1 .Lí do chọn đề tài
2. Cơ sở thực tiễn
3.2 Tổ chức thực nghiệm
3.2.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm
Sau khi đã thống nhất kế hoạch thực nghiệm, chúng tôi gửi bản thiết kế
bài giảng cho giáo viên trường THCS Vĩnh trại nghiên cứu, trao đổi thống nhất về kiến thức, cách thức triển khai bài dạy . Đặc biệt nhấn mạnh các hoạt động dạy học hội thoại theo quan điểm giao tiếp. Trên cơ sở đó thống nhất và biên soạn, cung cấp cho cả GV TN (Cơ: Hồng Thị Hoa) và GV ĐC (Cô: Ngô Phương Linh) những câu hỏi kiểm tra của bài hội thoại. Các lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra 15-20 phút sau cuối mỗi bài học chung cho một hệ thống câu hỏi. Bài kiểm tra này có thể lấy làm điểm kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15p cho học sinh.
3.2.2 Thiết kế giáo án thực nghiêm
Căn cứ vào nội dung và đề tài luận án , chúng tôi thiết kế nội dung về bài “ Hội thoại” trong chương trình Ngữ văn 8. Để phục vụ cho đề tài và theo hướng biên soạn của SGK, chúng tôi soạn giáo án bằng các hoạt động dạy học hội thoại theo đường hướng giao tiếp. Dưới đây là giáo án thực nghiệm của chúng tôi:
Ngày soạn : 28/2/2013
Ngày giảng : 8A1 : 10/3/2013 8A2: 12/3/2013
Tiết 107 : HỘI THOẠI I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- HS nắm được khái niệm : vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quy trình hội thoại.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng xây dựng và phân tích các vai trong hội thoại. - Kĩ năng :
+ Ra quyết định lựa chọn vai xã hội khi giao tiếp.
+ Giao tiếp : Suy nghĩ, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về cách lựa chọn vai xã hội.
3. Thái độ
- Giáo dục HS có ý thức thể hiện vai xã hội cho phù hợp.
II. Phương tiện thực hiện
1. GV :
- Giáo án
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Phiếu học tập
- Tranh ảnh minh họa
2. HS
- Vở ghi, vở soạn văn
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: (2') : Kiểm tra vở bài tập của HS. 2. Bài mới
* Đặt vấn đề (1')
GV tạo tình huống để trao đổi với HS (Hỏi lớp trưởng sĩ số lớp, Tình hình học tập của lớp...)
Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến trong đời sống hàng ngày và diễn ra khi có hai người nói luân phiên nhau trở lên . Khi tham gia hội thoại mỗi người đều đảm nhận một vai, người ta gọi đó là vai xã hội. Vậy cơ giáo thuộc vai gì ? Bạn A thuộc vai gì ? Các vai đó được xác định dựa trên mối quan hệ nào ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu học sinh đóng vai bé Hồng và bà cơ Hồng
- Nội dung chính của đoạn trích là gì?
- Trong đoạn trích trên, quan hệ giữa bé Hồng và bà cô là mối quan hệ như thế nào?
- Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?
- Cách cư xử của người cơ có gì đáng chê trách?
- Trước thái độ của người cô như vậy bé Hồng có thái độ ra sao?
- HS đóng vai
- Thuật lại cuộc thoại giữa bé Hồng và bà cô.
- Quan hệ gia tộc (ruột thịt).
- Bà cô: vai trên. - Hồng: vai dưới.
- Với quan hệ gia tộc người cô đã vừa xử sự ko phù hợp với quan hệ ruột thịt .
- Với tư cách là người lớn tuổi vai bề trên người cơ đã khơng có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em.
- Bất bình.
I. Vai xã hội trong hội thoại (20')
1. VD: Đoạn trích trong “Ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng (SGK Ngữ văn-Trg 92)
c. Củng cố (3')
- Biết phân biệt vai xã hội trong hội thoại và xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp.
- Cần có ý thức vận dụng vào thực tiễn cuộc sống thường ngày để quan hệ giữa mình với mọi người tốt đẹp.
d. Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị : “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận”