1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn hay đại học sư phạm chuyên nghành ngữ văn DIỄN XƯỚNG HÁT XOAN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH)

72 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 863,53 KB

Nội dung

luận văn hay đại học sư phạm chuyên nghành ngữ văn DIỄN XƯỚNG HÁT XOAN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH) PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 2.1. Các sách đã xuất bản: 2 2.2. Các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án: 3 2.3. Các bài viết trên các tạp chí: 4 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp mới của đề tài 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: HÁT XOAN: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH PHÁT SINH PHÁT TRIỂN 7 1.1. Tên gọi 7 1.2. Nguồn gốc 8 1.3. Môi trường sinh tồn 15 1.3.1. Sơ lược về địa lý con người Phú Thọ 15 1.3.2. Phú Thọ Một vùng văn hóa dân gian 17 1.3.2.1: Vùng văn hóa là gì? 17 1.3.2.2. “Vùng văn hóa” Hát Xoan 18 1.4. Di sản Hát Xoan 22 CHƯƠNG 2: NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH VÀ VIỆC DIỄN XƯỚNG HÁT XOAN 24 2.1. Khái niệm diễn xướng 24 2.2. Diễn xướng hát Xoan 24 2.2.1. Diễn xướng truyền thống 24 Phần trình diễn các quả cách: 27 2.2.2. Diễn xướng hiện đại 36 2.3. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch 42 2.3.1. Tiểu sử 42 2.3.2. Khả năng diễn xướng của nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch 44 2.3.3. Vai trò của nghệ nhân trong diễn xướng 48 CHƯƠNG 3: NGHỆ NHÂN HÁT XOAN VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN HÁT XOAN. 50 3.1. Thực trạng hát Xoan 50 3.2. Vai trò nghệ nhân (Nguyễn Thị Lịch) 51 3.3. Việc bảo tồn Xoan bằng yếu tố con người. 54 KẾT LUẬN 57 PHỤ LỤC 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 69

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học dân gian là di sản vô cùng quý báu đối với mỗi dân tộc Vớibất kỳ một quốc gia, dân tộc nào văn học dân gian cũng là tài sản vô giá Hiệnnay Đảng ta yêu cầu là xây dựng một nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắcdân tộc và nền văn hóa ấy chỉ có thể là sự kết hợp thống nhất những tinh hoavăn hóa của các dân tộc trong vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam Bởi “ Di sảnvăn hóa là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dântộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọngbảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống , văn hóa cáchmạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể Nghiên cứu và giáo dục sâurộng những đạolý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại” ( Trích văn kiện Hội nghịlần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa VIII NXB Chính trị Quốc Gia, HàNội, 1998)

Cũng như các loại hình dân gian khác Hát Xoan Phú Thọ là loại hìnhnghệ thuật độc đáo và có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của người dânPhú Thọ Việc nghiên cứu về Hát Xoan dưới nhiều góc độ như nội dung,ngôn ngữ, văn hóa dân gian…

Nhưng ở phương diện nghệ thuật trình diễn và “linh hồn” ( nghệ nhândân gian) của Hát Xoan vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng và kĩ càng.Người viết muốn tìm hiểu và nghiên cứu loại hình nghệ thuật này ở góc độdiễn xướng và nghệ nhân dân gian để làm phong phú thêm bức tranh muônmàu về loại hình độc đáo này cũng như những giá trị tinh thần của người dânPhú Thọ

Hát Xoan Phú Thọ được tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc côngnhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp tháng11/2011 tại thành phố BaLi- Indonesia Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào củatỉnh Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời cũng làthử thách trước một di sản văn hóa truyền thống của dân tộc có nguy cơ bị

Trang 2

mai một đang cần bảo vệ khẩn cấp Người viết sưu tầm, điền dã, nghiên cứunhững kiến thức về lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của hát Xoan trongtiến trình lịch sử của quê hương Phú Thọ cũng như sự hiểu biết nhận diện vềnghệ thuật trình diễn hát Xoan, điều này giúp ích cho việc hiểu đúng và đầy

đủ về Xoan

Tỉnh Phú Thọ là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi có con sông Hồng quanhnăm chảy qua, cuộc sống của người dân nơi đây nhiều màu vẻ đã tạo cho PhúThọ một nền văn hóa dân gian phong phú Người viết là người sinh ra và lớnlên ở Phú Thọ, luôn muốn đóng góp phần nào đó cho văn học dân gian quêhương và tìm hiểu Hát Xoan cũng là đẹp hơn cho văn học dân gian Việt Nam.Chính vì lẽ đó người viết quyết định chọn đề tài: “DIỄN XƯỚNG HÁTXOAN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ( NGHIÊN CỨUTRƯỜNG HỢP NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH)” làm khóa luận tốtnghiệp, chuyên ngành ngữ văn

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn, việc tìm hiểu về hát Xoan đã được nhiều tác giả đềcập tới trong các công trình nghiên cứu chuyên khảo ở các lĩnh vực khác nhaunhư: dân tộc học, bảo tàng học, lịch sử học, xã hội học, ngôn ngữ học, văn hóadân gian, Âm nhạc dân gian Đó là những nguồn tài liệu quan trọng được thểhiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội hiện nay

2.1 Các sách đã xuất bản:

* Cuốn Âm nhạc dân gian Phú Thọ do tác giả Trần Văn Thục chủ biên.

Nội dung cuốn sách được chia làm bốn chương: Chương 1: Khái quát về vănhóa và âm nhạc dân gian Phú Thọ; Chương 2: Hát Xoan Phú Thọ; Chương 3: hátGhẹo Phú Thọ; Chương 4: Các loại hình dân ca khác Tác giả luận văn đặc biệtquan tâm đến chương 2, với hai nội dung chính: khái quát về hát Xoan (nguồngốc, hoàn cảnh ra đời và đặc điểm loại hình; bản chất của hát Xoan); Đặc điểm,tính chất âm nhạc của hát Xoan (Nhịp điệu; thanh âm và điệu thức; đặc sắc nghệthuật diễn xướng của hát Xoan)…

Trang 3

* Cuốn Hát Xoan dân ca lễ nghi - Phong tục do tác giả Tú Ngọc biên soạn

[1958] Nội dung cuốn sách đề cập và đi sâu nghiên cứu 07 nội dung chính như:1/Quê hương hát Xoan - Đất Tổ các Vua Hùng; 2/Hát Xoan: Những địa danh, tổchức phường họ, quá trình diễn xướng; 3/Nguồn gốc và quá trình phát triển;4/Hát Xoan và dân ca nghi lễ - Phong tục của người Việt; 5/Thành tố vănchương (ca từ) trong hát Xoan; 6/Thành tố âm nhạc trong hát Xoan; 7/Hát Xoan

- Truyền thống và hiện đại Tại trang 36 trong chương 2 của cuốn sách này có đềcập đến quá trình diễn xướng

* Cuốn Hát Xoan Phú Thọ do tác giả Nguyễn Khắc Xương, Hội Văn nghệ

Dân gian biên soạn [Tháng 12/2088] Nội dung cuốn sách đề cập đến 05 vấn đềchính như: 1/Hát Xoan, tiếng hát đình đám mùa Xuân trên đất Tổ Phú Thọ, trongphần này bao gồm các nội dung: tiếng hát hội làng mùa Xuân; địa lý hành chínhvùng hát Xoan; các địa phương Xoan giữ cửa đình và lịch hát; địa lý kinh tế cáclàng hát Xoan; vài nét về truyền thống văn hóa quê Xoan 2/Hát Xoan, diễnxướng lễ hội truyền thống - về tổ chức và tục lệ của hát Xoan, ở đây bao gồmcác vấn đề nhỏ như: mùa hát Xoan, tục giữa cửa đình và kết nghĩa; tục lệ đưađón, tiếp đãi; phương thức trình diễn hát Xoan; vài tục lệ về hát Xoan ở một sốđịa phương; hát Xoan, một hình thức diễn xướng dân gian 3/Về nội dung hátXoan, lễ ca và tiệc Xuân 4/Mấy vấn đê văn hóa của hát Xoan kết cấu, các quảcách 5/Thử tìm hiểu quá trình ra đời và phát triển của hát Xoan với các nộidung: bài bản hát Xoan; hát Xoan - 04 bài lề lối mở đầu cuộc hát; các quả cáchhát thờ chính; các bài lề lối sau hát thờ Đặc biệt, trong cuốn sách này có nói tớihát Xoan- một hình thức diễn xướng dân gian từ trang 57 tới trang 68

2.2 Các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:

* Đề tài Hát Xoan, hát Ghẹo một giá trị văn hóa phi vật thể do tác giả Cao

Hồng Phương chủ biên Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học HùngVương Nội dung công trình này tập trung vào ba vấn đề lớn như sau: 1/Ca nhạcdân gian vùng đất Tổ; 2/Hát Xoan, hát Ghẹo một giá trị văn hóa phi vật thể tỉnhPhú Thọ; 3/Một số bài hát Xoan, hát Ghẹo cổ; 4/Giữ gìn và phát triển hát Xoan,

Trang 4

hát Ghẹo trong thời kỳ mới Trong công trình nghiên cứu này, tác giả luận văn

đã đề cập một cách hệ thống, cụ thể về hát Xoan với các tiêu chí như: Thời gian,địa điểm, tổ chức, cách thức hát Xoan (phần nghi lễ tôn giáo, phần trình diễn quảcách, phần hát hội), làn điệu hát Xoan, động tác và đạo cụ, đặc điểm về âm nhạc,lời ca…

* Cuốn Hát Xoan Phú Thọ do tác giả Nguyễn Khắc Xương sưu tầm [2008].

Nội dung công trình ghi chép về 03 làn điệu của hát Xoan gồm: 1/Hát Đúm;2/Xin Huê - Đố chữ; 3/Cài huê - Mó cá…Công trình giúp ích rất nhiều chongười viết trong khi triển khai đề tài

2.3 Các bài viết trên các tạp chí:

* Tác giả Phạm Trọng Toàn với bài viết “Vị trí, ý nghĩa của hát Xoan

trong văn hóa âm nhạc Việt Nam” trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Nội

dung bài viết đã đưa ra những giả thuyết và tên gọi hát Xoan với các nét kháiquát về quê hương hát Xoan Bài viết còn đưa ra văn hóa âm nhạc hát Xoanvới các nội dung cụ thể như: trình tự cuộc hát (chặng nghi lễ; chặng hát hội);

lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa; vai trò của ông trùm trong phường Xoan; khảnăng và trình độ văn hóa âm nhạc của đào kép trong hát Xoan; trang phục,đạo cụ và nhạc cụ của phương Xoan

* Tác giả Nguyễn Lộc với bài viết “Hát Xoan Phú Thọ” trong mục

Trong nước, tạp chí Dân tộc học, từ trang 83 đến trang 89 Nội dung bài viết

tập trung trình bày các vấn đề như: Địa bàn hát Xoan, thể thức hát Xoan đượctrình bày thành các vấn đề nhỏ như: đặc điểm của các làng hát Xoan, lịchtrình hát Xoan trong 03 đêm với các làn điệu khác nhau; tổ chức hát Xoan với

14 quả cách cùng 9 giọng vặt Ở phần cuối của bài viết, tác giả đã chỉ ra sốlượng thành viên của mỗi họ Xoan và cách thức truyền dậy hát Xoan của các

họ này…

* Tác giả Cao Văn, Bùi Thị Mai Lan (Trường Đại học Hùng Vương) trên

báo Văn hóa thể thao và du lịch- Phú Thọ, số 01- 01/2013 với bài viết:

“Những giải pháp đưa hát Xoan vào trong trường học”, từ trang 44 đến trang

Trang 5

47 đề cập tới các hoạt động đào tạo truyền nghề các làn điệu hát Xoan và đưa

ra những giải pháp cụ thể

Có thể nói, các công trình nghiên cứu về các làn điệu hát Xoan nóichung ở tỉnh Phú Thọ là những nghiên cứu lý luận và thực tiễn vừa mang tínhkhái quát lại vừa mang tính cụ thể, công trình nghiên cứu về diễn xướng hátXoan hiện đại không nhiều, cũng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể vềnghệ nhân dân gian hát Xoan mà chỉ là một vài ý kiến của nghệ nhân đượcghi lại trên báo chí theo nguồn Internet đã ghi lại

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “ Diễn xướng Hát Xoan trong đời sống xã hội đươngđại” (Nghiên cứu trường hợp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch) nhằm các mụctiêu:

- Đưa ra các tên gọi khác nhau về Hát Xoan trong dân gian và giải thích vềtên gọi “chính thống” là Hát Xoan, giải thích về nguồn gốc Hát Xoan trên baphương diện: Văn hóa dân gian, truyền thuyết và văn bản

- Khẳng định nghệ thuật trình diễn và tài năng của nghệ dân gian là sứcsống, linh hồn của hát Xoan

- Xoan với cuộc sống đương đại của người Phú Thọ và việc bảo tồn bằng yếu

tố con người

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghệ thuật trình diễn Hát Xoan và nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chuyên nghành như: Sưu tầm- điền dã

Nghiên cứu đề tài này, người viết đã đi thực tế ở làng Xoan An Thái- KimĐức, gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch là trùm phường và trực tiếp tham gialớp học để tìm hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật dân gian cổ độc đáo này.(Ngoài sưu tầm các bài hát do nghệ nhân cung cấp thì qua việc điền dã thực tếngười viết có nhiều kiến thức hơn trong các kiến giải)

- Phương pháp thống kê, tổng hợp

Trang 6

Để giải quyết đề tài :” Diễn xướng Hát Xoan trong đời sống đương đại( Nghiên cứu trường hợp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch)”, người viết phải bámsát tư liệu chia tách luận đề trên thành các thành tố lớn nhỏ từ đó đi sâu vàochi tiết và đi đến những nhận xét.

- Phương pháp so sánh loại hình và liên nghành

Khi nghiên cứu diễn xướng Hát Xoan từ truyền thống tới hiện đại người viết

có so sánh với một số hình thức diễn xướng như: Hát Quan họ, hát Ghẹo…đểlàm rõ đặc trưng và phương thức diễn xướng độc đáo và riêng biệt của HátXoan

6 Đóng góp mới của đề tài

- Góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của Phú Thọ

- Giúp những người tìm hiểu và yêu thích loại hình này hiểu rõ về nét đẹp vàsức sống của loại hình cũng như con người nơi đây

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục đề tài gồm ba chương:Chương 1: Hát Xoan- Nguồn gốc, quá trình phát sinh, phát triển

Chương 2: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch và việc diễn xướng hát Xoan

Chương 3 Nghệ nhân hát Xoan với vấn đề bảo tồn hát Xoan

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÁT XOAN: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH PHÁT SINH

PHÁT TRIỂN

1.1 Tên gọi

Hát Xoan có từ ngàn xưa gắn với ý thức và tâm hồn mỗi con ngườiPhú Thọ Nhưng cho đến nay xung quanh tên gọi của loại hình dân ca truyềnthống này có rất nhiều tên gọi khác nhau:

Dưới thời Lê sơ, khi mà các hình thức ca nhạc được gọi chung là “khúcmôn đình” theo nghĩa rộng của người Việt được thiết lập cùng với sự xuấthiện của các ngôi đình và các lễ nghi thờ thần do nhà nước quy định HátXoan mang 2 thông điệp về văn hóa: Đó chính là nội dung cầu chúc, khẩnnguyện, thờ lễ và trữ tình, giao duyên Nay cách gọi là hát Khúc đình môn(hát cửa đình) vì được trình diễn tại đình đền

Trong dân gian thống nhất gọi lối hát này là hát Lãi Lèn, vì bắt nguồn

từ câu hát đệm chính của Xoan: “Lý len… len là… lễ là… len hỡi là len…”

và cũng chính vì vậy mà ngôi miếu ở làng Phù Đức - nơi các phường Xoangốc đến hát đầu năm trước khi đi hát ở các cửa đình khác gọi là miếu Lãi Lèn[2;66-68]

Nam nữ hát đối đáp thường gọi hình thức dân gian truyền thống này là :

“Hát Đúm” bởi câu hát khi biểu diễn có lúc kết hợp lối chơi đúm trong cácđoạn đối đáp với quả đúm là một mảnh vải điều được cuộn tròn bên trongchứa trầu cau được hai bên nam nữ tung qua tung lại:

“ Đúm này em dặn thì ngheĐúm bay cho tới áo the đúm vàoĐúm vào người hỏi làm sao?

Em là quả đúm em vào kết duyênCành xanh lá phấn chỉ tấn tơ tần

Se một mối chăn loan gối phượngĐẹp no đôi, thương với nao nhớ với nàoKhoan khoan quả đúm đưa vào chàng có yêu chăng?”

Trang 8

Theo nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Khắc Xương: “Xoan thườngđược hát vào mùa xuân nên ngày xưa còn gọi là hát Xuân, đọc chệch ra thànhhát Xoan Hát Xoan là loại hình hát thờ vào mùa xuân và chỉ hát với đình chứkhông hát với miếu hay đền”[8;123] Và trong quá trình người viết đi điền dãcũng đã ghi nhận được quan điểm của cụ Nguyễn Thị Lịch: “Tên gọi HátXoan là tên gọi khác (nói chệch) của hai từ Hát Xuân hay Ca Xuân”, cụ còngiải thích thêm rằng: “do chữ “Xuân” là từ húy tên của một bà vợ vua Hùngnên khi hát ở cửa đình phải gọi thành chữ Xoan”

Hát Xoan có nhiều tên gọi khác nhau như vậy là bởi trong dân gian mỗilàng Xoan lại tồn tại những truyền thuyết về nguồn gốc Hát Xoan, thứ nữa là

do xuất phát điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, vì thếtên gọi “Hát Xoan” được gắn với loại hình dân ca nghi lễ này

Hát Xoan cũng như các loại hình dân ca khác, là một hiện tượng vănhóa dân gian của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, có nộidung tín ngưỡng với mục đích thờ thần, cầu thần ban phát phù trợ cho dânlàng tứ thời tiết lập, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, đông đàn dài lũ, nhânkhang thịnh vượng, quốc thái dân an…Trải qua tiến trình phát triển của lịch

sử, từ thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay hát Xoan vẫn tồntại và đang hiện diện với nghệ thuật đặc sắc riêng biệt về đặc điểm cũng nhưbản chất

1.2 Nguồn gốc

Theo Giáo sư Đặng Hoành Loan là một nhà nghiên cứu văn hóa,hiểu và tiếp xúc với Hát Xoan đã 30 năm Ông quan điểm: “ Hát Xoan có từrất lâu đời, là hình thức chỉ dùng để hát thờ vua Hùng tại các miếu cổ là nơithờ vua Thời Lê, khi đình làng phát triển, Hát Xoan đi từ miếu cổ thành cácphường Xoan, đi diễn khắp các đình làng , thời đó Hát xoan có hát thờ thêmcác tướng lĩnh” Quan điểm của giáo sư cho rằng hát xoan có từ lâu đời gắnvới quá trình dựng và giữ nhà nước Theo phương thức truyền khẩu, truyềnnghề có lịch sử lâu đời và có vị trí trong đời sống văn hóa, trong tập tục của

Trang 9

cộng đồng như: Quan họ, hát Ghẹo, hát Dậm, Ca trù… thường gắn với nhữngtruyền thuyết, huyền thoại, dã sử nhằm giải thích nguồn gốc [18;49] Xungquanh vấn đề nguồn gốc Hát Xoan có khá nhiều truyền thuyết và huyền thoại.

Theo truyền thuyết Hùng Vương, “hát Xoan” có từ thời dựng nước với

sự tích: Ngày xưa, có ba anh em vua Hùng đi tìm đất qua thôn Phù Đức vàobuổi trưa và có nghỉ lại một khu rừng gần thôn Từ khu rừng, các vị nhìn rabãi cỏ trước mặt thấy có đám trẻ chăn trâu vừa chơi, vừa hát, vừa đánh vật,kéo co Thấy vậy, Đức Thánh Cả liền bảo những người đi theo đem những bàihát mà họ biết dạy thêm cho lũ trẻ Từ đó về sau hàng năm cứ đến ngày 30tháng Chạp âm lịch, dân làng phải làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa vàthịt bò cúng vào buổi chiều ở miếu “Lãi Lèn” để thờ Đức Thánh Cả (vì dântrong thôn đã đãi Đức Thánh Cả hai món đó) Tới ngày mồng hai, mồng batháng giêng âm lịch thì dân Phù Đức mở hội cầu, trong hội cầu họ diễn lạicảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bãi Lệ hàng năm phải hát xướng, cầuchúc bắt nguồn từ sự việc ấy [15; 72]

Dân làng Thét xã Kim Đức- Việt Trì kể rằng: Thời xưa có một năm dânlàng Phù Liên thuộc xã Kim Đức ngày này, cử người sang làng Tử Du (thuộchuyện Lập Thạch ngày nay) lấy gỗ về làm đình Trong khi đang làm gỗ cóngười làng Tử Du cất tiếng hát nghêu ngao, lúc kéo gỗ về làng lại thấy dấuchân lạ in trên gỗ Từ đó về sau dân làng Tử Du sống không yên, gặp tai họa,trắc trở Để cuộc sống an lành trở lại an khang no đủ, hàng năm vào ngày hộihội, dân làng Tử Du sang đón phường Xoan bên Phù Liễn sang hát thờ và hailàng giao ước kết nghĩa.[15;72]

Dân làng Cao Mại nay thuộc xã Việt Tiến huyện Phong Châu có truyềntục một câu chuyện truyền thuyết liên quan đến tục Hát Xoan: Đức thánhHùng tức Vua Hùng có một người con gái lấy Đức Thánh Phù tức Chử Đồng

Tử, một hôm Đức thánh Phù đưa vợ đi du xuân qua vùng đất Phù Ninh chơi.Đang đi chơi thì vợ đau bụng trở dạ, đã có nhiều phương thuốc cứu chữanhưng vẫn không dứt cơn đau, nhưng khi đi qua đường An Thái nghe thấy

Trang 10

tiếng hát của người đàn bà ru con thì cơn đau dịu lại Đức Thánh Mẫu cho gọingười đàn bà đến vừa hát vừa dìu mình về nhà, và ngày mồng 6 tháng Giêngthì đẻ Đức Thánh Mẫu sinh được 12 người con trai sau lớn lên cùng cha đibình giặc Thục Khi Đức Thánh Mẫu mất đi, dân Cao Mại lập đền thờ Hàngnăm vào ngày hội làng mồng 6 tháng Giêng có tục rước kiệu ông, kiệu bà vàđón phường Xoan bên An Thái sang hát thờ và vui chơi [15;74]

Lại có một truyền thuyết khác cho rằng, vợ vua Hùng mang thai đã lâu,đến ngày sinh đẻ, đau bụng mãi mà không sinh được Có một người con gáihầu tâu với vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp múa giỏi hát hay, nên đónnàng đó về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được Vợ vua nghe lờicho mời nàng Quế Hoa tới Quế Hoa ở trong một làng tre gần Phong Châu,vâng theo lời triệu đến hầu vợ vua Hùng Bấy giờ vợ vua Hùng đang lên cơnđau dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường múa hát Quế Hoa môi

đỏ mắt trong, tóc dài da trắng, vâng lời tay múa miệng hát bước đi bước lạitrước giường, giọng hát trong vắt khi cao khi thấp như chim lượn như suốichảy, tay uốn chân đưa người mềm như tơ dẻo như bún, ai cũng phải mê VợVua mải nghe hát xem múa không thấy đau nữa bỗng chốc vui vẻ, và sinhđược ba người con trai tuấn tú khác thường Vua Hùng vui mừng, hết lời khenngợi Quế Hoa, truyền cho các công chúa và cung nữ đều học hát điệu hát này.Lúc Quế Hoa hát chầu vợ vua Hùng là vào mùa Xuân nên vua đặt tên các lànđiệu múa, hát đó là hát Xoan Chữ Xoan là từ chữ Xuân đọc trệch ra (Lời mởđầu bản Xoan gốc của ông Nguyễn Tất Thắng của phường Xoan An Thái)

Ta nhận thấy các truyện kể ở thôn Phù Đức, Cao Mại có liên quan đếnthời điểm lịch sử tồn tại của tục Hát Xoan là thời các vua Hùng cách đâykhoảng 4000 năm Truyện kể của các nghệ nhân phường Xoan An Thái cóliên quan đến thời điểm lịch sử tồn tại của lối hát này là triều Lý khoảng thế

kỷ XII Qua các truyền thuyết, truyện kể nơi nào cũng coi mảnh đất của mình

là nơi phát tích của tục “Hát Xoan”, song truyền thuyết huyền thoại thường là

mô phỏng, điển hình tìm hiểu hóa sự việc sự kiện ý tưởng nào đó của nhân

Trang 11

dân chứ không phải là một sử liệu vững chắc cụ thể Một đặc điểm chung hợp

lý nói lên cốt lõi của tục Hát Xoan từ những truyền thuyết đó là: Lối hát nàychỉ có thể sinh ra khi việc tế thần cấu mong cuộc sống no đủ an khang trongcộng đồng làng xã đã trở thành tập tục

Để làm rõ nguồn gốc và quá trình phát triển của hát Xoan, bên cạchviệc tìm hiểu các cơ tầng văn hoá, tín ngưỡng, tìm hiểu các dấu vết lịch sửtrong đó nổi bật lên văn hóa Nho giáo ở thế kỷ XV.(Theo tác giả Tú Ngọc

trong cuốn: Hát Xoan): “Chúng ta phải biết gắn với diễn trường của nó là

không gian hành lễ mà nổi bật là kiến trúc đình làng Để tìm hiểu các dấu vếtlịch sử, thần phả, thần tích, trong đó nổi bật là văn hoá của người Việt cổ vàvăn hoá Nho giáo ở các thế kỷ sau, chúng ta cần tiếp cận vấn đề ở mộtphương diện khác Đó là sự so sánh, đối chiếu giữa Hát Xoan và một số hìnhthức diễn xướng cùng loại, trong văn hoá dân gian người Việt ở trung du,đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Trung Bộ” Với cách tiếp cận này,không những chúng ta có thể làm sáng tỏ vấn đề nguồn gốc, quá trình pháttriển mà còn giúp ta làm sáng tỏ hơn nữa bản chất, đặc trưng thể loại của hátXoan, một loại hình dân ca nghi lễ - phong tục.[15;82-85]

Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về sự ra đời của hình thức nghi

lễ trong hát Xoan, với những sự so sánh, đối chiếu giữa các lối hát, cách trìnhbày của từng làn điệu So sánh lối diễn xướng, trình tự các tiết mục trong hátXoan với dân ca các vùng sẽ thấy rất rõ những điểm tương đồng và khôngtương đồng giữa chúng “Điều tương đồng nói lên nguồn gốc ban đầu củanhững lối hát này là nó đều xuất phát từ tín ngưỡng thờ tế thần linh, tổ tiên,thành hoàng… Chức năng ban đầu và chức năng xuyên suốt của chúng làphục vụ và bám sát nghi thức tế lễ, rồi trên cơ sở đó kết hợp với sinh hoạt vănhoá, giải trí Những chỗ khác nhau ngày càng sâu và càng rộng, tạo ra vị thếđộc lập của mỗi hình thức diễn xướng, do chúng phát triển trong những điềukiện kinh tế - xã hội khác nhau và đi theo khuynh hướng nội sinh và ngoạisinh khác nhau Trong phần này, người ta thường chỉ đề cập đến một số loại

Trang 12

hình thức diễn xướng thể hiện phong tục, tập quán và tín ngưỡng tôn giáotrong phần nghi lễ của hát Xoan” [15; 83].

Trên Đất Tổ Hùng Vương, hát Xoan là một loại dân ca nghi lễ, còn gọi

là “hát cửa đình”, nên chỉ hát vào những ngày có hội đám tế thần ở đình làngvào mùa xuân hàng năm, chứ không được hát ở trong nhà và những nơi khác.Hát Xoan là hát những lời chúc tụng, cầu khẩn và được trình diễn theo đúngnghi thức, nó được hát ở giữa đình gọi là “đình trung” Người ta thường hátvào lúc chiều tối chứ không bao giờ bắt đầu vào sáng sớm hoặc giữa trưa Đó

là những quy định về thời gian và không gian Ai hát, hát như thế nào thì cũngtheo những lề lối riêng Người trùm phường xoan mở đầu cuộc sinh hoạt nghệthuật dân gian này bằng một điệu hát chúc, đứng ở trước hương án, sau đó

một “kép” khoảng 16 -18 tuổi ra “Giáo trống” và “Giáo pháo” Kép hát là

một người quấn khăn lượt hoặc đội khăn xếp, áo dài the thâm, quần trắng, cổquàng khăn dải nhiễu điều, đeo trước bụng một chiếc trống vừa hát vừa múa

Nghi lễ tiếp đó là hát đến “Thơ nhang”, phần này do 4 cô đào trẻ và xinh, đầu

đội khăn nhung, quần láng, thắt lưng nhiều màu đứng thành hàng ngang trướchương án, tay cầm quạt xoè ra trước mặt như dâng hương, vừa hát, vừa múa,chân bước theo nhịp trống, đội hình tiến lên, lùi xuống nhịp nhàng theo đội ca

nhạc Các phần tiếp theo sau là hát” Đóng đám”, rồi đến “ Hát cách” với 14

quả cách (đây là những bài thơ dài do đào và kép hát xen kẽ nhau) theo trình

tự đã qui định, sau đó vào hát thi Nếu năm đó dân làng không mở cuộc thihát thì có thể chuyển sang “hát đúm” và “chơi đúm”, rồi hát đến các “giọngvặt” Các đào kép lúc này thường chia ra làm 3 nơi để làm nòng cốt trong cáctrò chơi như chơi đúm, gài huê, xin huê, đố chữ, giã cá…[19;39]

Với những giọng lề lối này, nội dung nói lên những cảm xúc của conngười trước thần linh, sau đó là ngợi ca thánh thần Những lời ca này thường

là có sẵn Đào và kép hát xen kẽ, lúc phụ hoạ, lúc hát đuổi nhau Phần múahát các giọng vặt kèm trò chơi tạo nên một cảnh tượng đông vui rộn ràng,

Trang 13

khoẻ mạnh, gây được không khí tưng bừng cho ngày hội Chính vì thế, hát

Xoan được xem như một dạng thức “Hội Làng”[18;308]:

“ Hội làng là một sinh hoạt tổng hợp mang tính nguyên hợp folklore,bao gồm nhiều thành tố: nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo, mỹ thuật, âm nhạc, vũđạo, trò diễn, sân khấu các nghi thức biểu hiện của nó là rất linh hoạt giữacác yếu tố: nói, kể, hát, diễn, trưng bày GS.TSKH Phan Đăng Nhật chorằng: "Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phongtục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội - lịch sử quantrọng của dân tộc" "Lễ hội là một bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàngsống về đời sống tinh thần của người Việt"

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, ra đời vàphát triển trong xã hội loài người, hầu như quốc gia nào cũng có Khởiđầu, hình thức sinh hoạt văn hoá này tồn tại với nhiều tên gọi khác nhaunhư: hội làng, hội xuân, hội mùa, diễn xướng tín ngưỡng phong tục, tròdiễn dân gian, trò trình nghề, bách nghệ khôi hài v.v… Khoảng cuối thế

kỷ XX, người ta mới thống nhất lấy một cái tên, gọi chung thuật ngữ :

lễ - hội Ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một thành tố gần

gũi, thiêng liêng Giống như tất cả các lĩnh vực folklore, lễ hội là một

hệ thống văn hoá dân gian mở, luôn luôn có sự cải biên, chọn lọc, loại

bỏ, sửa chữa và lấp đầy, nghĩa là nó luôn vận động trong thời gian vàkhông gian, với một quá trình hợp biến văn hoá lâu dài tuỳ theo hoàncảnh và “thổ ngơi” cụ thể cũng như thời điểm lịch sử nhất định Quadòng sông thời gian, qua những giai đoạn phát triển cụ thể, lắng đọng

trong lễ hội cổ truyền là “những lớp phù sa văn hoá” khác nhau, trong

đó chồng, lợp các tầng, vỉa văn hoá của cả quá khứ và hiện tại Tuyvậy, một lễ hội cổ truyền tồn tại đến hôm nay, nó luôn không mất đi

“diện mạo ban đầu”, tức là nó không bị phá vỡ cấu trúc của hai bộ phận

cơ bản: phần lễ và phần hội, mặc dù có thể có những thay đổi, biến

tướng nhất định Chính vì vậy, lễ hội cổ truyền là một kho tàng tri thức

Trang 14

bách khoa, nó thực sự là một bảo tàng văn hoá của dân tộc Việt Namnhiều thời đại [18;8].

Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinhthần và vật chất, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường.Hát Xoan một hình thức ca hát phát sinh từ lễ hội với dấu ấn của tín ngưỡngthờ vật tổ, thờ thần lúa, thần lửa biểu hiện rõ nhất trong bài “Giã cá” với kếtcục bắt được “cá” đưa lên thờ trên hương án; Tín ngưỡng phồn thực biểu hiệntrong hát Xoan phản ánh cách nhìn của người nguyên thủy trước sự hìnhthành và phát triển của thế giới tự nhiên, sự thần kỳ hóa tính giao nam nữ đạttới những mong muốn, ước nguyện về sảm xuất “ Hòa cốc phong đăng”, “Thóc lúa đề da”, “ Lắm của đông con”…; Tín ngưỡng tổ tiên đan xen vào hệtín ngưỡng của tục hát Xoan, nổi bật và xuyên suốt hơn cả trong hệ tínngưỡng của Hát Xoan là tín ngưỡng Thành hoàng” [15; 76]

Trong nội dung một số bài bản, lời ca của Hát Xoan có nhắc tới triều

đại nhà Hậu Lê trong Giáo trống, giáo pháo:

sử lời ca và với sự ngự trị , sự gắn bó của Thành hoàng và vị trí trung tâm củađình làng đối với thể loại dân ca nghi lễ này

Đến đây ta thấy rõ ràng là quá trình phát sinh phát triển từ văn hóa bảnđịa dân gian đến sự thâm nhập của văn hóa Nho giáo đều mang đến cho Xoan

sự phong phú đa dạng Và nguồn gốc Xoan không còn mơ hồ như nhiềungười tưởng nữa

Trang 15

Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địabàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước Các làng này nốinhau thành một dải, vắt từ sông Lô sang sông Thao, vòng phía trước núi Hùng

- nơi có Đền Hùng, mộ Tổ - như một chuỗi ngọc trai Chỉ trừ xã Tây Cốc lùi

xa về Tây Bắc và Tử Du, Hoàng Thượng, Hạ Chuế (nay là tỉnh Vĩnh Phúc).Chính vì vậy, hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đạibình minh dựng nước Những dấu tích văn hóa Văn Lang-Hùng Vương cũngđược bảo lưu trong các lễ hội vùng Xoan Hầu hết các làng Xoan giữ cửa đìnhđều thờ các nhân vật thời Hùng Vương và các Vua Hùng [10; 26]

1.3 Môi trường sinh tồn

1.3.1 Sơ lược về địa lý- con người Phú Thọ

Từ ngàn năm về trước cho đến nay Phú Thọ đã trải qua nhiều lần biếnđổi địa giới, chẳng những địa giới có quy mô toàn tỉnh mà địa giới nhiềuchâu, huyện, làng, xã cũng có sự xê dịch đổi thay tùy theo những yêu cầu vềtrị an, về tổ chức hành chính của hệ thống chính quyền Nhưng sự thay đổi địagiới hành chính không làm thay đổi diện mạo Folkore vốn có quy luật vậnđộng bảo tồn và phát triển: Năm 1977, Phú Thọ được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phútheo đó là sự phân tách một số huyện trong tỉnh như Huyện Phong Châu táchthành: Phù Ninh và Lâm Thao; Huyện Tam Thanh tách thành: Tam Nông vàThanh Thủy…Mặc dù vậy Phú Thọ- vùng văn hóa cội nguồn của dân tộc vẫnluôn giữ được những nét văn hóa phong phú , đa dạng nhưng rất độc đáo củađịa phương mình Phú Thọ ngày nay là một tỉnh vào loại lớn, có thành phốViệt Trì, thị xã Phú Thọ và 10 huyện: Đoan Hùng, Phù Ninh, Lâm Thao,Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh Sơn, YênLập Với trên dưới 300 thị trấn xã phường, về đại thể Phú Thọ có vùng rừngnúi giống mạn ngược, có vùng đồi gò đặc trưng của trung du, có vùng đồngbằng giống miền xuôi

Vùng đồi gò bao gồm các huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sông Thao,Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh… Và bao gồm cả một phần diện

Trang 16

tích các sông Chảy, sông Lô, sông Thao, sông Đà Đồi san sát nhau quanh cochỗ quàng ra chỗ vòng vào như sóng lượn Phần lớn đồi gò cao khoảng 50-60m, càng rời xa sông đi sâu vào đất liên phía núi rừng càng lắm đồi gò.

Vùng đồng bằng của Phú Thọ là đỉnh châu thổ Sông Hồng gồm mộtphần huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông gắn liền một phần huyện TamĐảo, Vĩnh Lạc (thuộc Vĩnh Phú cũ) Nơi đây có những thửa ruộng bậc thang,những cánh đồng mênh mông liền bờ nhiều xã, những bãi bồi trải dài dọc haitriền sông Thao, sông Hồng [10; 31]

Qua sơ lược về cảnh quan, diện mạo của Phú Thọ ta thấy từng vùng,từng khu vực có những sắc thái văn hóa dân gian riêng, gắn với cảnh quan địa

lý từng vùng cụ thể Theo số liệu của Phòng văn hóa Việt Trì trên địa bànthành phố hiện có tổng số 175 di tích trong đó có 32 di tích đã được xếp hạngcấp tỉnh và 14 di tích xếp hạng cấp Quốc gia Tất cả đã tạo thành một vùngvăn hóa dân gian chung độc đáo, những tên làng, tên núi, tên sông đã đi vàolịch sử dân tộc: Làng Hương Nha- Hiền Quan (huyện Tam Nông) là nơi các

bà Xuân Nương, Thiều Hoa chiêu mộ và rèn luyện quân sỹ rồi theo Hai BàTrưng khởi nghĩa đáng Tô Định; Cầu Xa Lộc (xã Tứ Xã- Lâm Thao) nơi quânnhà Lê đánh tan một vạn quân Minh từ Vân Nam sang tiếp viện thành ĐôngQuan; Vùng Tiên Động (Sông Thao), Sông Lô (vùng gò Đồn- Đoan Hùng)đều là những nơi ghi dấu ấn lịch sử dân tộc Nhưng tiêu biểu nhất là khu ditích lịch sử Hùng Vương, gồm núi Hùng, đền Hùng ở xã Hy Cương- huyệnLâm Thao Núi Hùng cao nhất trong vùng này- 175m so với mặt nước biển,

có đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và đền Giếng Đây là khu di tích lịch sửHùng Vương được đồng bào cả nước trân trọng, ngưỡng mộ và tự hào “Nơiđây là cái nôi, là cội nguồn của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam” (LêDuẩn- Báo Nhân dân ngày 19/05/1997) Hàng năm vào ngày giỗ Tổ- mồng 10tháng 3 âm lịch, con cháu khắp nơi tìm về đền Hùng thăm mộ Tổ, tưởng nhớcông ơn tổ tiên, đồng thời là một dịp đi thăm di tích lịch sử ngắm nhìn cảnhđẹp non sông Nơi đây thực sự đúng là: “Một miền cao quý của cả một xứ sở

Trang 17

ngàn đời nay lao động và chiến đấu, dựng nước và giữ nước với trái tim yêunước nồng nàn…” (Lê Hảo- Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước.

H Thanh Niên- 1982)

Con người nơi đây bao đời luôn gắn bó với mảnh đất giàu truyền thốngnày, từ trong lao động mà hình thành nên những điệu dân ca Trải qua hàngngàn năm lịch sử, các thế hệ người dân Phú Thọ luôn thể hiện đức tính củacon người Việt Nam đặc trưng sâu đậm nhất là đức tính cần cù, sáng tạo tronglao động sảm suất, nét đặc trưng cơ bản nữa là tinh thần đoàn kết, tương thân,tương ái đồng lòng xây quê hương no ấm, hạnh phúc Với vị trí địa lý thuậnnơi, người dân tinh nhạy trong văn hóa truyền thống đã giúp bản sắc đượcphát huy với những phong tục tập quán lâu đời: lệ vào giáp, lệ mua Nhiêu và

Tư văn, lệ khao vong; Cùng tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, thờ cúng thànhhoàng làng; Hay những lễ hội văn hóa bản địa mang tính nguyên sơ Điều nàygiúp Phú Thọ phát huy thế mạnh văn hóa của vùng và tạo điều kiện giao lưuvới các vùng văn hóa khác

1.3.2 Phú Thọ- Một vùng văn hóa dân gian

1.3.2.1: Vùng văn hóa là gì?

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất của đất nước ta Nềnvăn hóa ấy hình thành trong sự nghiệp trường kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc,thể hiện bẳn sắc chung của dân tộc Việt Nam của 54 tộc người sống trên đấtnước Việt Nam Nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam được biểuhiện với những sắc thái đa dạng ở các vùng văn hóa khác nhau trên đất nướcViệt Nam Trong cuốn “ Các làng văn hóa dân gian Phú Thọ” chia ra thànhsáu vùng văn hóa, mỗi vùng văn hóa có điều kiện lịch sử- kinh tế đặc trưng.Vậy thì “Vùng văn hóa” là gì? Để từ đây chúng ta hiểu rõ về từng vùng miềnvăn hóa trên đất nước

Trong cuốn “ Các vùng văn hóa Việt Nam” của GS Đinh Gia Khánh và

Cù Huy Cận ( NXB Văn học- 1995) khi nói về vùng văn hóa các tác giả quanniệm rằng: “ Mỗi vùng văn hóa gắn với từng môi trường tự nhiên cụ thể, với

Trang 18

từng tiến trình lịch sử cụ thể cho nên có sắc thái riêng Những sắc thái riêng củacác vùng văn hóa trên đất nước Việt Nam, không tách rời bản sắc chung củavăn hóa Việt Nam mà chỉ làm cho sắc thái chung đó thêm phong phú” Các tácgiả có đưa ra khái niệm vùng văn hóa: “ Vùng văn hoá chỉ một không gian cónhững tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống …; ở đó từ lâu đã

có những mối quan hệ về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, giữa các cộng đồngcùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại nêntrong vùng đã hình thành những đặc trưng chung thể hiện trong sinh hoạt vănhóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng vănhóa khác” Việc phân vùng văn hóa dân gian chỉ nên hiểu ở mức độ tương đối,tôi theo quan điểm của giáo sư về khái niệm vùng văn hóa Xét trên những đặcđiểm phân vùng văn hóa dân gian ta thấy Phú Thọ thỏa mãn những tiêu chí cótính chất lý luận về vùng văn hóa dân gian ở trên:

Phú Thọ nằm trong vùng văn hóa châu thổ Sông Hồng là vùng đồngbằng thuộc thượng lưu những dòng sông Hồng, sông Mã, với cư dân chủ yếu

là người Việt và nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước Châu thổ Bắc Bộ làvùng văn hóa- lịch sử cổ, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, là trung tâm củacác nền văn minh lớn Đông Sơn, Đại Việt , có truyền thống văn hóa dân tộcbền chắc vừa thích ứng kịp thời với những biến động lịch sử vừa đóng vai tròđịnh hướng cho đường đi của dân tộc và đất nước Nơi đây được thiên nhiên

ưu ái tạo nên nhiều làng văn hóa, nhiều vùng văn hóa dân gian…Nhiều làng

xã có nhiều dấu tích vật chất và tinh thần có liên quan tới các nền văn hóaPhùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn và thời đại các vua Hùngdựng nước Đây là vùng đất có sức hút những tinh hoa muôn nơi rồi từ đó lạitỏa đi muôn nơi những giá trị văn hóa, khiến nó trở thành biểu tượng cao đẹpcủa văn hóa truyền thống Việt Nam

1.3.2.2 “Vùng văn hóa”- Hát Xoan

Các làng Xoan nằm trên địa bàn xưa là nước Văn Lang Đây cũng làvùng dày đặc các di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò

Trang 19

Mun nói lên bước phát triển văn hoá của người Việt cổ từ xã hội công xã thịtộc nguyên thuỷ tới nhà nước Văn Lang, từ những công cụ thô sơ với hòn đácuội cho đến một nền văn hoá đồng thau rực rỡ Căn cứ vào sự trùng hợp giữacùng Xoan và vùng văn hoá khảo cổ, những phát hiện khảo cổ về nền văn hoáVăn Lang chúng ta có thể nhận xét: Vùng Xoan là vùng văn hoá cổ có mộttruyền thống văn hoá rất lâu đời hình thành từ bình minh dân tộc Tính chất cổ

sơ của địa bàn Xoan cũng như tính truyền thống của văn hoá đã tạo nên nếpsinh hoạt và văn hoá vùng Xoan Những vùng Xoan là vùng văn hoá lễ hội, cóthể nói là tiêu biểu được cho văn hoá Hùng Vương Đất Tổ với tính cổ sơ vàtính truyền thống, với sự phong phú về trò chơi, trò diễn Những dấu tích vănhoá Văn Lang cũng được bảo lưu trong các lễ hội vùng Xoan [6; 32]

Như vậy là Xoan đã tạo được mặt bằng ca hát dân gian “của mình” tạo

những năm 60 và 70 của thế kỷ này các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dângian đã thống kê được khoảng 21 cửa đình của làng- xã trong tỉnh trước đây

có tục Hát Xoan với 4 làng có những người đi hát gọi là phường hoặc họXoan đó là:

1: Làng Kim Đới2: Làng Phù Đức3: Làng Thét4: Làng An TháiĐều thuộc Phong Châu- Phú Thọ, người ta gọi đây là vùng “ Xoan gốc” nằmtrong cái nôi của đất Văn Lang và Phong Châu xa xưa

Các đình làng hàng năm tổ chức lễ hội có mời phường Xoan đến hátthờ gồm 17 làng cùng tục giữ cửa đình gồm có:

1 Làng Tử Đà (xã Tử Đà)

2 Làng Phù Ninh (xã Phù Ninh)

3 Làng Y Kỳ (xã An Đạo)

Trang 20

4 Làng Tiên Du (Kẻ Nghè, xã Tiên Du).

5 Làng Cao Mại (Kẻ Vây, xã Cao Mại)

15 Làng Nông Trang (xã Minh Phương)

16 Làng Dữu Lâu (xã Dữu Lâu)

17 Làng Hương Nộn (Kẻ Xoan, xã Hương Nộn) [8; 42]

Mở đầu cho mùa hát và để đón chào năm mới, các họ Xoan lần lượt hátkhai xuân ở đình miếu làng nhà Hát đình nào là bốn họ cùng hát, ngày mồngmột tết các họ ở đình An Thái, rồi tới Kim Đới, Phù Đức và Thét Từ ngàymồng năm tết âm lịch cả bốn phường Xoan đều khăn gói lên đường làm mộtchuyến du xuân đến hát ở các đình “nước nghĩa” cho đến hết mồng 10 tháng 3

âm lịch vào dịp hội đền Hùng Có năm các phường Xoan về đền Hùng háttrong ngày chính hội (10/3) và đánh đu tiên, hát ru…Cụ thể ta xem ở dưới đểthấy được địa bàn cũng như môi trường sinh tồn của hát Xoan được rõ rànghơn nữa

Mồng 5 tháng giêng hát ở đình các làng Tử Đà, An Đạo, Tiên Du, PhùNinh (huyện Phù Ninh) và Cẩm Đội (xã Thụy Vân- Việt Trì)

Mồng 6 tới mồng 10 tháng giêng hát ở các đình: Cao Mại (huyện LâmThao), Nha Môn (huyện Phù Ninh), Dữu Lâu, Nông Trang (Việt Trì) và ởHoàng Thượng, Hạ Chuế( huyện Vĩnh Lạc thuộc Vĩnh Phúc cũ)

Trang 21

Từ 12 tới 15 tháng giêng hát ở các đình Y Kỳ xã An Đạo (huyện PhùNinh), Hữu Bổ xã Kinh Kệ (huyện Lâm Thao) và Tây Cốc (huyện ĐoanHùng).

Trong hai tháng âm lịch hát ở các đình: Đức Bác (huyện Lập Vĩnh Phú cũ), Hương Nộn (Tam Nông), Thanh Đình (Lâm Thao) Điểm hátcuối cùng là Tử Du (Lập Thạch- Vĩnh Phú cũ) [8;23-68]

Thạch-“Vùng hát Xoan” mang trong mình những lệ làng, những tục lệ như:Tục giữ cửa đình và kết nghĩa, tục lệ đưa đón tiếp đãi”…Tục giữ cửa đìnhtheo Nguyễn Khắc Xương trong cuốn [8;25] có liên quan tới tục “nướcnghĩa”: Xoan giữ cửa đình nào là kết nghĩa với làng ấy, dân ấy Kết nghĩa củaXoan là kết nghĩa giữa họ Xoan với làng Xoan mà Xoan giữ cửa đình “Dânvới họ, họ với dân, cột đồng bia đá ở đời với nhau” Ta nhận thấy rằng tục kếtnghĩa của Xoan có khác với tục kết nghĩa ở nông thôn thời trước là kết nghĩagiữa các làng với nhau Hát Xoan không có tục kết nghĩa giữa hai làng mà chỉkết nghĩa giữa họ Xoan với làng kết nghĩa, không phải kết nghĩa giữa hai dân

mà là giữa dân với họ:

“Ba hàng già trẻ khang ninhBên dân bên họ thái bình hơn xưa”

Trong quan hệ kết nghĩa này, bao giờ dân địa phương cũng là vai anhcòn họ Xoan là vai em : “Dân là con trưởng, họ là con thứ” và kết nghĩa lâudài mãi mãi:

“Ca Xoan tiệc hát thờ thầnCao Mại, An Thái hai dân họ tràngMỗi năm mỗi một lần sang

Giao lân họ tràng tình nghĩa dài lâu”

Tục lệ đưa đón, tiếp đãi trong dịp làng mở hội các làng kết nghĩa vớiXoan đón Xoan đến hát việc này do ông trùm “cầu hội diện” (bàn bạc vớinhau) với những làng nước nghĩa Sau các cuộc hát phường Xoan được đưađến nơi nghỉ riêng,nơi ăn riêng, đến bữa có người mang cỗ đến nhà Xoan nghỉ

Trang 22

ngơi mời Xoan, họ Xoan ăn riêng với nhau, trùm cũng ăn cùng đào và kép.Xoan đến hát ở đâu cũng được thù lao có khi là tiền, khi là gạo là ngô và một

cỗ xôi gà…Ở tất cả các xã đều có một khoản thù lao đặc biệt cho trùm Xoan

là thù lao hai bài hát: Nhập tịch và chào giã Đào Xoan được thưởng tiền khihát chúc rượu, khi hát phú lý và hát đúm

Hát Xoan thuộc loại hình dân ca phong tục, những tục lệ ấy vừa phảnánh những đặc trưng của nông thôn thời phong kiến vừa phản ánh nét riêngcủa “vùng văn hóa Xoan” Dân ở đây thường không giàu về vật chất bởi trongmột năm có tới 3 tháng đầu năm và hai tháng cuối năm phường Xoan đi hátnhư vậy mọi công việc về nông nghiệp không được chú trọng mà đi hát ởnhững làng “kết nghĩa” thù lao cũng không nhiều có khi chỉ nuôi đủ phườngXoan trong một số ngày đi hát còn lại phần ít chia đều cho mọi người trongphường và giữ lại “quỹ” để duy trì phường Xoan cho mùa sau

Vùng đất hát Xoan mang nhiều dấu tích của kinh tế và sinh hoạtnguyên thủy với những phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền tồn tại lâudài Mặc dù có sự thay đổi địa giới Phú Thọ được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phúcho nên phạm vi và một số vùng Xoan không còn được giữ nguyên như trướcnhưng vùng xoan gốc là Phù Đức, Kim Đới, An Thái và Thét vẫn nguyênvẹn, nằm sát trung tâm là thành phố Việt Trì Bên cạnh đó hát Xoan còn tồntại và phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh nổi bật là Phù Ninh, Lâm Thao, TamNông…Như PGS Tú Ngọc (Ban tư tưởng và văn hóa Trung ương) nhận xéttrong hội thảo khoa học dân ca xoan ghẹo Vĩnh Phú tháng 11 năm 1994:

“Trong hệ dân ca nghi lễ phong tục vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ HátXoan có sự phát triển quy mô nhất về mặt địa bàn, bài bản và cách diễnxướng…”

- 1.4 Di sản Hát Xoan

Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thànhhoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểudiễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ một tỉnh

Trang 23

thuộc vùng trung du Việt Nam Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của

Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổchức tại Bali – Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã đượccông nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại [4; 19]

Hồ sơ hát xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO đểđược công nhận là:

 Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đờinày qua đời khác

 Sức sống mạnh mẽ của hát xoan cũng như các cam kết bảo vệ nghệthuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại

 Đây là một số ít những hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ của hộiđồng tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó

Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất TổHùng Vương Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, làhát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa Nguồn gốc củaHát Xoan gắn với những giai thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước Cáclàng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nướcVăn Lang Vì vậy hát xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thờiđại bình minh dựng nước

Hát Xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị, đạo lý của ViệtNam khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Ngày24/11/2011, Hát Xoan được chính thức công nhận là di sản phi vật thể là mộtthành công rất lớn

Trang 24

CHƯƠNG 2: NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH VÀ VIỆC DIỄN

XƯỚNG HÁT XOAN

2.1 Khái niệm diễn xướng

Thuật ngữ “ diễn xướng” đã trở nên phổ biến trong những năm gần đâytrong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, văn học, xã hội học, dân tộchọc…

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương đi vào phân tích hai vế hợp thành kháiniệm là “ diễn” và “ xướng” trong đó xướng là nghệ thuật của âm thanh, diễn

là nghệ thuật của âm thanh và động tác [8; 56]

Diễn xướng theo tác giả Đặng Văn Lung như nhịp cầu trung gian nốiliền sáng tác với thưởng thức (báo điện tử số 16)

Tôi tán đồng với quan niệm của Ngô Đức Thịnh khi ông cho rằng diễnxướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, là môi trường thể hiện, tồn tại, lưutruyền và biến đối của văn hóa dân gian Ở góc độ khác diễn xướng là phươngthức biêu hiện cụ thể bao gồm những hành động, lời nói nhằm biểu đạt mộtthông tin nào đó giữa một người hay một nhóm người với cộng đồng

Diễn xướng Hát Xoan rất phong phú liên quan đến những tín ngưỡngphồn thực, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ vật tổ Từ phươngthức diễn xướng ta thấy môi trường tồn tại, hành động lời ca của các nghệnhân và lý giải được rõ ràng sức sống bền bỉ của loại hình nghi lễ trước cácloại hình nghệ thuật hiện đại

2.2 Diễn xướng hát Xoan

2.2.1 Diễn xướng truyền thống

Diễn xướng hát Xoan xưa đều được tổ chức trong các hội hèđình đám, những ngày vui xuân sau thời kỳ lao động vất vả Hình thức dân canày ít được hát trực tiếp trong lao động sảm xuất mặc dù nó bắt nguồn từ laođộng Hát Xoan mang những đặc điểm hình thức cũng như diễn xướng nhấtđịnh: Hát Xoan thường được diễn xướng vào thời gian nhất định, hát ở nhữngđịa điểm nhất định, tổ chức chặt chẽ, làn điệu phong phú…Trong giới hạn bài

Trang 25

viết người viết sẽ trình bày diễn xướng truyền thống tại cửa đình theo lề lối đãđược quy định từ trước, trình tự hát Xoan quy định ba phần rất chặt chẽ, hìnhthức diễn xướng của Hát Xoan được thể hiện qua các phần: Phần mở đầu: Cácnghi lễ tôn giáo những bài hát “Giáo trống”, “Giáo pháo”, “Thơ nhang”,

“Đóng đám” Phần trình diễn các quả cách và phần hát hội Với đặc trưngdiễn xướng có quy mô luật lệ khá chặt chẽ, theo trình tự các phần không thểđảo lộn:

Phần mở đầu lễ nghi tôn giáo:

Hát Xoan hát những lời chúc tụng, cầu khẩn và được trình diễn theođúng nghi thức trước của đình Để mở đầu cho cuộc hát, người trùm phườngcùng người chủ tế của hội làng năm đó đứng trước hương án hát chúc Đây làmột bài khẩn nguyện được đọc lên theo lối văn sớ

Hát chúc thành hoàng (trích)

Nhập tịch chào vua nẻo trước

Vò nước nến nhangRầm rập bốn phươngMới rước vua lên thượng vì…

Tiếp theo, một Kép trẻ nhất trong phường chừng mười lăm tuổi đeotrước ngực một cái trống nhỏ, kiểu trống bồng ra làm trò giáo trống và giáopháo Kép trẻ vừa đánh trống giữ nhịp, vừa hát vừa làm động tác, có sự phụhọa của phường ở phía sau

Giáo trống (Trích)

“…Tôi bước chân vào giáo trốngTìm đền Thượng chúc cho minhNăm trống cơm thiên hạ thái bìnhNăm trống cơm mọi vẻ mọi hayĐược mùa hòa thăng lấy cơm bưng trống…”

Trang 26

Giáo Pháo (Trích)

“…Pháo mừng triều đình gồm no ngũ phúcPháo mừng vua sở trị long nhan

Lên ngôi long trấnThiên lý thiên san cho chầu một mối

Từ Lê đem lại nội nhất đồng quyHội nhất hội nhì

Pháo mừng làng nước…”

Sau Giáo trống và Giáo pháo, chú kép trẻ vào hậu trường để nhường

chỗ cho bốn cô đào tiến ra sân hát Thơ nhang và Đóng đám Bốn cô đào xếphàng ngang trước hương án, hai tay nâng chiếc quạt xòe tán khuỳnh ra trướcmặt giống như động tác dâng hương, vừa hát vừa làm điệu bộ tiến hương lên,lùi bước xuống

Với bốn giọng lề lối này, nội dung nói lên những cảm xúc của con ngườitrước thần linh Sau đó là ca ngợi thánh thần, những lời ca này thường là cósẵn Đào và Kép hát xen kẽ, lúc phụ hoạ lúc hát đuổi nhau Múa hát rộn ràng,khỏe mạnh gây được không khí tưng bừng cho ngày hội

( Hát xoan gắn liền với tín ngưỡng Ảnh Anh Phương)

Trang 27

“Tràng Mai cách”, “Hạ thời cách”… và cuối một số bài thường có lời kết nhưtrong bài “ Thuyền chèo cách” :

“Cách ấy đã quaHỡi bạn chèo taChuyển sang cách khác…”

Trong Hát Xoan có tất cả 14 quả cách, thường được trình diễn theo thứ

tự sau đây:

Phường An Thái hát theo trình tự sau: 1: Kiều Dương cách, 2: NhànNgâm cách, 3: Tràng mai cách, 4: Xoan thời cách, 5: Hạ thời cách, 6: Thuthời cách, 7: Đông thời cách, 8: Tứ mùa cách, 9: Ngư tiều canh mục cách, 10:Đối rẫy cách,11: Hò chèo cách, 12: Hồi liên cách, 13: Tứ dân cách

Phường Phù Đức cũng với các bản như trên nhưng lại hát theo mộttrình tự diễn xướng khác và hát thêm một quả cách thứ 14, cụ thể là: 1: KiềuDương cách, 2: Nhàn Ngâm cách, 3: Tràng mai cách, 4: Ngư tiều canh mụccách, 5: Đối rẫy cách, 6: Hồi liên cách, 7: Xoan thời cách, 8: Hạ thời cách, 9:Thu thời cách, 10: Đông thời cách,11: Tứ mùa cách, 12: Hò chèo cách, 13: Tứdân cách, 14: Chơi Dân cách [8; 41-42]

Cách hát các quả cách: Khi chuyển sang hát cách, người trùm phường

đến ngồi giữa đình trước hương án tay cầm dùi phách trước mặt là quyển sáchchữ Nôm chép14 quả cách, lần lượt hát các quả cách Những cô đào đồngthanh hát phụ họa vào những câu, đoạn được quy định

Trang 28

Một quả cách khi diễn xướng thường có bố cục ba phần: Giáo cách,đưa cách và kết cách Giáo cách hay còn gọi là giang đầu, bỉ đầu phần này chỉ

do người dẫn cách hát, độ dài ngắn không nhất định có đoạn chiếm nửa bài cókhi chiếm một phần ba Đưa cách trong diễn xướng được coi là cốt lõi củamột quả cách,người kép dẫn cách hát một đoạn dài rồi các đào đứng ở phíabên hát đệm tiếp theo, phụ họa cho người kép dẫn cách Kết cách là phần kếtthúc một quả cách, trên bề mặt văn bản có chữ báo hết ở cuối phần, thực tếkhi diễn xướng kết cách có khi chỉ là một câu ngắn do các cô đào hát, đượccoi là một tín hiệu để báo hết một quả cách bằng một giai điệu và lời ca dùngchung cho tất cả các quả cách

Quả cách “Kiều Giang”: Là một áng thơ Nôm kể về sự tích công chúaKiều Giang thời Hán Vũ Đế, xinh đẹp nết na, có tài ca hát Nàng bẻ giátgiường làm phách để gõ và hát theo Tiếng hát của nàng đã làm cho vua chakhỏi bệnh, sống trường thọ, bách niên giai lão Kiều Giang cách còn là lời cầuchúc cho Vua, cho Thần Thành hoàng làng và cho toàn dân làng xã luôn được

an khang, thịnh vượng

Khi trình diễn quả này phần giáo cách chiếm một nửa dung lượng bài bản kể

về sự tích nàng Kiều Giang do một người diễn xướng, phần đưa cách hát xen

kẽ giữa người dẫn cách và các cô đào [15; 44-45]

(Hình ảnh minh họa Ảnh: nguồn Internet)

Trang 29

Lần lượt như vậy các quả cách được diễn xướng theo trình tự đã quy định từtrước Trình diễn xong các quả cách coi như kết thúc chặng thứ hai của quátrình diễn xướng, cuộc hát chuyển sang một chặng khác đó là diễn xướng cácgiọng vặt gồm phần hát- múa làm động tác minh họa của các cô đào trongphường và các trò chơi.

Bợm gái: Là một lối hát trao tình do các cô đào diễn xướng có kèm

theo một vài động tác nhảy múa đơn giản Bợm gái là một liên khúc dài gồmnhiều đoạn hát có tính chất độc lập về cấu trúc

(Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng kết hợp với nhau dùng điệu múa

minh họa nội dung cho lời ca Ảnh: nguồn Internet)

Trang 30

Bỏ bộ: Phần lớn cũng mang nội dung giao duyên, cũng do các cô đào

diễn xướng trong tiết mục này, những động tác múa minh họa có phần phongphú hơn Cấu trúc cũng gần giống bợm gái Bỏ bộ là một chuỗi những bài hátđược diễn xướng liên tiếp Ở đây mỗi bài hát có tính chất độc lập tương đối vềmặt cấu trúc lại đồng thời có chung một số đường nét giai điệu Đặc biệtchúng có chung một câu nhạc bắc cầu

“ Tềnh là tềnh tang tềnh” (Câu này đặt trước mỗi bài hát tạo thành sợi dâyliên kết toàn bộ tiết mục này)

Xin hoa đố chữ: Là một cảnh hát đối đáp giữa trai làng sở tại với các

cô đào Xoan Cảnh này gồm phần xin hoa, coi như phần mở đầu và phần đốhoa, đố chữ, coi như phần chính

Hát đúm: Cũng là một hoạt cảnh đối đáp giữa trai làng sở tại với các

đào Xoan Đây cũng là lối chơi rất hấp dẫn, say mê nhất trong hát Xoan Chonên người ta còn gọi phường Xoan là “phường Đúm”.Lối chơi này rõ ràng

đã thoát ra khỏi không khí trang nghiêm của dân ca phong tục lễ nghi Nó gầnvới những dân ca khác như hát ví, trống quân Lúc này, nó không còn bị ràngbuộc trong những quy tắc chặt chẽ của phần lễ nghi, chúc thần, thánh nữa

Hát đúm là hình thức hát trữ tình giao duyên thuần túy Trai địa phương

và gái đào Xoan ném quả đúm cho nhau Cứ mỗi cặp hát là một quả đúm.Mỗi đêm hát có bao nhiêu quả đúm là do ông trùm phường Xoan đã trao đổivới dân anh địa phương trước

“Đào ơi, đào dích lại đây, đào dịch lại đây Anh cầm quả đúm trao tay cho đào…”

Quả đúm là một chiếc khăn tay“ cành hồng con bướm” bọc một miếngtrầu và đôi ba đồng tiền Trai nhận từ tay quan viên đàn anh rồi đưa hoặc némcho đào Đào đón quả đúm, đưa mắt nhìn khắp mặt đàn anh trong làng rồi cấtcao giọng hát:

“…Phải đôi phải lứa thì xeĐúm tìm cho tới áo the đúm vào

Trang 31

Đúm vào người hỏi làm sao ?

Em là quả đúm em vào kết duyên…”

Dứt câu hát, cô đào ném quả đúm vào lòng một quan viên nào đó Ngườinhận quả đúm sẽ mở ra lấy trầu ăn để rồi lại gói miếng trầu khác, có khi kèmtheo cả đồng tiền thưởng Sau đó trao quả đúm cho một anh trai làng kháchoạc tự đứng lên hát đáp lại một câu đúm khác Hát xong tung quả đúm trả lại

cô đào Hết đôi này đến đôi khác, quả đúm bay đi ném lại cùng với những câuhát tình tứ làm say đắm không khí vui chơi của đêm hát

Giã cá: ( hoặc mó cá) được coi là tiết mục kết thúc quá trình diễn

xướng của hát Xoan

( Hát đối giao duyên giữa đào nữ và trai làng)

Giã cá: Điệu múa gồm 12 đào Xoan và 4 chàng trai Đức Bác, múa hát

vào lúc gần sáng trước bàn thờ thánh Đầu tiên ông trùm hoặc một chàng képnào đó hát bài giã cá:

“Chiềng làng chiềng chạ Thượng hạ hai làng Dẹp trống vào tang

Để tôi giáo cá”

Trang 32

Một hồi trống nổi lên rồi khẽ dẹp vào tang Tiếp tục hát:

“Minh niên xuân tiết vừa sangChúc các cụ ba làng thượng hạ chu chiDân ta mở tiệc tứ thì phong đăngBước vào bái lạy thánh cungNhờ ơn Đức mẫu xuân phong đời đời…”

Sau hát chúc, các cô đào Xoan cùng với 4 chàng trai Đức Bác bước ratrình diễn Các cô đào mặc áo tứ thân mầu nâu tươi, thắt lưng tím hoa sim,bao xanh lá mạ, đầu vấn khăn điều, tóc bỏ đuôi gà Các chàng trai mặc áocánh trắng, thắt lưng xanh, đầu chít khăn “thủ diu”

Thoạt vào các cô đào đứng vây tròn đan tay vào nhau vây lấy bốn nam ở giữa.Bốn chàng trai vừa đi vòng quanh vừa vỗ tay và hát (đi chân nọ tay kia,nghiêng mình theo nhịp minh họa như cá lượn):

“Ba mươi cá còn đi dạoMồng một cá ở sông Thao cá vềMồng hai cá đi ăn thề

Mồng ba cá về cá vượt vũ mônLàm trai lấy được vợ khônKhác gì cá vượt vũ môn hóa rồngMười hai ả đào là lưới ngang songBốn ta là cá vẫy vùng ngược xuôi”

Cứ sau một câu hát thì tập thể lại phụ họa hát đệm: “Là vông vông tầmvông tập tầm vông” Tay các cô đào đan vào nhau cùng đưa lên đưa xuốngtạo thành hình tượng cái lưới, người lắc lư theo tay dập dờn sóng nước Bốnnam múa tượng trưng cho động tác dậm trì lưới, rồi chuyển động hình ra bốngóc và cứ hát rứt một câu thì lại đưa tay lên múa

“Cá lớn chẳng lạ

Cá bé chẳng chêLưới bủa tứ bề

Cá con ra được

Trang 33

Cá băng cá vượtBắt được đem lên thờ vuaVua giáng phúc cho dân làng mạnh khỏe.

“Mò đấy ta lại mò đây

Mò đấy chẳng được lại đây ta mò”

Nam vờn ngực đào rồi hát tiếp:

“Chúng ta bắt cá dưới sôngBắt lấy cá nhồng thờ đức Đại Vương”

Hát xong các chàng “cá” lao lung tung vào các cô ả “lưới” Lúc đó phải

có một chàng giả vờ mắc vào lưới để cho các ả “lưới”bắt được “vật” ngửarồi khiêng rồi đặt lên bàn thờ tiến dâng thánh mẫu cho được “tốt con người,tươi con của” Hết đám hội, dân Đức Bác phải chuộc chàn “cá” đó

Nghệ thuật biểu hiện của hát xoan được dân trải ra nhiều mảng lớnkhác nhau Một mặt nghệ thuật của nó nhằm bộc lộ những cảm xúc nội tâm,mặt khác phải mô phỏng hoặc cách điệu một số hiện tượng của đời sống hiệnthực nên thành phần miêu tả trong nghệ thuật này cũng có một vị trí đáng kể

Nó được thể hiện trong âm nhạc, thành phần chính và trong các yếu tố khácnữa như nhẩy múa, trò chơi, hoạt cảnh Xoan là hát mà Xoan cũng là múa làthơ, chính Xoan cũng có những câu nói lên tính đa yếu tố của mình :

Trang 34

Lấy nhạc làm thơTrước tôi tấu thơSau tôi múa nhạcVậy có thơ hát múa rằng…

Ví dụ: Với ca cảnh Xin hoa đố chữ nếu chỉ có hái thôi mà không có

phần trình diễn thành hoạt cảnh trên sân khấu với cảnh trai gái hát đối đápbiểu hiện tình cảm cùng với những trang phục đẹp thì sẽ mất đi không khí vàtưng bừng của ngày hội

Hoặc điệu Giã cá cũng vậy, nếu chỉ hát không tiết mục ấy sẽ giảm đi

rất nhiều, còn đâu là những đội hình, động tác với những cánh tay dập dìnhsóng nước, còn đâu là những động tác lao động khỏe mạnh, sôi nổi nói lên sựhứng thú và vui nhộn của tuổi trẻ

Nhìn chung chúng ta thấy những làn điệu được dùng hát Xoan khônggiống nhau Có làn điệu gần với nói thường, có làn điệu gần với ngâm ngợi,

có làn điệu khúc triết về nhịp điệu, khi uyển chuyển, khi rành rọt về âm điệu.Mỗi loại giai điệu đều có tính quy luật riêng Các loại giai điệu này thể hiệnmột quá trình tiến hóa chung từ thấp đến cao của âm nhạc, nhưng mỗi loạiđều có giá trị và chức năng thẩm mỹ của nó

* Một số điểm chú ý và kiêng kị:

- Có một lệ đáng chú ý trong thời gian ôn luyện tập dượt các bài bản, làn điệu

của phường Xoan : trong số 14 quả cách, thường không tập diễn quả đầu Kiều giang cách và ít biểu diễn quả cuối Chơi dân cách Nếu muốn tập đến những bài này phường Xoan phải sửa lễ (mổ gà, thổi xôi) cúng các cụ bởi quả Kiều giang cách có kể về một nàng công chúa thời Hán Vũ Đế nên chỉ khi biểu diễn mới hát Hơn nữa văn bản gốc bài Chơi dân cách chỉ có phường Phù

Đức giữ được các phường khác đều bị thất lạc, đơn thuần chỉ trình diễn 13quả cách

- Phần chuẩn bị cho các cuộc hát: không chỉ có một phía là các phường Xoan

mà những làng hàng năm mời phường Xoan đến hát cũng có sự chuẩn bị về

Trang 35

nhân lực và khả năng kinh để phối hợp trong một vài tiết mục và nuôi phườngXoan trong suốt quá trình diễn ra lễ hội Vì giữa phường Xoan và làng mờiXoan đến hát có mối quan hê thân hữu “kết nghĩa” nên sự chuẩn bị chu đáo từhai phía sẽ giúp cho cuộc hát diễn ra thuận lợi hơn và thời gian hát có thể kéodài trong 2 ngày có khi 3- 4 ngày.

- Trong một đình làng có lễ hội, phường Xoan được mời đến hát, trước khinhập cuộc làm các tế rước thành hoàng làng và một vài nghi lễ khác Thườngthì giấy mời phường Xoan đã được gửi đến từ 25 tháng Chạp Đây là thông lệ

đã được phường Xoan và làng “kết nghĩa” bàn bạc, giao keo với nhau từ trước

- Theo tục lệ ở khi múa đến điệu “giã cá” lúc cá lao ra và mắc vào lưới thìmọi người xem cũng được tự do “bắt cá”, nếu ai ghen (kể cả đào hát đến KépXoan) đều bị thánh quở… Và theo các cụ già địa phương cho biết: Nếu có hátXoan mà không làm trò “ bắt cá” thì năm ấy hay mất mùa cả “con người concủa” Đây chính là dấu ấn liên quan tới thờ vật tổ được tác giả Tú Ngọc trongcuốn “ Mối quan hệ giữa hát Xoan và ca trù” phát hiện

- Lệ cấm các đào kép có tang đi hát dù là tang cô dì chú bác hay nghiêm cấmviệc đùa cợt chòng ghẹo các đào Xoan, trai nào cợt ghẹo đào Xoan sẽ bị tróicột đình và sửa lễ tạ làng Điều này giúp Xoan giữ đúng chuẩn mực cũng nhưcác đào Xoan được tôn trọng và yêu mến

- Tổ chức phường họ của Xoan cũng giống như tổ chức phường họ của cácngành nghề khác thời trước như: Phường vải, phường mộc, phường giấy,phường gốm, phường sơn…vì thế tổ chức phường họ mang tính chất giatrưởng bởi mỗi phường Xoan có người trùm phường đứng đầu mọi công việcđều do trùm phường quyết định hướng dẫn người trong phường của mìnhthực hiện thống nhất

Hát Xoan thực sự là một hình thức diễn xướng của dân ca lễ nghiphong tục Hát Xoan gắn với môi trường tự nhiên rất cụ thể Những dấu ấncủa mối quan hệ làng xã, phường hội hèm tục của tín ngưỡng thời cổ đạinhững lễ của làng quê in đậm dấu ấn trong Hát Xoan

Trang 36

Nhận xét chung về diễn xướng truyền thống: Hình thức diễn xướng HátXoan rất phong phú đủ các cách trình diễn: Hát một người, nam nữ hát đốiđáp (từng câu, từng phần), tốp nam, tốp nữ hoặc vừa múa vừa hát hay, trìnhdiễn như gài hoa, ném đúm…Nghệ thuật diễn xướng, tổ chức, lề lối có nhữngnét độc đáo, đặc sắc riêng Nó là sản phẩm của nền văn minh lúa nước chonên Hát Xoan mang đặc trưng của vùng Đông Nam Á tức là có chất liệu, âmnhạc, lời ca, phong cách diễn xướng của vùng núi trung du và cả vùng đồngbằng sông nước Đặc biệt trong Hát Xoan đặc trưng diễn xướng có tính chấtquy mô của các tiết mục từ mở đầu cho đến kết thúc Theo PGS Tú Ngọc: “Hát Xoan Phú Thọ là một hình thức tiêu biểu, trọn vẹn và khá nhất quán, khá

đa dạng của nhánh hoạt cảnh trong dân ca lễ nghi phong tục của người Việt ởBắc Bộ và Bắc Trung Bộ”( Tức là trình diễn các tiết mục theo các chủ đề, đềtài, các trò chơi, các trò hát múa)

Xoan cổ chỉ được diễn xướng tại các cửa đình nhất định , đôi khi cácphường Xoan được tư gia mời đến nhà hát trong một vài ngày Tục giữ cửa đìnhchính là nét đẹp và đặc trưng của Xoan cổ, tại đây các làn điệu Xoan được bảotồn lưu giữ Ngày nay Xoan cổ đã được phổ biến hơn trong đời sống cộng đồngnhờ hình thức diễn xướng hiện đại như: các cuộc hát tại tư gia, mở lớp truyềndạy hát Xoan, kết hợp các yếu tố âm nhạc dựng thành các bài bản…

2.2.2 Diễn xướng hiện đại

Ngày nay, đặc sắc của nghệ thuật diễn xướng cổ xưa có phần vẫnđược bảo tồn nhưng đồng thời có phần đã được biến đổi cho phù hợp với nhucầu của thời đại Xoan được phổ biến hơn không chỉ trình diễn tại các cửađình trong thời gian nhất định nữa mà người ta hát Xoan ở mọi nơi mọi lúc.Hiện nay Hát Xoan được quần chúng nhân dân ca hát một cách tự do nhưng

có ý thức và thể hiện trình độ nghệ thuật, hát Xoan không chỉ được hát tronghội làng, đình đám mà còn hát trong các hội vui, hội thi ở địa phương cũngnhư toàn quốc thể hiện nghệ thuật diễn xướng phong phú đa dạng Trong cáchội thi, hội diễn thường chỉ một số bài, một số làn điệu nào đó hay môt ca

Ngày đăng: 27/11/2014, 21:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Anh (2005), “Đôi điều về hát Xoan”, Tạp chí VHNT, (11), tr.103-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều về hát Xoan
Tác giả: Dương Anh
Năm: 2005
2. Nguyễn Thị Kim Anh (2010), “Từ những chữ Nôm “Lý liên” và “Lễ liên” – Đôi điều suy nghĩ về nguồn gốc hát Xoan”, Tạp chí Hán Nôm, (6), tr.66-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ những chữ Nôm “Lý liên” và “Lễ liên” – Đôi điều suy nghĩ về nguồn gốc hát Xoan
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh
Năm: 2010
3. Phan Kế Bính (1990) “Việt Nam phong tục”, Nxb Đồng Tháp, Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Nhà XB: Nxb Đồng Tháp
4. “Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Việt)” (2009), trong Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Việt)” (2009), trong "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
Tác giả: “Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Việt)”
Năm: 2009
5. Chu Xuân Diên (1996), “Văn hoá dân gian - phương pháp nghiên cứu liên ngành”, Trường ĐHTH Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian - phương pháp nghiên cứu liên ngành
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1996
6. Nguyễn Bá Kiên (Chủ biên) (2012), “Tổng tập Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ xuất bản, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam"”
Tác giả: Nguyễn Bá Kiên (Chủ biên)
Năm: 2012
7. Nguyễn Bá Khiêm (2005), “Lễ hội hát Xoan và sự tích bánh chưng bánh dày (xã Kim Đức - huyện Phù Ninh)”.69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội hát Xoan và sự tích bánh chưng bánh dày (xã Kim Đức - huyện Phù Ninh)
Tác giả: Nguyễn Bá Khiêm
Năm: 2005
8. Nguyễn Khắc Xương (12/2008), “Hát Xoan Phú Thọ”, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, Hội văn nghệ dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát Xoan Phú Thọ
9. “Lễ hội truyền thồng vùng đất Tổ và Các làng văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc Phú Thọ”, Nxb Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ xuất bản, tr.96-106, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thồng vùng đất Tổ và Các làng văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc Phú Thọ"”
Nhà XB: Nxb Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ xuất bản
10. Nguyễn Xuân Lâm (1974), “Địa chí Vĩnh Phú”, Ty Văn hóa Vĩnh Phú xuất bản, Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Vĩnh Phú
Tác giả: Nguyễn Xuân Lâm
Năm: 1974
11. Vũ Tự Lập (1991), “Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng”, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng"”
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1991
12. Nguyễn Lộc (1974), “Hát Xoan Phú Thọ”, Tạp chí DTH, (3), tr.83-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát Xoan Phú Thọ”, "Tạp chí DTH
Tác giả: Nguyễn Lộc
Năm: 1974
13. Nguyễn Lộc (1975), “Múa hát Xoan (nguồn gốc, thể thức)” trong Những vấn đề lịch sử Vĩnh Phú, tập 1, Ty Văn hóa Vĩnh Phú Sách, tạp chí
Tiêu đề: Múa hát Xoan (nguồn gốc, thể thức)
Tác giả: Nguyễn Lộc
Năm: 1975
14. “Luật di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành” (2001), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành
Tác giả: “Luật di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành”
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
15. Tú Ngọc (1997), “Hát Xoan Dân ca nghi lễ - Phong tục”, Nxb Âm nhạc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát Xoan Dân ca nghi lễ - Phong tục
Tác giả: Tú Ngọc
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 1997
16. Tú Ngọc (1997), “Mối quan hệ giữa hát Xoan và hát Ca trù”, Tạp chí VHNT, (9), tr.89-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa hát Xoan và hát Ca trù
Tác giả: Tú Ngọc
Năm: 1997
17. Tú Ngọc (1997), “Hát Xoan (12 bản phổ)”, NXb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát Xoan (12 bản phổ)"”
Tác giả: Tú Ngọc
Năm: 1997
18. Lê Trung Vũ (chủ biên), (1992), “Lễ hội cổ truyền”, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cổ truyền
Tác giả: Lê Trung Vũ (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1992
19. Nhiều tác giả : “Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ”, (1996 – 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
20. Nhiều tác giả : “Kỷ yếu Hội thảo KH: Hát xoan, Hát ghẹo Vĩnh Phú” , Sở VH- TT Vĩnh Phú . 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo KH: Hát xoan, Hát ghẹo Vĩnh Phú

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w