1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học chương III Sinh trưởng và phát triển, Sinh học 11 THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

52 465 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 6,61 MB

Nội dung

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận của mình tơi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy khoa Sinh — KTNN và sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên trong khoa Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và những đóng góp quý báu đó

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths Đỗ Thị Tổ

Như người đã trực tiếp hướng dẫn và có những chỉ bảo, đìu dắt tận tâm, giúp tơi hồn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo dạy bộ môn Sinh học ở

trường THPT Văn Lâm — Hưng Yên đã đóng góp ý kiến để tơi hồn thành tốt khóa

luận này

Trong quá trình nghiên cứu đề tài không thê tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong được sự góp ý, sửa chữa của các thầy giáo, cô giáo để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Người thực hiện

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin khẳng định đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dé tài nghiên

cứu này không trùng với cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác

Tác giả

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÉT TAT

Học sinh :HS

Giáo viên :GV

Sách giáo khoa :SGK

Nhà xuất bản :NXB

Trung học phô thơng :THPT

Tinh tích cực :TTC

Trang 4

PHAN MOT: MO DAU 1 Ly do chon dé tai

Nước ta do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng

kinh tế chính trị địi hỏi nhà trường phô thông phải sáng tạo, con người khơng chỉ

có tri thức mà phải có năng lực tự học, sáng tạo để học tập liên tục, suốt đời

Phương pháp dạy học của nhà trường phải đóng góp phần đào tạo HS thành những người năng động, độc lập và sáng tạo tiếp thu được những khoa học công nghệ hiện

đại

Nghị quyết trung ương hai khóa VII (12/1996) khi đánh giá về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 — 2010 tiếp tục khẳng định: “Giáo dục phải đổi mới

nội dung, phương pháp dạy và học nhằm phát huy tỉnh thần độc lập, suy nghĩ, sáng

tạo của HS - sinh viên Đề cao năng lực tự học, năng lực tự hoàn thiện học vấn tay

nghề, đây mạnh phong trào học tập trong nhân dân ”

Nhận thức đúng xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã khăng định: “Giáo duc dao tạo là quốc sách hàng đầu” Để thực hiện quan điểm này nhà nước đã xây

dựng chiếm lược phát triển giáo dục — đào tạo 2001 — 2010, một trong những mục

tiêu quan trọng trong chiếm lược phát triển giáo dục đến năm 2010 chính là: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục”, nhằm nâng cao

dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Về phương pháp, phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp đạy học, khắc phục kiểu dạy học thụ động thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động

tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự

thu nhập thông tin một cách có hệ thống và biết phân tích, tơng hợp xử lý thông tin,

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp

tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng

lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với đời sống sản xuất

nhưng trong trường phô thông hiện nay môn học này chưa thu hút được nhiều HS yêu thích, chất lượng dạy và học chưa cao Nguyên nhân chủ yếu là do nội dung còn nặng về mặt lý thuyết, phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình giảng giải Để khắc phục tình trạng này phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng

phát huy TTC của người học, tăng cường hoạt động học tập của HS

Hiện nay có rất nhiều PPDH đặc biệt là các phương pháp có ứng dụng công

nghệ thông tin, tuy nhiên đối với các địa phương cịn gặp khó khăn về cơ sở vật chất chưa được trang bị máy tính, internet Vì vậy phương pháp áp dụng phương pháp truyền thống vẫn là một ưu thế Để phát huy một trong các PPDH truyền thống để phát huy nhiều ưu điểm có tác dụng nhiều mặt là phương pháp vấn đáp, để phát huy tối đa các GV cần xây dựng và sử dụng câu hỏi một cách hợp lý vì

những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy

học chương III_ Sinh trưởng và phát triển Sinh học 11_THPT theo hướng tích

cực hóa hoạt động học tập của HS” với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 11 nói chung, Chương III_ Sinh trưởng và phát triển nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng câu hỏi để tổ chức hoạt động đạy học Chương III_ Sinh hoc 11_THPT

3 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng câu hỏi một cách hợp lý và logic sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Chương III Sinh học II_THPT

4 Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung kiến thức của Chương III : Sinh trưởng và phát triển lớp II_ THPT (cơ

Trang 6

- Nghiên cứu xây đựng và sử dụng hệ thống câu hỏi vào tổ chức hoạt động dạy học Chương III— Sinh học II_ THPT

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích nội dung cấu trúc trong Chương III_ Sinh học 11 SGK — co ban lam co sở cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi

- Xây dựng hệ thống câu hỏi đề tô chức dạy học Chương III Sinh trưởng và phát triển Sinh học I1_ THPT (cơ bản)

- Thiết kế giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi đã xây dựng để tổ chức dạy học một

số bài Chương III Sinh trưởng và phát triển Sinh học II_ THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Trên cơ sở tham khảo, phân tích, tổng hợp các tài liệu:

+ Tiến hành nghiên cứu tài liệu về những quan điểm và chính sách của Đáng về giáo dục

+ Nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học sinh học, tài liệu đổi mới phương

pháp dạy học để xây đựng cơ sở lý luận của đề tài

+ Nghiên cứu SGK, SGV Sinh học lớp I1, nghiên cứu tài liệu sinh lý người

và động vật, sinh lý thực vật để phân tích chương HI: Sinh trưởng va phat triển

6.2 Điều tra

- Tiến hành quan sát, phỏng vấn một số GV đạy Sinh về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học Sinh học ở trường THPT Văn Lâm — Hưng Yên

6.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến nhận xét đánh giá của một số GV Sinh học ở một số trường THPT

và một số chuyên gia về chất lượng câu hỏi đã xây dựng 7 Đóng góp mới của đề tài

7.1 Góp phần hệ thống hóa lý luận của việc xây dựng và sử dụng câu hồi 7.2 Làm phong phú thêm hệ thống phương tiện dạy học góp phần nâng cao

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp

7.3 Xây dựng được hệ thống câu hỏi phục vụ dạy học Chương III Sinh trướng và phát triển Sinh học 11

7.4 Thiết kế được một số giáo án để làm tư liệu tham khảo cho sinh viên và GV Sinh học_THPT

8 Giới hạn của đề tài

Xây dựng và sử đụng câu hỏi để dạy học Chương III Sinh trưởng và phát triển

Trang 8

PHẢN HAI: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

PPDHTC thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

PPDHTC là hệ thống những phương pháp phát huy TTC học tập của HS

Quá trình dạy học gồm 2 mặt hữu cơ: Hoạt động dạy của GV và hoạt động

học của HS Trong lý luận đạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của GV và vai trò của HS, tựu chung có hai hướng:

Dạy học lấy GV trung tâm Dạy học lấy HS trung tâm

Theo GS.Trần Bá Hoành: “TTC nhận thức là trạng thái hoạt động của HS

đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”

Cũng theo GS Trần Bá Hoành: Để phát huy tính TTC nhận thức của HS trong học tập bộ môn Sinh học, nên quan tâm vận dụng một số phương pháp và biện pháp sau:

- Vận dụng dạy học nêu vấn đề

- Tăng cường các dạng công tác độc lập của HS - Nâng cao chất lượng câu hói vấn đáp

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Theo G.LSukina (1979), những dấu hiệu của TTC hoạt động trí tuệ được

biểu hiện:

- HS hay nêu thắc mắc đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề trình bày chưa

- HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã có để nhận

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp

- HS mong muốn nhận được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau có khi vượt ra ngồi phạm vi học, môn học

1.1.2 Tính tích cực trong học tập của học sinh

1.1.2.1 Khái niệm về tính tích cực

TTC là bản chất vốn có của con người trong đời sống xã hội từ xưa, con

người đã biết chủ động sản xuất dé tạo ra của cái vật chất cần thiết cho sự tồn tại va phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi

trường trong tự nhiên, cải tạo xã hội

Hình thành và phát triển TTC của xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm tạo ra những năng động thích ứng và phát triển cộng đồng Có

thể xem TTC như một điều kiện Đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân

cách trẻ trong quá trình giáo dục

Theo Khav lamop (1978): “77C là một trong những hoạt động chủ thể nghĩa là con người hành động đặc trưng bởi khát vọng học tập, có gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức ”

Theo Rebrova (1975): “77C là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cô

gắng cao ở nhiều mặt trong hoạt động học tập”

Theo P.N.Erdonier (1974): “Noi toi TTC hoc tap thực chất là nói tới TTC nhận thức vì rằng học tập là một nhận thức làm cho dễ dàng, được thực hiện dưới chỉ dao cua GV”

1.1.2.2 Những biểu hiện của tính tích cực

Theo GS Trần Bá Hồnh có 3 mức độ biêu hiện của TTC học tập:

- Biểu hiện bằng hành động

+ HS khao khát tự nguyện trả lời những câu hỏi của GV hoặc bổ xung các câu trả

lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra

+ HS hay nêu những thắc mắc và địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề mà SGK,

Trang 10

+ HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức

những vấn đề mới

+ HS mong muốn được đóng góp với thầy, cơ, bạn bè những thông tin mới có khi

vượt ra ngồi phạm vi bài học

- Biểu hiện về xúc cảm

+ HS hăng hái, hào hứng, phấn khởi học tập

+ Biểu hiện ngạc nhiên trước hiện tượng, thông tin mới

+ Băn khoăn, day dứt trước những tình huống, bài tập khó

+ HS hoài nghi trước những câu trả lời của bạn, câu hỏi đáp của thầy

- Biểu hiện về mặt ý chí

+ Tập trung chủ yếu vào nội đung bài học, chăm chú nghe giảng + Khơng nản chí trước câu hỏi hoặc bài tập khó

+ Kiên trì giải quyết được các nhiệm vụ học, làm bài tập khó

+ Thái độ phán ứng khi trống hết tiết: Tiếc rẻ, có gắng làm cho xong hay vội vàng gấp sách vở chờ được ra

- Mức độ biểu hiện của TTC học tập

Sao chép, bắt chước: Các cấp độ thấp của TTC thường gặp ở những giờ thực

hành, rèn luyện khả năng HS bắt chước hành động, làm theo các động tác do GV

hướng dẫn

Tìm tịi thực hiện: HS không chịu làm theo cách giải của GV mà độc lập tự

tìm tịi cách giải quyết để hợp lý hơn hoặc cách giải bài tập ngắn gọn hơn

Mức độ sáng tạo: HS có thể chủ động đề xuất những tình huống mới và các dạng giả thuyết mới để tự giải quyết vấn đề hoặc các em có thê tự thay đổi yếu tố tuy nhiên mức độ sáng tạo của HS là có hạn nhưng đó là mầm móng đề phát triển

trí tuệ, sáng tạo về sau này

1.1.3 Câu hỏi — phương tiện tổ chức hoạt động học tập tích cực của hoc sinh

1.1.3.1 Khái niệm về câu hồi

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp

Câu hỏi: Câu hỏi có một tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động nhận thức

thế giới của loài người và trong đạy học Aristole là người đầu tiên đã biết phân tích câu hỏi dưới góc độ logic và lúc đó ông cho rằng đặc trưng cơ bản của câu hỏi là buộc người bị hỏi phải lựa chọn các giải pháp có tính trái ngược nhau, do dó con người phải có phản ứng lựa chọn, hoặc cách hiểu này, hoặc cách hiểu khác Tư tưởng quan trọng bậc nhất của ông còn nguyên giá trị đó là: “Câu hỏi là một mệnh

để trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết” Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết

Như vậy, trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ

nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm Còn nếu khi khơng biết gì hoặc biết tất cả về sự vat nao dé thi không có gì để hỏi về sự vật

đó nữa Do đó tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đây việc mở rộng

hiểu biết của con người Con người muốn biết một sự vật hiện tượng nào đó dứt

khốt chỉ biết khi người đó đặt được những câu hỏi: Đó là cái gì? Như thế nào? Vì sao?

Đề Các cho rằng, không có câu hỏi thì khơng có tư duy cá nhân cũng như khơng có tư duy nhân loại Ông cũng nhắn mạnh dấu hiệu bản chất của câu hỏi là

phái có mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết Phải có tỷ lệ phù hợp giữa hai

đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng mình phải

lam gi dé trả lời câu hỏi đó Khi chủ thê nhận thức đã được định rõ được cái mình đã biết và cái mình chưa biết thì lúc bấy giờ mới đặt được câu hỏi, và đến lúc đó thì

câu hỏi thực sự mới trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức

1.1.3.2 Vai trò của câu hoi

Trong dạy học câu hỏi có vai trò:

- Khi dùng câu hỏi để mã hóa thơng tin trong SGK thì câu hỏi và việc trả lời câu

hỏi là nguồn tri thức mới cho HS

Trang 12

- Câu hỏi giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống

- Hệ thống câu hỏi có vấn đề được đặt ra trong bài học chứa đựng các mâu thuẫn sẽ

đặt HS vào tình huống có vấn đề, HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình nhận

thức, chủ động giành lấy kiến thức thông qua việc trả lời các câu hỏi, từ đó khắc

phục lối truyền thụ một chiều

1.1.3.3 Phân loại câu hỏi trong dạy học

* Phân loại dựa vào yêu cầu trình độ nhận thức của HS Có 3 cách phân loại:

Cách 1: Căn cứ vào đặc điểm hoạt động tìm tòi kết quả của chủ thể nhận thức có

hai loại câu hỏi:

Câu hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ thống, có chọn lọc

Câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống

hóa, vận dụng kiến thức

Theo hướng dạy học phát huy TTC học tập của HS thì GV cần chú trọng loại câu hỏi thứ hai nhưng cũng không thể xem nhẹ loại câu hỏi thứ nhất “Vì khơng tích

lũy kiến thức, sự kiện đến một mức độ nhất định thì khó mà tư duy sáng tạo”

Cách 2: Đi sâu vào trình độ trí tuệ câu hỏi, Benjamin Bloom (1956) đã đề xuất trong thang 6 mức câu hỏi tương ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến thức:

Mức 1 - Biết: Câu hỏi yêu cầu HS chỉ dựa vào trí nhớ nhắc lại kiến thức đã biết

Mức 2 - Hiểu: Câu hỏi yêu cầu tô chức sắp xếp lại kiến thức đã học và diễn đạt bằng ngơn ngữ của mình chứng tỏ sự thông hiểu

Mức 3 - Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học như một khái

niệm, một định luật và một tình huống đổi mới khác với bài học

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp

Mức 5 - Tổng hợp: Những câu hỏi yêu cầu HS vận dụng, phối hợp những kiến thức đã học để giải đáp một vẫn đề khái quát hơn bằng sự suy nghĩ, sáng tạo của bản thân

Mức 6 - Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu HS nhận định phán đoán về ý nghĩa một kiến

thức, vai trò một học thuyết, giá trị của cách giải quyết một vấn đề mới đặt ra trong chương trình Trong thực tế GV mới sử đụng câu hỏi ở mức một và hai

Cách 3: Theo GS Trần Bá Hồnh có thể sử dụng 5 loại câu hỏi chính: Câu hỏi kích thích sự quan sát, chú ý

Câu hỏi yêu cầu so sánh, phân tích

Câu hỏi yêu cầu tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa

Câu hỏi liên hệ với thực tiễn

Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn đề, đề xuất giá thuyết

* Phan loại câu hỏi dựa vào mục đích lý luận dạy học

Chia làm 3 loại:

Câu hỏi dùng để dạy học bài mới: HS trả lời câu hỏi sẽ chiếm lĩnh được tri

thức mới

Cau hoi dùng để củng cố hồn thiện kiến thức: Có tác dụng củng cố kiến thức đã học, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, rèn các thao tác tư duy logic

Câu hỏi dùng đề kiểm tra kiến thức

* Phân loại câu hói dựa vào các hình thức diễn đạt

Chia làm 2 loại:

Câu hói trắc nghiệm chủ quan (Tự luận): Dạng trắc nghiệm dùng câu hỏi mở (câu hỏi tự luận), yêu cầu HS xây dựng câu trả lời, là câu hỏi truyền thống sử dụng

rộng rãi trong dạy học ở nước ta Câu hỏi tự luận có thé phan thanh 4 loai chu yéu như sau:

- Loại điền thêm một từ hay cụm từ

Trang 14

- Loại câu hỏi có liên quan đến số trị

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Dạng câu hỏi này hiện nay đang được áp dụng rất rộng rãi trong mọi cấp học và được sử dụng hiệu quá trong quá trình dạy học, mà cụ thê là trong kiểm tra và đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ, kỹ năng của HS Có thê chia câu hỏi trắc nghiệm khách quan thành 7 loại chủ yếu như sau:

- Câu điền khuyết

- Câu đúng — saI

- Câu nhiều lựa chọn

- Câu ghép đôi

- Câu hỏi bằng hình vẽ - Câu trả lời ngăn nhất

- Câu trắc nghiệm thái độ, hành vi 1.2 Cơ sớ thực tiễn

1.2.1 Thực trạng dạy Sinh học 11 —- THPT

Trên cơ sở trao đổi, điều tra, du giờ GV, nghiên cứu các tài liệu đánh giá về thực trạng giáng dạy ở trường THPT Văn Lâm — HưngYên Tôi nhận thấy ở phổ thông phần lớn GV dùng phương pháp diễn giải, thuyết trình hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh họa bằng tranh đo quan niệm chỉ trang bị tiềm lực cho HS nên GV thường hướng vào việc trang bị kiến thức lý luận chưa chú ý đúng mức đến khâu rèn luyện khả năng vận dụng cho HS, mối quan hệ giữa kiến thức lý thuyết và khả năng vận dụng không được đặt ra trong giờ dạy lý thuyết Do vậy năng lực độc lập nghiên cứu và sáng tạo trong học tập của HS không được phát huy

khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống, áp dụng vào chăn nuôi trồng trọt Vì vậy HS học tập cịn mang tính thụ động

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do GV thiếu thời gian, thiếu

giáo trình, thiếu tài liệu tham khảo, do GV chưa có kiến thức chuyên môn cơ bản

đầy đủ, chưa biết ứng dụng công nghệ thơng tin nhiều

Ngồi ra còn do HS thiếu động cơ học tập đúng đắn, thiếu tự giác, chưa chủ động tích cực trong việc học tập và rèn luyện

Nên việc xây dựng được thực trạng về khả năng vận dụng của HS ở trường

phổ thông và xây dựng được mục tiêu, nội dung của chương trình sinh hoc 11 cơ

bản, khảo sát tình hình đổi mới tơi đã có phiếu học tập điều tra khả năng xây dựng

và sử dụng câu hỏi của GV và TTC của HS nhằm nâng cao khả năng vận dụng của HS

1.2.2 Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học Chương

III — Sinh học 11 - THPT của một số GV Sinh học

Để xác định được thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy

học Sinh học chúng tôi đã điều tra kỹ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV

dạy học Sinh học tại một sỐ trường THPT

* Nội dung điều tra - PPDH của GV

- Kỹ năng xây dựng câu hỏi của GV - Kỹ năng sử dụng câu hỏi của GV

- Những khó khăn khi xây dựng và sử dụng câu hỏi * Đối tượng điều tra

Điều tra một số GV ở một số trường THPT ở Hưng Yên (Trường THPT Văn

lâm, THPT Mỹ hào) * Phương pháp điều tra

Tôi tiến hành dự giờ, tìm hiểu giáo án, trao đổi với một số GV

Trang 16

- PPDH mà phần lớn GV sử dụng thường xuyên là phương pháp truyết trình, một số GV có sử dụng phương pháp trực quan, một số GV có sử dụng phương pháp vẫn đáp nhưng cịn ít

- Kỹ năng xây dựng câu hỏi của GV: Phần lớn GV chưa có kỹ năng xây dựng câu hỏi, chỉ xây dựng câu hỏi theo một quy trình nhất định chủ yếu đặt ra một cách

ngẫu nhiên và tham khảo câu hỏi ở sách thiết kế, SGK

- Kỹ năng sử dụng câu hỏi: Chủ yếu sử dụng câu hỏi ở khâu điều tra đánh giá, sử dụng câu hỏi trong khâu dạy bài mới còn ít Sử dụng câu hỏi chưa phát huy được

TTC của HS, chủ yếu liệt kê kiến thức chưa khai thác câu hỏi ở những mức độ tư

duy khác nhau, chưa định hướng sử dụng câu hỏi vào việc định hướng vấn đề học

tập, hướng dẫn HS quan sát, tổ chức cho HS tự nghiên cứu SGK

- Khó khăn trong quá trình xây dựng và sử dụng câu hỏi: Đa số GV trả lời là chưa có lý thuyết về xây dựng và sử dụng câu hỏi nên số câu hỏi xây dựng chưa được nhiều, câu hỏi ở mức tư duy cao cịn ít, chủ yếu tập trung câu hỏi ở hai mức biết và hiểu Câu hỏi đôi khi cịn tối nghĩa khơng rõ ràng, đễ quá hoặc khó quá

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhiều GV cịn ngại khó, sợ mat thời gian, ngại suy nghĩ đầu tư cho chuyên mơn của mình

+ Nhiều GV cho rằng chỉ nên đặt câu hỏi cho HS giỏi, cịn HS bình thường thì hỏi chỉ làm mắt thời gian

- Nguyên nhân khách quan:

+ Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức của mỗi bài học với thời gian của mỗi tiết

dạy

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG CÂU HOI DE TO CHUC DAY HOC CHUONG III: SINHTRƯỞNG VÀ PHÁT TRIÊN SINH HỌC 11 - THPT

2.1 Phân tích nội dung chương III: Sinh trướng và phát triển — Sinh học 11 THPT (cơ bản)

Chương trình Sinh học 11 là tiếp tục chường trình sinh học 10

Chương trình Sinh học phần sinh học Chương III: Sinh trưởng và phát triển bao gồm hai nội dung cơ bản cụ thể sau:

Phan A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (3 tiết bao gồm 3 bài lý

thuyết (từ bài 34 đến bài 36) giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực

vật (sinh trưởng, hoocmôn, phát triển ở thực vật có hoa)

Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (4 tiếU) bao gồm 3 bài lý thuyết (từ bài 37 tới bài 39) giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động

vật và I bài thực hành (bài 40)

* Những lưu ý về mặt nội dung của từng bài:

Phan A: SINH TRUONG VA PHAT TRIEN O THUC VAT

Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

HS khó có thể phân biệt được thế nào là sinh trưởng và phát triển từ đó học sinh phải tìm hiểu thế nào là sinh trưởng và thế nào là phát triển

Quan sát các hình ảnh trong SGK, chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vat 1 14 mam va 2 lá mầm có những đặc điểm chung và riêng nào? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng HS cần phải nhận biết được các yếu tố bên ngoài và bên trong hay nói chung

là nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng đối với thực vật

Bài 35: Hoocmôn thực vật

Trang 18

- Thông qua quan sát các hình ảnh trong SGK > Kể tên và nêu vai trị 5 loại hoocmơn thực vật Nêu được mối tương quan giữa các hoocmôn kích thích và hoocmơn ức chế

- Nêu được các ứng dụng của hoocmôn thực vật trong nông nghiệp > Từ đó có những biện pháp hợp lý để tăng năng xuất sản lượng, chất lượng của cây ăn quả trong nông nghiệp

Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

- HS nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật từ đó mơ tả trong sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật

- Phân tích và lay được ví dụ về mi quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- HS trình bày được khái niệm về hoocmôn ra hoa? Nêu được vai trị của

phitơhoocmơn trong sự phát triển của thực vật từ đó có những ứng dụng cần thiết

trong sản xuất nông nghiỆp

Phan B: SINH TRUONG VA PHAT TRIEN O DONG VAT

Bai 37: Sinh truéng va phat trién ớ động vật

HS khó có thé trình bày đúng ý nghĩa của giai đoạn sâu non và nhộng trong sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn Sâu ăn lá cây nên không cạnh tranh về thức ăn với bướm, giai đoạn nhộng giúp động vật sống qua được điều kiện sống khắc nghiệt

Khó khăn đối với HS khi lấy ví du một loài động vật nào đó có q trình sinh

trưởng và phát triển thuộc dạng biến thái hay không biến thái > Từ đó HS cần phải phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái khơng hồn toàn và hoàn toản

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ ảnh hưởng của hoocmôn đến biến thái ở bướm là khá phức tạp HS

cần biết vai trò của hai hoocmôn: Ecdixon, Juvenin Khi nồng độ của Juvenin giảm

dần và không gây ức chế nữa thì Ecdixon biến sâu thành nhộng và nhộng thành

bướm

Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

(tiếp theo)

- HS có thể gặp những khó khăn khi giải thích nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng lên

sinh trưởng phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt:

+ Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp làm cho thân nhiệt của động vật

giảm theo, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giám thậm chí bị rối loạn Điều này làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại

+ Đối với động vật hằng nhiệt: Do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi

trường nên khi nhiệt độ môi trường xuống thấp động vật mất rất nhiều nhiệt vào

môi trường để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế

chống lạnh được tăng cường, q trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên nếu không

được ăn đầy đủ động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh thậm chí có thể chết

2.2 Xây dựng câu hỏi

2.2.1 Nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi

Hiệu quả của câu hỏi trong dạy học phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng câu

hỏi như thế nào Do đó khi xây dựng câu hỏi trong khâu nghiêm cứu tài liệu mới cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức

+ Phát huy được TTC trong học tập của HS

+ Phản ánh được tính hệ thống và khái quát Mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi

phải xây dựng sao cho khi trả lời HS sẽ nhận được một lượng kiến thức nhất định và theo hệ thông về một chủ đề trọn vẹn

+ Phù hợp với trình độ, đối tượng HS Tùy trình độ và đối tượng học sinh mà xây

Trang 20

* Ngoài ra khi đặt câu hỏi can phải tham khảo I0 quy tắc trong việc nêu câu

hói:

1 - Chú ý biến đối câu hỏi theo độ khó, độ dài, cấu trúc ngôn ngữ, chức năng, mục

đích của chúng và kết hợp sao cho thích hợp với HS, với tình huỗng dạy học và xét

theo năng lực, hứng thú, tâm trạng, thời gian, diễn biến cụ thể của hoạt động và

quan hệ trên lớp

2 - Bảo đảm tính logic tuần tự của loạt câu hỏi sao cho trình tự các câu hỏi hop ly

3 - Định hướng vào số đông và tập trung vào dé tài học tập 4 - Tôn trọng thời gian suy nghĩ và cân nhắc của HS

5 - Lưu ý những loại HS khác nhau và những diễn biến hành vi trên lớp Muốn vậy GV phải thường xuyên thay đổi vị thế của mình cả về mặt khơng gian, vận động

lẫn về mặt xã hội và tâm lý, tạo ra nhiều vị trí khác nhau để quan sát và xử thê

6 - Đáp ứng kịp thời khi có câu hỏi trả lời không đúng bằng cách gạn lấy mọi ưu

điểm trong đó, chắt lọc cái mới mẻ, độc đáo

7 - Tiếp nối những câu trả lời hoàn chỉnh hay đúng đắn của HS để dùng ý tưởng và thái độ của chính các em và tiếp tục dẫn đắt các em ứng phó với những câu hỏi sau

đó hoặc đề làm cái cớ khuyến khích thảo luận, hoặc đề thay thế những lời giải thích

dài dòng, những nhận xét thường mang tính chiếu cố của GV ln bám sát nhóm

của câu hỏi chốt đã chuẩn bị từ trước

§ - Chủ động cảnh giác với những câu hỏi của HS đặt ra cho GV GV gợi ý để HS suy nghĩ trả lời

9 - Luôn bám sát với những câu hỏi chốt đã chuẩn bị từ trước

10 - Khi đùng câu hỏi để kiểm tra và tổng kết bài, cần tập trung để nêu vấn đề hay

nhiệm vụ mới

* Những điều không nên làm khi nêu câu hỏi:

- Những câu cụt lủn, tùy tiện và quá dễ dàng, câu hỏi vụn vặt, câu hỏi áng chừng - Những câu hỏi trùng lặp, tối nghĩa

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp

- Những câu hỏi bỏ ngỏ cái đuôi để HS dễ dàng nói dé theo, nói dựa và cười đùa,

những câu hỏi làm HS bối rối và bế tắc, những câu hỏi sẵng giọng, tra xét, gắt gong, tham van

- Không nên chỉ định, gọi tên HS trước khi và ngay sau khi nêu câu hỏi

- GV không cho qua những trả lời cầu thả, những hành vi nghiêng ngả và giao tiếp số sàng của HS khi trả lời câu hỏi

2.2.2 Quy trình xây dựng câu hỏi

Để thiết kế được câu hỏi sử dụng trong quá trình dạy học cần thực hiện theo

các bước sau:

Bước 1: Phải xác định rõ và đúng của việc hỏi (cái cần hoi)

Bước 2: Liệt kê và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với

trình tự các hoạt động học tập

Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng các câu hỏi

Bước 4: Xác định những nội dung cần trả lời xem câu hỏi đã diễn đạt yêu cầu chưa

Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi để đưa vào sử

dụng

2.3 kết quả xây dựng hệ thống câu hỏi

Trên cơ sở phân tích nội dung, cấu trúc các bài thuộc Chương II: Sinh trưởng và phát triển Sinh học I1 và trên cơ sở lý luận về xây đựng câu hỏi chúng tôi đã xây dựng được 124 câu hỏi được xây dựng theo từng mục trong bài của

Chương

Tên bài | Mục trong bài Câu hỏi xây dựng được Bài 34 I Khái niệm Quan sát hình 34.1 — SGK (Trang 134) Sinh A- Mô phân sinh bên xuất hiện ở đỉnh thân

trưởng ở và đỉnh rễ

thực vật B - Mô phân sinh lóng đảm bảo cho lóng

Trang 22

sinh trưởng dài ra

1 So sánh về kích thước, thể tích, khối lượng

các cơ quan và cơ thê ở các giai đoạn của cây

>> Từ đó cho biết thế nào là sinh trưởng?

2 Cho ví dụ minh họa về sinh trưởng?

3 Phát triển của thực vật là gì? Cho ví dụ

minh họa?

4 Vậy sinh trưởng và phát triển ở thực vật có liên quan với nhau như thế nào? Cho ví dụ? 5 Dựa vào đâu để phân chia các giai đoạn chính trong sự sinh trưởng và phát triển của

thực vật?

6 Từ một hạt (đậu) gieo trồng đến khi thu

được các hạt mới, cây (đậu) đã trải qua những giai đoạn nào? Đặc điểm của từng giai

đoạn?

7 Trong trồng trọt con người đã vận dụng pha sinh trưởng và phát triển của thực vật

như thế nào? II Sinh trưởng so’ cấp và sinh trưởng thứ cấp 1 Các mô phân sinh

1 Mơ phân sinh là gì? Có mấy loại mơ phân sinh? Trong các loại mô phân sinh mơ nào chỉ có ở cây một lá mầm và mơ nào chỉ có ở cây hai lá mầm? Loại mơ nào có cả ở cây

một lá mầm và hai lá mầm?

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp 2 Sinh trưởng so’ cap 3 Sinh trưởng thứ cấp 4 Các nhân tố ảnh hướng đến sinh trưởng Quan sát hình 34.2 (SGK — 135) và chỉ rõ vị

trí và kết quả của quá trình sinh trưởng của thân

2 Vậy sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?

3 Sinh trưởng thứ cấp là gì? Cây một lá

mầm hay cây hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì? Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

4 Thân gỗ được cấu tạo thế nào? Tại sao vòng gỗ hàng năm có màu sắc, độ dày mỏng

khác nhau thông qua quan sát hình 34.4 (SGK - 137)?

5 So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp qua việc quan sát hình 34.2 và 34.3 (SGK -— 135, 136)?

6 Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật? Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật là gì?

7 Tốc độ sinh trưởng của các giống loài, các giai đoạn sinh trưởng của các lồi có khác nhau hay khơng? Cho ví dụ?

§ Cho biết các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng

như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?

Phân tích vai trị của các nhân tố đó? Cho ví

dụ?

Trang 24

9 Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện

pháp kỹ thuật nào để cây trồng sinh trưởng

tốt?

10 Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm,

tùy theo mục đích kinh tế, mục đích sử dụng có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của

chu kỳ phát triển được khơng? Cho ví dụ và giải thích?

11 Qua bài học em hãy giải thích:

Những nét văn hóa trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?

Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật

trong bóng tơi?

Bài 35 Hoocmôn

thực vật

I Khái niệm H Hoocmơn

kích thích

1 Auxin

dụng như thế nào đối với cơ thể sống? 1 Em hiéu hoocmôn là gì? Hoocmơn tác

2 Hoocmơn thực vật có đặc điểm gì? Giống

và khác như thế nào so với hoocmôn động

vật?

1 Thế nào là hoocmơn kích thích? Hoocmơn kích thích gồm những loại nào?

2 Auxin là gì? Auxin có tác dụng như thế

nào đối với sinh trưởng ở thực vật? Khi sử

dụng Auxin cần chú ý những điều gì?

3 Giải thích tán lá cây lại có cấu trúc hình tháp?

4 Quan sát hình 35.1 nêu nhận xét ảnh

hưởng của Auxin đên sự sinh trưởng của quả

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp 2.Giberelin (GA) 3 Xitôkinin dâu tây?

5 Tác dụng sinh lý của Auxin như thế nào? 6 Ứng dụng của Auxin trong đời sống sản xuất nông nghiệp ra sao?

7 Giberelin là gì? Nó được phân bố như thế

nào?

§ Tác động sinh lý của GA ra sao?

9 Quan sát hình 35.2 SGK - 140 và trình

bày tác động của GA đối với sinh trưởng của thân cây ngô lùn?

10 Ứng dụng của GA trong sản xuất lâm

nghiệp là gì?

11 Xitơkinin là gì? Nó được phân bố ở đâu?

Cho ví dụ?

12 Tác động sinh lý của Xitôkinin ra sao? 13 Ứng dụng của Xitôkinin vào trong đời sống như thế nào?

14 Quan sát hình 35.3 SGK — 141 và cho

nhận xét về vai trò của Xitơkinin đối với sự

hình thành chỗi trong mô sẹo (trong nuôi cấy mô thực vật)

15 Vậy em hiểu thế nào là mô sẹo?

l6 Tại sao vào mùa thu nhiều lồi cây thường có hiện tượng rụng lá?

III Hoocmén

ức chế 1 Etilen

1 Hoocmôn ức chê là gì? Có mây loại hoocmơn ức chế?

2 Khí Etilen được sinh ra từ đâu? Etilen có

Trang 26

2 Axit abxixic

(AAB)

những đặc điểm gì?

3 Tác động sinh lý của Etilen là gì?

4 Quan sát hình 35.4 SGK — 141 và cho biết

mục đích của việc xếp quả chín cùng với quá

xanh để lam gi?

5 Vậy con người đã ứng dụng Etilen trong sản xuất như thế nào?

6 Axit abxixic liên quan đến hiện tượng nào trong cơ thể thực vat?

7 Đặc điểm của Axit abxixic như thế nào?

§ Vậy vai trị sinh lý của Axit abxIxic là gì?

9 Sự rụng lá có vai trò như thế nào?

10 Sự ngủ của hạt có vai trị như thế nào?

11 Đóng mở khí khơng có ý nghĩa như thế nào?

12 Vậy em hãy trình bày những hiểu biết về

hoocmôn ức chế được ứng dụng trong sản

xuất nông nghiệp?

13 Khi dùng hoocmôn thực vật cần chú ý những vấn đề gì?

14 Trong nơng nghiệp sử dụng hoocmôn

thực vật đã mang lại kết quả cụ thé nao? Cho

ví dụ ở địa phương?

IV Tương quan

hoocmôn thực vật

1 Tương quan giữa các hoocmôn thực vật

thê hiện như thế nào?

2 Người ta đã ứng dụng tương quan đó vào

sản xuất như thế nào?

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa

I Phát triển là 1 Em hãy nêu khái niệm phát triển là gì?

gi? Qua quan sát chu trình sống của cây có hoa trong thực tiễn đời sống mà ta đã biết

2 Lấy ví dụ về sự phat trién?

II Những nhân

tố chỉ phối sự ra hoa

1 Tuổi của cây

2 Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ a Nhiệt độ thấp b Quang chu kỳ

1 Quan sát hình 36 — SGK 143 và trả lời câu hỏi: Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào

đâu đề xác định tuổi của thực vật một năm? 2 Ngoài tuổi của cây sự ra hoa ở thực vật

còn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

3 Sự ra hoa ở thực vật cần có điều kiện nào?

Em hãy trình bày và giải thích?

4 Vậy nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới sự ra hoa

như thế nào?

5 Xuân hóa là gì? Cho ví dụ?

6 Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của Florigen đối với sự ra hoa?

7 Trinh bay sự hiểu biết về sự xuân hóa

được ứng dụng trong sản xuất?

§ Thế nào là quang chu kỳ? Dựa vào quang chu kỳ chia mây nhóm cây?

9, Vì sao cây đến ti ra hoa vẫn không ra

hoa được?

10 Thực tế chu kỳ ngày đêm ở các vùng địa lý là khác nhau Vậy phản ứng quang chu kỳ

Trang 28

c Phitôcrôm

3 Hoocm6n ra hoa

ở cây sẽ như thê nào?

11 Trong sản xuất con người đã lợi dụng quang chu kỳ như thế nào? Đạt kết quả gì? 12 Phitơcrơm là gì? Vai trị của Phitơcrơm ra

sao?

13 Phitôcrôm tồn tại ở những dạng nào? Nêu đặc điểm của các dạng đó?

14 Tại sao cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? Ý nghĩa của Phitôcrôm đối với quang chu kỳ?

15 Cơ chế nào chuyển từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp?

HI Mối quan

hệ sinh trưởng và phát triển

1 Quan sát hình 36 SGK - 143 và đánh sô

cây 9 lá là cây số 1 và cây có hoa là cây số 2, để trả lời các câu hỏi sau:

Cây cà chua số I khác với cây số 2 ở những đặc điểm nào?

Cây cà chua số 2 sinh trưởng thể hiện như thế nào?

2 Vậy mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát

triển là gì? IV Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển

1 Ung dụng 1 Nêu ví dụ van dung kiến thức về sinh

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp kin thức vê sinh trưởng 2 Ứng dụng

trưởng vào các thao tác xử lý hạt, củ nảy

mam?

2 Nêu các ứng dụng về thúc đây sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp?

3 Trong công nghiệp rượu bia sinh trưởng

và phát triển của thực vật được ứng dụng như thế nào?

4 Những kiến thức về phát triển được ứng

kiến thức về | dụng như thế nào trong sản xuất? phát triển

Bài 37|IL Khái niệm | 1 Sinh trưởng ở động vật thể hiện như thể Sinh sinh trưởng và | nào? Cho ví dụ

trướng |phát triển ở |2 Phát triển là gì? Sự phát triển ở động vật

và phát | động vật gồm mấy giai đoạn? Cho ví dụ

triển ở 3 Sinh trưởng và phát triển liên quan đến động vật môi trường như thế nào?

4 Các giai đoạn phát triển ở động vật đẻ trứng và đẻ con khác nhau như thế nào?

5 Biến thái là gì? Biến thái xảy ra ở giai

đoạn nào?

Il Phat triển

khơng qua biến thái

1 Có mây kiêu biên thái?

2 Có mấy kiểu phát triển?

3 Quan sát hình 37.1 và hình 37.2 (SGK — 148) Phát triển không qua biến thái gồm may giai đoạn? Đặc điểm mỗi giai đoạn là gì?

HI Phát triển

qua biến thái 1 Phát triên qua biên thái gôm những giai

đoạn nào?

Trang 30

1 Phát triển

qua biến thái

hoàn toàn

2 Phát triển

qua biến thái

khơng hồn

tồn

2 Quan sát hình 37.3 SGK — 149 cho biết

quá trình phát triển của bướm gồm những giai đoạn nào?

3 Diễn biến của giai đoạn phôi?

4 Tại sao nói giai đoạn hậu phơi ở bướm có

biến thái?

5 Trong sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn các giai đoạn sâu, nhộng, ngài

có ý nghĩa gì với đời sống sinh vật?

6 Theo em diệt muỗi và sâu đục thân vào

giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao? 7 Quan sát hình 37.4 SGK — 150:

Quá trình biến thái khơng hồn tồn ỏ châu chấu gồm những giai đoạn nào? Nêu đặc

điểm mỗi giai đoạn?

8 Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua

biến thái và không qua biến thái?

9, Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và khơng hồn tồn?

10 Từ các đặc điểm về sự sinh trưởng nếu em là chủ trang trại chăn nuôi nhiều loại

động vật khác nhau em có những vận dụng gì trong chăn ni?

11 Tại sao khi nuôi cá Rôphi người ta lại thu

hoạch cá sau | nam khi cá đạt trọng lượng từ

1 đến 1,8kg mà không nuôi kéo dai tới năm

thứ 3 khi cá có thê đạt đến tới trọng lượng tối

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp

đa là 2,5kg?

12 Qua bài học trên em hãy giải thích hiện

tượng: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng? Vậy có cần diệt bướm sâu không?

Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn

toàn hay khơng hồn tồn? Tại sao?

Bài 38 Các nhân tố ảnh hướng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật I Nhân tố bên trong 1 Các hoocmôn ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

1 Hoocmơn là gì? Đặc tính của hoocmôn ra sao?

2 Quan sat hinh 38.1 SGK — 152 cho biết

sinh trưởng được điều hịa bởi những

hoocmơn nào?

Các hoocmơn đó đo tuyến nội tiết nào tiết ra? 3 Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hay quá nhiều hoocmôn lại gây ra hậu quả như

vậy?

4 Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu

iot thì trẻ em sẽ chậm lớn, não ít nếp nhăn, trí

tuệ thấp?

5 Trong bữa ăn hàng ngày của người và động vật cần chú ý đến điều gì?

6 Vậy ếch nhái khi thiếu hoocmôn Tiroxin

thì sẽ gây ra hiện tượng gì?

7 Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn trẻ em

Trang 32

2 Các ảnh hưởng hoocmon đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sông

nếu thừa GH sẽ dẫn đến bệnh không lồ (trong đó khi thiếu GH lại gây lên bệnh lùn)

Nếu muốn chữa bệnh lùn thì cần tiêm GH vào giai đoạn nào? Tại sao?

§ Tại sao phương tiện thông tin khuyên dùng muối iot? Nếu thiếu iot thi gây ra bệnh gì? Giải thích?

9 Sinh trưởng phát triển ở động vật không xương sống (đặc biệt là sâu bọ) có đặc điểm gì?

10 Yếu tố nào dẫn đến việc sâu bọ lột xác và

biến đơi hình thái?

11 Nghiên cứu hình 38.3 cho biết tác đụng

sinh lý của ecdixon và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên

nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm?

12 Vào ti dậy thì của nam và nữ hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh mẽ về thê chất và tâm sinh lý?

Bài 39 Các nhân tố ảnh hướng đến sinh trưởng và phát

trién 6 II Các nhân tơ

bên ngồi

1 Thức ăn 1 Kê tên các nhân tô ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của người và

động vật?

2 Tại sao thức ăn có thê ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật? Cho ví đụ

minh họa?

3 Phân tích câu nói của nhà chăn nuôi tằm:

“ăn như tằm ăn rỗi” là với ý nghĩa gì đối với

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp động vật (tiếp theo) 2 Nhiệt độ 3 Ánh sáng

sự sinh trưởng và phát triển của tăm?

4 Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong chăn nuôi cần cung cấp thức ăn như thế nào?

5 Ở người cần có chế độ dinh dưỡng như thế

nào đề tránh bệnh tật và chậm lớn ở trẻ em?

6 Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển? Cho ví dụ?

7 Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có

thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển

của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?

§ Về mùa đơng trong chăn ni cần chăm

sóc con vật như thế nào?

9 Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thê

hiện như thế nào? Cho ví dụ?

10 Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng? 11 Trong chăn nuôi vẫn đề xây dựng chuồng

trại cần chú ý đến điều gì? II Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và

người 1 Việc đưa ra các biện pháp sinh trưởng và phát triển ở động vật dựa trên cơ sở khoa học

nào?

2 Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo

giống di truyền tạo ra giống vật ni có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất

Trang 34

cao?

3 Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh

trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết

về thực tiễn sản xuất Hãy nêu các biện pháp kỹ thuật thúc đấy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi?

4 Chất lượng dân số là gì?

5 Thế nào là chất lượng cuộc sống?

6 Muốn cải thiện chất lượng dân số cần có

biện pháp nào?

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 3

SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG VIỆC TÔ CHỨC CÁC HOAT DONG DAY HOC CHUONG III: SINH TRUONG VA PHAT TRIEN

3.1 Sử dụng câu hỏi

Trong dạy học, câu hỏi luôn được sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau Tuy vậy trong đề tài này chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng và sử đụng câu hỏi đề tổ chức các hoạt động học tập trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, củng có

3.1.1 Sử dụng câu hỏi để tạo tình huống học tập

Trong dạy học GV cần xác định rõ nhiệm vụ nhận thức và diễn đạt nhiệm vụ

nhận thức đó bằng câu hỏi hay bài tập Khi đó câu hỏi sẽ là phương tiện để tạo tình

huống học tập

3.1.2 Sử dụng câu hỏi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới

- Dùng câu hỏi để định hướng vấn đề học tập Dùng câu hỏi để gợi ý, giới han van

đề cần trả lời

- Một câu hỏi lớn được đặt ra bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, nêu câu hỏi để

gợi ra nhiều vấn đề nhỏ, giải quyết từng vấn đề nhỏ đó HS sẽ giải quyết được vấn

dé lớn

- Dùng câu hỏi để hướng dẫn người học quan sát

- Để định hướng cho HS quá trình quan sát, GV cần xây dựng và sử dụng câu hỏi để người học biết mình cần quan sát cái gì và cần rút ra kết luận gì qua quan sát - Dùng câu hỏi dé phát triển kỹ năng tư duy Trong dạy học ngoài việc hướng tới

mục tiêu về mặt kiến thức cần phải hướng tới mục tiêu về mặt tư duy Đó là việc

rèn luyện cho người học kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tơng hợp, khái qt hóa, trìu tượng hóa

Trang 36

* Sau khi sử dụng câu hỏi nâng cao khả năng vận dụng của HS trong chương IIL Sinh trưởng và phát triển Sinh học 11 — cơ bản chúng tôi đã thiết kế một số giáo án có sử dụng câu hỏi nâng cao khả năng vận dụng của HS

3.2 Một số giáo án 3.2.1 Giáo án bài 34

BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- HS nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

- Giải thích được sự hình thành vòng năm

2 Kỹ năng

- Quan sát phân tích nắm bắt kiến thức - So sánh, khái quát, tư duy logic

- Van dung lý thuyết giải thích các hiện tượng trong thực tế

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Tranh hình SGK phóng to

- Máy chiếu (nếu sử dụng giáo án điện tử) IH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ôn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra báo cáo thực hành của các nhóm

3 Trọng tâm

- Các loại mô phân sinh ở thực vật

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp

Mớ bài: Đời sống của thực vật có nhiều biến đổi và trải qua nhiều giai đoạn; Những biến đổi đó diễn ra như thế nào? Gồm những giai đoạn nào? Nội dung bài

“Sinh trưởng ở thực vật” sẽ giúp trả lời một phần câu hỏi đó

Hoạt động của thây và trò Nội dung kiên thức

Hoạt động 1 Tìm hiểu sinh trướng | I KHÁI NIỆM

ở thực vật

GV: Treo hình cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:

Cho nhận xét về những thay đổi của

cây đậu từ khi nhú rễ đến khi xuất

hiện cặp lá với 3 lá chét?

HS: Tập trung thảo luận 3 vấn dé:

- Tăng kích thước?

- Dẫn đến làm tăng toàn bộ khối

lượng toàn bộ cơ thể

- Nêu khái niệm về sinh trưởng? HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Nhận xét, bố xung và kết luận Khái niệm:

* Sinh trưởng của sinh vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể

do tăng số lượng và kích thước của tế bảo

Ví dụ: cây đậu xanh lúc mới nảy

mam chiều đài thân là 3cm, sau hai

GV: Vậy phát triển là gì? Mối quan | tuần đạt chiều dài là 30cm hệ sinh trưởng và phát triển ra sao?

HS trả lời: Phát triển là sự nay man

Trang 38

của hạt, sự ra hoa

Sinh trưởng và phát triển là 2 quá

trình liên tiếp, xen kẽ nhau rất khó phân biệt

GV: Trong trồng trọt con người đã vận dụng các pha sinh trưởng và

phat triển của thực vật như thé nao?

HS: - Con người điều chỉnh 2 giai đoạn cho phù hợp với mục đích

- Muốn thu hoạch lá, thân thì kéo dài giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh dưỡng, ức chế giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản

- Với củ, hạt phát triên quang hợp

và tích lũy chất cho cây

GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận

Chuyển ý: Chúng ta vừa được biết khái niệm chung về sinh trưởng, vậy sinh trướng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu phần II

* Phát triển là toàn bộ những biến

đổi diễn ra trong chu kỳ sống của I

cá thể biêu hiện ở 3 quá trình liên

quan _ Sinh trưởng sự phân hóa tế bào, mơ và q trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thê

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp

Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh trưởng ở thực vật

HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 34.1 trả lời các câu hỏi sau: Chỉ vị trí của mơ phân sinh? Vậy mô phân sinh là gì?

Có mấy loại mô phân sinh?

HS: Nghiên cứu SGK trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận

GV yêu cầu HS: Hoàn thành các nội dung ở phiếu học tập “Tìm hiểu các loại mô phân sinh”

HS: Hoạt động nhóm

Đại diện nhóm trình bày lớp bổ

xung

GV: Nhận xét đánh giá và thông báo

đáp án đúng

Il SINH TRUONG SO CAP VA SINH TRUONG THU CAP

1 Các mô phân sinh * Khái niện

Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa duy trì được khả năng nguyên phân

- Khi giai đoạn phôi non trẻ qua, sự

sinh trưởng của thực vật đa bào bị

hạn chế trong mô phân sinh

* Phân loại: Có 3 loại mô phân sinh + Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ

+ Mô phân sinh bên + Mơ phân sinh lóng

Trang 40

Phiếu học tập

Loại mô

Nội dung Mô phân sinh đỉnh | Mô phân sinh bên | Mô phân sinh lóng * VỊ trí * Chức năng * Loại thực vật Dap an

Loại mô - Mô phân sinh Mô phân sinh

Mô phân sinh đỉnh

Nội dung bên lóng

- Phân bơ theo

- - Tại đỉnh của thân hình trụ và - Tại các mắt của

* VỊ trí ~ x

va ré hướng ra phân thân vỏ ngoài của thân

- Hình thành nên -

- Gia tang sinh

qua trinh sinh - Tao ra sinh / s -

trưởng chiêu dải

trưởng sơ câp của | trưởng thứ cập -

* Chức năng trong các vi tri

cây - Tăng độ dày -

- Q / khác với đỉnh

- Gia tăng chiêu của thân

- x than

dài của thân và rê

- - Cây một lá mâm - ` - Cây một lá

* Loại thực vật - - Cay hai 14 mam

và cây hai lá mâm mâm

Ngày đăng: 21/09/2014, 23:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w