1 .Lí do chọn đề tài
2. Cơ sở thực tiễn
2.2 Việc dạy học phần hội thoại của giáo viên và học sinh
2.2.1. Giáo viên
Nhiều giáo viên khi giảng dạy nhóm bài hội thoại sẽ thấy tương đối khó vì đây là mảng kiến thức khá phức tạp, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ vững vàng. Nhiều giáo viên vẫn chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi dạy học nhóm bài này. Phương pháp mà các giáo viên sử dụng khi dạy học bài Hội thoại chủ yếu là phân tích ngơn ngữ. Các giáo viên cịn nặng về thuyết trình các khái niệm ngơn ngữ mà chưa chú ý đúng mức tới phát triển năng lực, kĩ năng GT cho học sinh. Khơng ít giáo
2.2.2 Học sinh
Học sinh khi tham gia vào các tiết học hội thoại rất ít khi chú ý vào phần lí thuyết này. Đây khơng phải là phần lí thuyết quá phức tạp mà học sinh khơng thể tiếp thu. Học sinh có thể tự tìm hiểu, thậm chí các em có thể đóng vai là người giáo viên dạy những kiến thức này nếu được chuẩn bị trước ở nhà. Học sinh khi tham gia học lí thuyết hội thoại sẽ khơng tránh khỏi cảm giác thấy nhàn chán, mệt mỏi vì liên tục phải nhìn, phải nghe, phải viết những khái niệm lí thuyết mà giáo viên truyền đạt trên lớp. Do đó mà khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh trong tiết học sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy cần tạo khơng khí học tập tích cực cho học sinh tham gia vào các hoạt động hội thoại trên lớp như: đóng vai nhân vật trong hội thoại, hoạt động theo cặp, theo nhóm hay là sử dụng phương pháp thuyết trình về hội thoại, xử lí các tình huống giả định... Có như thế thì phần học lí thuyết hội thoại mới thú vị, đem lại được kết quả cao về khả năng rèn luyện năng lực ngôn ngữ trong hội thoại và trong giao tiếp hàng ngày.
Kết luận chương 1
1. Hình thức cơ bản , thường xuyên của các hoạt động dạy học theo đường hướng giao tiếp đó chính hoạt động gioa tiếp bằng ngơn ngữ. Dạy học hội thoại theo đường hướng giao tiếp cho học sinh là giúp các em hình thành ,rèn luyện năng lực học tập. Bên cạnh đó cịn giúp các em tự tin, tăng khả năng rèn luyện kĩ năng sống không chỉ trong môi trường lớp học mà cịn ngồi đời sống xã hội. 2. Tính chất các hoạt động dạy học hội thoại theo đường hướng giao
tiếp đó chính là tính chất thực hành. Khả năng thực hành càng cao thì càng tăng khả năng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể, trong mơi trường khn khổ lớp học, nhà trường thì các hoạt
động dạy học đó chính là hoạt động giao tiếp tổ chức dưới dạng các bài tập hội thoại cho học sinh tham gia. Đây chính là cách đưa các em đến gần với các hoạt động hội thoại nhanh nhất và hiệu quả nhất.Do đó việc định hướng các hoạt động dạy học hội thoại theo đường hướng giao tiếp là vô cùng quan trọng đáp ứng được yêu cầu cơ bản phù hợp với quan điểm giao tiếp hiện đại.
3. Hiện nay chương trình sách giáo khoa đã quan tân đến việc dạy học hội thoại. Cụ thể là nội dung dạy học hội thoại đã được thể hiện thành bài cụ thể trong chương trình sách giáo khoa. Vì vậy chúng ta cần định hướng các hoạt động dạy học hội thoại theo đường hướng giao tiếp với các hoạt động cụ thể tạo hứng thú cho học sinh tham gia một cách tích cực và hiệu quả.
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
2.1. Hoạt động đóng vai
Đóng vai là một trong các phương pháp mới hiện nay được ứng dụng trong dạy học nhiều bộ môn ở nhà trường THPT. Biết kết hợp hoạt động đóng vai trong dạy học sẽ tạo ra một khơng khí học tập sơi nổi. Thơng qua hoạt động đóng vai, học sinh sẽ có khả năng sử dụng, phát triển ngôn ngữ một cách thuận lợi trong các hoạt động giao tiếp.