0
Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Vai trò nghệ nhân (Nguyễn Thị Lịch)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HAY ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHUYÊN NGHÀNH NGỮ VĂN DIỄN XƯỚNG HÁT XOAN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH) (Trang 52 -52 )

Như đã viết ở chương 2 mục 2.3.3 “Vai trò của nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch trong diễn xướng hát Xoan”, nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch đã gắn bó cả đời mình với hát Xoan và hiện nay cụ là nghệ nhân dân gian xuất sắc nhất biết tường tận về loại hình nghệ thuật này. Cũng theo quyết định 2743/ QĐ- UBND Tỉnh Phú Thọ phong tặng nghệ nhân quy định : “…Nghệ nhân là người nắm giữ và thực hành thuần thục nhiều làn, nhiều bài hát Xoan cổ; Có nhiều đóng góp trong việc cung cấp tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu về hát Xoan”. Sự chuẩn mực trong lời hát cũng như giữ đúng nhịp phách nhịp trống đã được cụ Lịch phát huy cho tới ngày nay.

Bên cạnh đó cụ Lịch đã có đóng góp trong việc giữ gìn văn bản gốc Xoan cổ. Cụ Lịch cung cấp cho Sở văn hóa Phú Thọ “ Bản Xoan cổ của ông Nguyễn Tất Thắng phường Xoan An Thái” (bố đẻ của cụ Lịch) hiện được lưu

giữ tại bảo tàng tỉnh Phú Thọ. Phần văn bản gốc chép tay về nguồn gốc hát Xoan và những bài Xoan cổ được bố đẻ của cụ Lịch ghi lại tỉ mỉ và chi tiết (Văn bản gốc ở phần phụ lục 4). Đây là nguồn tư liệu quý giúp khôi phục làn điệu hát Xoan cổ cũng là kim chỉ nam cho các thế hệ sau này học tập bài bản. Bản thân cụ Lịch đã rèn luyện và giữ đúng làn điệu Xoan cổ được truyền lại, phần văn bản cụ dùng hàng ngày tập dượt và truyền dạy đã được chị Nguyễn Thị Hoàn là văn thư của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Phú Thọ đánh máy theo văn bản gốc của bố Nguyễn Tất Thắng.

Phát huy truyền thống bảo tồn Xoan cổ hàng tuần vào thứ 7 cụ Lịch trực tiếp truyền dạy cho các cháu trong phường An Thái. Cụ Lịch truyền dạy miễn phí và rất tận tâm, lớp học có gần 20 cháu tham gia. Học hát Xoan cần nhiều thời gian và sự nhẫn nại “như cháu Linh ở phường tôi học gần 5 năm mới biết gần hết ba phần Xoan” (cụ Lịch kể).

(Cụ Lịch và lớp truyền nghề hát Xoan tại nhà. Ảnh: Đinh Vũ- Quốc Hội. Nguồn: Báo văn hóa điện tử số ra ngày 26/01/2012).

Những động tác Xoan của cụ Lịch được các cháu trong phường An Thái tập dượt, luyến láy từng câu chữ biết hát rồi còn phải biết phách đúng nhịp Xoan để không phụ công cụ truyền dạy.

Để nhiều người biết hát Xoan nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch đã đi truyền dạy Xoan ở rất nhiều nơi cả trong và ngoài tỉnh Phú Thọ. Ngày 9/1/2013 với tư cách là giảng viên cụ Lịch truyền dạy ở Yên Bái một số bài hát Xoan như: Hát nhập tịch mời Vua, giáo trống giáo pháo, tứ dân xuân cách, tràng mai cách, bỏ bộ, hát ru, đón đào. Tuy chưa truyền dạy được đầy đủ cả ba phần Xoan nhưng cụ Lịch rất vui vì đã giới thiệu được về Xoan cho tỉnh khác: “ Tôi từng truyền dạy cho rất nhiều nơi rồi gần đây nhất là ngày 09/01/2013 tôi cùng bà Nguyễn Thị Thắm đi truyền dạy Hát Xoan với tư cách là giảng viên ở xã Đông Thành- Trấn Yên- Yên Bái. Đó là một lớp học đủ mọi lứa tuổi tham gia, trong thời gian 10 ngày tôi là người trực tiếp truyền dạy các làn điệu, mỗi một phần Hát Xoan dạy một ít…tuy không thật đầy đủ nhưng tôi nghĩ giới thiệu và truyền dạy Hát Xoan cho tỉnh khác là được rồi”. Duy trì các lớp học và truyền dạy Xoan là động lực giúp cụ Lịch càng thêm gắn bó với “nghiệp ca Xoan”.

Mặc dù cụ Lịch trực tiếp truyền dạy có những nơi học rất tốt có nơi tiến độ học hát Xoan phải chậm lại so với dự kiến, cụ Lịch rất ấn tượng và thường xuyên kể về huyện Thanh Thủy như một tấm gương học Xoan nhanh và rất “chuẩn”: “Theo tôi đó là huyện Thanh Thủy, họ đều là những người nhiệt tình, số lượng người tham gia đông đảo họ hát to và chuẩn hơn các huyện khác” [Phụ lục 1]

Người viết được trực tiếp nghe truyền dạy tại phường Thanh Miếu- Việt Trì thấy từng lời ca mượt mà, động tác uyển chuyển của Xoan trong suốt buổi dạy của cụ Lịch. Số lượng người tham gia đông đảo trên 300 người từ 4- 5 thế hệ mà cụ Lịch rất tận tâm vui vẻ luyến láy lại từng câu khi người học chưa tiếp thu được.

(Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch trực tiếp truyền dạy tại nhà đa năng cấp 2 Gia Cẩm. Ảnh: Người viết)

Khi phát phiếu hỏi cho hội viên phụ nữ phường Thanh Miếu về sự truyền dạy của cụ Lịch họ đều vui vẻ nhận lời. Đúng như nhận xét của chị Nguyễn Thị Lan khu 2 xã Kim Đức- Việt Trì: “ Bà Lịch truyền dạy tận tình dễ hiểu có chất giọng và sức khỏe tốt” [Phụ lục 2].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HAY ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHUYÊN NGHÀNH NGỮ VĂN DIỄN XƯỚNG HÁT XOAN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH) (Trang 52 -52 )

×