Đã có rất nhiều cơng trình cũng như khóa luận tốt nghiệp đề cập tới thực trạng của hát Xoan…Trong giới hạn khóa luận tốt nghiệp người viết muốn đề cập tới việc bảo tồn Xoan bằng yếu tố con người vì thế ở đây sẽ chỉ tìm hiểu sự hiểu biết về Xoan của một nhóm đối tượng để thấy được thực trạng hiểu biết về hát Xoan trong cộng đồng hiện nay. Qua thực tế điền dã tại Gia Cẩm, An Thái, Kim Đức người viết đã phát bảng hỏi cho một nhóm người thuộc tầng lớp tri thức và thu được kết quả. Tổng quan cuộc điều tra được ghi lại chi tiết trong phần phụ lục theo mẫu bảng hỏi số 2: Sự hiểu biết
về Xoan của tầng lớp tri thức tại Gia Cẩm, An Thái, Kim Đức.[Phụ lục 2]
Cụ thể kết quả phỏng trên tổng số 50 phiếu như sau: 9 người am hiểu về Xoan (9/45 phiếu).
21 người hiểu biết vừa phải về Xoan (19/45). 15 người biết rất ít về Xoan (15/45 phiếu). 5 phiếu để trắng.
Kết quả khảo sát với 50 phiếu mẫu bảng hỏi thứ 2 cho thấy rõ thực trạng của hát Xoan trong đời sống cộng đồng. Đa số những người biết hát và am hiểu Xoan là các nghệ nhân có độ tuổi từ 60 đến hơn 80 (8 người) và 1 trường hợp nữ là em Nguyễn Thị Hạnh 18 tuổi sinh năm 1996, hiện đang là học sinh lớp 11A3 trường Trung học phổ thơng kĩ thuật Việt Trì được truyền dạy bài bản, tham gia thi hát làn điệu dân gian do đoàn trường tổ chức đạt giải nhất. Theo kết quả bảng hỏi mức độ hiểu biết về Xoan là từ 50 tuổi trở nên, có vài trường hợp được truyền dạy có mức tuổi nhỏ hơn, chủ yếu lớp trẻ không am hiểu và thiết tha về Xoan.
Với loại hình dân gian này độ tuổi quyết định việc am hiểu về Xoan, 15/45 phiếu đối tượng ít hiểu biết về Xoan trên địa bàn An Thái, Gia Cẩm và
Kim Đức thường tiếp nhận hát Xoan gián tiếp thơng qua tivi, internet có khi được nghe trực tiếp nhưng không mấy quan tâm về Xoan.
Thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi, người viết nhận thấy mặc dù hát Xoan đang được cộng đồng tôn vinh, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhưng sự am hiểu về hát Xoan lại tập trung chủ yếu ở những nghệ nhân đã cao tuồi, mức độ già hóa của hát Xoan đang là vấn đề rất đáng lưu tâm. Mặt khác những người u thích hát Xoan chưa có điều kiện tìm hiểu, chưa đủ khả năng trình diễn loại hình văn hóa này rất cần được lưu tâm trong việc bảo vệ mà cách thức cao nhất là truyền dạy, thu hút mọi người cùng tham gia vào việc bảo tồn…
Thực tế trên đòi hỏi cần đưa Xoan vào sâu rộng trong cộng đồng, bởi tất cả những đối tượng người viết phát phiếu hỏi biết rất ít về Xoan nhưng họ đều cho biết rất yêu thích Xoan và sẵn sàng học khi có lớp dạy hát Xoan. Từ thực tế đó ta càng thấy rõ hơn vai trị của nghệ nhân trong việc truyền dạy Xoan trong cộng đồng, nghệ nhân như “nhịp cầu” đưa văn bản đến được với cơng chúng thơng qua khả năng trình diễn điêu luyện của mình.