luận văn thạc sĩ sư phạm Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 - THPT

156 2K 16
luận văn thạc sĩ sư phạm Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 - THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn thạc sĩ sư phạm Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 - THPT Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật (CMKH – KT) hiện nay. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,… Trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.” Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2015 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”. Với tất cả các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng, một trong 3 xu hướng đổi mới hiện nay đó chính là đổi mới dạy học theo quan điểm của công nghệ dạy học. Nói đến công nghệ dạy học người ta không thể không nhắc đến CNTT với một phương tiện ngày càng trở nên quen thuộc là Internet.Với Internet, người ta có thể truy cập được một khối lượng thông tin khổng lồ với tốc độ cực kì nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu GV không định hướng cho HS trong quá trình sử dụng thông tin trên Internet thì sẽ khiến cho HS mất thời gian, thông tin tìm được không chính xác, hàm lượng khoa học không cao. Để khắc phục những nhược điểm trên đây của việc học tập sử dụng Internet người ta đã phát triển phương pháp WebQuest. Đây là một phương pháp mới và rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ HS học tập thông qua Internet với những định hướng nhằm hạn chế những khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng của HS. Bản thân chính tác giả cũng đã từng kiểm chứng tính khả dụng của Webquest và cảm thấy cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu để phát triển thêm phương pháp này. Với tất cả những lí do trên, em đã chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 - THPT” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Như chúng ta đã biết, cùng với sự bùng nổ của ICT cũng như việc ứng dụng ICT vào dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng đã được nghiên cứu rộng rãi. Có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới ứng dụng ICT vào dạy học như: Chương trình MEP (Microelectronies Education Program) ở Anh vào năm 1980; Tổ chức NSCU (National Software - Cadination Unit) của Ôx-trây-li-a được thành lập vào năm 1984 chuyên cung cấp các chương trình, các phần mềm, các môn học cho các trường Đại học; Hội thảo về "Xây dựng các phần mềm dạy học" ở các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Srilanca, Thái Lan, Malaysia) năm 1985; Đề án CLASS (Computer Literacy And Studies in School), Ấn Độ, 1985… Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về mặt lý thuyết của CNTT và cho ra đời các ứng dụng (Các phần mềm, website... hỗ trợ dạy học). Theo đó, nhiều PPDH liên quan tới ICT đã ra đời trong đó có Webquest hay còn gọi là PPDH hiệu quả thông qua Internet. Năm 1995, Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) là người đầu tiên sử dụng Webquest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ). Ý tưởng của họ là đưa ra cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, HS cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. HS tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những trang kết nối (links) đã được GV lựa chọn từ trước. Một số cuốn sách nghiên cứu về Webquest đã xuất bản như: “Using WebQuests in the Social Studies Classroom” (Sử dụng Webquest trong dạy học các môn khoa học xã hội) của các tác giả: Margaret M. Thombs, Maureen M. Gillis, Alan S. Canestrari, cung cấp các biện pháp thực tế để sử dụng Webquest nhằm tối ưu hóa việc học các môn khoa học xã hội, đòi hỏi mức độ tư duy cao của HS, thúc đẩy hơn sự hiểu biết về các nền văn hóa xã hội; “The World Is Open” (Thế giới mở) của tác giả Curtis J. Bonk, khám phá các thay đổi mạnh mẽ của thế giới đang ảnh hưởng đến người học trong đó có việc khai thác Internet nói chung và sử dụng thông tin trên các trang web nói riêng… Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận văn và luận án nghiên cứu về Webquest và hiệu quả của việc sử dụng WebQuests như: luận án nghiên cứu “The WebQuest creation process” (Quá trình tạo Webquest) của Roberts, Leanne M., 2005, “WebQuest design strategies”(Các kĩ thuật xây dựng Webquest) của Frazee, James Phillip vào năm 2004. Các đề tài này đã nghiên cứu về các vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn của Webquest trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu quá trình tạo ra Webquest, các mô hình Webquest và các kĩ thuật xây dựng Webquest, đồng thời tiến hành thực nghiệm kiểm chứng đối với sinh viên các trường Đại học Akron, Đại học San Diego… Ngày nay WebQuest (thuật ngữ tiếng Anh) được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ thông cũng như đại học. 2.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, việc đổi mới PPDH trong đó có vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trong những nghiên cứu này có thể kể đến: Phần mềm "PC FACT với dạy học địa lý" của G.S Nguyễn Dược, phần mềm Db - Map của PGS.TS Đặng Văn Đức (1998), phần mềm "Atlas Địa lý Việt Nam" của Tổng cục du lịch Việt Nam, phần mềm “Atlas Địa lý môi trường Việt Nam" do Cục môi trường - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường xây dựng (2001); Báo cáo “Nghiên cứu ứng dụng tin học trong dạy học địa lý – một hướng đổi mới dạy học và HS làm trung tâm” của PGS.TS Đặng Văn Đức (1998)… Các luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ như: “ Đổi mới PPDH địa lý KT –XH thế giới ở trường THPT tại TPHCM” – Phan Huy Xu (1993), “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lý KT –XH Việt Nam (lớp 12, THPT)” – Trần Thị Thanh Thủy (2002), “Ứng dụng CNTT trong giảng dạỵ PHẦN MỞ ĐẦU1 1. Lí do chọn đề tài1 2. Lịch sử nghiên cứu2 2.1. Trên thế giới2 2.2. Ở Việt Nam4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài6 3.1. Mục đích6 3.2. Nhiệm vụ6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu6 4.1. Đối tượng nghiên cứu6 4.2. Phạm vi nghiên cứu6 5. Phương pháp nghiên cứu7 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết7 5.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu7 5.1.2. Phương pháp thống kê toán học7 5.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp7 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn8 5.2.1. Phương pháp chuyên gia8 5.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra8 5.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm9 6. Cấu trúc của luận văn9 7. Những đóng góp mới của luận văn10 PHẦN NỘI DUNG11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT11 1.1. Cơ sở lí luận11 1.1.1. Một số vấn đề của việc đổi mới PPDH11 1.1.1.1. Định hướng về đổi mới PPDH11 1.1.1.2. Bản chất của đổi mới PPDH12 1.1.1.3. Ý nghĩa của đổi mới PPDH địa lý14 1.1.1.4. Xu hướng đổi mới PPDH hiện nay16 1.1.2. Ứng dụng ICT trong dạy học địa lý18 1.1.2.1 Khái niệm ICT18 1.1.2.2. Vai trò của ICT trong dạy học địa lý19 1.1.2.3. Khả năng ứng dụng ICT trong dạy học địa lý22 1.1.3. Internet với dạy học địa lý ở trường phổ thông23 1.1.3.1. Internet23 1.1.3.2 Giới thiệu các ứng dụng của Internet25 1.1.3.3. Vai trò của Internet trong dạy học địa lý THPT26 1.1.3.4. Hướng dẫn khai thác thông tin trên Internet28 1.1.4. Webquest30 1.1.4.1. Giới thiệu về Webquest30 1.1.4.2. Ứng dụng webquest trong dạy học36 1.2. Cơ sở thực tiễn44 1.2.1. Chương trình và SGK Địa lý lớp 10 THPT44 1.2.1.1. Mục tiêu44 1.2.1.2. Chương trình và SGK Địa lý 1045 1.2.2. Thực trạng việc đổi mới PPDH địa lý ở trường phổ thông48 1.2.3. Đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của HS lớp 10 THPT52 1.2.3.1. Đặc điểm tâm lí của HS lớp 10 THPT52 1.2.3.2. Khả năng nhận thức của HS lớp 10 THPT54 1.2.3.3. Đặc điểm nhân cách của HS lớp 10 THPT55 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT56 2.1. Các yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT56 2.1.1. Yêu cầu về nội dung Webquest56 2.1.2. Yêu cầu về môi trường học56 2.1.2.1. Yêu cầu về giáo viên56 2.1.2.2. Yêu cầu về học sinh59 2.1.2.3. Yêu cầu về cơ sở vật chất60 2.1.3. Đặc điểm của một Webquest60 2.1.3.1. Chủ đề61 2.1.3.2. Nhiệm vụ của một Webquest61 2.1.3.3. Tài nguyên của một Webquest62 2.1.3.4. Cách thức làm việc62 2.1.3.5. Trình bày và sử dụng63 2.2. Khả năng ứng dụng của WebQuest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT63 2.2.1. Trong điều kiện CNTT thuận lợi63 2.1.2. Trong điều kiện CNTT không thuận lợi64 2.3. Quy trình thiết kế WebQuest hỗ trợ dạy học địa lý 10 THPT64 + Trước khi thiết kế WebQuest, hãy cân nhắc các câu hỏi sau:64 2.3.1. Chọn và giới thiệu chủ đề65 2.3.2. Tìm nguồn tài liệu học tập65 2.3.3. Xác định mục đích66 2.3.4. Xác định nhiệm vụ66 2.3.5. Thiết kế tiến trình67 2.3.6. Trình bày trang Web67 2.3.7. Thực hiện WebQuest67 2.3.8. Đánh giá, sửa chữa67 2.4. Xây dựng Webquest hỗ trợ dạy học địa lý lớp 10 THPT bằng Google site68 2.4.1. Giới thiệu công cụ tạo web Google Sites68 2.4.2. Các tính năng của Google Sites69 2.4.3. Các bước tạo Webquest với Google site69 2.5. Một số phần mềm tạo trang WebQuest khác78 2.5.1. Microsoft Word với xây dựng Webquest78 2.5.2. eXe Learning83 2.4.3. Microsoft ProntPage84 2.4.4. Zunal Webquest maker85 2.4.5. QuestGarden86 2.6. Sử dụng WebQuest trong dạy học địa lý 10 THPT87 2.6.1. Một số nội dung trong chương trình Địa lý 10 THPT có khả năng ứng dụng WebQuest87 2.6.2. Những phương pháp thường kết hợp với Webquest trong dạy học địa lý 10 THPT87 2.3.2.1. Phương pháp dạy học dự án87 2.3.2.2. Phương pháp làm việc nhóm88 2.3.2.3. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề90 2.3.2.4. Phương pháp dạy học kết hợp (Blended Learning)91 2.6.3. Tiến trình thực hiện dạy học với WebQuest trong dạy học địa lý 10 THPT92 2.6.3.1. Nhập đề93 2.6.3.2. Xác định nhiệm vụ93 2.6.3.3. Hướng dẫn nguồn thông tin:93 2.6.3.4. Thực hiện:93 2.6.3.5. Trình bày:93 2.6.3.6. Đánh giá:93 2.7. Bài dạy minh họa94 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM120 3.1. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm120 3.1.1. Mục đích và ý nghĩa120 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm120 3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm121 3.2. Phương pháp thực nghiệm121 3.3. Tổ chức thực nghiệm122 3.3.1. Thời gian thực nghiệm122 3.3.2. Chọn địa bàn thực nghiệm122 3.3.3. Đối tượng thực nghiệm122 3.3.4. Quy trình đánh giá thực nghiệm122 3.3.5. Nội dung thực nghiệm123 3.4. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm137 3.4.1. Kết quả thực nghiệm qua ý kiến đánh giá của GV và HS137 3.4.1.1. Ý kiến của GV137 3.4.1.2. Ý kiến của HS138 3.4.2. Kết quả thực nghiệm qua các bài kiểm tra139 3.4.3. Nhận xét chung142 3.4.3.1. Những thành công đạt được142 3.4.3.2. Những khó khăn142 PHẦN KẾT LUẬN144 1. Những kết luận của đề tài144 2. Những đóng góp của đề tài145 3. Hạn chế của đề tài147 4. Kiến nghị và đề xuất147 5. Hướng phát triển đề tài148 TÀI LIỆU THAM KHẢO149 PHẦN PHỤ LỤC

  Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật (CMKH – KT) hiện nay. Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,… Trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.” Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2015 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”. 1 Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”. Với tất cả các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng, một trong 3 xu hướng đổi mới hiện nay đó chính là đổi mới dạy học theo quan điểm của công nghệ dạy học. Nói đến công nghệ dạy học người ta không thể không nhắc đến CNTT với một phương tiện ngày càng trở nên quen thuộc là Internet.Với Internet, người ta có thể truy cập được một khối lượng thông tin khổng lồ với tốc độ cực kì nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu GV không định hướng cho HS trong quá trình sử dụng thông tin trên Internet thì sẽ khiến cho HS mất thời gian, thông tin tìm được không chính xác, hàm lượng khoa học không cao. Để khắc phục những nhược điểm trên đây của việc học tập sử dụng Internet người ta đã phát triển phương pháp WebQuest. Đây là một phương pháp mới và rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ HS học tập thông qua Internet với những định hướng nhằm hạn chế những khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin trên mạng của HS. Bản thân chính tác giả cũng đã từng kiểm chứng tính khả dụng của Webquest và cảm thấy cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu để phát triển thêm phương pháp này. Với tất cả những lí do trên, em đã chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 - THPT” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.  2.1. Trên thế giới Như chúng ta đã biết, cùng với sự bùng nổ của ICT cũng như việc ứng dụng ICT vào dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng đã được nghiên 2 cứu rộng rãi. Có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới ứng dụng ICT vào dạy học như: Chương trình MEP (Microelectronies Education Program) ở Anh vào năm 1980; Tổ chức NSCU (National Software - Cadination Unit) của Ôx- trây-li-a được thành lập vào năm 1984 chuyên cung cấp các chương trình, các phần mềm, các môn học cho các trường Đại học; Hội thảo về "Xây dựng các phần mềm dạy học" ở các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Srilanca, Thái Lan, Malaysia) năm 1985; Đề án CLASS (Computer Literacy And Studies in School), Ấn Độ, 1985… Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về mặt lý thuyết của CNTT và cho ra đời các ứng dụng (Các phần mềm, website hỗ trợ dạy học). Theo đó, nhiều PPDH liên quan tới ICT đã ra đời trong đó có Webquest hay còn gọi là PPDH hiệu quả thông qua Internet. Năm 1995, Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) là người đầu tiên sử dụng Webquest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ). Ý tưởng của họ là đưa ra cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, HS cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. HS tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những trang kết nối (links) đã được GV lựa chọn từ trước. Một số cuốn sách nghiên cứu về Webquest đã xuất bản như: “Using WebQuests in the Social Studies Classroom” (Sử dụng Webquest trong dạy học các môn khoa học xã hội) của các tác giả: Margaret M. Thombs, Maureen M. Gillis, Alan S. Canestrari, cung cấp các biện pháp thực tế để sử dụng Webquest nhằm tối ưu hóa việc học các môn khoa học xã hội, đòi hỏi mức độ tư duy cao của HS, thúc đẩy hơn sự hiểu biết về các nền văn hóa xã hội; “The World Is Open” (Thế giới mở) của tác giả Curtis J. Bonk, khám phá các thay 3 đổi mạnh mẽ của thế giới đang ảnh hưởng đến người học trong đó có việc khai thác Internet nói chung và sử dụng thông tin trên các trang web nói riêng… Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận văn và luận án nghiên cứu về Webquest và hiệu quả của việc sử dụng WebQuests như: luận án nghiên cứu “The WebQuest creation process” (Quá trình tạo Webquest) của Roberts, Leanne M., 2005, “WebQuest design strategies”(Các kĩ thuật xây dựng Webquest) của Frazee, James Phillip vào năm 2004. Các đề tài này đã nghiên cứu về các vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn của Webquest trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu quá trình tạo ra Webquest, các mô hình Webquest và các kĩ thuật xây dựng Webquest, đồng thời tiến hành thực nghiệm kiểm chứng đối với sinh viên các trường Đại học Akron, Đại học San Diego… Ngày nay WebQuest (thuật ngữ tiếng Anh) được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ thông cũng như đại học. 2.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, việc đổi mới PPDH trong đó có vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trong những nghiên cứu này có thể kể đến: Phần mềm "PC FACT với dạy học địa lý" của G.S Nguyễn Dược, phần mềm Db - Map của PGS.TS Đặng Văn Đức (1998), phần mềm "Atlas Địa lý Việt Nam" của Tổng cục du lịch Việt Nam, phần mềm “Atlas Địa lý môi trường Việt Nam" do Cục môi trường - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường xây dựng (2001); Báo cáo “Nghiên cứu ứng dụng tin học trong dạy học địa lý – một hướng đổi mới dạy học và HS làm trung tâm” của PGS.TS Đặng Văn Đức (1998)… Các luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ như: “ Đổi mới PPDH địa lý KT –XH thế giới ở trường THPT tại TPHCM” – Phan Huy Xu (1993), “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lý KT –XH Việt Nam (lớp 12, THPT)” – Trần Thị Thanh Thủy (2002), “Ứng 4 dụng CNTT trong giảng dạy Địa lý KT –XH Thế giới theo hướng tích cực (lớp 11)” – Nguyễn Thị Thu Anh (2005)… Nội dung của các luận văn này đề cập đến vấn đề đổi mới PPDH trong đó có việc đổi mới theo xu hướng sử dụng CNTT cụ thể là sử dụng các chương trình, phần mềm máy tính để thiết kế các bài giảng Địa lý ở THPT, xây dựng website tư liệu phục vụ cho giảng dạy bộ môn Địa lý với những chuyên ngành khác nhau như Địa lý tự nhiên, KT - XH. Bên cạnh đó còn có rất nhiều sách, giáo trình đề cập tới đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào dạy học địa lý: Sách dịch “Phát huy tính tích cực của HS như thế nào?”, tác giả I.F.Khrlamop, Nxb Giáo dục năm 1979; "Phương pháp dạy học địa lý" của Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn, Nxb Giáo dục năm 1996; "Phương pháp dạy học địa lý KT – XH thế giới ở THPT" của Nguyễn Ngọc Minh, Đại học Sư phạm Huế năm 2000; Tư liệu "Đổi mới phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực hóa hoạt động người học" của Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2001); Sách "Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực" của Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nxb Đại học Sư phạm (2004). Trong những tài liệu này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề của đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực của HS. Các tác giả đã đưa ra những cơ sở lí luận của vấn đề, hướng dẫn cách khai thác từng loại phương pháp theo từng bước đi cụ thể và đưa ra một vài ví dụ minh họa. Ở Việt Nam, có một số tài liệu đề cập tới Webquest như: “Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT (Dự án phát triển giáo dục THPT của Bộ Giáo dục và đào tạo)” – Nguyễn Văn Cường và Bern Meier, 2010; Đĩa CD “CNTT cho dạy học tích cực”, NXB Giáo dục, 2010; Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho GV Địa lý các trường THPT chuyên ở Việt Nam của PGS.TS Trần Đức Tuấn. Hầu hết các tài liệu này đề cập tới các vấn đề lí luận 5 liên quan đến Webquest và xây dựng một ví dụ minh họa. Riêng tài liệu nghiên cứu về cách xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý thì mới chỉ có duy nhất khóa luận tốt nghiệp của chính tác giả: “Sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 11 THPT” – Nguyễn Thị Hồng (2012). !"#$%#" &' 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về cách xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kíên thức, kĩ năng của HS, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lý ở trường THPT. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và biện pháp hướng dẫn sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT. - Xây dựng Webquest hỗ trợ dạy học địa lý lớp 10. - Nghiên cứu sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10. - Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu. ()*+#,-%# 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng tới việc: . Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT 6 . Phạm vi tiến hành thực nghiệm ở trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội. Cụ thể, bài dạy thực nghiệm là bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải. /*0,1, 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các sách liên quan tới PPDH và đổi mới PPDH của các tác giả như: Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ, Đặng Văn Đức, Trần Đức Tuấn Bên cạnh đó còn có các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào trong dạy học địa lý, các SGV và thiết kế bài giảng liên quan đến chương trình Địa lý lớp 10 (ban cơ bản). Ngoài ra, tác giả còn thu thập các tài liệu liên quan tới tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, đây là những cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn các nội dung và PPDH tích cực nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. 5.1.2. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng để thống kê và xử lý kết quả điều tra thực tế, thống kê và xử lý kết quả thực nghiệm. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả điều tra ở trường phổ thông. Để kết quả nghiên cứu chính xác và đảm bảo độ tin cậy cao, việc sử dụng nhóm phương pháp toán học trong nghiên cứu là rất cần thiết. Thông qua phương pháp này, ta nhận biết được kết quả lĩnh hội tri thức của HS từ đó rút ra kết luận cho toàn bộ hệ thống lí luận và thực nghiệm của đề tài. 5.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các đối tượng tồn tại trong một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố tạo nên. Nội dung, phương pháp, phương 7 tiện dạy học là một thể thống nhất với những quy luật nội tại của nó. Các yếu tố đó có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Do đó, để đảm bảo tính khoa học, các đối tượng phải được xem xét trong một hệ thống hoàn chỉnh. Tổ chức một giờ học có sử dụng các PPDH mới liên quan đến CNTT như sử dụng Webquest phải quan tâm tới nhiều yếu tố như: Nội dung bài học, trình độ của GV và HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của địa phương Với những tài liệu đã thu thập được, tôi phân tích, tổng hợp và đưa ra những giả thuyết, kết luận cho những vấn đề đang quan tâm. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp tranh thủ những ý kiến và kinh nghiệm của các giáo sư, tiến sĩ, các thầy cô giáo dạy giỏi môn Địa lý bao gồm một số thầy cô trong khoa Địa lý trường ĐHSP Hà Nội và các thầy cô dạy Địa lý tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Từ những kiến thu nhận được, tác giả đã có những định hướng về nội dung nghiên cứu đề tài cũng như những vấn đề liên quan đến thực nghiệm sư phạm. 5.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra Để tìm hiểu tình hình thực tế của việc ứng dụng CNTT và sử dụng Webquest trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS và rèn luyện các kĩ năng cho HS trong dạy học địa lý lớp 10, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra bằng cách tiến hành tổ chức điều tra ở một số trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: - Dự giờ: Dự các giờ lên lớp của GV kết hợp với các giáo án để xác định cách thiết kế bài giảng hiện nay của GV. - Khảo sát dựa trên các phiếu điều tra: Lập các mẫu phiếu điều tra với đối tượng là GV. 8 - Phỏng vấn: Phỏng vấn các GV môn Địa lý các vấn đề như thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học, việc ứng dụng CNTT, vấn đề học tập của HS và các vấn đề khác có liên quan. Việc áp dụng các phương pháp mới nhất là các phương pháp có liên quan đến CNTT phù hợp với khả năng của HS là một quá trình thử nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của GV và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Do đó, quá trình nghiên cứu cần có sự điều tra, khảo sát một cách chính xác. 5.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để kiểm chứng tính khả thi của nội dung nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm. Quá trình thực nghiệm được thực hiện ở khu vực thành thị - nơi có điều kiện ứng dụng CNTT thuận lợi (Hà Nội) trên cơ sở tiến hành kiểm chứng ở 2 lớp là lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Thông qua kết quả thực nghiệm có thể chứng thực tính tích cực, ưu việt của việc sử dụng Webquest vào dạy học địa lý nói chung và dạy học địa lý lớp 10 THPT nói riêng. 234 56&'7 8#9 Luận văn gồm ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung bao gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT - Chương 2: Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 9 :;<<,%=&'7 8#9 - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT - Luận văn góp phần khẳng định việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong quá trình học tập. - Thiết kế và sử dụng Webquest vào dạy học một số bài trong chương trình Địa lý 10 THPT nhằm phát huy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 10 [...]... trong dạy học địa lý nói chung và dạy học địa lý lớp 10 nói riêng c Các loại WebQuest Theo mức độ rộng hay hẹp của nội dung tìm hiều, WebQuest có thể được chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ: + WebQuest lớn: Xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ cho đến một tháng), có thể coi như một dự án dạy học + WebQuest nhỏ: Trong một vài tiết học (ví dụ từ 2 đến 4 tiết), HS xử lý một... nghệ dạy học, quá trình đổi mới tổ chức dạy học địa lý có thể thực hiện theo các hướng sau đây: - Đổi mới thiết kế các bài học Địa lý theo quan điểm công nghệ dạy học theo hướng tăng cường chuẩn hóa và qui trình hóa: Điều này cho phép tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, các hoạt động dạy học và sản phẩm của quá trình dạy học và qui trình hóa các quá trình dạy học diễn ra trong bài học 17 Địa lý. .. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số vấn đề của việc đổi mới PPDH 1.1.1.1 Định hướng về đổi mới PPDH Định hướng về đổi mới PPDH đã được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết Hội nghị Trung uơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng... chung và CNTT đã từng bước làm nên cuộc cách mạng đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông và đem lại nhiều hiệu quả lớn 1.1.2.2 Vai trò của ICT trong dạy học địa lý ICT có vai trò rất lớn đối với quá trình dạy học cuả tất cả các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng Cụ thể với môn Địa lý, ICT có 4 vai trò cơ bản như sau: + ICT gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập Địa lý của học. .. chức dạy học địa lý Thực tế đã chứng minh sự khác biệt không nhỏ giữa dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học và không theo công nghệ dạy học Điều này được lí giải bởi những ưu việt của công nghệ dạy học khi nó được áp dụng một cách đúng đắn Về bản chất, công nghệ dạy học là một chuyên ngành lí luận dạy học chuyên biệt nhằm hiện đại hóa và tối ưu hóa việc tổ chức quá trình dạy học trên cơ sở áp dụng. .. dung, phương tiện, đánh giá Trong đó, việc đổi mới PPDH là một trong những yêu cầu bức thiết nhất 1.1.1.2 Bản chất của đổi mới PPDH Đổi mới PPDH địa lý là quá trình hiện đại hóa và tối ưu hóa tổ chức dạy học địa lý Lí luận và thực tiễn dạy học địa lý đã chứng tỏ điều này Đổi mới PPDH địa lý chỉ thành công nếu chúng ta đẩy mạnh quá trình hiện đại 12 hóa và tối ưu hóa dạy học địa lý theo hướng kết hợp chặt... dạy học địa lý THPT Trong thời gian gần đây chúng ta thấy đươc Internet đã phát huy tác dụng mạnh mẽ đối với sự nghiệp giáo dục Các nhà giáo bây giờ không còn chỉ bị bó hẹp phạm vi tìm hiểu trong các văn bản tĩnh mà việc sử dụng Internet rất hữu ích đối với các ngành khoa học trong đó có sự nghiệp giáo dục nói chung và dạy học địa lý nói riêng Cụ thể với môn Địa lý Internet có một số vai trò như: -. .. áp dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học hiện đại kết hợp với việc cải biến các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học truyền thống theo những định hướng mới của dạy học hiện đại Hình 1.2: Bản chất của đổi mới dạy học địa lý Đổi mới PPDH địa lý Đổi mới tổ chức dạy học Địa lý Hiện đại hóa và tối ưu hóa việc tổ chức quá trình dạy học Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy. .. đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn 21 quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời 1.1.2.3 Khả năng ứng dụng ICT trong dạy học địa lý Khả năng ứng dụng ICT trong dạy học địa lý bao... kế bài học theo công thức GIPO sẽ là một tiếp cận đổi mới quan trọng theo hướng này - Tăng cường sử dụng ICT để tạo ra những công cụ dạy học hiện đại như hồ sơ dạy học điện tử, Webquest cũng như hỗ trợ cho việc áp dụng các PPDH hiện đại trong tổ chức dạy học địa lý như: Tổ chức dạy học dự án với sự trợ giúp của ICT đặc biệt là Internet, tổ chức dạy học với Webquest Có thể nói đổi mới PPDH trong đó . thông tin trên Internet thì sẽ khiến cho HS mất thời gian, thông tin tìm được không chính xác, hàm lượng khoa học không cao. Để khắc phục những nhược điểm trên đây của việc học tập sử dụng Internet. những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những trang kết nối (links) đã được GV lựa chọn từ trước. Một số cuốn sách nghiên cứu về Webquest đã xuất bản như: “Using WebQuests in the Social. vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng

Ngày đăng: 27/11/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + ICT có khả năng lưu trữ và cung cấp cho việc dạy và học Địa lý lượng thông tin lớn:

  • + ICT góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lý:

  • + ICT có khả năng đổi mới hình thức tổ chức dạy học Địa lý:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan