1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn hay về tư tưởng hồ chí minh đại học sư phạm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

72 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 482 KB

Nội dung

luận văn hay về tư tưởng hồ chí minh đại học sư phạm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao ĐĐNN cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và pham vi nghiên cứu 4 5.Phương pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Kết cấu khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 6 1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 6 1.1.1. Đạo đức 6 1.1.2. Nghề nghiệp 6 1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp 7 1.1.4. Sinh viên 7 1.1.5. Con người mới 7 1.2. Cơ sở hình thành 8 1.2.1. Sự tiếp thu những giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc 9 1.2.2. Sự tiếp thu những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây 11 1.2.3. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin về đạo đức Hồ Chí Minh 13 1.2.4. Thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh 16 1.3. Vai trò của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với đời 17 1.4. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 19 1.4.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối với mỗi người và xã hội 19 1.4.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới 21 1.4.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 31 Chương 2: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 35 2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng con người mới 35 2.1.1. Không ngừng bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 35 2.1.2. Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên trong lao động, học tập và bảo vệ Tổ quốc 36 2.1.3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những hoạt động cụ thể 37 2.1.4. Biết giữ gìn đạo đức, lương tâm, nhân phẩm 39 2.2. Thực trạng ĐĐNN của SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 40 2.2.1. Nhận thức của SV Đại học Sư phạm về tầm quan trọng của đạo đức nghề dạy học 40 2.2.2. Nhận thức về các tiêu chuẩn, phẩm chất cần thiết của con người thầy giáo 41 2.2.3. Tự đánh giá thái độ của SV sư phạm với nghề dạy học 43 2.2.4. Nhiệm vụ và yêu cầu 44 2.3. Những nội dung đạo đức của nghề dạy học 46 2.3.1. Những phẩm chất cơ bản của nghề dạy học 46 2.3.2. Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức với người thầy giáo 53 2.3.3. Một số quy định trong các văn bản pháp quy về đạo đức người thầy giáo 56 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THẠM KHẢO 65 Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Người là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Cuộc đời, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ở thời đại hiện nay. Hệ thống tư tưởng của Người được kết tinh bởi truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa thế giới, là những quan điểm, những cách nhìn, những bài học vô cùng ý nghĩa, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một tư tưởng lớn và có ý nghĩa trong mọi thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức lớn mà cả một dân tộc phải noi theo, đạo đức của Người là kim chỉ nam cho mọi hành động của mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân lao động trong công tác và đời sống hàng ngày. Những tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta vận dụng và phát triển trong sự nghiệp xây dựng con người mới. Đảng ta thấm nhuần đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, từ đó luôn quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Tạo nên nguồn nhân lực có phẩm chất tốt góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững trong thời kì mới. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ, Bác nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không đức là người vô dụng”. Bác còn dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng”. Thực hiện theo lời Bác tại Đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ phải: “phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lược và đạo đức sư phạm”. Trong nghề dạy học đạo đức của người thầy luôn được coi là nhân tố quyết định đến sự thành công. Bởi lẽ không chỉ mang đến tri thức người giáo viên còn phải đảm đương cả trách nhiệm giáo dục, uốn nắn về đạo đức tình cảm cho học sinh theo những chuẩn mực xã hội quy định. “Sản phẩm” mà người thầy tạo ra chính là nhân cách học sinh. Làm hư một viên ngọc có thể bỏ đi, làm hư một đồ vàng có thể nấu lại, nhưng làm hỏng một con người đó là một tội lớn. Với ý nghĩa đó việc giáo dục ĐĐNN cho SVSP là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong những năm gần đây, đất nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Sự phát triển về nhiều mặt của đời sống xã hội có những ảnh hưởng tích cực tới SVSP và giáo viên, phần lớn giáo viên và SVSP đã có nhận thức đúng đắn về đạo đức nghề nghiệp, có ý thức vươn lên trong học tập, tu dưỡng, năng động, sáng tạo, chấp hành đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, luôn mong muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp “trồng người” của đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới các vấn đề: đạo đức, luân lí, định hướng giá trị của tầng lớp xã hội. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc nhận định về vấn đề giáo dục đạo đức cho SV: Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém, một bộ phận học sinh, SV mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, một bộ phận SV chọn nghề sư phạm xuất phát từ chỗ cho rằng đây là nghề ổn định không nhiều bon chen chứ chưa đặt lòng yêu nghề, thích làm công việc dạy học lên hàng đầu, chưa có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đạo đức nghề sư phạm. Giáo dục ĐĐNN cho SVSP trở thành nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để đào tạo ra những giáo viên có phẩm chất tốt, có nhân cách hoàn thiện. Vì vậy, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định giá trị về cả lý luận và thực tiễn hơn bao giờ hết. Là một SVSP, trong tương lai không xa em sẽ đứng trên bục giảng với tư cánh là người giáo viên truyền thụ tri thức cũng như giúp các em học sinh hoàn thiện mình về phẩm chất đạo đức. Vì vậy, tác giả rất mong muốn được tìm hiểu và làm rõ vấn đề này, nên tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao ĐĐNN cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là một trong những tư tưởng lớn của Người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay. Bởi vậy, trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những cuốn sách, những bài viết trên các tạp chí đã đề cập ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Như: Mạnh Hà “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2007; “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh tập 1” Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1993; Lê Sỹ Thắng “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991; “Lời văn ý thơ Hồ Chí Minh: Nghiên cứu học tập tư tưởng đạo đức thơ văn Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản lao động, 2009; “Hồ Chí Minh tư tưởng nhân văn, đạo đức trong sự nghiệp cách mạng của người”, Nhà xuất bản lao động, 2009; Nguyễn Đăng Vinh “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008; … Ngoài ra, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bàn luận về rất nhiều vấn đề được đăng trên các Tạp chí như: “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bước phát triển mới về đạo đức trong văn hóa Việt Nam” (Đỗ Huy Tạp chí Triết học số 5(180),2006); “Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, (Tạp chí Triết học số 5, 2002); “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cán bộ đảng viên hiện nay” (Lê Hữu Nghĩa Tạp chí Cộng sản, số 2 + 3, 2006); … Rất nhiều khía cạnh giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đào sâu nghiên cứu và đề cập đến, đã đem lại giá trị về lý luận cũng như thực tiễn vào cuộc sống rất ý nghĩa. Tuy nhiên, về vấn đề vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh trong nâng cao ĐĐNN cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì chưa có đề tài nào đề cập đến. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Khóa luận phân tích và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sự vận dụng vào hoạt động giáo dục ĐĐNN cho SVSP hiện nay. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về ĐĐNN cho SV trong trường, hoàn thiện phẩm chất nhân cách người giáo viên. Nhiệm vụ Trình bày khái quát cơ sở hình thành nên tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh. Phân tích, làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nâng cao ĐĐNN cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và pham vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Phạm vi nghiên cứu: ĐĐNN của SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. 5.Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến đề tài kết hợp phương pháp quan sát, hỏi ý kiến chuyên gia… 6. Đóng góp của đề tài Quá trình nghiên cứu khóa luận là cơ sở để đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Khóa luận giúp nhận thức rõ giá trị ĐĐNN của SVSP, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Quá trình thức hiện khóa luận giúp cho bản thân tác giả có ý thức trân trọng chuẩn mực giá trị đạo đức chung của xã hội, giá trị ĐĐNN nói riêng và ngày càng ý thức sâu sắc tư tưởng đạo đức mà Hồ Chí Minh để lại. Đồng thời, đây là một bước tập duyệt làm quen với công trình nghiên cứu khoa học. Nó giúp cho tác giả củng cố kiến thức cơ bản, tích lũy kiến thức cũng như phương pháp tiếp cận một vấn đề cụ thể đặt ra. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận cấu tạo gồm 2 chương: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao ĐĐNN cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. NỘI DUNG Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Đạo đức Mỗi khía cạnh, mỗi nhà khoa học lại đề cập tới đạo đức ở những khía cạnh, những phạm vi, nội dung khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, quy định hành vi của con người đối với nhau, đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những chuẩn mực đạo đức của một giai cấp nhất định” 18. “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự diều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội” 25, 6. “Đạo đức là toàn bộ các quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên” 25. “Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, biểu hiện sự sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và cả bản thân mình”25, 6. Xét đến cùng, đạo đức thuộc về ý thức của con người, nó được biểu hiện ở nhận thức động và sự tự đánh giá. Nhờ đó, mối cá nhân tự kiểm soát, tự quyết định động cơ hành động, cách ứng xử trong cuộc sống phù hợp với chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của xã hội. 1.1.2. Nghề nghiệp Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghề: 1. Công việc chuyên làm theo sự phân công lao động xã hội. Nghề dạy học, nghề nông, lâu năm trong nghề, tay nghề; 2. Giỏi thành thạo trong một việc làm nào đó. Ví dụ: chụp ảnh rất nghề. Nghề nghiệp (d): Nghề (nói khái quát): Trau dồi nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp” 25. Nghề nghiệp là công việc mà người ta thực hiện suốt cả cuộc đời. Nghề nghiệp không chỉ đảm bảo cuộc sống mà còn tôn vinh người làm việc trong lĩnh vực đó. 1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp Mỗi loại hình nghề nghiệp luôn đặt ra những yêu cầu cho những hoạt hộng trong lĩnh vực đó. Những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tự giác thực hiện. Vậy ĐĐNN là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và của bản thân nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất. Như vậy có bao nhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêu loại đạo đức nghề nghiệp. 1.1.4. Sinh viên SV là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. Nguồn gốc của từ SV được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp étudiant: người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga,...cũng đồng nghĩa như vậy. 29. 1.1.5. Con người mới “Con người mới vừa là sản phẩm xã hội mới, vừa là chủ thể xây dựng nên xã hội mới”.1, 43. Vì vậy, có thể hiểu con người mới là con người xã hội chủ nghĩa, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hài hòa được từng bước hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Con người XHCN vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng xã hội CNXH, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Con người XHCN không chỉ là mục tiêu của CNXH mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. CNXH sẽ không thành công nếu không xây dựng và phát triển con người CNXH. 1.2. Cơ sở hình thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Hồ Chí Minh là người tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng, là nhà giáo dục đạo đức lỗi lạc. Người đã dày công xây dựng nền đạo đức cách mạng ở Việt Nam. Những tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người là một bộ phận trong toàn bộ di sản vô giá mà người để lại cho chúng ta và muôn đời sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc… Trong hệ thống tư tưởng đó không thể không nhắc đến tư tưởng đạo đức của Người. Đạo đức là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của Người. Người đã luôn tự tu dưỡng, rèn luyện mình trở thành con người mẫu mực nhất; là tấm gương trong sáng nhất về đạo đức làm người, đạo đức cách mạng. Những tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thật sự mở đầu một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở nước ta, đồng thời cũng làm phong phú thêm kho tàng đạo đức học Mác Lênin trên nhiều mặt quan trọng. Trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người chúng ta thấy rõ tính cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, bản chất tiên tiến của giai cấp vô sản và những tinh hoa của văn minh nhân loại và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là nền đạo đức của hôm nay và của ngày mai. Hệ thống tư tưởng đạo đức hoàn chỉnh của Người thường được trình bày rõ ràng, giản dị, nhiều khi cô đọng xúc tích như những châm ngôn, nhưng chứa đựng những chuẩn mực chính xác để đánh giá mọi tư tưởng và hành động của con người và hướng dẫn con người vươn tới cái cao đẹp. Sức thuyết phục của đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở những tư tưởng Người nêu lên mà còn ở sự cao đẹp của chính cuộc sống mà Người đã sống. Đó là một mẫu mực đạo đức nhất quan của cuộc đời trọn vẹn, luôn thống nhất lời nói và việc làm, tư tưởng với hành vi, động cơ với hiệu quả trong đạo đức. Người mãi mãi là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một người thầy, vị lãnh tụ, người cha, người bác kính yêu và gần gũi của con người Việt Nam, người chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, người bạn thân của các dân tộc bị áp bức, của giai cấp vô sản và những người tiến bộ trên toàn thế giới. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta, đồng thời, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác Lênin cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng của Mác, Ăngghen, Lênin đã để lại. 1.2.1. Sự tiếp thu những giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc Truyền thống dân tộc Việt Nam là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh sinh tồn, chống thiên tai khắc nghiệt và chống họa xâm lăng bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử đó đã bồi đắp nên những truyền thống đạo đức tốt đẹp như cần cù, anh dũng, hòa hợp dân tộc, khoan dung độ lượng, quý trọng con người, thương người như thể thương thân, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Là đạo lí sống vì làng, sang vì nước; lá lành đùm lá rách… Những giá trị chủ nghĩa nhân ái, nhân văn, nhân đạo: nước lấy dân làm gốc… đặc biệt, chủ nghĩa yêu nước hết sức sâu sắc. Hồ Chí Minh là người Việt Nam điển hình và mẫu mực kế thừa truyền thống đạo đức, đạo lí của dân tộc Việt Nam: Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất của dân tộc được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh xuyên suốt lịch sử. Hai là, về phẩm chất cá nhân của con người Việt Nam truyền thống: kính hiếu cha mẹ, tôn trọng người trên, nhịn nhường người dưới; đoàn kết hòa thuận trong gia đình, cần cù, siêng năng, hiếu học, ham hiểu biết, cần kiệm liêm chính, công bằng vô tư; nghiêm khắc với mình, khoan dung với người; thành thật chữ tín; dũng cảm hiến thân, mưu trí sáng tạo trong chiến đấu… Ba là, về luân lý đạo đức truyền thống của con người Việt Nam: nhấn mạnh nội dung xả thân vì xã hội, vì dân tộc, vì quốc gia… Bốn là, lấy lòng nhân ái làm nguyên tắc, sự hòa đồng làm phương châm trong quan hệ giữa người với người, đề xướng đạo người, khuyên con người sống có tình có nghĩa, nhân đức, thủy chung vẹn tròn. Nhấn mạnh việc thực hiện trách nhiệm đạo đức cá nhân trong đạo người. Trong đạo người dân tộc Việt Nam đề cao chủ nghĩa nhân đạo, tính người, tình người trong cuộc sống. Dân Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa, đặc biệt là chú ý đến tình thương, những câu ca dao mặc dù không đủ chứng cớ vẫn được xem là có từ đời bà Trưng, là câu ca dao nói về tình thương, mà là tình thương dân tộc “Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Những giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc đã được Hồ Chí Minh nâng cao lên tầng cao mới được kết hợp truyền thống với hiện đại. Truyền thống đạo đức dân tộc là cơ sở là tiền đề rất quan trọng để Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng đạo đức phương Đông và phương Tây, tiếp thu nội dung sáng tạo những nguyên lý đạo đức của chủ nghĩa Mác Lênin. 1.2.2. Sự tiếp thu những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây Những tinh hoa văn hóa nhân loại đã được Hồ Chí Minh chọn lọc, kế thừa xuất sắc làm phong phú nền đạo đức, phù hợp với yêu cầu cách mạng và bản sắc dân tộc Việt Nam. Quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển nền đạo đức theo hướng tiến bộ về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ, nhân quyền, nhân đạo… Thành tựu về di sản đạo đức đó đã được Người quan tâm, nghiên cứu và tìm ra hạt nhân hợp lí trong xây dựng hình thành nên tư tưởng đạo đức của Người. Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước: Trước hết, là Nho giáo Người đánh giá cao tư tưởng của Khổng Tử. Người nói: “Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời cả hậu thế phải cảm phục”. Đạo đức Khổng Tử thấm vào tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh không phải là giáo điều “tam cương, ngũ thường” mà là tinh thần nhân nghĩa, có lý, đặc biệt là việc Khổng Tử ca ngợi sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Theo Hồ Chí Minh: “Về căn bản, chủ nghĩa Khổng Tử là sự bình yên trong xã hội không bao giờ thay đổi”15, 476 477. Hai là, Đạo Phật Phật giáo đã vào nước ta từ rất sớm. Ngay khi Nho giáo đã trở thành quốc giáo, Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa Việt Nam, từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng đến phong tục tập quán, lối sống… đã thấm vào tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thường người như thể thương thân, đức tính giản dị và tiết kiệm, không ham danh, ham lợi và ham quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học từ đạo Phật nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”; Hồ Chí Minh còn học ở luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” của Phật giáo Thiền tông, đề cao lao động, chống lười biếng. Hồ Chí Minh cũng đã suy tư rất nhiều về đạo đức Phật giáo. Người hiểu rất rõ nền văn hóa gắn liền vói sự tu tâm, giản dị và các đóng góp của tăng ni, phật tử ở nước ta cho cách không sát sinh của đạo đức Phật giáo tạo ra một lối sống thiếu tích cực trong việc cải tạo xã hội. Do đó, theo Hồ Chí Minh: “Ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng chẳng làm lợi cho loài người”11, 172. Ba là, Chúa Giêsu Hồ Chí Minh đã “gặp” Giêsu khi đặt chân lên mảnh đất phương Tây, có thể nói đây là miếng đất chịu ảnh hưởng lâu ngày tư tưởng nhân ái của Chúa Giêsu. Ăngghen đã nói đến những nhân tố tích cực của đạo Cơ đốc khi nó mới ra đời “Nó là sự phản ứng lại chế độ tàn bạo đương thời đối với quần chúng bị áp bức”. Văn minh Hi Lạp và La Mã đã đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của trí tuệ tài năng và phẩm giá con người. Nhưng văn minh đó chỉ bó hẹp trong giai cấp chủ nô và những người tự do. Nó không được đặt ra với những người nô lệ, những người này chỉ được coi như những súc vật mà thôi. Giêsu không đồng tình với sự phân biệt đó, đòi hỏi lòng nhân ái phải bao trùm lên mọi con người và bình đẳng phải được thực hiện giữa mọi tầng lớp xã hội. Chủ nghĩa tư bản phương Tây đã hấp dẫn Hồ Chí Minh từ trong nhà trường phổ thông với khẩu hiệu: Tự do, Bình đẳng, Bác ái, những điều đã không có nữa hoặc không còn nữa ở quê hương Người. Không có tự do ở người dân mất nước. Không có bình đẳng giữa bóc lột và bị bóc lột. Không có bác ái ở những kẻ cướp nước và bán nước. Những quan điểm tiến bộ trong đạo đức tư sản ấy dù chống lại sự nô dịch của giáo hội và thần học, vẫn không ra ngoài tư tưởng nhân ái của Chúa Giêsu. Tư tưởng ấy vẫn chỉ được tiếp tục bổ sung hoặc đặt lại trên cơ sở mới. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc hai bản tuyên ngôn của cách mạng tư sản Mỹ và cách mạng tư sản Pháp nhấn mạnh: Tự do, Dân quyền và Dân chủ, trên tinh thần nhân ái giữa người với người. Bốn là, đạo đức của Tôn Trung Sơn Năm Hồ Chí Minh lên đường cứu nước (1911) cũng là năm Tôn Trung Sơn thành công trong cách mạng Tân Hợi. Tôn Trung Sơn với chủ nghĩa Tam dân đã xuất phát từ đạo đức cụ thể của xã hội Trung Quốc từ xưa đến nay. Ông đã trên cơ sở đó chế định những đường lối và biện pháp xây dựng một nước Trung Hoa mới, với chế độ mới, xã hội mới, đạo đức mới. Tiến hành cách mạng ở một nước phương Đông, Hồ Chí Minh không thể bỏ qua quan điểm lý luận và kinh nghiệm thực tế của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc 26 1.2.3. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin về đạo đức Hồ Chí Minh Nếu đạo đức truyền thống là cội nguồn mở đầu cho việc hình thành đạo đức Hồ Chí Minh thì nội dung cơ bản tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác Lênin là một nguồn có ý nghĩa quyết định đến định hướng sự phát triển nên đạo đức cách mạng theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Người đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác Lênin một nền đạo đức cộng sản một luân lý cộng sản, mà cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo, ở đó đạo đức macxit vì hạnh phúc, tự do, bình đẳng, bác ái. Sự hấp dẫn của Mác Lênin đối với Hồ Chí Minh chính là lý tưởng giải phóng để cho con người, trước hết là giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Hồ Chí Minh rất xúc động khi thấy Lênin đã gắn liền sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự giải phóng của các dân tộc bị áp bức trong đó có Tổ quốc của Người. Hồ Chí Minh là người học trò chân chính của chủ nghĩa Mác Lênin, bởi ở đây lòng nhân ái không chỉ thể hiện bởi lòng thương xót đối với những con người đau khổ, không chỉ trông chờ ở sự cứu vớt của thần thánh và vĩ nhân. Ở Mác Lênin, Hồ Chí Minh, lòng nhân ái phải biểu hiện ở những hoạt động thiết thức, chiến đấu quên mình để xóa bỏ áp bức bóc lột, để giải phóng về mọi mặt cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Điều quan trọng là chủ nghĩa Mác đã tạo ra một bước ngoặt căn bản trong tư tưởng nhân ái. Đó là quan điểm, sự giải phóng con người phải do chính con người đảm nhiệm. Cái chìa khóa mà Hồ Chí Minh tìm thấy trong sự nghiệp giải phóng đất nước và giáo dục đạo đức cho con người, chính là phép biện chứng của C.Mác. Phép biện chứng ấy đã đem lại cho nhân loại một sự sáng suốt kì diệu để nhận thức được quy luật của tự nhiên, của xã hội, của con người. Phép biện chứng ấy đã khiến chủ nghĩa Mác mang tính phổ biến ở mọi hoàn cảnh xã hội và mang tính trường tồn ở mọi thời kì lịch sử. Nó đòi hỏi những người macxit không bao giờ dừng lại ở những công thức có sẵn đối với sự vận động của xã hội và sự phát triển của con người. Chính vì lẽ đó mà tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn là một quá trình vận động và sáng tạo, để luôn luôn phát huy hiệu quả của nó ở mọi hoàn cảnh lịch sử. Theo quan điểm của Mác Lênin, đạo đức cách mạng có những đặc điểm sau: Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Đạo đức là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản và không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó. Đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân. Là hoạt động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa công sản. Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng: “Tất cả những thứ đạo đức xuất phát từ những quan niệm ở ngoài nhân loại, ở ngoài các giai cấp, chúng ta đều bác bỏ. Chúng ta nói rằng đây chỉ là lừa bịp, dối trá, nhồi sọ công nhân và nông dân để mưu lợi ích riêng cho bọn địa chủ và tư bản. Chúng ta nói rằng, đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục vụ lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra”21, 366 367. Cùng với tiếp thu tư tưởng đạo đức cách mạng macxit, Hồ Chí Minh còn nhận thấy những người thầy của mình tiêu biểu cho những tấm gương đạo đức vĩ đại. Vì thế khi Lênin qua đời Hồ Chí Minh viết: “Lênin là người đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ”6, 295, “không chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi”5, 14. Điều đó cho thấy, không những học thuyết Mác Lênin, mà ngay cả phẩm chất đạo đức của các ông ảnh hưởng lớn lao đến Hồ Chí Minh biết nhường nào. Vì thế, những nội dung cơ bản tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác Lênin, tuy không phải là cội nguồn mở đầu, nhưng là nguồn cơ bản định hướng phát triển của nền đạo đức Hồ Chí Minh. Thực tiễn chứng minh rằng, trong quá trình chỉ đạo thực hiện cuộc cách mạng đạo đức ở Việt Nam, Hồ Chí Minh không bao giờ rời xa định hướng này. Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đây những nội dung đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy mà giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi. Hơn nữa những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam. Sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thếgiới Người là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiếntrọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam Cuộcđời, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đốivới dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với nhân dân tiến bộ trên toànthế giới ở thời đại hiện nay Hệ thống tư tưởng của Người được kết tinh bởitruyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và tinhhoa văn hóa thế giới, là những quan điểm, những cách nhìn, những bài học vôcùng ý nghĩa, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một tư tưởng lớn

và có ý nghĩa trong mọi thời đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức lớn mà cả một dântộc phải noi theo, đạo đức của Người là kim chỉ nam cho mọi hành động củamỗi cán bộ đảng viên và nhân dân lao động trong công tác và đời sống hàngngày Những tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng tavận dụng và phát triển trong sự nghiệp xây dựng con người mới Đảng tathấm nhuần đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, từ đó luôn quan tâm chăm logiáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thànhnhững người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.Tạo nên nguồn nhân lực có phẩm chất tốt góp phần xây dựng đất nước pháttriển bền vững trong thời kì mới

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục

và rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ, Bác nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không đức là người vô dụng” Bác còn dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả đức lẫn tài Đức là đạo đức cách mạng Đó

là cái gốc quan trọng” Thực hiện theo lời Bác tại Đại hội IX Đảng ta đã chỉ

rõ phải: “phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lược và đạo đức sư

Trang 2

phạm” Trong nghề dạy học đạo đức của người thầy luôn được coi là nhân tố

quyết định đến sự thành công Bởi lẽ không chỉ mang đến tri thức người giáoviên còn phải đảm đương cả trách nhiệm giáo dục, uốn nắn về đạo đức tình

cảm cho học sinh theo những chuẩn mực xã hội quy định “Sản phẩm” mà

người thầy tạo ra chính là nhân cách học sinh Làm hư một viên ngọc có thể

bỏ đi, làm hư một đồ vàng có thể nấu lại, nhưng làm hỏng một con người đó

là một tội lớn Với ý nghĩa đó việc giáo dục ĐĐNN cho SVSP là vô cùngquan trọng và cần thiết

Trong những năm gần đây, đất nước ta thực hiện nền kinh tế thị trườngphát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Sựphát triển về nhiều mặt của đời sống xã hội có những ảnh hưởng tích cực tớiSVSP và giáo viên, phần lớn giáo viên và SVSP đã có nhận thức đúng đắn vềđạo đức nghề nghiệp, có ý thức vươn lên trong học tập, tu dưỡng, năng động,sáng tạo, chấp hành đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước,luôn mong muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp “trồng người” của đấtnước

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tạo ra ảnh hưởngtiêu cực tới các vấn đề: đạo đức, luân lí, định hướng giá trị của tầng lớp xãhội Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI)tại Đại hội đại biểu toàn quốc nhận định về vấn đề giáo dục đạo đức cho SV:

"Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém,một bộ phận học sinh, SV mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa"

Mặt khác, một bộ phận SV chọn nghề sư phạm xuất phát từ chỗ chorằng đây là nghề ổn định không nhiều bon chen chứ chưa đặt lòng yêu nghề,thích làm công việc dạy học lên hàng đầu, chưa có nhận thức đúng đắn, sâusắc về đạo đức nghề sư phạm Giáo dục ĐĐNN cho SVSP trở thành nhiệm vụ

có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để đào tạo ra những giáo viên có phẩm chất

Trang 3

tốt, có nhân cách hoàn thiện Vì vậy, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh ngàycàng khẳng định giá trị về cả lý luận và thực tiễn hơn bao giờ hết.

Là một SVSP, trong tương lai không xa em sẽ đứng trên bục giảng với

tư cánh là người giáo viên truyền thụ tri thức cũng như giúp các em học sinhhoàn thiện mình về phẩm chất đạo đức Vì vậy, tác giả rất mong muốn được

tìm hiểu và làm rõ vấn đề này, nên tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao ĐĐNN cho SV Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp.

2 Tình hình nghiên cứu

Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là một trong những tư tưởng lớncủa Người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay Bởi vậy,trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những cuốn sách, nhữngbài viết trên các tạp chí đã đề cập ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Như:

Mạnh Hà “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2007; “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - tập 1” Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1993; Lê Sỹ Thắng “Góp phần tìm hiểu tư tưởng

Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991; “Lời văn ý thơ

Hồ Chí Minh: Nghiên cứu học tập tư tưởng đạo đức thơ văn Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản lao động, 2009; “Hồ Chí Minh - tư tưởng nhân văn, đạo đức trong sự nghiệp cách mạng của người”, Nhà xuất bản lao động, 2009; Nguyễn Đăng Vinh “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất

bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008; …

Ngoài ra, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bàn luận về rất nhiều vấn

đề được đăng trên các Tạp chí như: “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bước phát triển mới về đạo đức trong văn hóa Việt Nam” (Đỗ Huy - Tạp chí Triết học số 5(180),2006); “Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, (Tạp chí Triết học số 5, 2002); “Tư tưởng đạo

Trang 4

đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cán bộ đảng viên hiện nay” (Lê

Hữu Nghĩa - Tạp chí Cộng sản, số 2 + 3, 2006); …

Rất nhiều khía cạnh giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đào sâunghiên cứu và đề cập đến, đã đem lại giá trị về lý luận cũng như thực tiễn vàocuộc sống rất ý nghĩa Tuy nhiên, về vấn đề vận dụng tư tưởng đạo đức của

Hồ Chí Minh trong nâng cao ĐĐNN cho SV Trường Đại học Sư phạm HàNội thì chưa có đề tài nào đề cập đến

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích

Khóa luận phân tích và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sựvận dụng vào hoạt động giáo dục ĐĐNN cho SVSP hiện nay Từ đó, đề xuấtmột số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về ĐĐNN cho SV trong trường,hoàn thiện phẩm chất nhân cách người giáo viên

- Nhiệm vụ

Trình bày khái quát cơ sở hình thành nên tư tưởng đạo đức của Hồ ChíMinh

Phân tích, làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nâng cao ĐĐNN cho SV TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

- Phạm vi nghiên cứu: ĐĐNN của SV Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội hiện nay

5.Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp phân tích - tổnghợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến đề tài kết hợpphương pháp quan sát, hỏi ý kiến chuyên gia…

Trang 5

7 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận cấu tạo gồm 2chương:

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nângcao ĐĐNN cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Trang 6

NỘI DUNGChương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Đạo đức

Mỗi khía cạnh, mỗi nhà khoa học lại đề cập tới đạo đức ở những khíacạnh, những phạm vi, nội dung khác nhau

Theo từ điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên

tắc, quy định hành vi của con người đối với nhau, đối với xã hội Đạo đức lànhững phẩm chất tốt đẹp của con người theo những chuẩn mực đạo đức củamột giai cấp nhất định” [18]

“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc,những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự diều chỉnhhành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người vàtiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với

Xét đến cùng, đạo đức thuộc về ý thức của con người, nó được biểuhiện ở nhận thức động và sự tự đánh giá Nhờ đó, mối cá nhân tự kiểm soát,

tự quyết định động cơ hành động, cách ứng xử trong cuộc sống phù hợp vớichuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của xã hội

1.1.2 Nghề nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghề: 1 Công việc chuyên làm theo sự phân

công lao động xã hội Nghề dạy học, nghề nông, lâu năm trong nghề, tay

Trang 7

nghề; 2 Giỏi thành thạo trong một việc làm nào đó Ví dụ: chụp ảnh rất nghề.Nghề nghiệp (d): Nghề (nói khái quát): Trau dồi nghề nghiệp, lương tâm nghềnghiệp” [25] Nghề nghiệp là công việc mà người ta thực hiện suốt cả cuộcđời Nghề nghiệp không chỉ đảm bảo cuộc sống mà còn tôn vinh người làmviệc trong lĩnh vực đó.

1.1.3 Đạo đức nghề nghiệp

Mỗi loại hình nghề nghiệp luôn đặt ra những yêu cầu cho những hoạthộng trong lĩnh vực đó Những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tựgiác thực hiện

Vậy ĐĐNN là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêucầu, đòi hỏi của xã hội và của bản thân nghề nghiệp đối với người làm việctrong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kếtquả cao nhất Như vậy có bao nhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêuloại đạo đức nghề nghiệp

1.1.4 Sinh viên

SV là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấpchuyên nghiệp Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngànhnghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận quanhững bằng cấp đạt được trong quá trình học Quá trình học của họ theophương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.Nguồn gốc của từ SV được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp étudiant: người nghiêncứu Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, cũng đồng nghĩa như vậy [29]

1.1.5 Con người mới

“Con người mới vừa là sản phẩm xã hội mới, vừa là chủ thể xây dựng nên xã hội mới”.[1, 43] Vì vậy, có thể hiểu con người mới là con người xã

hội chủ nghĩa, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì phải xây dựngcon người xã hội chủ nghĩa

Trang 8

Con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hài hòađược từng bước hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa Conngười XHCN vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng xã hội CNXH, vừa làsản phẩm của quá trình đó Con người XHCN không chỉ là mục tiêucủa CNXH mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH CNXH sẽkhông thành công nếu không xây dựng và phát triển con người CNXH.

1.2 Cơ sở hình thành

Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóakiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để cho chúng ta một di sản tinhthần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt Hồ Chí Minh là người tiêubiểu nhất về đạo đức cách mạng, là nhà giáo dục đạo đức lỗi lạc Người đãdày công xây dựng nền đạo đức cách mạng ở Việt Nam Những tư tưởng vàtấm gương đạo đức của Người là một bộ phận trong toàn bộ di sản vô giá màngười để lại cho chúng ta và muôn đời sau

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng

và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,

kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng conngười; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dântộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kếtdân tộc…

Trong hệ thống tư tưởng đó không thể không nhắc đến tư tưởng đạođức của Người Đạo đức là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng nhưhoạt động thực tiễn của Người Người đã luôn tự tu dưỡng, rèn luyện mình trởthành con người mẫu mực nhất; là tấm gương trong sáng nhất về đạo đức làmngười, đạo đức cách mạng Những tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã thật sự mở đầu một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở nước

Trang 9

ta, đồng thời cũng làm phong phú thêm kho tàng đạo đức học Mác - Lênintrên nhiều mặt quan trọng Trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Ngườichúng ta thấy rõ tính cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,bản chất tiên tiến của giai cấp vô sản và những tinh hoa của văn minh nhânloại và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đó là nền đạo đức của hômnay và của ngày mai.

Hệ thống tư tưởng đạo đức hoàn chỉnh của Người thường được trìnhbày rõ ràng, giản dị, nhiều khi cô đọng xúc tích như những châm ngôn, nhưngchứa đựng những chuẩn mực chính xác để đánh giá mọi tư tưởng và hànhđộng của con người và hướng dẫn con người vươn tới cái cao đẹp Sức thuyếtphục của đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở những tư tưởng Người nêu lên

mà còn ở sự cao đẹp của chính cuộc sống mà Người đã sống Đó là một mẫumực đạo đức nhất quan của cuộc đời trọn vẹn, luôn thống nhất lời nói và việclàm, tư tưởng với hành vi, động cơ với hiệu quả trong đạo đức Người mãimãi là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một người thầy, vị lãnh tụ, ngườicha, người bác kính yêu và gần gũi của con người Việt Nam, người chiến sĩquốc tế lỗi lạc, người bạn thân của các dân tộc bị áp bức, của giai cấp vô sản

và những người tiến bộ trên toàn thế giới

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức củadân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta,đồng thời, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đứccủa nhân loại, đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác -Lênin cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng của Mác, Ăngghen,Lênin đã để lại

1.2.1 Sự tiếp thu những giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc

Truyền thống dân tộc Việt Nam là sản phẩm của một quá trình pháttriển lâu dài qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh sinh tồn, chống thiên taikhắc nghiệt và chống họa xâm lăng bảo vệ nền độc lập của dân tộc Trong

Trang 10

suốt chiều dài lịch sử đó đã bồi đắp nên những truyền thống đạo đức tốt đẹpnhư cần cù, anh dũng, hòa hợp dân tộc, khoan dung độ lượng, quý trọng conngười, thương người như thể thương thân, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ

kẻ trồng cây Là đạo lí sống vì làng, sang vì nước; lá lành đùm lá rách…Những giá trị chủ nghĩa nhân ái, nhân văn, nhân đạo: nước lấy dân làm gốc…đặc biệt, chủ nghĩa yêu nước hết sức sâu sắc

Hồ Chí Minh là người Việt Nam điển hình và mẫu mực kế thừa truyềnthống đạo đức, đạo lí của dân tộc Việt Nam:

Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất của dân tộc

được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữnước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnhxuyên suốt lịch sử

Hai là, về phẩm chất cá nhân của con người Việt Nam truyền thống:

kính hiếu cha mẹ, tôn trọng người trên, nhịn nhường người dưới; đoàn kết hòathuận trong gia đình, cần cù, siêng năng, hiếu học, ham hiểu biết, cần kiệmliêm chính, công bằng vô tư; nghiêm khắc với mình, khoan dung với người;thành thật chữ tín; dũng cảm hiến thân, mưu trí sáng tạo trong chiến đấu…

Ba là, về luân lý đạo đức truyền thống của con người Việt Nam: nhấn

mạnh nội dung xả thân vì xã hội, vì dân tộc, vì quốc gia…

Bốn là, lấy lòng nhân ái làm nguyên tắc, sự hòa đồng làm phương châm

trong quan hệ giữa người với người, đề xướng đạo người, khuyên con ngườisống có tình có nghĩa, nhân đức, thủy chung vẹn tròn Nhấn mạnh việc thựchiện trách nhiệm đạo đức cá nhân trong đạo người

Trong đạo người dân tộc Việt Nam đề cao chủ nghĩa nhân đạo, tínhngười, tình người trong cuộc sống Dân Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa, đặcbiệt là chú ý đến tình thương, những câu ca dao mặc dù không đủ chứng cớvẫn được xem là có từ đời bà Trưng, là câu ca dao nói về tình thương, mà là

tình thương dân tộc “Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

Trang 11

Những giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc đã được Hồ Chí Minhnâng cao lên tầng cao mới được kết hợp truyền thống với hiện đại Truyềnthống đạo đức dân tộc là cơ sở là tiền đề rất quan trọng để Hồ Chí Minh tiếpthu tư tưởng đạo đức phương Đông và phương Tây, tiếp thu nội dung sáng tạonhững nguyên lý đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin.

1.2.2 Sự tiếp thu những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây

Những tinh hoa văn hóa nhân loại đã được Hồ Chí Minh chọn lọc, kếthừa xuất sắc làm phong phú nền đạo đức, phù hợp với yêu cầu cách mạng vàbản sắc dân tộc Việt Nam

Quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển nền đạođức theo hướng tiến bộ về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ, nhân quyền, nhânđạo… Thành tựu về di sản đạo đức đó đã được Người quan tâm, nghiên cứu

và tìm ra hạt nhân hợp lí trong xây dựng hình thành nên tư tưởng đạo đức củaNgười

Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởngđạo đức đã có từ trước:

Trước hết, là Nho giáo

Người đánh giá cao tư tưởng của Khổng Tử Người nói: “Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời cả hậu thế phải cảm phục”.

Đạo đức Khổng Tử thấm vào tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh

không phải là giáo điều “tam cương, ngũ thường” mà là tinh thần nhân nghĩa,

có lý, đặc biệt là việc Khổng Tử ca ngợi sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Theo

Hồ Chí Minh: “Về căn bản, chủ nghĩa Khổng Tử là sự bình yên trong xã hội không bao giờ thay đổi”[15, 476 - 477].

Hai là, Đạo Phật

Phật giáo đã vào nước ta từ rất sớm Ngay khi Nho giáo đã trở thànhquốc giáo, Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong nhân dân, để lại

Trang 12

nhiều dấu ấn trong văn hóa Việt Nam, từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng đếnphong tục tập quán, lối sống… đã thấm vào tư duy, hành động, cách ứng xửcủa con người Việt Nam Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác

ái, cứu khổ cứu nạn, thường người như thể thương thân, đức tính giản dị vàtiết kiệm, không ham danh, ham lợi và ham quyền

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học từ đạo Phật nếp sống có đạo đức, trong

sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”; Hồ Chí Minh còn học ở luật “chấp tác”:

“nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” của Phật giáo Thiền tông, đề cao lao

động, chống lười biếng

Hồ Chí Minh cũng đã suy tư rất nhiều về đạo đức Phật giáo Ngườihiểu rất rõ nền văn hóa gắn liền vói sự tu tâm, giản dị và các đóng góp củatăng ni, phật tử ở nước ta cho cách không sát sinh của đạo đức Phật giáo tạo

ra một lối sống thiếu tích cực trong việc cải tạo xã hội Do đó, theo Hồ ChíMinh: “Ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng chẳng làm lợi cho loàingười”[11, 172]

Ba là, Chúa Giêsu

Hồ Chí Minh đã “gặp” Giêsu khi đặt chân lên mảnh đất phương Tây,

có thể nói đây là miếng đất chịu ảnh hưởng lâu ngày tư tưởng nhân ái củaChúa Giêsu Ăngghen đã nói đến những nhân tố tích cực của đạo Cơ đốc khi

nó mới ra đời “Nó là sự phản ứng lại chế độ tàn bạo đương thời đối với quần chúng bị áp bức”.

Văn minh Hi Lạp và La Mã đã đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡcủa trí tuệ tài năng và phẩm giá con người Nhưng văn minh đó chỉ bó hẹptrong giai cấp chủ nô và những người tự do Nó không được đặt ra với nhữngngười nô lệ, những người này chỉ được coi như những súc vật mà thôi Giêsu

Trang 13

không đồng tình với sự phân biệt đó, đòi hỏi lòng nhân ái phải bao trùm lênmọi con người và bình đẳng phải được thực hiện giữa mọi tầng lớp xã hội.

Chủ nghĩa tư bản phương Tây đã hấp dẫn Hồ Chí Minh từ trong nhàtrường phổ thông với khẩu hiệu: Tự do, Bình đẳng, Bác ái, những điều đãkhông có nữa hoặc không còn nữa ở quê hương Người Không có tự do ởngười dân mất nước Không có bình đẳng giữa bóc lột và bị bóc lột Không cóbác ái ở những kẻ cướp nước và bán nước Những quan điểm tiến bộ trongđạo đức tư sản ấy dù chống lại sự nô dịch của giáo hội và thần học, vẫn không

ra ngoài tư tưởng nhân ái của Chúa Giêsu Tư tưởng ấy vẫn chỉ được tiếp tục

bổ sung hoặc đặt lại trên cơ sở mới

Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc hai bản tuyên ngôn của cách mạng tư sản Mỹ

và cách mạng tư sản Pháp nhấn mạnh: Tự do, Dân quyền và Dân chủ, trêntinh thần nhân ái giữa người với người

Bốn là, đạo đức của Tôn Trung Sơn

Năm Hồ Chí Minh lên đường cứu nước (1911) cũng là năm Tôn TrungSơn thành công trong cách mạng Tân Hợi Tôn Trung Sơn với chủ nghĩa Tamdân đã xuất phát từ đạo đức cụ thể của xã hội Trung Quốc từ xưa đến nay.Ông đã trên cơ sở đó chế định những đường lối và biện pháp xây dựng mộtnước Trung Hoa mới, với chế độ mới, xã hội mới, đạo đức mới Tiến hànhcách mạng ở một nước phương Đông, Hồ Chí Minh không thể bỏ qua quanđiểm lý luận và kinh nghiệm thực tế của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc [26]

1.2.3 Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức Hồ Chí Minh

Nếu đạo đức truyền thống là cội nguồn mở đầu cho việc hình thành đạođức Hồ Chí Minh thì nội dung cơ bản tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác -Lênin là một nguồn có ý nghĩa quyết định đến định hướng sự phát triển nênđạo đức cách mạng theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội Người đã tìm thấy ở chủnghĩa Mác - Lênin một nền đạo đức cộng sản một luân lý cộng sản, mà cốt lõi

Trang 14

là chủ nghĩa nhân đạo, ở đó đạo đức macxit vì hạnh phúc, tự do, bình đẳng,bác ái.

Sự hấp dẫn của Mác - Lênin đối với Hồ Chí Minh chính là lý tưởng giảiphóng để cho con người, trước hết là giai cấp vô sản và nhân dân lao động

Hồ Chí Minh rất xúc động khi thấy Lênin đã gắn liền sự nghiệp giải phónggiai cấp vô sản với sự giải phóng của các dân tộc bị áp bức trong đó có Tổquốc của Người

Hồ Chí Minh là người học trò chân chính của chủ nghĩa Mác - Lênin,bởi ở đây lòng nhân ái không chỉ thể hiện bởi lòng thương xót đối với nhữngcon người đau khổ, không chỉ trông chờ ở sự cứu vớt của thần thánh và vĩnhân Ở Mác - Lênin, Hồ Chí Minh, lòng nhân ái phải biểu hiện ở những hoạtđộng thiết thức, chiến đấu quên mình để xóa bỏ áp bức bóc lột, để giải phóng

về mọi mặt cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động Điều quan trọng là chủnghĩa Mác đã tạo ra một bước ngoặt căn bản trong tư tưởng nhân ái Đó làquan điểm, sự giải phóng con người phải do chính con người đảm nhiệm

Cái chìa khóa mà Hồ Chí Minh tìm thấy trong sự nghiệp giải phóng đấtnước và giáo dục đạo đức cho con người, chính là phép biện chứng củaC.Mác Phép biện chứng ấy đã đem lại cho nhân loại một sự sáng suốt kì diệu

để nhận thức được quy luật của tự nhiên, của xã hội, của con người Phép biệnchứng ấy đã khiến chủ nghĩa Mác mang tính phổ biến ở mọi hoàn cảnh xã hội

và mang tính trường tồn ở mọi thời kì lịch sử Nó đòi hỏi những người macxitkhông bao giờ dừng lại ở những công thức có sẵn đối với sự vận động của xãhội và sự phát triển của con người Chính vì lẽ đó mà tư tưởng đạo đức HồChí Minh luôn luôn là một quá trình vận động và sáng tạo, để luôn luôn pháthuy hiệu quả của nó ở mọi hoàn cảnh lịch sử

Theo quan điểm của Mác - Lênin, đạo đức cách mạng có những đặcđiểm sau:

Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung

Trang 15

Đạo đức là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giaicấp vô sản và không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộccách mạng đó.

Đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhândân

Là hoạt động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa côngsản

Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh thần nhân đạo

và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản

V.I Lênin đã từng nhấn mạnh rằng: “Tất cả những thứ đạo đức xuấtphát từ những quan niệm ở ngoài nhân loại, ở ngoài các giai cấp, chúng ta đềubác bỏ Chúng ta nói rằng đây chỉ là lừa bịp, dối trá, nhồi sọ công nhân vànông dân để mưu lợi ích riêng cho bọn địa chủ và tư bản Chúng ta nói rằng,đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục vụ lợi ích đấu tranh giai cấp của giai cấp

vô sản mà ra”[21, 366 - 367]

Cùng với tiếp thu tư tưởng đạo đức cách mạng macxit, Hồ Chí Minhcòn nhận thấy những người thầy của mình tiêu biểu cho những tấm gương

đạo đức vĩ đại Vì thế khi Lênin qua đời Hồ Chí Minh viết: “Lênin là người

đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ”[6, 295], “không chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi”[5, 14] Điều đó cho thấy, không những học thuyết Mác - Lênin, mà

ngay cả phẩm chất đạo đức của các ông ảnh hưởng lớn lao đến Hồ Chí Minhbiết nhường nào Vì thế, những nội dung cơ bản tư tưởng đạo đức của chủnghĩa Mác - Lênin, tuy không phải là cội nguồn mở đầu, nhưng là nguồn cơbản định hướng phát triển của nền đạo đức Hồ Chí Minh Thực tiễn chứng

Trang 16

minh rằng, trong quá trình chỉ đạo thực hiện cuộc cách mạng đạo đức ở ViệtNam, Hồ Chí Minh không bao giờ rời xa định hướng này.

Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đãtừng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đây những nộidung đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thờiđại mới Chính vì vậy mà giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi.Hơn nữa những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới,làm cho Người thực hiện được kết hợp truyền thống với hiện đại Việc tiếpthu những tinh hoa đạo đức nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trởnên phong phú, được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận, tìm thấymột Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam Sự kếthợp giữa truyền thống với hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặctrưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.2.4 Thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trên quê hương, đất nước giàu truyềnthống yêu nước Người đã tiếp thu những giá trị truyền thống đạo đức từ giađình, làng xóm, từ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của chính quêhương, Tổ quốc mình

Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho, cả cha và mẹ đều là người cóhọc vấn cao Hồ Chí Minh đã tiếp thu ở họ nhân cách sống, quan điểm sống,chí hướng sống từ người cha, nề nếp đạo đức, cách đối nhân xử thế với mọingười từ mẹ Từ đó đã hình thành nên nền tảng phẩm chất đạo đức tốt đẹp củaNgười Với tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo cùng với nhữngphẩm chất đạo đức đã được hun đúc từ trước Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinhhoa tư tưởng của dân tộc và nhân loại Hồ Chí Minh đã tiến hành một côngviệc vô cùng khó khăn đó là xây dựng nên những phương hướng cụ thể vànhững biện pháp cụ thể để áp dụng vào cách mạng Việt Nam Chính vì thế mà

Trang 17

tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa trí tuệ cao nhất với thực tiễn lớnnhất của cả dân tộc và nhân loại

Trong quá trình thực tiễn hoạt động cách mạng, Người đi nhiều nơi,tiếp xúc nhiều nền văn minh nhân loại Hồ Chí Minh không ngừng học hỏi,tiếp thu, phát triển những cái mới, cái tốt loại bỏ những cái tiêu cực hủ hóa

Bằng khả năng tư duy logic và thiên chất vốn có Hồ Chí Minh đã kếthừa tinh hoa văn hóa nhân loại cùng với những giá trị truyền thống quý báucủa dân tộc Mong muốn kết hợp giữa các gia trị đạo đức Đông – Tây, tiếpbiến vào văn hóa Việt Nam cho phù hợp với thời cuộc mới, Người viết: “Họcthuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôngiáo của Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có

ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng; chủ nghĩa Tôn Dật Tiên

có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta Khổng Tử,Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung nào? Họ đều mưucầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội Nếu hôm nay

họ còn sống trên đời này tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rấthoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cố gắng làm một người học trònhỏ của các vị ấy”[27]

1.3 Vai trò của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với đời

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một tài sản tinh thần vô giá để chúng

ta xây dựng một xã hội mới trong thế kỉ XXI Những phẩm chất đạo đức mà

Hồ Chí Minh đề cập đến hầu như đã được các nhà tư tưởng vĩ đại vào bậcnhất của nhân loại thời cổ đại Khổng Tử luận bàn một cách có hệ thống và đãtrở thành trường phái gọi là Nho giáo, ảnh hưởng trong suốt 2000 năm tronglịch sử phương Đông…

Tuy nhiên, tư tưởng đạo đức của Người không phải vì thế mà bị mờnhạt, bởi tư tưởng đạo đức mà Hồ Chí Minh để lại là sự kết hợp hài hòa chínhnhững tinh hoa đạo đức nhân loại và những tấm gương đạo đức lớn để lại

Trang 18

Chính vì vậy, đạo đức của Người không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong thời kìđấu tranh giải phóng dân tộc mà đến ngày nay hòa bình độc lâp trở lại nó vẫn

có ý nghĩa hết sức sâu sắc đối với đất nước

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựngcon người mới, con người xã hội chủ nghĩa tiến tới xây dựng thành công chế

độ xã hội chủ nghĩa ở đất nước Việt Nam

Việt Nam hiện nay đang thực hiện nền kinh tế thị trường, đang côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đang trên xu thế toàn cầu hóa hội nhập thế giới, nói

cách khác là đang trong quá trình “chuyển hình xã hội” Mô hình cũ theo kết cấu “chính trị - đạo đức”, mô hình mới theo kết cấu “chính trị - kinh tế”.

“Chuyển hình xã hội” nghĩa là cái cũ chưa qua và cái mới cũng chưa tới, hay

cái cũ đang qua và cái mới đang tới Mỗi mô hình đều có hai mặt, mặt tíchcực và tiêu cực tác động vào sự phát triển của xã hội, của đất nước Tạo ranhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đem lại nhiều thách thức, khó khăn cho sựphát triển trong mọi lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong đạo đức, lối sống củathế hệ thanh thiếu niên hiện nay Sự tăng trưởng GDP có nhanh chóng như thếnào cũng không thể trả giá cho sự hụt hẫng về đạo đức xã hội

Trong thời đại của mình, Hồ Chí Minh phải giải quyết một khối lượnglớn các vấn đề có liên quan bản chất đến việc xây dựng các quan hệ đạo đức:truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; cá nhân và xã hội; dân tộc và tộcngười; con người và tự nhiên; con người và khoa học khoa học - kỹ thuật.Người xác lập tổng thể các mối quan hệ của đạo đức vầ xác lập ý thức đạođức mới trên các chiều cạnh của con người đối với tự nhiên, con người đốivới xã hội, với gia đình, vói bản thân, với truyền thống, với dân tộc, với quốc

tế Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đến mối quan hệ giữa đạo đức

sinh thái với đạo đức xã hội Theo đó, “vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”: Trồng cây là bản chất đầu tiên của đạo

đức sinh thái và trồng người là bản chất đầu tiên của đạo đức xã hội

Trang 19

Đây là một tư tưởng lớn và toàn diện về đạo đức của Chủ tịch Hồ ChíMinh Tư tưởng này có một tầm chiến lược sâu rộng trong ứng xử đạo đứccủa con người với tự nhiên và xã hội Xã hội cũ đã hình thành các chuẩn mựcđạo đức cũng như giáo dục đạo đức không toàn diện Nền đạo đức cũ xác lậpđược các phạm trù thiện, ác, lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, trách nhiệmnhưng không xác lập được hệ chuẩn mực bình đẳng xã hội Sự bất bình đẳngdân tộc, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng giới tính, bất bình đẳng thế hệ,

sự thiếu công bằng giữa người dân và người có chức có quyền làm cho cácphong tục, các tập quán xã hội bị kìm trói Vì vậy, Hồ Chí Minh đã tiến hànhcuộc cải tạo xã hội rộng lớn nhằm xác lập một ý thức đạo đức mới đủ khảnăng thúc đẩy những nhân tố tiến bộ xuất hiện, tạo nên các cách ứng xử, cácquan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên rất mới

Hồ Chí Minh đã rất quan tâm sâu sắc đến các giá trị đạo đức làm cơ sởcho sự phát triển trên một chiều rộng và bám sâu vào mọi quan hệ xã hội.Trên nền tảng quyền con người, quyền dân tộc cơ bản, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã thức tỉnh ý thức đạo đức dân tộc và tạo tiền đề để ý thức đó nối liền mộtmạch với thời đại mà trước đó, đạo đức Nho giáo, Phật giáo không thể thựchiện được

Chính vì vậy mà giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩamang tầm chiến lược trong xây dựng con người mới, xã hội mới, xây dựngđất nước phát triển bền vững dài lâu

1.4 Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.4.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối với mỗi người và xã hội

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của con người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối Người vẫn thường

nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa;nguời cách mạng phải có đạo đức cách mạng, mới hoàn thành được nhiệm vụ

Trang 20

cách mạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệprất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi

sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiềuthế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là côngviệc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mọi gia đình và mỗi ngườitrong xã hội ta

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình Người

cũng thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ,danh dự, lương tâm của dân tộc và của thời đại Nếu xét đến cùng thì vănminh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩaMác - Lênin, những tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thếgiới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết đểđưa sự nhiệp cách mạng đến thắng lợi Còn đạo đức chính là những phẩmchất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độclập dân tộc, và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấutranh đó Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng bởi vì muốn làm cách mạngthì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối vớigiai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình phải có tâm, cóđức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa chủ nghĩa Mác - Lêninvào cuộc sống Con người Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin là mộtminh chứng rất rõ nét về điều đó

Đặc biệt Hồ Chí Minh đề cao đạo đức cách mạng, Người nói:“Đạo đức

đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”[9, 253] Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: Đạo đức

như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có

Trang 21

mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa Ngay trong những năm khángchiến chống Mỹ cứu nước, Người đã khái quát và cảnh báo: “Một dân tộc,một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và cangợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[13,557]

Từ đó, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam hướng các giá trị đạo

đức truyền thống đến chủ nghĩa xã hội Trong các tác phẩm của mình, từ Bản

án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh đến Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí

Minh luôn hướng tới việc xây dựng các quan hệ đạo đức mới, nhằm giảiphóng nhân cách, xác lập một hệ chuẩn mực đạo đức mới công bằng hơn,bình đẳng hơn trong xã hội

Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết củacán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã thường xuyênquan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho mọi người Tùy theo từng thời kìcách mạng, Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người phấnđấu rèn luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn, phứctạp hơn, từ đó mà giành thắng lợi càng to lớn hơn cho sự nghiệp cách mạng

1.4.2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức đượcnêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chấtnày hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạngtrong từng thời kỳ nhất định Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩmchất chung cơ bản nhất của người Việt Nam trong thời đại mới Nói cách khác

đó là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới đạo đức cách mạngViệt Nam

Trang 22

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu lên các điểm

thuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn vềđạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ cơ bản nhất của con người:quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc nhưng cụ

thể gồm 5 điểm: 1 Mình đối với mình; 2 Đối với đồng chí mình phải thế nào?; 3 Đối với công việc phải thế nào?; 4 Đối với nhân dân; 5 Đối với đoàn thể Với những lời căn dặn này cho thấy, Người đã đặt vấn đề đạo đức

cách mạng một cách logic và có cơ sở khoa học về các quan hệ lợi ích Hầunhư các nguyên tắc đạo đức Người đề ra trước hết cho mình thực hiện, sau đómới để giáo dục người khác Có thể nêu ra những phẩm chất đạo đức cáchmạng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, như sau:

1.4.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức hàng đầu của mỗingười đối với nước với nhân dân Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức

cũ, Người mở rộng, đưa vào hệ tư tưởng của mình một nội dung rất mới, tiến

bộ, cách mạng, vượt qua những hạn chế của tư tưởng đạo đức truyền thống vànâng lên thành tư tưởng đạo đức mới, mà tiểu biểu nhất là các khái niệm:trung, hiếu…

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyềnthống Việt Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vàonội dung mới Trước kia là trung quân, là trung thành với vua; trung thành vớivua có nghĩa là trung thành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước,nước là nước của vua Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là concái phải hiếu thảo với cha mẹ Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của HồChí Minh không những kế thừa những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyềnthống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó.Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước ởđây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước Theo Hồ Chí

Trang 23

Minh: “Nước ta là nước dân chủ.Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “baonhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”,Đảng và Chính phủ là “đày tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để

đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, thì quan niệm về nước về dân đã hoàn toàn đảo lộn

so với trước [9, 698]

Xuất phát từ quan niệm như vậy, nên “hiếu” trong tư tưởng của Người chính là “Hiếu với dân” Hiếu với dân không phải chỉ xem người dân như đối

tượng dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng Ở người, lý luận

luôn gắn chặt với thực tiễn, lời nói luôn đi đôi với việc làm Người nói:

“Trung với Nước, Hiếu với Dân” là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm

nặng nề nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc

gia của nước ta “Trung với Nước, Hiếu với Dân” là đặt lợi ích của nhân dân

lên trên hết Lợi ích cơ bản và cấp thiết của nhân dân ta lúc này là độc lập dântộc, thống nhất Tổ quốc Phải hết lòng, hết sức đấu tranh để thật sự đạt đượclợi ích đó…”

Trung với nước, hiếu với dân, suốt cuộc đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Câu nói đó của

Người vừa là lời kêu gọi hành động vừa là định hướng chính trị - đạo đức chomỗi con người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạngtrước mắt, mà còn lâu dài về sau

Đối với cán bộ, đảng viên, như Hồ Chí Minh đã nói, “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “trung với nước, hiếu với dân”, hơn nữa là phải “tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng

vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân Trung vớinước, là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đấtnước Trung với nước cũng có nghĩa là hiếu với dân trong thực hiện mục tiêu

Trang 24

của Đảng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Hiếu với dân

là phải gắn bó với nhân dân, gần gũi nhân dân, dựa vào dân, nắm vững dântình, dân tâm, nâng cao dân trí, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, để dân tin,

dân yêu, điều đó tất yếu sẽ dẫn tới: Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong.

Bác Hồ kính yêu dạy chúng ta Trung với nước, Hiếu với dân Người

dạy chúng ta bằng chính tấm gương từ cuộc đời Người: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”[8, 240].

Vì vậy, phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựahẳn vào dân, lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, phải nắm vững dântình Hiểu rõ dân tâm, phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dânsinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủđất nước Có như vậy người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kínhtrọng

1.4.2.2 Yêu thương con người

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩanhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ,cùng với việc thể nghiệm của chính bản thân mình qua họat động cách mạngthực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định yêu thương con người là một trong nhữngphẩm chất đạo đức cao đẹp nhất

Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho nhữngngười cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột Tình yêu thương đó

đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột bậc là làm cho nước

được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũngđược học hành Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không

Trang 25

thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩacộng sản

Tư tưởng yêu thương con người, Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọingười cùng thực hiện suốt cả cuộc đời Cho tới trước lúc đi xa, trong lời Di

chúc, khi để lại: "muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng", và "gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế" Người

vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho con người Trướchết là những người đã hy sinh một phần xương máu cho công cuộc khángchiến, là cha mẹ vợ con thương binh, liệt sĩ, là bà con nông dân, là thanh niên,

phụ nữ lo cho hiện tại, lo đào tạo cho tương lai; Ngay cả "với những nạn nhân của chế độ cũ như: trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu thì nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện"[13, 504].

Tình yêu thương con người của Bác Hồ là rất cụ thể, từ việc to như lo

giải phóng cho con người, khuyến khích: "phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi", đến việc chăm lo từng con

người cụ thể, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từngbát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà mắmmuối hàng ngày cho nhân dân Bác lo cho cả dân tộc và chăm lo cho từngchiến sĩ bảo vệ, phục vụ quanh Người Theo Bác: Yêu thương con người làphải tôn trọng, quý trọng con người Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân:

"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân" Bác tôn trọng từ các nhà khoa

học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác, bởi theo Bác, từChủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ,đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau Theo Bác, Yêu thương con người

là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Năm 1968, khi làm việc với cán bộ

Ban tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách "Người tốt, việc tốt”, nhằm

Trang 26

tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến trong lao động sản

xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác Hồ đã nhắc nhở: "Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được".

Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn

bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày Nó đòi hỏimọi người phải luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượngvới người khác Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nângcao con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập conngười

Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh con được thể hiện đốivới những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sailầm và cố gẵng sữa chữa, kể cả đối với kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đãchịu quy hàng Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà

Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều ít có khác nhau

Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn chú ý đến

phẩm chất yêu thương con người

Đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tinvào con người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạocủa họ trong hành trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người làmchủ xã hội, làm chủ bản thân

1.4.2.3 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọingười Vì vậy, Hồ Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường

xuyên nhất, từ Đường Kách mệnh cho đến bản Di chúc cuối cùng.

Trang 27

Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm cần kiệm liêm chính, chícông vô tư của đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam.Người giữ lại những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phùhợp và đưa vào những nội dung mới, do sự nghiệp giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra.

Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minhgiải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu, đối với con người

Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm chính là một dân tộc giàu về vật chất, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”; Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ muốn cho xứng đáng phải làm được việc Muốn làm được việc, thì phải được dân tin dân phục dân yêu Muốn được dân tin dân phục dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng Nếu không thực hành bốn điều

đó mà muốn được lòng dân, thì cũng như bắc dây leo lên trời”[9, 274]

Theo Hồ Chí Minh thì:

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo,

có năng suất cao, lao động với tình thần tự lực cánh sinh không lười biếng,

không ỷ lại, không dựa dẫm Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng,

là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền củacủa dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ,nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; “Không xa xỉ, không hoang phí, khôngbừa bãi” [9, 636], không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu

bù, tiết kiệm không phải là bủn xỉn mà những việc lợi ích cho đồng bào, cho

Tổ quốc, thì mất bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.

Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”; “khôngxâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân” Phải “trongsạch, không tham lam”[9, 640] “Không tham địa vị, không tham tiền tài

Trang 28

Không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình vì vậy mà quangminh chính đại không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ ham là ham học, hamlàm, ham tiến bộ”[9, 252]

Người chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm như:

“Người cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộmcủa công làm của tư…”[9, 640) “Dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếncủa mình là đạo vị (đạo làm trộm)”

Đối với việc - để công việc công lên trên, lên trước, việc tư, việc nhà đểsau Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn,

không sợ khó khăn, nguy hiểm, việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì

dù nhỏ mấy cũng tránh Mỗi ngày cố làm việc lợi cho nước, cho dân

Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với

người, với việc” “Khi làm bất kỳ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi

hưởng thụ thì mình nên đi sau”; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” (tiên

hạ chi ưu, hậu thiên hạ chi nhi lạc)

Đối lập với “Chí công vô tư” là “dĩ công vi tư” đó là điều mà đạo đức

mới đòi hỏi phải chống lại Chí công vô tư thực chất là nối tiếp Cần, Kiệm,Liêm, Chính Người giải thích:

“Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể cấp cao thì quyền to, cấpthấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đụckhoét, có dịp ăn đút, có dịp “dĩ công vô tư” [9, 641]

Trang 29

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau Cókhi Hồ Chí Minh coi cần kiệm như hai chân của con người, phải đi đôi vớinhau Cần mà không kiệm thì chẳng khác nào “gió vào nhà trống”, “nước đổvào chiếc thùng không đáy”, “làm chừng nào xào chừng ấy”, rốt cuộc “khônglại hoàn không” Còn kiệm mà không cần thì sản xuất được ít, không đủ dùng,không có tăng thêm, không có phát triển

Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công

vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng, thì nhất định sẽ thực hiện được cần,

kiệm, liêm, chính, và có được nhiều tính tốt khác “Mình đã chí công vô tư thí

khuyết điểm ngày càng ít, và những tính tốt ngày càng thêm

Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng,

liêm”[9, 251].

Nhân: Là thật thà thương thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí vàđồng bào Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, việc có hại đến Đảng,đến nhân dân

Nghĩa: Là ngay thẳng, không có tư tâm, lúc Đảng giao việc thì bất kỳ tonhỏ, đều làm hết sức cẩn thận, thấy việc thì phải làm, thấy sai thì phải nói.Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn đúngđắn

Trí: Là đấu óc sáng suốt, biết xem người nào biết xét việc Vì vậy, biếtlàm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cần nhất ngườitốt, đề phòng người gian

Dũng: Là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyếtđiểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải cố gắng chịu đựng… Nếucần phải có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc không bao giờrụt rè, nhút nhát

Liêm: Là không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham ngườitâng bốc mình Quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa

Trang 30

Bồi dưỡng phẩm chất cần kiệm liêm chính chí công vô tư sẽ làm chocon người vững vàng trước mọi thử thách: “Giàu sang không thể quyến rũ,nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”, và có thể

“Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa đám nhi đồng”

1.4.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên

bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”.

Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức với nhân dân laođộng các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cáchmạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dântộc

Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với những người tiến

bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội

Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêunước, đương nhiên phải là chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng Nếu tinh thầnyêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thểdẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh biệt lập, kì thị chủng tộc, chủnghĩa bành trướng bá quyền Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thểdẫn đến chỗ phá vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc giadân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí cóthể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đứcnhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc Khôngphải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế cóhay không, trong sáng hay không trong sáng, nhưng việc giáo dục của Đảng vàviệc rèn luyện của cá nhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ

Trang 31

1.4.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

1.4.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Điều này được HồChí Minh nêu ngay trong Đường Kách Mệnh, khi đểcập tư cách của một người cách mệnh Trong suốt đời mình, Người đã giáodục mọi người và chính bản thân Nguời đã thực hiện điều đó một cáchnghiêm túc và đầy đủ nhất Hơn nữa, chúng ta còn thấy Người nói ít nhưnglàm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người làm không nói Phải đi sâu vàohành vi đạo đức của Người, chúng ta mới khám phá ra được những tầng bảnchất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Đối với Người, lời nói phải đi đôi với việc làm mới đem lại hiệu quảthiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác Nếunói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng, làm một nẻo thì

chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi

làm”, thói đạo đức giả là đặc trưng đạo đức của các giai cấp bóc lột đã từngtồn tại trong lịch sử của xã hội loài người, trong mỗi quốc gia dân tộc; nóhoàn toàn xa lạ với đạo đức cách mạng, với nền đạo đức mới mà chúng ta cầnxây dựng Chúng ta phải phấn đấu để làm sao trong xã hội không còn kẻ đạođức giả, càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ người khác

về đạo đức Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chủ nghĩa xã hội mộtphần quan trọng phụ thuộc vào vấn đề này

Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đó với thế hệ sau là đặcbiệt quan trọng Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ trướcbao giờ cũng có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáodưỡng về đạo đức Đương nhiên trong cuộc sống không phải bao giờ cũng chỉdiễn ra một chiều ảnh hưởng, tác động như vậy, do đó Hồ Chí Minh cũng đãnói đến việc người già có thể học tập người trẻ để không ngừng hoàn thiệnđạo đức của mình

Trang 32

Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốnhướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [9,552] Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọngđặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảngviên.

1.4.3.2 Xây đi đôi với chống

Muốn xây dựng đạo đức mới, muốn bồi dưỡng những phẩm chất đạođức cách mạng cho hàng triệu, hàng triệu con người - cán bộ, đảng viên, cáccông dân trong các giai tầng khác nhau, thì cùng với việc xây dựng, bồidưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện sai tráixấu xa, trái với những yêu cầu đạo đức mới, những hiện tượng vẫn thường gọi

là tệ nạn, tiêu cực thoái hóa biến chất

Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việcgiáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đìnhđến nhà trường và ngoài xã hội, nhất là trong những tập thể - nơi mà phần lớnthời gian cuộc đời mỗi người gắn bó bằng hoạt động thực tiễn của mình.Những phẩm chất chung nhất, cơ bản nhất lại phải được cụ thể hóa cho sáthợp với từng giai tầng, từng lớp đối tượng khác nhau

Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dạy ý thứcđạo đức lành mạnh ở mọi người, để mọi người nhận thức được trách nhiệm đạođức của mình và như Hồ Chí Minh đã nói, cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi

đạo đức cách mạng là việc làm “sung sướng vẻ vang nhất trên đời này”.

Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phảiđồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra Điềuquan trọng là phải phát hiện sớm, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sựtrong sạch lành mạnh về đạo đức Hơn nữa còn phải thấy trước những gì cóthể xảy ra để đề phòng, ngăn chặn

Trang 33

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, viết tháng 10 - 1947, Người lại

vạch ra nhiều khuyết điểm sai lầm cụ thể hơn như bệnh lười biếng - lười học,lười suy nghĩ; bệnh thích người khác tâng bốc, khen ngợi mình; ưa sai khiếnngười khác, làm thầy người khác; bệnh tham lam, sinh hoạt xa hoa, tiêu sàibừa bãi, xoay sở của đồng bào, buôn lậu; bệnh hữu danh vô thực, bệnh cậnthị, bệnh ba hoa nói suông, bệnh “cá nhân” với không biết bao nhiêu biểuhiện rất tệ hại

1.4.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: mỗi người phải thường xuyên chăm

lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đấy cũng là công việc phảilàm kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn Ngườithường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân…” của Khổng Tử, từ đó rút ra

ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạngcủa mỗi người Người đưa ra lời khuyên dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng khôngphải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà pháttriển củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càngtrong” [11, 293]

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay

chỗ dở, chỗ xấu chỗ tốt, ai cũng có thiện có ác ngay trong chính bản thân

mình Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễnhoặc; thấy rõ cái hay cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu,cái ác để khắc phục

Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trongmọi sinh hoạt thực tiễn, trong đời tư cũng như trong đời công - sinh hoạt, họctập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, từnhỏ đến lớn - gia đình, nhà trường, xã hội; từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh

em đến quan hệ tập thể, với cấp trên cấp dưới, với Đảng, với nước, với dân,

và cả trong mối quan hệ quốc tế Trong cuộc sống, mỗi người có nhiều cương

Trang 34

vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải điều chỉnh hành vi của mình, và phẩmchất đạo đức của mỗi người được thể hiện rất cụ thể, phong phú, đa dạng Córèn luyện công phu như vậy, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốtđẹp, và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao.

Trang 35

Chương 2: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY THEO TƯ

TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 2.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng con người mới

2.1.1 Không ngừng bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin mà hạt nhân lýluận là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nói cách khác, chủnghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng

Hồ Chí Minh Nhờ thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ được những nhân tố tích cực và tiến bộ củatruyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng và văn hóa nhân loại để tạo nên

-hệ thống tư tưởng của mình

Khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, cần nhận thức đó là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủnghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhândân, của khối đại đoàn kết dân tộc… Chính vì vậy, phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh vào công tác hằng ngày, không ngừng bồi dưỡng, giáo dục cho họcsinh, SV nắm chắc những vấn đề cơ bản, bản chất trong tư tưởng của Người

Không ngừng bồi dưỡng, giáo dục lại, giúp học sinh, SV hiểu thế nào làĐĐNN, nó quan trọng như thế nào trong mỗi ngành nghề của mình, đặc biệtđối với ngành sư phạm đạo đức nghề dạy được đặt lên hàng đầu Đồng thời,giúp SV thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,

từ đó rút ra phương pháp luận cho bản thân, biết cách tự rèn luyện, tự giáctrau dồi phẩm chất đạo đức của bản thân, giúp bản thân ngày càng hoàn thiện

về cả đức, cả tài

Trang 36

2.1.2 Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên trong lao động, học tập và bảo vệ Tổ quốc

Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: “dân ta có một lòng nồng nàn yêunước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh

mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũbán nước và lũ cướp nước…” [10, 171] Đó là sức mạnh vô địch để chiếnthắng lũ cướp nước và lũ bán nước Chủ nghĩa yêu nước là giá trị truyềnthống ngàn đời của dân tộc Việt Nam Yêu quê hương xứ sở, xóm làng, gắn

bó với cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc, tự hào về lịch sử vănhóa ông cha

Nắm vững phương pháp luận biện chứng duy vật giúp con người khixem xét sự vật, hiện tượng khách quan một cách đúng đắn, tránh cho ta mắcphải bệnh chủ quan duy ý trí, tùy tiện trong hoạt động thực tiễn yêu cầu thịtrường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mấtbản sắc dân tộc, đánh mất bản thân Đồng thời, giúp con người có niềm tin, ýchí vượt qua những khó khăn vươn lên trong lao động, trong học tập, trongcuộc sống, khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn Đặc biệt, đối với nhữnglực lượng giáo dục, việc nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ýchí vươn lên trong lao động, học tập và bảo vệ Tổ quốc cho SVSP trong cơchế thị trường hiện nay là rất quan trọng, để từ đó đào tạo ra thế hệ giáo viêntương lai hết lòng phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước Chủ tịch Hồ

Chí Minh khuyên rằng: “Các thầy giáo, cô giáo cần luôn luôn bồi dưỡng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh tiêu diệt cá nhân chủ nghĩa”[4] Từ đó,

mới có thể tạo nên thế hệ học trò có đầy đủ phẩm chất đạo đức cách mạngphục vụ Tổ quốc

Hiện nay, yêu nước chủ nghĩa xã hội là kết hợp độc lập dân tộc với chủnghĩa xã hội, đồng thời biết tiếp thu chọn lọc những tư tưởng tiên tiến của

Ngày đăng: 27/11/2014, 21:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV, NXB Sự thật, 1977 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về đạo đức nhà giáo – Banhành theo quyết định số 16/2008/QĐ-BTBGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về đạo đức nhà giáo
Tác giả: Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV, NXB Sự thật, 1977 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 2008
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên THCS, THPT, Ban hành theo Thông tư số 30/TT – BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên THCS,THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
4. Hà Thế Lữ: Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
5. Hồ Chí Minh: Mãi mãi đi theo con đường của Lênin vĩ đại , NXB Sự thật, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mãi mãi đi theo con đường của Lênin vĩ đại
Nhà XB: NXB Sựthật
19.Học đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội, 2004 20.Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Thông Tấn

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2.1. Nhận thức của SV sư phạm Hà Nội về tầm quan trọng của đạo đức nghề dạy học - luận văn hay về tư tưởng hồ chí minh đại học sư phạm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
Bảng 2.2.1. Nhận thức của SV sư phạm Hà Nội về tầm quan trọng của đạo đức nghề dạy học (Trang 40)
Bảng 2.2.2. Nhận thức của SV sư phạm về các tiêu chuẩn, phẩm chất của người thầy giáo - luận văn hay về tư tưởng hồ chí minh đại học sư phạm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
Bảng 2.2.2. Nhận thức của SV sư phạm về các tiêu chuẩn, phẩm chất của người thầy giáo (Trang 42)
Bảng 2.2.3. Tự đáng giá thái độ cuẩ SV sư phạm với nghề dạy học - luận văn hay về tư tưởng hồ chí minh đại học sư phạm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho SV Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
Bảng 2.2.3. Tự đáng giá thái độ cuẩ SV sư phạm với nghề dạy học (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w