Đóng vai như một tình huống dạy học

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm dạy học phần hội thoại trong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp (Trang 48 - 49)

1 .Lí do chọn đề tài

2.1.4.2Đóng vai như một tình huống dạy học

2. Cơ sở thực tiễn

2.1.4.2Đóng vai như một tình huống dạy học

2.1.4 Sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học hội thoại ở chương trình

2.1.4.2Đóng vai như một tình huống dạy học

Như đã nói ở trên, đóng vai như một tình huống dạy học thì đây là một

tình huống tương đối mở, khơng cho trước “ kịch bản”, lời thoại, đòi hỏi HS phải chủ động,sáng tạo. Yếu tố quyết định thành cơng của đóng vai là kịch bản . Do vậy. GV cần hướng dẫn HS khi xây dựng kịch bản cần phải chú ý đến một số những nguyến tắc.

Trước tiên, kịch bản phải được xây dựng căn cứ theo mục đích, nội dung của bài học nhằm đảm bảo tính đúng lúc, đúng chỗ của việc sử dụng PP đóng vai. Mặt khác, kịch bản phải có tính chất tích cực, mang lại hiệu quả giáo dục cao và phải bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của người học. Trong kịch bản phải có kịch tính( các xung đột, các mâu thuẫn giữa các nhân vật ) để gây hứng thú, gây sự chú ý và mnag tính thuyết phục cao về tư tưởng và hành vi. Kịch bản, một mặt phải được soạn thảo chi tiết các đối thoại và hành động của các nhân vật ( biên kịch và đạo diễn); mặt khác, các vai diễn phải có tính mở để tạo điều kiện cho người diễn sáng tạo.

VD: Dạy học đơn vị kiến thức “ Hội thoại” “Phương châm lịch sự” trong bài “Các phương châm hội thoại”, GV có thể vận dụng PP đóng vai trong 1 tình huống như sau: 1 nhóm HS đóng vai với kịch bản:

Một cụ già đến phịng bán vé máy bay và hỏi:

Bà Cụ : Xin làm ơn cho biết từ Việt Nam tới Mĩ bay hết bao lâu? Nhân viên: (đang bận đáp) 1 Phút

- Câu hỏi sau phần trình diễn : Vì sao bà cụ khơng ở lại mua vé mà lại ra về ?

- Thơng qua câu chuyện HS có thể tự rút ra rút ra bài học cho mình: Khi tham gia vào một cuộc hội thoại cần đảm bảo các yếu tố của một cuộc hội thoại. Thứ nhất phải đảm bảo yêu cầu xưng hô trong hội thoại. Đối tượng giao tiếp là một cụ già nên cần xưng hô tôn trọng, lễ phép là “bà” hay “cụ”. Thể hiện vai giao tiếp của người dưới đối với người trên. Thứ hai nhân viên bán vé đã vi phạm phương châm lịch sự khi tham gia hội thoại với bà cụ.Nhân viên thiếu văn hóa giao tiếp khiến bà cụ khơng hài lịng về thái độ phục vụ và khơng mua vé ở đó nữa.Cần có thái độ đúng đắn phù hợp hoàn cảnh khi tham gia giao tiếp.

Như vậy thơng qua ví dụ trong một cuộc hội thoại Gv đã sử dụng như tình huống dạy học cụ thể. Hướng các em đến với việc thực hiện đúng các vai giao tiếp khi tham gia hội thoại. Đồng thời cũng phải tuân thủ đầy đủ các phương châm hội thoại để tham gia và thực hiện tốt các cuộc hội thoại trong nhà trường cũng như các giao tiếp ngoài thực tế.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm dạy học phần hội thoại trong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp (Trang 48 - 49)