nga)

- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở tiểu học(lớp 4)-Nhà xuất bản Giáo dục

- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểuhọc - Vụ Giáo dục tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

- Kinh nghiệm dạy Luyện từ và câu lớp 5B trường Tiểu học Thuận An,năm học 2008 - 2009 (tác giả nghiên cứu Ngô Trúc Phượng)

- Kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câulớp 4 trường Tiểu học Tân Thuận, năm học 2012- 2013 (tác giả nghiên cứuPhạm Thị Xuân)

- Đề tài “Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3trường Tiểu học Số 1 Nam Phước” (tác giả nghiên cứu Nguyễn Thị Oanh)

- Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu Violet.vn/th-so1-namphuoc-quangnam/present/same/entry…8556250

Các đề tài và tài liệu trên giúp tôi có thêm tư liệu trong quá trình nghiêncứu, phong phú thêm việc tìm giải pháp nâng cao chất lượng học tập phân mônLuyện từ và câu cho học sinh lớp 4A trong quá trình dạy – học hàng ngày

Ngoài ra tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quảcủa việc đổi mới Phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phương pháp tròchơi trong dạy - học Luyện từ và câu để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy các mảngkiến thức được xem là khô khan hóc búa, mang tính trừu tượng cao Qua việc sửdụng các trò chơi học tập trong dạy - học Luyện từ và câu nhằm nâng cao chấtlượng giờ học, giúp học sinh học môn Luyện từ và câu một cách nhẹ nhàng, tựnhiên, đạt hiệu quả cao, tạo không khí học tập vui tươi, lành mạnh

3 Vấn đề nghiên cứu:

Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ vàcâu có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận Ankhông?

4 Giả thuyết nghiên cứu:

Có Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ vàcâu sẽ làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận An

5

Trang 6

III PHƯƠNG PHÁP

1 Khách thể nghiên cứu:

Tôi chọn học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận An để thuận lợi cho việcnghiên cứu ứng dụng, vì tôi trực tiếp dạy môn Toán, Tiếng Việt đồng thời làmcông tác chủ nhiệm ở lớp này

Về tình hình học sinh trong lớp: Lớp 4A có tất cả 29 học sinh (trong đó có

12 em học sinh nữ) đều là dân tộc Kinh nên thuận lợi cho việc giao tiếp và traođổi thông tin khi giảng dạy Trong lớp, một số em có ý thức tích cực trong họctập, nhanh nhẹn, nhạy bén Tuy nhiên, bên cạnh đó lớp vẫn có một số học sinhcòn lơ là trong học tập, còn chờ vào sự nhắc nhở và giúp đỡ từ phía giáo viên

Về giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 4A: Bản thân tôi được phân công nhiệm

vụ dạy lớp 4 đồng thời làm công tác chủ nhiệm lớp trong nhiều năm liên tục nêncũng có một ít kinh nghiệm thuận lợi cho việc nghiên cứu

2 Thiết kế nghiên cứu:

Tôi chọn nguyên vẹn lớp 4A để nghiên cứu, cho học sinh làm một đề kiểmtra trước tác động, lấy kết quả đó làm cơ sở đối chứng Sau đó tiến hành thựcnghiệm dùng giải pháp “sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân mônLuyện từ và câu” cũng tác động vào học sinh lớp 4A Sau khi tác động, tôi chohọc sinh làm bài kiểm tra sau tác động lấy kết quả đó làm cơ sở thực nghiệm Chọn thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất(được mô tả ở bảng 1)

Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu

Kiểm tra trước tác

Kiểm tra sau tác

động

O1 Sử dụng phương pháp trò chơivào dạy học Luyện từ và câu O2

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T - test phụ thuộc (theo cặp)

để kiểm chứng kết quả

3 Quy trình nghiên cứu:

- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Nghiên cứu từng bài dạy và chuẩn bị kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chứctừng trò chơi phù hợp với nội dung dạy học

+ Nghiên cứu kĩ trò chơi để tìm ra phương pháp và hình thức tổ chức nhằmđạt hiệu quả cao nhất

+ Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về kế hoạch dạy học, cácdạng bài tập và dự định tổ chức trò chơi

+ Nghiên cứu trò chơi, lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung của từng bài,nắm vững luật chơi, cách chơi và hình thức tổ chức trò chơi

+ Giáo viên xác định khoảng thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, nghiêncứu nội dung tất cả các bài tập trong giai đoạn sẽ thực nghiệm để lựa chọn cáctrò chơi phù hợp khi soạn giảng cũng như thực dạy trên lớp

Trang 7

+ Cụ thể các bài tập có sử dụng trò chơi trong các tiết dạy thực nghiệm,thiết kế kế hoạch dạy học, lên kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ chotừng tiết dạy.

+ Khi lên lớp, trước khi sử dụng phương pháp trò chơi để thực hành mộtbài tập nào đó, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện theo các bước sau:Cho học sinh nắm chắc yêu cầu bài tập, giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu rõthể lệ cuộc chơi, hướng dẫn kĩ cách thực hiện trò chơi cho học sinh nắm, chohọc sinh chuẩn bị số lượng người tham gia và nhận đồ dùng tham gia trò chơi(nếu có), cho học sinh thực hiện trò chơi - kết hợp theo dõi kết quả, đánh giá kếtquả học sinh thực hiện (nhận xét, tuyên dương học sinh), chốt kiến thức trọngtâm rút ra sau khi thực hành bài tập

Qua nghiên cứu nội dung từng bài dạy trong quá trình thực nghiệm, tôi tiếnhành lựa chọn các trò chơi để áp dụng trên từng tiết học Luyện từ và câu trongquá trình giảng dạy đối với quá trình tác động như:

+ Trò chơi: Hái hoa dân chủ

+ Trò chơi: Tiếp sức

+ Trò chơi: Ai nhanh hơn?

+ Trò chơi: Ai thông minh hơn?

+ Trò chơi: Ai giỏi nhất?

+ Trò chơi: Truyền điện

+ Trò chơi: Kết bạn

+ Trò chơi: Đồng đội

- Chuẩn bị của học sinh:

Hỗ trợ chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ để thực hiện trò chơi (trong tiếthọc Luyện từ và câu) khi được giáo viên yêu cầu, căn dặn ở cuối tiết học liềntrước

- Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm thực hiện theo thời khóa biểu của nhàtrường và đúng theo tiết chương trình quy định

Bảng 2: Thời gian thực nghiệm

Thứ ngày

Tiết theo PPCT

Tên bài dạy

Bài tập

có sử dụng trò chơi

7

Trang 8

Ngày 09/9/2014 ghép và từ láyThứ năm

Ngày 11/9/2014 8

Luyện tập về Từ ghép và từ láy Bài tập 2 - Tiếp sứcThứ ba

Ngày 16/9/2014 9

Mở rộng vốn từ:

Trung thực – Tự trọng

Bài tập 4 - Ai thông minh hơn?Thứ năm

Ngày 18/9/2014 10 Danh từ Bài tập 1 - Tiếp sức

Bài tập 2 - Đồng đội

Thứ ba

Ngày 30/9/2014 13

Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam

Bài tập 2 - Đồng đội

4 Đo lường và thu thập dữ liệu:

- Tôi sử dụng bài kiểm tra của học sinh để làm công cụ đo lường, cụ thểnhư sau:

+ Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra có 8 câu, nội dung kiến thứctrong các tuần từ tuần 01 đến tuần 03

+ Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra có 8 câu, nội dung kiến thức từtuần 03 đến tuần 07 liên quan đến các bài tập có sử dụng trò chơi dạy thựcnghiệm

(Các đề kiểm tra kèm theo phần phụ lục)

Các đề kiểm tra và hướng dẫn chấm được giáo viên khối 4 cùng Ban giámhiệu thẩm định trước khi thực hiện

- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:

Sau khi thực hiện các bài học trên, tôi tiến hành chấm bài trước tác động vàsau tác động theo đáp án đã cho sẵn đồng thời cùng hai giáo viên dạy lớp 4B và4C kiểm tra lại bài chấm, sau đó thống kê kết quả thực hiện được

- Độ tin cậy: Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu tôi sử dụng phươngpháp “chia đôi dữ liệu” Sau đó sử dụng công thức Spearman-Brown [rSB = 2 *

rhh / (1 + rhh)] để tính độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu Độ tin cậy được tính đối vớibài kiểm tra trước khi tác động và bài kiểm tra sau khi tác động Kết quả bàikiểm tra trước tác động có độ tin cậy rSB = 0,776 > 0,7, kết quả bài kiểm tra sautác động có độ tin cậy rSB =0,796 > 0,7 điều đó cho thấy dữ liệu đáng tin cậy.(Kiểm chứng độ tin cậy được kèm theo ở phần phụ lục)

Trang 9

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

Chênh lệch giá trị trung

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 8 ,81,96,2 = 1,4 Điều đó chothấy mức độ ảnh hưởng của phương pháp trò chơi đối với kết quả dạy học phânmôn Luyện từ và câu của lớp 4A là rất lớn

(Kiểm chứng kết quả đề tài kèm theo phần phụ lục)

Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng

Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động

của nhóm duy nhất

2 Bàn luận kết quả

Kết quả của bài kiểm tra trước tác động có trung bình cộng là 6,2; kết quảbài kiểm tra sau tác động có trung bình cộng là 8,8 Độ chênh lệch điểm số giữakiểm tra trước tác động và sau tác động của nhóm duy nhất là 2,6 Điều đó cho

Sau tác động

Nhóm duy nhất

Trang 10

thấy điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra trước tác động và sau tác động đã

có sự khác biệt rõ rệt, điểm trung bình cộng sau tác động cao hơn điểm trungbình cộng trước tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,4.Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn

Phép kiểm chứng T- test của nhóm duy nhất là p = 0,0000000000075 < 0,05.Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước tácđộng và sau tác động không phải ngẫu nhiên mà là do tác động

* Hạn chế:

Kết quả học tập của học sinh tăng chưa đều Vì khi tổ chức cho học sinhtham gia thực hành trò chơi, số lượt học sinh luân phiên tham gia trò chơi cònhạn chế

Trang 11

- Đối với cán bộ quản lí: Qua các tiết dự giờ thăm lớp, cần hướng dẫn, chia

sẻ thêm các kinh nghiệm, phương pháp dạy học hay, tích cực để giáo viênnghiên cứu vận dụng phù hợp theo tình hình lớp để phương pháp giảng dạykhông khô khan, nhàm chán đối với học sinh

- Đối với giáo viên: Trong giảng dạy, phải không ngừng tìm tòi, học hỏi,trau dồi kinh nghiệm từ đồng nghiệp; thường xuyên, tích cực tìm tư liệu thamkhảo từ các nguồn thông tin khác nhau (như: sách tham khảo, tạp chí giáo dục

và truy cập Internet về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học,…) để nâng caonhận thức và trình độ chuyên môn Từ đó vận dụng vào công tác giảng dạy đượctốt hơn

- Kết quả nghiên cứu đề tài trên cho thấy dữ liệu đáng tin cậy, kết quảkhông phải do ngẫu nhiên mà là do tác động Vì thế, giải pháp mà tôi đưa rakhông chỉ áp dụng được đối với giáo viên và học sinh lớp 4A trường Tiểu họcThuận An mà có thể áp dụng cho các khối lớp khác có giảng dạy phân mônLuyện từ và câu ở tại đơn vị và các trường bạn trong huyện, tỉnh cùng thực hiện

- Kết quả đề tài này là sự nỗ lực trong nghiên cứu và vận dụng đạt hiệu quảrất cao Tôi rất mong được sự quan tâm, đóng góp của Ban giám khảo và đồngnghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần đề ra giải pháp hiệu quả nângcao chất lượng giảng dạy

11

Trang 12

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (dự án Việt - Bỉ) - Nhàxuất bản Giáo dục năm 2009

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 - Nhà xuất bản Giáo dục

- Sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục

- Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4, tập 1 - Nhà xuất bản Hà Nội (NguyễnHuyền Trang - Phạm Thị Thu Hà), năm 2005

- Trò chơi học tập Tiếng Việt 4 - Nhà xuất bản Giáo dục (Nguyễn ThịHạnh, Lê Phương Nga)

- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở tiểu học(lớp 4) - Nhà xuất bản Giáo dục

- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểuhọc - Vụ Giáo dục tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

- Kinh nghiệm dạy Luyện từ và câu lớp 5B trường Tiểu học Thuận An,năm học 2008 - 2009 (tác giả nghiên cứu Ngô Trúc Phượng)

- Kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câulớp 4 trường Tiểu học Tân Thuận, năm học 2012- 2013 (tác giả nghiên cứuPhạm Thị Xuân)

- Đề tài “Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3trường Tiểu học Số 1 Nam Phước” (tác giả nghiên cứu Nguyễn Thị Oanh)

- Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu Violet.vn/th-so1-namphuoc-quangnam/present/same/entry…8556250

Ngày đăng: 16/06/2016, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w