Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM THỊNGỌC LAN C
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc:
giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X - XIX đã ghi dấu một thời đại rực rỡ của xã hội phong kiến Việt Nam cũng như chứng kiến sự lụi tàn và suy vong của xã hội ấy Suốt mười thế kỷ, bộ phận văn học này đã đạt được những thành tựu to lớn, làm tiền đề cho các giai đoạn văn học kế tiếp Trong thành tựu chung đó có đóng góp không nhỏ của dòng văn Ngô Thì ở Tả Thanh Oai - một dòng họ duy nhất tự định danh thành văn phái (Ngô gia văn phái), có thành tựu cả
về văn và sử, hơn nữa lại có những đặc sắc riêng, được coi là hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam Lịch trình phát triển của Ngô gia văn phái được xây dựng, bồi đắp dần từ thành tựu của mỗi cá nhân và qua từng thế hệ Có những tác phẩm lớn của văn
phái như Hoàng Lê nhất thống chí được coi là đỉnh cao của tiểu
thuyết chương hồi Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, cũng đã có không ít tác gia của văn phái được coi là tác gia tiêu biểu của văn học giai đoạn thế kỷ XVIII- XIX, được nghiên cứu công phu như Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm Những nghiên cứu chuyên sâu đó đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của văn học trung đại Tuy nhiên để thấy được sự tiếp nối của các thế hệ và đặc sắc riêng của mỗi tác gia trong thành tựu chung của văn phái, ngoài những tác gia, tác phẩm đã được nghiên cứu nhiều, chúng ta không thể bỏ qua một số tác gia lâu nay chưa được quan tâm tìm hiểu như Ngô Thì Ức, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hoàng, Ngô Thì Hương, Ngô Thì Điển, Ngô Thì Lữ, Ngô Thì Du, Ngô Giáp Đậu…
Mặt khác, dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai vốn là dòng họ khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt, làm quan, từng được cử đi sứ
Trang 4Trung Hoa Trên hành trình đi sứ, các vị quan - sứ thần của Ngô gia đồng thời cũng là thi nhân, đã sáng tác không ít thơ văn ghi lại hành trình đi sứ, cùng các giao tiếp, thưởng lãm và tâm trạng của chính mình Vì thế cho đến nay trong di sản văn học của Ngô gia văn phái
chúng ta còn biết đến ba tập thơ đi sứ: Hoàng hoa đồ phả (còn gọi là
Hoa trình gia ấn thi tập) của Ngô Thì Nhậm, Mai dịch thú dư của
Ngô Thì Hương và Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ Trong khoảng
vài thập kỷ gần đây, việc nghiên cứu về thơ đi sứ và văn học bang giao đã được học giới quan tâm tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, song cho đến nay chưa có công trình chuyên biệt nghiên cứu về dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái Chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu
về tác giả Ngô Thì Lữ và Ngô Sào thi tập của ông đặt trong diễn trình
thơ đi sứ của Ngô gia văn phái cũng là một việc làm rất có ý nghĩa
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài cho luận văn của mình là“Ngô Sào thi tập” của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi
sứ của Ngô gia văn phái
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thơ đi sứ hay còn gọi là thơ sứ trình là bộ phận thơ do các sứ
giả sáng tác trên đường đi sứ Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ là một tập
thơ đi sứ nằm trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái Vì vậy liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi có việc nghiên cứu chung về thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt Nam; mặt khác trọng tâm vấn đề
được dành cho các nghiên cứu về tác giả Ngô Thì Lữ và tập thơ Ngô Sào
thi tập trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia Trên đại thể tình hình nghiên
cứu nói trên có thể được mô tả trên hai vấn đề chính:
2 1 Nghiên cứu về thơ đi sứ trong văn học trung đại Việt
Nam
Trang 5Ngay từ thế kỷ XX việc nghiên cứu về thơ đi sứ và văn học bang giao, chủ yếu là quan hệ bang giao với Trung Quốc đã được học giới quan tâm tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau Mốc thời gian đáng chú ý có sự tập trung nghiên cứu về loại hình sáng tác này là thập niên 80 của thế kỷ XX Sau cuộc chiến tranh biên giới chống quân xâm lược bành trướng Trung Quốc năm 1979, chúng ta có một công
trình do Viện Văn học chủ trì, nhan đề Văn học Việt Nam trên những
chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược [95] Công
trình này tập trung khá nhiều phần viết về thơ đi sứ, chẳng hạn Trần
Thị Băng Thanh với Khí phách “Đông A” trong thơ sứ trình đời
Trần [95, tr.87-113] Vũ Khiêu với Thơ văn Ngô Thì Nhậm trong cuộc đấu tranh chống xâm lược [95, tr.415 – 431], Bùi Duy Tân với Tình cảm yêu nước, thương nhà trong thơ sứ trình thời Lê Trung hưng [95, tr 344 – 364], Trương Chính với Tập “Tinh sà kỷ hành” cùng một vài văn kiện ngoại giao của Phan Huy Ích [95, tr.432 -
448], Nguyễn Du và chuyện Trung Quốc [95, tr 513- 530], Nguyễn Đổng Chi với Mấy nét về thơ ca sứ trình thời Nguyễn [95, tr 502 - 512] và Lý Văn Phức, cây bút luận chiến ngoại giao cứng cỏi [94, tr
530- 541]
Những thập niên đầu của thế kỷ XXI đã xuất hiện những luận
án có tính chất chuyên sâu về thơ đi sứ, chẳng hạn luận án của
Nguyễn Thị Hòa với đề tài Thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và
Đoàn Nguyễn Tuấn[20], Lý Na (Li Na) với Thơ đi sứ của sứ thần Trung Quốc đến Việt Nam từ thế kỷ X – XVIII [38], Đỗ Thị Thu Thủy
với Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (1740
-1820)[84]
Ngoài ra trước và sau đó cũng có khá nhiều bài nghiên cứu
về các tác giả và các tập thơ đi sứ trong thành tựu chung của văn học
Trang 6chữ Hán thời trung đại Việt Nam được in rải rác trên các tạp chí
chuyên ngành, chẳng hạn Nguyễn Đổng Chi có Lý Văn Phức, ngòi
bút đấu tranh ngoại giao xuất sắc đời Nguyễn [7, tr 52 – 58], Bùi
Duy Tân có Nguyễn Tông Quai: Sứ giả - nhà thơ nổi tiếng thế kỷ
XVIII [66, 36- 47] và Thơ vịnh sử, thơ đi sứ và chủ nghĩa yêu nước
[67, 482-503], Trương Chính có Phan Huy Ích và Dụ Am ngâm lục [10, tr 118 – 131 và 137], Đỗ Văn Hỷ có Những vần thơ biên tái [
25 ], Hoàng Văn Lâu có Đào Công Chính với Bắc sứ thi tập [31], Mai Quốc Liên có Thơ đi sứ, khúc ca của lòng yêu nước và ý chí
chiến đấu [32], Trần Thị Băng Thanh có Lạng Sơn trong hành trình thơ đi sứ [70, tr.25-31], Ngô gia văn phái một hiện tượng của văn học trung đại Việt Nam [72, tr.3-12], Tập thơ Giới Hiên thi tập của Nguyễn Trung Ngạn [73, tr.3-26], Nguyễn Đăng Na có Nguyễn Trung Ngạn – một người tài hoa [46], Nguyễn Thị Thanh Chung có
bài Thiên nhiên trong thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn
Văn Siêu [13, tr 225- 246], Nguyễn Công Lý có Thơ trung đại Việt Nam viết về danh thắng ở Hồ Nam – Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn [39], Diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam
và thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn [40, tr 95-109], Nguyễn Thị
Hoàng Quý có Giới thiệu tác giả tác phẩm Hoa trình tạp vịnh [59, tr
37 – 46] và Dòng họ Phan Huy Sài Sơn và những tập thơ đi sứ [60, tr.457 – 463], Đỗ Thị Thu Thủy với Cảm hứng văn hóa – lịch sử
trong thơ đi sứ giai đoạn cuối Lê – đầu Nguyễn (1740 -1820) [82, tr
76 -82], Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê
Trung Hưng (1533- 1788) [83, tr 44-51], Lê Quang Trường với Bước đầu tìm hiểu thơ đi sứ của Trịnh Hoài Đức [86], Nguyễn
Hoàng Yến Tổng quan tình hình nghiên cứu về các tác phẩm đi sứ
Trung Quốc của Việt Nam ở nước ngoài [99, tr 64-73]
Trang 7Đáng chú ý, đã có khá nhiều công trình tuyển dịch tác phẩm thơ đi sứ Chỉ tính riêng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái đã có khá
nhiều thơ được tuyển dịch, chẳng hạn Thơ đi sứ [77] tuyển dịch của Ngô Thì Nhậm 7 bài, của Ngô Thì Vị 5 bài; Tuyển tập thơ văn Ngô
Thì Nhậm, Quyển 1[51], tuyển Hoàng hoa đồ phả 98 bài; Thơ Ngô Thì Nhậm [30] tuyển 50 bài; Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập 2[33]
tuyển 98 bài; Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 3 [52] chọn 115 bài; Tuyển
tập Ngô gia văn phái [73] tuyển 18 bài trong Hoàng hoa đồ phả của
Ngô Thì Nhậm, 30 bài trong Mai dịch thú dư của Ngô Thì Hương, 38 bài trong Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ
2.2 Nghiên cứu về tác giả Ngô Thì Lữ cùng tác phẩm “Ngô
Sào thi tập” và dòng thơ đi sứ của Ngô gia
Bên cạnh rất nhiều công trình nghiên cứu về dòng văn Ngô Thì như một hiện tượng độc đáo của văn học trung đại, tập trung đặc
biệt đến Hoàng Lê nhất thống chí và các tác gia Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, thì gần đây công trình Tuyển tập Ngô gia văn phái, Nxb Hà
Nội, 2010 [73] có giới thiệu khá đầy đủ về thành tựu của dòng văn và những tác gia tiêu biểu Đặc biệt, trong phần giới thiệu khái quát về dòng văn, Trần Thị Băng Thanh đã rất chú ý đến thơ đi sứ của Ngô gia văn phái: “Cũng có thể xếp vào loại đề vịnh là thơ đi sứ Chỉ trong vòng ba chục năm, Ngô gia có tới ba tập thơ đi sứ: hai tập của Ngô Thì Nhậm và Ngô Thì Hương dầy dặn, tập của Ngô Thì Lữ
mỏng hơn Nhìn chung thơ đi sứ của Ngô gia, đặc biệt là Hoa trình
gia ấn (cũng gọi là Hoàng hoa đồ phả) của Ngô Thì Nhậm có thể nói
đã tiếp nối được hào khí của thơ đi sứ đời Trần”[73, I, tr.40]
Ngô Thì Lữ là con của Ngô Thì Chí, cháu nội của Ngô Thì Sĩ
và cháu gọi Ngô Thì Nhậm là bác ruột Thành tựu văn chương của Ngô Thì Lữ rất khiêm tốn so với ông cha, song thơ ông cũng có
Trang 8những nét riêng, và cũng có bài hay Tuy nhiên về tác gia này trước đây chúng ta chưa có công trình dịch tác phẩm và giới thiệu về tác giả; càng chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về Ngô Thì Lữ
và sáng tác của ông Do vậy có thể coi Tuyển tập Ngô gia văn phái là
công trình đầu tiên có giới thiệu về ông và dịch trọn vẹn 38 bài thơ
chữ Hán trong Ngô Sào thi tập của ông (bản dịch do Nguyễn Văn
Thiệu và Phạm Văn Ánh thực hiện) [73, I, tr 480- 532] Ngoài lời giới thiệu về tác giả Ngô Thì Lữ ở đầu phần tuyển chọn thơ ông, cũng ở công trình này, trong phần Khái quát, nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh đã nhắc đến Ngô Thì Lữ và thành tựu chung của Ngô gia văn phái có đóng góp riêng của ông [73, I, tr.21], [73, I, tr 111] Cũng có thể nói đây là công trình đầu tiên đưa đến cho độc giả một hình dung về Ngô Thì Lữ và thơ đi sứ của ông trong dòng thơ đi
sứ của Ngô gia văn phái Được gợi ý từ công trình này và từ các nghiên cứu về thơ đi sứ của người đi trước, chúng tôi cho rằng,
nghiên cứu về Ngô Thì Lữ và Ngô Sào thi tập của ông trong tương
quan với thơ đi sứ của Ngô gia văn phái nói riêng, thơ đi sứ của văn học trung đại Việt Nam nói chung cũng là một việc làm rất có ý nghĩa
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thân thế sự nghiệp của Ngô Thì
Lữ và tập thơ Ngô Sào thi tập, chúng tôi mong muốn giới thiệu kỹ về
một tác giả của Ngô gia văn phái trước đây còn chưa được quan tâm
tìm hiểu, đồng thời làm rõ tính kế thừa tiếp nối và nét riêng của Ngô
Sào thi tập trong diễn tiến của dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái;
qua đó góp thêm cứ liệu khẳng định giá trị và những đóng góp về thơ
đi sứ của Ngô gia văn phái trong văn học trung đại Việt Nam
Trang 9- Nhiệm vụ nghiên cứu: Giới thiệu thân thế và sự nghiệp của Ngô Thì
Lữ; đi sâu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tập thơ Ngô Sào thi
tập Trong khi triển khai vấn đề, chúng tôi đặt Ngô Sào thi tập trong
liên hệ, so sánh với Hoàng hoa đồ phả (còn gọi là Hoa trình gia ấn
thi tập) của Ngô Thì Nhậm và Mai dịch thú dư của Ngô Thì Hương,
từ đó chỉ ra nét riêng và đóng góp của Ngô Thì Lữ trong thành tựu chung của thơ đi sứ của Ngô gia văn phái
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là
thân thế, sự nghiệp của Ngô Thì Lữ và tập thơ Ngô Sào thi tập của ông; đồng thời chúng tôi cũng mở rộng phạm vi khảo sát đến Hoàng
hoa đồ phả (còn gọi là Hoa trình gia ấn thi tập) của Ngô Thì Nhậm
và Mai dịch thú dư của Ngô Thì Hương
- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu tập thơ Ngô Sào thi tập
(được dịch giả Nguyễn Văn Thiệu và Phạm Văn Ánh thực hiện),
Hoàng hoa đồ phả, Mai dịch thú dư trong bộ sách Tuyển tập Ngô gia văn phái (2 tập, Nxb Hà Nội, 2010) Ngoài ra chúng tôi có tham
khảo thêm bản dịch Hoàng hoa đồ phả đầy đủ hơn trong Ngô Thì
Nhậm toàn tập, tập 3 (Lâm Giang – Nguyễn Công Việt chủ biên),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr 7 – 260
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương phápnghiên cứu văn học sử, phương pháp
so sánh; phối hợp các thao tác thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn làm rõ hơn về thơ đi sứ trong văn học trung đại và đặc điểm thơ đi sứ của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái, qua đó bổ sung một góc nhìn văn học sử đầy đủ hơn về dòng thơ đi sứ và thành tựu văn chương của Ngô gia văn phái
Trang 10- Luận văn cung cấp các số liệu, dẫn liệu, đặc điểm thơ đi sứ của Ngô Thì Lữ trong dòng thơ đi sứ của Ngô gia văn phái; đồng thời cung cấp một niên biểu tương đối đầy đủ về cuộc đời Ngô Thì Lữ cùng các
sự kiện lịch sử, văn hóa đương thời có liên quan đến một số tác giả dòng văn Ngô Thì Tả Thanh Oai Những kết quả đó có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa, văn học trung đại Việt Nam
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, phụ lục Niên biểu Ngô Thì Lữ, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương1: Thân thế và sự nghiệp của Ngô Thì Lữ
Chương 2: Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ nối tiếp nội dung thơ
đi sứ của Ngô gia văn phái
Chương 3: Ngô Sào thi tập của Ngô Thì Lữ nối tiếp nghệ thuật
thơ đi sứ của Ngô gia văn phái
Kết luận
Chương 1 THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA NGÔ THÌ LỮ
1.1 Quê hương văn hiến và gia tộc văn hóa:
Ngô Thì Lữ(1773 -1821) còn có tên là Phẩm (vì về sau chữ Lữ được vua ban thêm nét, thành chữ Phẩm) Ông tên tự là Bằng Phủ, hiệu Thuật Trai sinh ngày 11 tháng Hai năm Quý tị (1773) trong một
dòng họ văn hóa nổi tiếng ở làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam
Tả Thanh Oai tên Nôm là làng Tó, hay Kẻ Tó (còn gọi là Tó Tả
vì ở bên trái dòng sông Nhuệ), là một vùng đất thi thư văn vật, có truyền thống khoa bảng và văn chương.Dòng họ Ngô Thì đã đóng
Trang 11góp, xây dựng cả về vật chất lẫn tinh thần cho vùng đất Tả Thanh Oai
mà mình cư ngụ dần trở thành một vùng quê văn hiến có tiếng ở Bắc
Hà suốt nhiều thế kỷ kể từ thời Lê Trung hưng, như Ngô Thì Sĩ từng
tự hào khẳng định: “Làng tôi là đất thi thư văn vật”(Tựa gia phả)
Có thể nói dòng họ Ngô Thì là một dòng tộc văn hóa, vừa thành công về đường học vấn, khoa hoạn,vừa có truyền thống văn chương Các con cháu dòng họ Ngô Thì Tả Thanh Oai nhiều người
đỗ đạt, làm quan; khối lượng trước tác của dòng họ rất đồ sộ, phong phú cả về nội dung lẫn thể loại, tác giả thuộc nhiều thế hệ, “lớp cha
trước, lớp con sau”, được tập hợp trong bộ sách Ngô gia văn phái, đã
cho thấy tầm vóc văn hóa của một dòng tộc đã được định vị như một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn hóa văn học Việt Nam
Dòng họ Ngô Thì ngay ở sát kinh thành Thăng Long, được giao lưu với các trí thức nho sĩ từ các miền quê về Thăng Long hội
tụ, tu rèn học vấn và thi thố qua các kỳ thi tuyển chọn của triều đình Đây là cơ hội để các cá nhân trong dòng họ Ngô Thì có mối quan hệ hôn nhân và giao lưu văn hóa văn chương với các danh sĩ, các dòng
họ nổi tiếng một thời như dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu, dòng
họ Phan Huy ở Sài Sơn, dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền Phan Huy Ích, con trai của cụ Phan Huy Cẩn trở thành con rể của Ngô Thì Sĩ, anh rể của Ngô Thì Nhậm cùng nhiều thơ xướng họa, tặng đáp của dòng họ còn lưu lại đến nay là minh chứng cho những các mối quan
hệ thâm tình đó
Ngô Thì Lữ được sinh ra và lớn lên, chịu ảnh hưởng nhiều từ một vùng quê văn hóa và một gia tộc giàu truyền thống văn hóa, văn học, đó là mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn, tài năng văn chương của ông từ thuở ấu thơ Về sau thời cuộc rối ren và những biến cố của gia tộc những năm niên thiếu lại cho ông những trải nghiệm và suy tư thêm về cuộc sống
Trang 121.2 Thời cuộc rối ren, những biến cố của gia tộc và cuộc đời Ngô Thì Lữ
Từ những năm 80 của thế kỷ XVIII, tình hình Bắc Hà đã rất rối ren và đầy rẫy bi kịch Triều đình vừa có vua vừa có chúa, vua chỉ
là hư vị, chúa mới nắm thực quyền.Đến giữa thế kỷ XVIII, vua Lê Hiển Tông chấp nhận "rủ áo chắp tay", đàn hát vui chơi, mặc chúa gánh cái lo.Xã hội rơi vào tình trạng náo loạn, các cuộc nổi dậy diễn
ra ở nhiều nơi, mấy lần kinh thành khói lửa ngút trời, người Thăng Long bồng bế, dắt díu nhauchạy trốn, ngay cả khi quân Tây Sơn đánh
ra, triều đình gượng chống đỡnhưng cũng không vãn hồi được trật tự Khi vua Hiển Tông băng hà, Chiêu Thống lên ngôi nhưng tình hình cũng không khá hơn, không những thế chỉ vì lo giữ ngôi vua của mình, Chiêu Thốngcam tâm rước quân Thanh vào Thăng Long Bên phủ chúa các chúa Trịnh thường lo việc ăn chơi và xây dựng chùa chiền nhiều hơn lo việc trị nước, cuối đời Trịnh Sâm lại ham mê tửu sắc, bỏ con trưởng lập con thứ, gây ra bè đảng tranh giành nhau trong phủ chúa,cha con anh em sát phạt lẫn nhau, khiến Thăng Long trải qua một thời kỳ náo loạn Sự xuất hiện của Quang Trung ở Thăng Long 1786 rồi trận đại thắng quân Thanh sau đó đã hoàn toàn phá vỡ thế bùng nhùng của cục diện chính trị đương thời Vua Quang Trung lên ngôi, nhưng triều Tây Sơn tồn tại không được bao lâu; vuaQuang Trung đột ngột băng hà, Quang Toản lên nối ngôi còn nhỏ tuổi, triều chính Tây Sơn lục đục, Nguyễn Ánh nhân tình thế ấy đã làm cuộc nhất thống và lên ngôi,lấy niên hiệu Gia Long
Trước hoàn cảnh rối ren đó, các nho sĩ buộc lòng phải chọn một hướng đi cho mình, vì thế trong xã hội đã xuất hiện các cách hành xử khác nhau trước thời cuộc Dòng họ Ngô Thì cũng nằm trong tình hình chung đó: người theo nhà chúa, người trung thành với vua Lê, người theo Tây Sơn, người theo nhà Nguyễn, lại có người
Trang 13vừa phụng sự triều đình Lê Trịnh, rồi sau lại có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn như trường hợp Ngô Thì Nhậm.Điều đáng nói là, dòng
họ Ngô Thì coi trọng huyết thống, gia tộc và cũng coi trọng sự lựa chọn cá nhân trong việc "tùy thời hành chí”, các tác gia không bị ràng buộc nhiều đối với sự tồn vong của các triều đại, cũng như chỗ đứng trong các tập đoàn phong kiến, họ thực sự tôn trọng “khoảng tự do” trong cách nghĩ và hành xử riêng trước biến động thời cuộc
Ngô Thì Lữ sinh ra trong gia đình thế gia vọng tộc và chắc
đã được tiếp thu nhiều ảnh hưởng từ truyền thống văn hóa của gia tộc Ông ra đời được ít lâu thì những biến động lớn của thời cuộc đã làm đảo lộn trật tự cũ, tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của gia tộc Ngô Thì, rồi những ngày tháng tươi sáng, vẻ vang của gia tộc chỉ còn
là một thời vang bóng, tai họa liên tiếp xảy ra: năm 1780, ông nội mất ở trấn sở Lạng Sơn; năm 1782, Trịnh Tông lên ngôi, bác cả Ngô Thì Nhậm vì liên quan đến vụ án năm Canh Tí phải chạy trốn xuống Sơn Nam, cha của Ngô Thì Lữ phải thay anh trông nom công việc của cả đại gia đình Rồi Năm 1786 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất
"phù Lê diệt Trịnh" , một năm sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai giết
Vũ Văn Nhậm, Lê Chiêu Thống bỏ kinh thành chạy ra Hải Dương tập hợp lực lượng chống Tây Sơn, cha của Ngô Thì Lữ đã theo lời
khuyên của Trần Danh Án đến Chí Linh dâng bản Trung hưng sách,
khuyên vua chọn nơi hiểm trở làm căn cứ địa, kêu gọi hào kiệt các nơi đem quân ứng cứu, đồng thời xin nhà Thanh ủng hộ bằng kế
"Thanh viện"(đóng quân ở biên giới để gây sức ép) Vua Lê Chiêu Thống bèn phái cha ông lên Lạng Sơn, nơi ông nội ông từng làm Đốc trấn để chiêu mộ nghĩa quân, nhưng mới đi đến huyện Phượng Nhãn thì cha ông đã bị ốm nặng rồi mất ở huyện Gia Bình vào năm 1788, khi đó Ngô Thì Lữ mới 15 tuổi Thời gian này vì cha theo Lê Chiêu Thống nên Ngô Thì Lữ đã cùng các em phải theo mẹ về quê ngoại ở