Hát Xoan là một loại hình của văn hóa, văn nghệ dân gian, là thể loại tổng hợp nhiều yếu tố của nghệ thuật: kết hợp giữa múa và hát, sử dụng làn điệu hát, ngơn ngữ vừa bình dân vừa bác học, nên nghệ nhân vừa là người hát vừa là một nghệ sĩ biểu diễn. Người hát Xoan khơng chỉ là nhà tri thức dân gian mà cịn là một nghệ sĩ, là “linh hồn sống” của Xoan, chính vì thế nghệ nhân có một vai trị hết sức quan trọng khi nhận đặc ân trao quyền văn hóa cho cộng đồng.
Ở loại hình dân gian truyền thống này yếu tố con người là vô quan trọng. Việc bảo tồn Xoan bằng con người tận tâm, bằng sự truyền dạy chuẩn xác có ý nghĩa hết sức to lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của Xoan cổ.
Hát Xoan nghe nhiều sẽ thuộc học nhiều sẽ quen lề lối nhưng để trình diễn bài bản chính xác và thành thục cần được truyền dạy. Tất cả các nghệ nhân được vinh danh tính đến tháng 1 năm 2013 gồm 34 nghệ nhân (Danh sách đi kèm ở phần Phụ lục 3) đều được truyền dạy rất bài bản.
Thế hệ sau bị chi phối bởi nhiều tố vừa phải học văn hóa vừa phải phụ giúp cha mẹ bởi đa số các em gia đình đều làm ruộng. Thực tế đó gây khơng ít khó khăn cho nghệ nhân trong việc gìn giữ nét văn hóa đặc biệt này. Hạn hẹp về mặt thời gian truyền dạy, đồng thời cũng khó khăn trong việc đảm bảo một mơi trường học tập thực sự hữu ích cho các thế hệ sau.Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn Xoan tốt nhất bằng yếu tố con người, cụ thể là: * Đối với việc vinh danh các nghệ nhân dân gian cần:
- Tiếp tục đề nghị Bộ Văn hóa, thơng tin và du lịch phong tặng nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân dân gian theo luật di sản văn hóa cho một số nghệ nhân hát Xoan cao tuổi.
- Có chính sách đãi ngộ kịp thời nhằm động viên các nghê nhân những “Báu vật nhân văn sống” có điều kiện nâng cao đời sống và sức khỏe.
- Tỉnh ủy tạo điều kiện mở các lớp truyền dạy cho các nghệ nhân tiếp tục nhiệt tình phổ biến, truyền dạy hát Xoan cho các con cháu và cho dân làng. * Truyền dạy Xoan cho thế hệ trẻ cần:
- Đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngồi chương trình học chính khóa theo quy định của nhà nước, phần môn học âm nhạc của các trường cần dành cho các cấp học một thời lượng nhất định vào việc hướng dẫn các em tiếp cận và học hát những làn điệu hát Xoan truyền thống của quê hương mình. Điều này địi hỏi cần có một đội ngũ giáo viên dạy thanh nhạc ở các trường phải là người làng có phường Xoan hoặc biết hát các làn điệu Xoan mới đảm nhiệm được công nhận này (Theo báo Văn học thể thao và du lịch- Phú Thọ).
- Đối với các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành văn học nghệ thuật ngồi chương trình giáo dục chun nghiệp cần biên soạn giáo trình hát
các làn điệu dân ca trong đó có các lan điệu hát Xoan vào chương trình giảng dạy đặc biệt chương trình đào tạo của các trường hiện nay có các chuyên ngành Quản lý văn hóa, Sư phạm âm nhạc…
- Mở thêm nhiều lớp học truyền dạy Xoan cho các em được tiếp xúc với các nghệ nhân, đưa các em về tìm hiểu thực tế tại các địa phương có phương Xoan gốc và tham gia phong trào ca hát tại địa phương để các em có cái nhìn tồn cảnh về loại hình dân ca đặc sắc này.
- Tại các trường, cần tổ chức các câu lạc bộ dân ca, dạy cho các em biết hát các làn điệu Xoan từ đơn giản đến phức tạp. Tổ chức các hội thi trong trường và giữa các trường với nhau vào những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày thành lập Đồn TNCS Hồ Chí Minh, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11…
- Cơng việc biên soạn sách địi hỏi cần có sự chuyên sâu và lâu dài. Người viết thấy từ thực tế hiện nay rất nhiều phương tiện thơng tin phát triển, vì vậy nên đổi mới Xoan theo hướng mới như sau:
+ Thứ nhất: Truyện tranh hóa Xoan, để lớp trẻ vừa được học ca từ Xoan vừa được xem hình ảnh sống động về Xoan. Như vậy sẽ thu hút được giới trẻ, mà Xoan cũng được nhiều người dễ dàng tiếp nhận + Thứ 2: Băng đĩa hát Xoan không chỉ được lưu trữ ở Sở văn hóa Phú Thọ hay ở bảo tàng mà nên nhanh chóng đưa vào các trường lớp. Sử dụng hệ thống phát thanh có hiệu quả hơn như có những giờ quy định phát những làn điệu hát Xoan cụ thể trong ngày và hàng tuần để mọi người được nghe Xoan thường xuyên hơn. Như vậy sẽ nâng cao khả năng tự học của cộng đồng.
+ Thứ 3: Dựng Xoan thành kịch như văn bản Giã cá vốn đã mang những yếu tố kịch, công diễn nhiều làn điệu trên sân khấu trong nước và ngồi nước giúp cho khán thính giả hiểu về Xoan nói riêng và văn hóa, phong tục tập quan Phú Thọ nói chung.
Thực hiện tốt những cơng việc nêu trên góp phần rất lớn trong việc bảo tồn Xoan và đưa Xoan ra khỏi tình trạng “cần được bảo vệ khẩn cấp” như hiện nay.
KẾT LUẬN
Hát Xoan nằm trong chiếc nơi văn hóa của người Phú Thọ, từ khi hình thành tới nay nó đã mang trọn trong mình những giá trị văn hóa phi vật thể nhằm thiết lập những dấu ấn mang bản sắc riêng của đất Tổ, đó là kho tàng vơ cùng quý giá đối với dân tộc Việt Nam.
Hát Xoan mang đặc trưng của diễn xướng dân gian, nằm trọn trong nền Folklore của dân tộc, với khơng gian diễn xướng là đình làng, mỗi người diễn xướng có phương thức và nội dung thể hiện được quy định từ trước đó thống nhất với nhau trong phường Xoan.
Nghệ nhân là những người có tuổi, am hiểu phong tục tập qn, có trí nhớ tốt và có khả năng truyền dạy cho thế hệ sau, khi diễn xướng họ là “linh hồn” của cuộc chơi bởi mọi hành động, ngôn ngữ và hàng loạt các sự kiện về nội dung của Hát Xoan đều được thể hiện thông qua lời ca và nét mặt của nghệ nhân. Với tài năng và uy tín của mình các nghệ nhân luôn nhận được sự tin yêu, mếm phục của cộng động. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch là người đáp ứng được những nhu cầu trong việc truyền dạy, bảo tồn và phát huy vai trò của hát Xoan trong đời sống đương đại, đưa hát Xoan gần gũi với cuộc sống bằng chính sự tận tụy, tâm huyết và trên hết là sự am hiểu về Xoan.
Việc tiếp nhận và lưu truyền hát Xoan phải qua một thời gian khá dài do vậy cần có những giải pháp mới, khơi phục khơng gian văn hóa, truyền dạy cho thế hệ trẻ, mở các lớp truyền dạy trong tỉnh Phú Thọ đồng thời có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với nghệ nhân “linh hồn” của Xoan.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi số 1 dùng để phỏng vấn nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch gồm 5 trang, với 24 câu hỏi:
+ Hỏi (câu 1): Phường xoan An Thái có từ bao giờ cụ biết khơng?
Trả lời: Xã An Thái có nét đẹp truyền thống nhất là có phường hát Xoan cổ gọi là phương Xoan An Thái xã Phượng Lâu. Bốn phường xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở hai xã Kim Đức và Phượng Lâu từ xưa đã được cộng đồng biết đến. Phường An Thái có từ thời dựng nước đây là phường Xoan cổ gốc nơi sinh ra bà Quế Hoa.
+ Hỏi (câu 2): Bà Quế Hoa là ai thưa cụ?
Trả lời: Xưa kia trong làng có nàng Quế Hoa xinh đẹp hát hay múa giỏi. Một hôm vợ vua trở dạ đau bụng mãi mà chưa sinh được, vua Hùng cho người mời nàng Quế Hoa vào hát chầu vợ vua. Nghe này Quế Hoa hát vợ vua hết đau sinh được ba người con trai. Điệu hát đó tên là hát Xoan.
+ Hỏi (câu 3): Gia đình cụ đã cư trú ở đây bao nhiêu đời rồi?
Trả lời: Tôi năm nay trên 60 tuổi từ đời ông nội tôi đến đời bố tôi và thế hệ chúng tôi đều sinh sống ở vùng này. Tính tới nay là 5 đời, 5 thế hệ Hát Xoan, đến đời tôi là thế hệ thứ 3 tiếp tục theo nghiệp hát Xoan.
+ Hỏi (câu 4): Cụ biết hát xoan từ bao giờ? Ai là người dạy cụ?
Trả lời: Tôi rất may mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát Xoan. Ông nội Nguyễn Văn Chỉu là trùm phường người dạy tôi hát, khi ông nội mất thì tơi học theo bố là Nguyễn Tất Thắng cũng là trùm phường. Tôi biết hát Xoan từ khi rất nhỏ khoảng 12-13 tuổi là đã hát khá thành thục rồi. Ngồi ra tơi ham mê học hát Xoan nên tôi thường học theo cách hát của các cụ ông cụ bà trong làng, được cái tơi tiếp thu rất nhanh. Vì vậy vốn hát Xoan trong tôi rất chắc.
+ Hỏi (câu 5):Gia đình cụ theo nghiệp Xoan hết khơng?
Trả lời: Nói về giọng hát thì ai trong gia đình cũng có, nhưng duy nhất có tơi được cha truyền dạy lại chuẩn nhất. Tuy là con gái nhưng vì thích ca
thích hát nên được giao trọng trách, cịn các em tơi học nhưng không giữ được vốn Xoan như tơi. Bố tơi là Nguyễn Tất Thắng có 6 người con: Tôi là con gái cả năm nay 64 tuổi, em gái Nguyễn Thị Lợi mất do chiến tranh, em trai thứ 3 là Nguyễn Tất Thảo hát Xoan rất tốt nhưng phải đi làm ăn xa trên Tuyên Quang và lập gia đình riêng trên đấy nên khơng theo như tơi được, em gái Nguyễn Thị Hiền biết hát Xoan lấy chồng tại Việt Trì, Em trai Nguyễn Tất Chiến biết hát Xoan hiện là công an tỉnh Phú Thọ, em trai út hiện nay ở cùng tôi không tham gia hát mà phụ tôi những công việc liên quan đến phường hội. Trước kia mẹ đẻ tôi là Nguyễn Thị Xinh quê Tuyên Quang lấy bố tôi về đây sinh sống ca Xoan cũng rất chuẩn giờ bà gần 90 tuổi rồi lẫn không hát nữa. + Hỏi (câu 6): Tất cả cụ biết hát bao nhiêu bài? Có hiểu hết lời hát khơng?
Trả lời: Tôi hát được cả ba phần hát Xoan bài nào cũng thành thục, tôi hiểu hết các lời hát ngay cả bài “Xin Huê đố chữ” nhiều người cho là rất khó hiểu tơi cũng hiểu rất cặn kẽ. Bài này có hai phần, phần thứ nhất các nam thanh nữ tú thách đố nhau về các loài hoa, phần thứ hai họ thử tài nhau về giải nghĩa chữ Nôm.
+ Hỏi (câu 7): Tại sao cụ nhớ được nhiều bài Xoan đến vậy?
Trả lời: Bởi tơi có trí nhớ tốt, cứ được nghe ông nội và bố dạy là tôi nhớ học theo.
+ Hỏi (câu 8): Cụ có thích Hát Xoan khơng?
Trả lời: Có chứ! Ngay từ nhỏ tơi đã rất u thích và say mê Xoan rồi, xưa đi học chữ ở đình tơi cũng khơng thuộc bài nhanh bằng hát Xoan. Dù xưa chiến tranh phải sơ tán ra đình Bảo Đà cách nhà gần 20 cây tơi cũng hăng hái đi học.
+ Hỏi (câu 9): Nếu so sánh hát Xoan với việc giải trí bằng loại hình nghe nhìn khác thì cụ thấy sao?
Trả lời: Tơi thích hát Xoan hơn việc giải trí bằng thiết bị nghe nhìn bởi Xoan như da thịt tôi không thể thiếu được, lúc tơi mệt mỏi tơi thích hát Xoan hơn ở đó tơi thấy tơi thấy bố tơi và ơng nội tơi ở trong đó.
+ Hỏi (câu 10): Theo cụ có nên dựng hát Xoan thành kịch khơng? Trả lời: Nên chứ.
+ Hỏi (câu 11): Cụ nghĩ gì về việc đưa Xoan vào dạy trong trường học? Trả lời: Tôi nghĩ Xoan đẹp và tốt nên đưa vào trường học, các cháu biết hát loại hình dân gian của dân tộc là đáng quý, việc bảo tồn Xoan cũng dễ dàng hơn.
+ Hỏi (câu 12): Những lần đi hát cụ được trả công thế nào?
Trả lời: Dân làng q mình họ cho gạo cho q có khi cho tiền. Thường thì người trùm phường có thêm một khoản riêng khi hát mở đầu phần hát nghi lễ. + Hỏi (câu 13): Những đãi ngộ cụ được hưởng khi tham gia hát Xoan? Trả lời: Tôi được dân làng yêu quý và kính trọng. Nhà nước vinh danh những người hát Xoan như tôi. 2 lần tôi được vinh danh nghệ nhân hát Xoan là vào năm 2012 và năm 2013, tỉnh ủy Phú Thọ tạo điều kiện mở những lớp học để tôi và 1 số nghệ nhân khác đi truyền dạy hát Xoan.
+ Hỏi (câu 14): Trong xã của cụ, có khoảng bao nhiêu người am hiểu Hát Xoan?
Trả lời: Có khoảng 7 người là: Tơi, bà Hải, bà Hội, bà Liên, bà Bẩm, bà Mót và bà Ý. Họ cũng như tơi say mê và tìm tịi về Xoan. Tơi đã xem mọi người hát rồi, cả 7 người chúng tơi đều có khả năng truyền dạy. Người dân trong vùng thích nghe tơi hát hơn bởi tơi có uy tín, truyền dạy chậm dãi và dễ hiểu.
+ Hỏi (câu 15): Những người yêu thích Hát Xoan trong xã của cụ có tổ chức riêng của mình khơng?
Trả lời: Có. Mọi người trong xã của tơi hầu hết đều biết và yêu thích hát Xoan nhưng chỉ có số ít am hiểu Hát Xoan, đa số trong số họ đến nghe và
xem biểu diễn. Những người hiểu biết về Hát Xoan tổ chức thành phường Xoan gọi là phường Xoan An Thái.
+ Hỏi (câu 16): Phường Xoan An Thái có bao nhiêu người? có phân cơng cơng việc cụ thể cho từng người khơng? Cụ có vị trí như thế nào trong phường Xoan?
Trả lời: Tôi năm nay 64 tuổi, tuy là con gái nhưng vì yêu Xoan say Xoan được truyền dạy bài bản, hiện tôi đang là trùm phường của phường Xoan An Thái, phường tơi có gần 60 người tham gia từ 4-5 thế hệ, nhỏ tuổi nhất là 10 tuổi cao tuổi nhất là gần 90, trong đó có 10 nam và 50 nữ. Người nam đưa cách và trống, người nữ là đào hát. Trong tập luyện và diễn đều như vậy khơng có sự đảo lộn.
+ Hỏi (câu 17): Đạo cụ trình diễn gồm những gì thưa cụ?
Trả lời: Đạo cụ gồm có trống và phách rất đơn giản. Nếu hát nghi lễ các quả cách thì dùng trống bé, kép nam đưa cách từ 4-6 đào vừa hát vừa múa hát trong long đình, ngày xưa 4 đào trai chưa vợ gái chưa chồng hát trao duyên với nhau. Nếu hát hội dung trống to hát ngồi sân đình.
+ Hỏi (câu 18): Thưa cụ, trang phục riêng cho kép và đào như thế nào? Trả lời: Kép đưa cách có khăn xếp và áo the; của kép trống cũng tương tự; đào hát có áo 5 thân mà mận chín, váy đen, trên đầu vấn khăn mỏ quạ; các kép nam áo cổ vng, quận thụng trắng, có khi là áo trắng cổ trịn trên đầu thắt khăn gập nhỏ ở thắt lưng có thắt đai nhỏ.
+ Hỏi (câu 19) : Tại sao ở phường Xoan An Thái lại khơng trình diễn quả cách 14 Chơi Dân cách?
Trả lời: Quả cách chơi Dân cách của phường chúng tôi bị thất lạc lời, giờ được dịch lại nhưng chưa chuẩn nên khi luyện tập hay trình diễn phường tơi khơng hát quả cách này.
+ Hỏi câu (20): Thời gian hát của phường Xoan An Thái được quy định như thế nào?
Trả lời: Làng An Thái chúng tôi một năm hát 3 lần: Ngày mùng 1 tết, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/03 và ngày hội làng 09/09. Có khi những làng liên kết như xã Cao Mại, Lâm Thao, Phù Ninh có nhu cầu mời phường Xoan thì chúng tơi sang hát.
+ Hỏi (câu 21): Hát Xoan thường được hát ở đâu? Vào thời điểm nào trong năm và trong ngày?
Trả lời: Hát Xoan được hát ở đình làng, có thể hát trong các hội thi liên hoan văn nghệ. Thời điểm Hát Xoan là vào mùa Xuân khi thì hát vào buổi