1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CHỦ đề CHIẾN TRẬN TRONG “HOÀNG lê NHẤT THỐNG CHÍ” của NGÔ GIA văn PHÁI

106 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 537,5 KB

Nội dung

Như vậy, tìm hiểu Chủ đề chiến trận trong Hoàng Lê nhất thống chí không chỉ làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật của tác phẩm, góp phầnvào việc nghiên cứu tổng thể tác phâ

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

2.1 Lịch sử nghiên cứu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” 4

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

4 Đóng góp của luận văn 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Cấu trúc luận văn 12

B PHẦN NỘI DUNG 13

Chương 1 CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ CHIẾN TRẬN TRONG HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ 13

1.1 Giới thuyết khái niệm 13

1.2 Bối cảnh lịch sử xã hội 13

1.2.1 Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và đời sống cơ cực của nhân dân 13

1.2.2 Sự phát triển của khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn 16

1.3 Đặc trưng thể loại 19

1.4 Tiểu sử tác giả 22

1.4.1 Dòng họ Ngô Thì 22

1.4.2 Tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” 24

1.4.2.1 Về tác giả Ngô Thì Chí (1753 -1788) 25

1.4.2.2 Về tác giả Ngô Thì Du (1772 -1840) 27

1.4.2.3 Về tác giả Ngô Thì Thiến 27

Trang 2

Chương 2 CHỦ ĐỀ CHIẾN TRẬN TRONG “HOÀNG LÊ NHẤT

THỐNG CHÍ” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 30

2.1 Khảo sát các trận chiến trong tác phẩm 30

2.2 Chủ đề chiến trận thể hiện cảm hứng phê phán hiện thực 31

2.2.1 Vua chúa bất tài 32

2.1.1.1.Triều đình Lê – Trịnh qua cuộc tranh giành quyền lực giữa nhà vua – nhà chúa 32

2.2.1.1.Triều đình Lê – Trịnh qua hình ảnh vua Lê 34

2.1.1.2.Triều đình Lê – Trịnh qua hình ảnh chúa Trịnh 38

2.1.2 Quan lại hèn kém 43

2.1.3 Binh lính vô dụng 45

2.3 Chủ đề chiến trận thể hiện cảm hứng yêu nước 46

2.3.1 Cảm hứng yêu nước thể hiện qua tư tưởng bảo vệ chính nghĩa 46

2.3.2 Cảm hứng yêu nước thể hiện qua tinh thần thương dân 57

Chương 3 CHỦ ĐỀ CHIẾN TRẬN TRONG “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ” NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 62

3.1 Chủ đề chiến trận được thể hiện qua không gian nghệ thuật 62

3.1.1 Không gian trong Kinh thành 62

3.1.2 Không gian ngoài Kinh thành 66

3.1.2.1 Không gian quận huyện, làng xã 66

3.1.2.2 Không gian bờ sông 68

3.2 Chủ đề chiến trận được thể hiện qua thời gian nghệ thuật 69

3.2.1 Thời gian cụ thể, chính xác 70

3.2.2 Nhịp độ thời gian 73

3.3 Chủ đề chiến trận thể hiện qua những tình huống bất ngờ 78

3.4 Chủ đề chiến trận được thể hiện qua giọng điệu, ngôn ngữ 83

3.4.1 Giọng điệu linh hoạt 83

Trang 3

3.4.1.1 Giọng khẩn trương, dồn dập 83

3.4.1.2 Giọng hài hước, châm biếm 85

3.4.1.3 Giọng ngợi ca, khẳng định 88

3.4.2 Ngôn ngữ đa dạng 90

3.4.2.1 Ngôn ngữ nhân vật 90

3.4.2.2 Ngôn ngữ trần thuật 93

C KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có vị trí

đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Đây là giai đoạn “kết tinhthành tựu tám thế kỷ của văn học Việt Nam trung đại”, được mệnh danh là

“giai đoạn văn học cổ điển” và mở ra một thời kỳ phát triển mới, hết sức thịnhvượng trong đời sống văn hóa và văn học

Chưa bao giờ các thể loại văn học lại cùng một lúc đạt đến đỉnh caonhư bây giờ Các thể loại văn học hình thành từ giai đoạn trước như thơ chữHán, thơ Nôm Đường luật, truyện ký chữ Hán, diễn ca lịch sử, thể loại vănhọc chức năng đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật Các thể loại mà giai đoạntrước chưa kịp ra đời, hoặc mới có mầm mống thì nay đã xuất hiện và cũngđạt đến đỉnh cao của sự phát triển như ngâm khúc, truyện thơ, hát nói…Thế kỉXVIII đến nửa đầu XIX là thời kỳ huy hoàng của văn học chữ Nôm vớinhững sáng tác của thơ Nôm Đường luật, hát nói, ngâm khúc, phú Nôm, đặcbiệt là truyện thơ Nôm Truyện thơ Nôm chính là thể loại lớn nhất và tiêubiểu nhất cho thành tựu của văn học giai đoạn này mà đỉnh cao là kiệt tác

“Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du Bên cạnh văn học chữ Nôm, vănhọc chữ Hán cũng có những thành tựu rực rỡ và là bước tiến lớn Chưa có giaiđoạn nào mà thơ chữ Hán lại phát triển rực rỡ và có nhiều thành tựu xuất sắcnhư thế Văn xuôi chữ Hán cũng đạt thành tựu lớn với tiểu thuyết chương hồi,truyện ký, truyện truyền kỳ, văn khảo cứu…

Như vậy thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX đã góp phần tạo nên diện mạomới cho nền văn học nước nhà, đặc biệt có sự xuất hiện của các nhà văn lớn,các đại thi hào, đại văn hào của dân tộc với những tác phẩm vĩ đại

Trang 5

1.2 Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam chính là kết tinh tuyệt vời của

văn xuôi tự sự thời trung đại, chính thức cho thấy văn xuôi cũng có vị trí quantrọng chứ không đơn thuần là văn vần như trước Tuy mới ra đời, nhưng các

tác phẩm tiểu thuyết chương hồi ngay lập tức đã để lại dấu ấn như Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoan Châu ký của Nguyễn Cảnh, Hoàng Việt long hung chí của Ngô Giáp Đậu Đặc biệt là Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái – đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi

Việt Nam Tác phẩm đã đem đến một bức tranh rộng lớn về một thời đại đầybiến động, vừa đau thương vừa hào hùng trong lịch sử dân tộc Với những nội

dung hiện thực kết hợp với bút pháp nghệ thuật sinh động, hấp dẫn, Hoàng Lê nhất thống chí xứng đáng được coi là một bộ tiểu thuyết độc đáo, có giá trị cả

về mặt lịch sử và văn học, vì thế cuốn sách luôn được người đọc đón nhận,nghiên cứu

Tìm hiểu về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, người đọc khám phá

được sự độc đáo của tiểu thuyết chương hồi so với các thể loại khác, nhữnggiá trị lịch sử hay sự tiếp thu và sáng tạo của nhóm Ngô gia văn phái đối vớimột thể loại “ngoại nhập” Phân tích tác phẩm cũng giúp người đọc thấy được

những đặc sắc nghệ thuật và tư tưởng của tác giả Như vậy, Hoàng Lê nhất thống chí được đánh giá cao cả về nội dung và hình thức Tác phẩm có một

vai trò quan trọng trong quá trình phát triển lịch sử văn xuôi Việt Nam, nêu ra

nhiều vấn đề lý luận văn học Đó cũng là lý do Hoàng Lê nhất thống chí được

nghiên cứu kỹ ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật

1.3 Bằng sự kết hợp của nhiều yếu tố: thể loại, kết cấu, xây dựng nhân

vật, nghệ thuật dẫn truyện, nghệ thuật miêu tả trận chiến, Ngô gia văn phái đãtạo ra một chỉnh thể nghệ thuật có sức sống mạnh mẽ, khiến “Hoàng Lê nhấtthống chí” không đơn thuần là việc “chép sử” mà còn mang giá trị văn họcnghệ thuật Nghệ thuật miêu tả chiến trận chiếm một vị trí quan trọng trong

Trang 6

tác phẩm, khắc họa diện mạo riêng cho tác phẩm trong thời kì lịch sử đầy biếnđộng của xã hội đương thời Nói cách khác, chủ đề chiến trận được xây dựng

dưới ngòi bút của Ngô gia văn phái đã tạo một dấu ấn riêng cho “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Có thể nhận ra một đặc điểm, Ngô gia văn phái không say mê miêu tảchiến trận quá nhiều, miêu tả chiến trận không chiếm nhiều dung lượng như khitác giả nói về hình tượng nhân vật Nhưng vai trò của các trận chiến trong

Hoàng Lê nhất thống chí lại không hề nhỏ Các trận đánh không chỉ là cơ hội

để nhân vật bộc lộ mình mà còn là dấu mốc mở ra một giai đoạn mới, hoàncảnh mới để các nhân vật tiếp tục được khai thác ở những khía cạnh khác.Người đọc đã bị cuốn hút vào những âm mưu, những kế sách, chuẩn bị cho trậnđánh và cả quá trình diễn ra cũng như kết thúc mỗi trận Điều đặc biệt ở đâykhông phải việc tái dựng lại cuộc chiến của tác giả, mà chính là phương pháp,cách xử lý, thể hiện trận chiến đã lôi cuốn được độc giả Đó chính là những yếutố không nhỏ góp nên thành công lớn cho “Hoàng Lê nhất thống chí”

Không chỉ vậy, Hoàng Lê nhất thống chí còn được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ Văn THCS qua đoạn trích “Hồi thứ 14 – Đánh Ngọc Hồi quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài” (Sách

Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Đây là đoạn trích được coi làhay nhất trong cuốn tiểu thuyết, toàn bộ đoạn trích này cũng là minh chứngcho vai trò của chủ đề chiến trận

Như vậy, tìm hiểu Chủ đề chiến trận trong Hoàng Lê nhất thống chí

không chỉ làm rõ thêm một phương diện nghệ thuật của tác phẩm, góp phầnvào việc nghiên cứu tổng thể tác phẩm và tư tưởng của tác giả mà còn giúpviệc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm ở chương trình Ngữ Văn THCS đượcsâu sắc hơn

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Từ lâu, Hoàng Lê nhất thống chí đã trở thành mối quan tâm của không

ít nhà nghiên cứu Có không ít bài viết đi vào khảo sát nội dung, nghệ thuậtcủa tác phẩm ở nhiều mức độ, nhiều khía cạnh Mỗi công trình lại có mộtphạm vi khác nhau, nhưng nhìn chung đều nỗ lực tìm ra những giá trị đíchthực và độc đáo của tác phẩm

2.1 Lịch sử nghiên cứu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”

Những đánh giá về “Hoàng Lê nhất thống chí” ban đầu được xuất hiệntrong các bài giới thiệu của Ngô Tất Tố, Lê Trí Viễn,… Tuy nhiên nhữngđánh giá này mới chỉ dừng lại ở mặt thể loại và khẳng định vai trò ghi lại lịchsử của cuốn sách

Trong Mấy câu giới thiệu về “Hoàng Lê nhất thống chí” (1958), Ngô

Tất Tố đã đánh giá cuốn sách này mang nhiều giá trị lớn về mặt sử học: “Tuyrằng thể tài của nó theo lối diễn nghĩa […], giống như tiểu thuyết của Tàu,nhưng nội dung thì là một bộ truyện chí, chép toàn sự thật, không bịa đặt, khôngtây vị” [45;11] Chính bởi cách nhìn nhận này, Ngô Tất Tố đã gạt bỏ toàn bộ yếutố văn học của cuốn tiểu thuyết, những yếu tố nghệ thuật bị coi như không cótrong tác phẩm

Trong“Hoàng Lê nhất thống chí” – Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường (1969), Lê Trí Viễn đã giới thiệu khá kĩ nghệ thuật của cuốn tiểu

thuyết này, ông chú ý về mặt thể loại và giọng điệu Ông gọi đây là “một cuốntruyện sử”, “một sáng tác văn học đúng nghĩa của nó” [46;12] Khác với NgôTất Tố, Lê Trí Viễn nhận ra ngọn bút khôi hài của Ngô gia thấm trong từngtrang bút và chất anh hùng ca khi tác giả xây dựng hình tượng người anh hùngNguyễn Huệ

Trang 8

Bên cạnh những bài giới thiệu trên, nhiều cuốn sách đã nghiên cứu sâuhơn về mặt nội dung và nghệ thuật của “Hoàng Lê nhất thống chí”, từng bướcxác định đúng thể loại và khẳng định giá trị của tác phẩm trong lịch sử vănhọc Việt Nam.

Cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1975) của Phan Cự Đệ đã lần đầu

tiên đưa ra khái niệm “tiểu thuyết lịch sử” đối với “Hoàng Lê nhất thống chí”

“Hoàng Lê nhất thống chí là “cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ở nước ta bước

đầu được viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa” [11;465].Ông xếp

Hoàng Lê nhất thống chí là “đỉnh cao nhất của tác phẩm văn xuôi bằng chữ

Hán […] dường như kết tinh được những thành tựu nghệ thuật của các tácphẩm truyền kì, tùy bút, ký sự từ thế kỷ XVIII trở về trước” [11;456] Ôngcũng chú ý tới khả năng phản ánh lịch sử của tác phẩm, đánh giá cao “nhữngbức tranh hiện thực đầy những chi tiết lịch sử – cụ thể, rất hấp dẫn và sinhđộng” [11;460]

Hoàng Hữu Yên cũng đưa ra những đánh giá của mình về Hoàng Lê nhất thống chí thông qua cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX (1990) Dù chưa thật hài lòng với việc xếp Hoàng Lê nhất thống chí vào thể loại tiểu thuyết song ông vẫn coi đây là một cuốn tiểu thuyết lịch

sử ký sự, một tác phẩm văn học thực sự, không phải một cuốn sử biên niên.Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ diễn biến câu chuyện đã phát triển theo diễn biếnlịch sử, theo sát thời gian cũng như hoàn cảnh chuyển biến của các sự kiệnlớn Nhà nghiên cứu cho rằng “sự kiện không che lấp con người và hoạt độngcủa con người làm cho sự kiện như sống lại trước mắt độc giả” [22;102]

Trong nghiên cứu“Hoàng Lê nhất thống chí” – văn bản, tác giả và nhân vật (1997), Phạm Tú Châu tđã khảo cứu công phu về văn bản, tác giả, nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí Khi đi sâu tìm hiểu hệ thống nhân

Trang 9

vật của tác phẩm, tác giả đã chú ý nhiều đến các nhân vật nữ mà cuộc đời, sốphận gắn với đời sống gia đình xã hội của giai cấp phong kiến, các nhân vậtnho sĩ Tràng An bất tài tham lam cơ hội; và vua quan nhà Thanh đã “cho thấynghệ thuật miêu tả tính cách, thể hiện nội tâm nhân vật đã đạt đến mức độ tài

tình” [13;179] Phân tích nghệ thuật, ông nhận xét tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có một bút pháp văn xuôi “chân thực và sinh động” [12;143], kết

cấu đa dạng thay đổi luôn luôn “lúc xuôi theo thứ tự thời gian, lúc đảo ngượcsau trước, lúc đang kể tới chỗ gay cấn xen ngang vào một câu chuyện kháchoặc phải chuyển sang hồi sau, lúc đang viết văn xuôi lại chen vào một vài

câu thơ chữ Hán hay vè Nôm” [13;143-144] Khẳng định Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn truyện dài thành công nhất so với các tiểu thuyết cùng loại,

nhà nghiên cứu nhấn mạnh dù còn chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồicác nước cùng khu vực nhưng nét độc đáo của tác phẩm chính là các tác giả

“ghi chép, dựng lại chính những sự kiện và nhân vật mà các tác giả tai nghe,mắt thấy hoặc đích thân tham dự, tiếp xúc, thậm chí là đồng liêu hoặc cùngchung dòng máu với mình, không cần tránh né” [13;144-145]

Trong Mấy vấn đề về thi pháp văn học Trung đại Việt Nam (1999), Trần Đình Sử lần đầu tiên xem xét Hoàng Lê nhất thống chí dưới góc độ thi

pháp học, nhưng cũng chỉ mới dừng ở mức độ điểm xuyết Về mặt thể loại,

ông coi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết sử thi vì một số đặc điểm: tiểu

thuyết mô tả vận mệnh toàn xã hội, toàn đất nước, các nhân vật đa dạng Vềnghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả nhận xét: “nhân vật được miêu tả hoặcbằng âm mưu, lời đối thoại, bằng cử chỉ, tiếng cười, tiếng khóc rất cô đọngmà hiểu rõ kẻ trung, người nịnh, kẻ khí khái, kẻ tiểu nhân, kẻ thị tài tầmthường, người anh hùng hào kiệt” [38;366]; thái độ Ngô gia ngụ ý khen chê rõvới từng hạng người Trần Đình Sử còn chú ý đến vấn đề thời gian như một

Trang 10

yếu tố nghệ thuật của tác phẩm mặc dù tính tuần hoàn thay thế các triều đại ítnhiều đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới.

Trên các tạp chí văn học, “Hoàng Lê nhất thống chí” được chú ý nhiều

ở giá trị hiện thực và nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trên Tạp chí Văn học (số 9 - 1968), Đỗ Đức Dục nghiên cứu về “Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống chí”, đã khẳng định: “Chủ nghĩa hiện thực ở Hoàng Lê nhất thống chí biểu lộ vượt ra ngoài ý định của tác giả”.

Đỗ Đức Dục phân tích kĩ tính các điển hình của các nhân vật: “Điều đặc sắc

nhất của chủ nghĩa hiện thực trong Hoàng Lê nhất thống chí là ở sự mô tả

những nhân vật, những tính cách con người” Những nhân vật được miêu tả

trong Hoàng Lê nhất thống chí đủ hạng người từ trên xuống dưới, từ tiểu

nhân đến người quân tử Song điều tác giả bài viết muốn nhấn mạnh chính làviệc miêu tả thành công những nhân vật thuộc hàng ngũ các tầng lớp thống trịphong kiến trên nền của cái xã hội phong kiến đang rệu rã, đổ nát

Trong Tạp chí Văn học (số 2 – 1984) có bài “Hoàng Lê nhất thống chí” và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông của nhà nghiên cứu B.L.Riptin Lần đầu tiên Hoàng Lê nhất thống chí được xem xét dưới góc độ

so sánh với các tiểu thuyết Viễn Đông Ông kết luận: “Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một bản ghi chép có tính chất biên niên và là một tác phẩm kí

sự mà là một cuốn tiểu thuyết do tác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họchính là những người được chứng kiến và tham gia vào đó” Ông còn xem xétcác chuỗi sự kiện, ngôn ngữ, nhân vật, không gian và kết cấu trong tác phẩm.Như vậy thêm một lần nữa, Riptin khẳng định giá trị nghệ thuật của cuốn tiểuthuyết này

Tạp chí văn học (số 10 - 1996) có bài “Tìm hiểu giá trị hiện thực của

“Hoàng Lê nhất thống chí”, một tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu biểu” của

Trang 11

Mai Quốc Liên – Kiều Thu Hoạch Có thể coi đây là bài nghiên cứu đầu tiên

phân tích sâu tác phẩm này Hai tác giả đã phân tích giá trị hiện thực của tácphẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật Trước hết là thành công của tác phẩmkhi “xây dựng lên được những điển hình đa dạng, có tính khái quát” [23;36],thế giới nhân vật phong phú, nhiều nhân vật mang dấu ấn thời đại “gân guốchào hùng hoặc đau thương”, “các tính cách va chạm vào nhau”,… Các tác giảphân tích kỹ nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ, chú ý phân tích kếtcấu lối tiểu thuyết chương hồi, phân tích ngôn ngữ đối thoại đã bộc lộ đượctính cách nhân vật

“Hoàng Lê nhất thống chí” còn là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án,luận văn cũng như khóa luận tốt nghiệp

Luận án tiến sĩ Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam (Viện Văn học Việt Nam, 2009) của tác giả Vũ Thanh Hà đã đề cập nhiều

vấn đề liên quan đến thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán ở Việt Nam Đólà nghệ thuật miêu tả nhân vật và các sự kiện lịch sử cùng những đặc trưng cơbản của thể loại Theo tác giả, chính sự thành công của nghệ thuật tự sự đãđưa tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí lên vị trí đỉnh cao của văn xuôi trung

đại Việt Nam Luận văn Nghệ thuật tự sự của Hoàng Lê nhất thống chí (ĐH

Vinh, 2010) của Nguyễn Thị Tâm cũng nghiên cứu những vấn đề liên quan đếnnghệ thuật tự sự của tác phẩm: xây dựng cốt truyện, sự kiện, nhân vật Tác giả có

sự khảo sát tương đối kĩ về các phương diện kể trên

Tóm lại, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thốngchí”, chúng tôi nhận thấy cơ bản có hai xu hướng Xu hướng thứ nhất là cáccông trình giới thiệu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí với tư các làmột cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo thể chương hồi xuất sắc nhất của văn học

Trang 12

Việt Nam thế kỉ XVIII Xu hướng thứ hai là chuyên luân, bài báo,… trực tiếpnghiên cứu, phê bình về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

2.2 Lịch sử nghiên cứu chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống chí”

Trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1975), Phan Cự Đệ phát

hiện những trận chiến đã góp phần vào việc phản ánh các sự kiện lịch sử.Ông đánh giá đây là “bức tranh hiện thực đầy những chi tiết lịch sử - cụ thể,rất hấp dẫn và sinh động” [11;460] Tuy nhiên, những ghi nhận đó của ônghết sức sơ lược Phan Cự Đệ chỉ tập trung vào nghệ thuật xây dựng nhân vậtcũng như giá trị hiện thực của tác phẩm mà không đi sâu phân tích chủ đềchiến trận

Giáo trình “Văn học trung đại Việt Nam” (2015), Nguyễn Thanh Tùng

dã dành hẳn một chương nghiên cứu về tiểu thuyết chương hồi và Hoàng Lê nhất thống chí Trong chương này, “nghệ thuật miêu tả chiến trận” được xếp

là một trong sáu phương diện nghệ thuật lớn của tác phẩm, được tách riênglàm một đề mục để nghiên cứu Mục này khẳng định: “Tác phẩm viết về mộtgiai đoạn mà đất nước “đua đâu cũng là bãi chiến trường” nên một nhiệm vụkhong thể lảng tránh là mô tả các trân chiến” [42;71] Tuy nhiên do giới hạncủa giáo trình, nghệ thuật miêu tả chiến trận ở đây vẫn mang ý nghĩa kháiquát, chưa thực sự đi sâu

Trong cuốn Tạp chí Văn học (số 11 - 1996), bài viết Tìm hiểu giá trị hiện thực của Hoàng Lê nhất thống chí – một tác phẩm văn xuôi cổ điển tiêu biểu của Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch đã khẳng định ý nghĩa của phong trào Tây Sơn Tác giả nhấn mạnh: “Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm duy

nhất của đương thời mô tả một cách trực tiếp phong trào Tây Sơn và ngườianh hùng dân tộc Nguyễn Huệ” và “cũng cần phải kể thêm ngoài phong trào

Trang 13

Tây Sơn, Hoàng lê nhất thống chí còn cho chúng ta thấy bóng dáng của nhiều

cuộc khởi nghĩa nông dân khác”[23; 80-81] Bài viết cũng mang tính chấtđiểm tên các trận chiến chứ chưa khai thác giá trị của chủ đề chiến trận

Luận văn “Hoàng Lê nhất thống chí” với lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII của Nguyễn Thị Chung Thủy (Đại học Vinh, năm 2007) đi sâu

nghiên cứu những phương diện phản ánh lịch sử của cuốn tiểu thuyết này.Trong các phương diện ấy, vai trò của các cuộc khởi nghĩa nông dân hết sứcquan trọng Người viết đã khẳng định: “sự suy vong của tập đoàn Lê - Trịnhkhông chỉ bắt nguồn từ sự lục đục, rệu rã trong phủ chúa, hay từ những mâuthuẫn, những cuộc chém giết tranh giành quyền lực trong nội bộ các tập đoànphong kiến thống trị đương thời, mà còn có một nguyên nhân sâu xa là sựchống đối, sự vùng lên đấu tranh của nhân dân” Dù khẳng định những cuộcchiến diễn ra suốt dọc tác phẩm nhưng Luận văn trên chưa phân tích nghệthuật miêu tả chiến trận

Tuy các công trình tìm hiểu tác phẩm ở nhiều góc độ, song chưa cómột nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất

thống chí” của Ngô gia văn phái Ý nghĩa của “Chủ đề chiến trận” trong tác phẩm này cũng chưa được nhắc tới một cách trọn vẹn Với đề tài “Chủ đề

chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, người

viết hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu các yếu tốnghệ thuật trong “Hoàng Lê nhất thống chí”

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát, thống kê Nghệ thuật miêu tả chiến trận trong "Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái góp phần làm rõ cảm hứng phê phán hiện

thực và cảm hứng yêu nước của tác giả Luận văn cũng tìm hiểu những nghệ

Trang 14

thuật được sử dụng trong miêu tả chiến trận, từ đó thấy được sáng tạo củaNgô gia văn phái, giá trị văn học của tác phẩm và góp thêm đánh giá toàndiện về nghệ thuật.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thốngchí” của Ngô gia văn phái

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi Luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về các trận chiến được

nhắc tới trong Hoàng Lê nhất thống chí

4 Đóng góp của luận văn

Luận văn đưa thêm cơ sở để:

- Khẳng định bối cảnh lịch sử xã hội, đặc trưng thể loại và tiểu sử tácgiả có vai trò lớn quyết định tới việc xây dựng chủ đề chiến trận trong “Hoàng

Lê nhất thống chí”

- Khẳng định nét đặc sắc, độc đáo của chủ đề chiến trận Hoàng Lê nhất thống chí trong việc thể hiện cảm hứng phê phán hiện thực và cảm hứng yêu

nước

- Khẳng định giá trị nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí thông qua

nghệ thuật xây dựng không, thời gian, nghệ thuật tạo dựng tình huống, giọngđiệu đa thanh, ngôn ngữ đa dạng Từ đó thấy được khả năng miêu tả trậnchiến rất sáng tạo của tác giả

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trang 15

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung của Luận văn chúng tôigồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê

nhất thống chí”

Chương 2: Chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống chí” nhìn

từ phương diện nội dung

Chương 3: Chủ đề chiến trận trong “Hoàng Lê nhất thống chí” nhìn

từ phương diện nghệ thuật

Trang 16

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ CHIẾN TRẬN TRONG HOÀNG

LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

1.1 Giới thuyết khái niệm

Chủ đề trước hết được hiểu là những vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâmmà tác giả nêu lên Chủ đề đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm văn học Nếukhái niệm đề tài giúp ta xác định: tác phẩm viết về cái gì? Thì khái niệm chủđề lại giải đáp câu hỏi: vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Như vậy, chủ đềđược hiểu là một vấn đề thiết yếu, quan trọng của tác phẩm, hình thành từ ý đồvà biểu hiện trong sáng tác Khái niệm chủ đề được sử dụng trong Luận văn

“Chủ đề chiến trận trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái”

được hiểu là một trong những nội dung chính nổi bật lên trong tác phẩm, đượclặp đi lặp lại nhiều lần chứ không phải vấn đề thiết yếu bao trùm toàn bộ tác

phẩm, cũng không phải vấn đề cơ bản nhất của Hoàng Lê nhất thống chí

Khái niệm chiến trận được sử dụng trong Luận văn được hiểu là cuộcchiến giữa các thế lực đối lập nhau, mâu thuẫn với nhau Những mâu thuẫn ấyđược giải quyết bằng sức mạnh của quân lính Các trận chiến đều có nguyênnhân, sự chuẩn bị cho trận chiến, có diễn biến và kết quả

1.2 Bối cảnh lịch sử xã hội

1.2.1 Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và đời sống cơ cực của nhân dân

Thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn mà xã hội Việt Namrơi vào khủng hoảng triền miên Xã hội sa sút trên mọi lĩnh vực, từ chính trịtới kinh tế Nội chiến diễn ra liên tục trong hai thế kỷ trước đã chia cắt đấtnước thành từng vùng miền và nhấn chìm cuộc sống nhân dân trong đói

Trang 17

nghèo, trì trệ Sang thế kỷ XVIII, sau khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn chấmdứt, mâu thuẫn xã hội tạm lắng xuống, tình hình xã hội trở lại ổn định mộtthời gian ngắn Bọn cường hào, địa chủ vẫn hoành hành khắp nơi, chúng tìmmọi cách lũng đoạn ruộng công, liên kết với các quan phủ, huyện tự tiện bánngôi thứ trong làng và bán độ ruộng công lấy tiền khiến cho dân “lưu tán dùmuốn về cũng không có đất mà cày, muốn đi kiện cũng không có sức mà theođuổi” Đơn từ tố cáo về việc ẩn lậu ruộng đất nhiều tới mức chúa Trịnh Sâmtrong năm đó đã phải ban bố bảy điều nghiêm cấm cho trong kinh và ngoàitrấn, trong đó có hai điều là “Cấm nhân dân không được tố cáo ruộng ẩn lậu”và “Cấm nhà quyền thế không được chiếm bậy ruộng của dân” Đời sốngnhân dân tiếp tục chịu khổ khi thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra Hạn hán, lụtlội, vỡ đê xảy ra liên tục khiến dân đói to, làng mạc tiêu điều, nông nghiệp sasút trầm trọng Những thứ tích trữ ở dân gian hàu như nhẵn nhụi Trước tìnhhình đó, để giữ vững thu nhập hàng năm, Chúa Trịnh chủ trương đánh thuếthật nặng bất cứ nghề gì, kết quả là vắt kiệt sức lực của nhân dân đến mứcthành ra bần cùng nên phải bỏ nghề nghiệp

Vua Lê lúc này chỉ là bù nhìn, các chúa Trịnh mới thực sự nắm quyền,khiến mọi tôn ti cương thường, trật tự truyền thống bị đảo lộn Các bậc vuachúa thi nhau ăn chơi hưởng lạc Cũng có những vị chúa có thực tài, mongmuốn cải cách nhưng “lực bất tong tâm”, không thể xoay chuyển nổi một xãhội đã mục ruỗng Quan lại sa đoạ, chỉ lo cướp đoạt của nhân dân làm giàu,tạo điều kiện cho bọn địa chủ, hào lý thôn xã hoành hành, đục khoét, bóc lộtnhân dân, vua chúa thì ăn chơi xa xỉ, mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiếnngày càng gay gắt, anh em Trịnh Sâm (con Trịnh Doanh) tranh nhau ngôichúa Trịnh Sâm lại giết thái tử Lê Duy Vĩ nhằm trừ hậu hoạ Trịnh Sâm cònđam mê nữ sắc nên triều đình ngày càng chia bè kéo cánh, tìm cách thanh trừnhau Năm 1782, Trịnh Sâm mất, phe Trịnh Khải (con trưởng của Trịnh Sâm)

Trang 18

dựa vào quân Tam phủ tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huệ (vương phi của TrịnhSâm) Nhân đó quân tam phủ tung hoành, kéo nhau đi cướp bóc làm náo độngkinh thành, sử cũ gọi đó là "loạn kiêu binh" Càng ngày quan lại địa phươngcàng bất chấp tình thế, ra sức đục khoét của cải của nhân dân làm giàu Làngxóm tiêu điều, người dân phiêu tán.

Trước tình hình nhà chúa suy thoái trầm trọng, Nguyễn Hữu Chỉnhthuyết phục Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc đánh Thăng Long diệt Trịnh Vớidanh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, cácdanh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghequân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏthành Thăng Long chạy, sau bị bắt đem nộp Tây Sơn Trên đường ápgiải, Trịnh Tông tự sát Sau khi quân Tây Sơn rút đi, các thế lực của chúaTrịnh từng bỏ trốn khi Tây Sơn kéo ra như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng

Cơ lại trỗi dậy, lập Trịnh Bồng lên ngôi vương, tức là Án Đô vương, tái lậpchính quyền chúa Trịnh Vua Lê Chiêu Thống đang muốn chấn hưng nhà

Lê bèn mời Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn ở Nghệ An ra dẹp Trịnh Bồng.Chỉnh nhanh chóng đánh tan quân Trịnh, đốt phủ chúa, Trịnh Bồng bỏ đi mấttích Họ Trịnh mất hẳn, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng hành như chúaTrịnh trước kia

Ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn lục đục bèn có ýchống lại Tây Sơn Nguyễn Huệ phái Võ Văn Nhậm, con rể của NguyễnNhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh Tuy nhiên, đến lượt Võ VănNhậm lại chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ Tháng 4 năm 1788, LêChiêu Thống đã bỏ kinh đô lưu vong Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắclần thứ hai, giết Võ Văn Nhậm Ông tổ chức lại hệ thống cai trị ở BắcHà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảmđương công việc

Trang 19

Về phần Lê Chiêu Thống, để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình, vua tìmcách rước giặt ngoại xâm về giày xéo quê hương Vua chấp nhận làm kẻ hènhạ luồn cúi trước tướng nhà Thanh, bán rẻ lương tâm và đất nước Nhà nướcTây Sơn được hình thành sau khi đã dẹp xong thù trong giặc ngoài, nhưngcũng chỉ tồn tại được 14 năm rồi tan rã Nguyễn Ánh lợi dụng những mâuthuẫn trong nội bộ Tây Sơn lật đổ triều đại này, tiến hành một cuộc trả thùđẫm máu và thực hiện các chủ trương nghiêm ngặt về chính trị, văn hóa, kinh

tế nhằm củng cố quyền lực

Như vậy giai đoạn lịch sử bão táp đầy biến động của lịch sử Việt Namthế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX đã khẳng định được một điều: sụp đổ của tậpđoàn phong kiến Lê - Trịnh là tất yếu

1.2.2 Sự phát triển của khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn

Trước tình hình khủng hoảng, sa sút của chế độ phong kiến, cả ĐàngTrong lẫn Đàng Ngoài, đặc biệt ở Đàng Ngoài, từ cuối thế kỷ XVII, nhữngcuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra ở một vài nơi, nhưng sang những năm

ba mươi của thế kỷ XVIII, phong trào mới thực sự rầm rộ Tiêu biểu làcuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Danh Phương.Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, của Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật mặc dù đều thất bại nhưng đã gây ra nhiều tổn thất, khó khăn cho triều đình

Lê - Trịnh lúc bấy giờ

Không phải ngẫu nhiên mà các sử gia cho rằng thế kỷ XVIII là thế kỷcủa nông dân khởi nghĩa Thực tế các phong trào này đã lôi cuốn hàng vạnnông dân nghèo ở các tỉnh Đàng Ngoài tham gia Bên cạnh đó còn có các tríthức nho học, quan lại nhỏ tham gia Mục tiêu của họ chưa phải là lật đổ chế

độ phong kiến nhưng đã nói lên một cách mạnh mẽ nguyện vọng của người

Trang 20

dân muốn được hưởng cuộc sống ấm no, xã hội không còn cảnh bất công “kẻ

ăn không hết, người lần không ra” Triều đình mà chủ yếu là chúa Trịnh đãphải huy động toàn bộ lực lượng để đàn áp Cuộc tranh đấu kéo dài hơn mườinăm của nông dân lúc bấy giờ tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đã giónglên hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến ở ĐàngNgoài, cùng với sự đổ vỡ nghiêm trọng của nhà nước Lê - Trịnh, chuẩn bịtiền đề cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn – phong trào nông dân lớn nhấttrong lịch sử dân tộc

Sau hơn mười lăm năm khởi nghĩa (Từ 1771 đến 1789), với những sáchlược khôn khéo, hợp lòng dân, nghĩa quân Tây Sơn đã thu hút được sự ủng hộvà hưởng ứng của nhiều tầng lớp nhân dân Họ hăng hái đi theo nghĩa quân,tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa dành được thắng lợi vẻ vang saunày Như vậy, sau mười lăm năm đánh Nam dẹp Bắc, quân Tây Sơn ngàycàng lớn mạnh và đã hoàn thành một sự nghiệp chưa từng có trong lịch sử dântộc Đó là đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị: Nguyễn - Trịnh – Lê;đánh đuổi hai đội quân xâm lược: quân Xiêm, quân Thanh; thống nhất đấtnước Đặc biệt khi nói về cuộc đại phá quân xâm lược Mãn Thanh, các sử giakhông chỉ ghi lại tỉ mỉ, cụ thể quá trình chuẩn bị cũng như diễn biến và kếtquả của cuộc chiến thắng lợi như thế nào, mà còn tự hào rằng: “Như vậy,trong vòng năm ngày đêm vừa hành quân thần tốc vừa chiến đấu quyết liệt,dũng cảm cơ động và đầy sáng tạo, dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tàiQuang Trung, quân ta đã đập tan giấc mộng xâm chiếm nước ta của quânThanh giữ vững nền độc lập dân tộc Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đacũng như tên tuổi của người anh hùng áo vải Quang Trung mãi mãi sáng ngờitrong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta”

Từ một cuộc khởi nghĩa ở đất Tây Sơn phát triển lên thành một phongtrào nông dân rộng lớn, đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị thối nát,

Trang 21

với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh, phong trào TâySơn đã trở thành một phong trào dân tộc vĩ đại Truyền thống yêu nước hầunhư lắng xuống trong nhiều thế kỷ, giờ đây lại bừng lên rực rỡ Thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh một lần nữa tô đẹpthêm truyền thống đánh giặc giữ nước anh hùng và sáng tạo của dân tộcViệt Nam Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sứ mệnhvẻ vang của mình.

Sau khi Quang Trung qua đời, những mâu thuẫn nội bộ đã khiến chomột triều đại Tây Sơn trở nên suy yếu và nhanh chóng bị Nguyễn Ánh lật đổ.Phong trào nông dân khởi nghĩa tiếp tục lan rộng với quy mô rộng lớn hơn.Trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như: khởi nghĩa của Phan BáVành ở Sơn Nam, khởi nghĩa của Cao Bá Quát ở Mỹ Lương, Phong tràonông dân khởi nghĩa có sự tham gia và lãnh đạo của tầng lớp trí thức đã phảnánh những mâu thuẫn cơ bản không thể giải quyết nổi của xã hội phong kiến,chứng tỏ sự suy yếu của chế độ và là cơ sở cho những cuộc đấu tranh về saudiễn ra mạnh mẽ

Như vậy, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến đã dẫn tớicác trận chiến tranh giành quyền lực, các trận sát phạt nhau của vua chúa cũngnhư khởi nghĩa của nông dân và quân Tây Sơn Bối cảnh xã hội của thế kỷXVIII – nửa đầu XIX đã đi vào không ít các sáng tác văn chương đương thời.Trong số đó, “Hoàng Lê nhất thống chí” ghi lại một cách đầy đủ nhất, sâu sắcnhất quá trình sụp đổ của tập đoàn Lê – Trịnh và sự lớn mạnh của phong tràoTây Sơn Bởi thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX chính là thế kỷ của các cuộc chiếntranh nên tái hiện lại hiện thực, tác giả cũng đồng thời tái hiện lại hầu hết cáccuộc chiến căng thẳng, tàn khốc

Trang 22

“chưa biết được thua ra sao, hãy xem hồi sau phân giải” Hơn thế nữa, với

nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí, trước hết các tác giả họ Ngô mặc nhiên

khẳng định tác phẩm của mình là sử không phải là văn, bởi lẽ Chí là một

trong ba lối viết sử của thể kỉ truyện Chính đặc trưng về thể loại “chí” này đã

làm nên giá trị hiện thực to lớn cho tác phẩm Tác phẩm ghi chép trung thànhvới sự kiện lịch sử, trở thành cuốn tư liệu lịch sử đáng quý đồng thời cũngphản ánh giá trị hiện thực sâu sắc nhất

Trước Hoàng Lê nhất thống chí chúng ta đã có một nền văn xuôi tự sự với những tác phẩm tiêu biểu có giá trị như Thượng kinh kí sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án Đó là những tác phẩm lên án thói đời đen bạc của xã hội lúc bấy giờ Truyền kì mạn lục của Nguyễn

Dữ được xem là “thiên cổ kì bút” không chỉ bởi bút pháp già dặn, tinh tế, sâusắc của tác giả, mà còn bởi nó bộc lộ phơi bày những nhân tố, gốc rễ khiến

Trang 23

đạo đức lễ giáo phong kiến lung lay, lụn bại và bộc lộ những tư tưởng tiến bộcó sức mạnh lay chuyển nền móng tư tưởng của thời đại đó Với sự kết hợptài tình giữa tính khoa học của biên niên sử và nghệ thuật tiểu thuyết sinhđộng, giữa khoa học lịch sử với nghệ thuật văn chương, các tác giả họ Ngô đãxây dựng tác phẩm ngay trong lòng những sự kiện nóng hổi, có sức hấp dẫncủa sự chân xác, trung thực Trong toàn bộ nền văn xuôi cổ điển của nước tachưa có tác phẩm nào có được quy mô hoành tráng và có chiều sâu ở sự phản

ánh hiện thực như Hoàng Lê nhất thống chí Xét về hình thức thể loại thì tác

phẩm viết theo lối tiểu thuyết chương hồi, một thể loại văn học có nguồn gốc

từ Trung Quốc Vì thế sự ra đời của Hoàng Lê nhất thống chí đã mang lại một

bộ mặt mới cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, làm thay đổi quan niệmtruyền thống của một nền văn học vốn coi trọng văn vần hơn văn xuôi như vănhọc Việt Nam Nó được xem là đỉnh cao của tiểu thuyết chương hồi lịch sử ViệtNam, hội tụ tinh hoa văn xuôi tự sự Việt Nam

Về bút pháp, “Hoàng Lê nhất thống chí là một cuộc giao duyên tuyệt

đẹp giữa văn bút và sử bút Bút pháp này thể hiện rõ việc khắc họa tính cáchcác nhân vật và trong việc miêu tả sự kiện Hiếm có một tác phẩm nào tronglịch sử văn học Việt Nam xưa nay lại có một khối lượng nhân vật lớn như

Hoàng Lê nhất thống chí mà hầu như nhân vật nào ra nhân vật nấy, đều có

hành động và tính cách riêng Văn bút cho phép, không chỉ nắm bắt mà quantrọng hơn là thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ cốt cách, cá tính nhân cách,thông qua việc lựa chọn, tạo dựng những chi tiết có thẩm mỹ cao Nếu như sửhọc, vai trò của sự kiện là quan trọng nhất thì với văn học, quan trọng hơn làvai trò các chi tiết của sự kiện” [12;32] Chính điều đó mà tạo nên tính hấp

dẫn của tác phẩm Mặc dù mục đích ban đầu của tác giả là ghi chép về sự nghiệp thống nhất của nhà Lê, có nghĩa là nó như một quyển sử, nhưng có thể

nhận thấy “Hoàng Lê nhất thống chí” còn mang giá trị văn học sâu sắc Bởi

Trang 24

thế khi đọc tác phẩm, ngoài những sự kiện, những nhân vật lịch sử có thực,người đọc còn bị cuốn hút trước cảm hứng văn chương, những hình ảnh, chitiết sinh động, hấp dẫn mà tác giả truyền vào từng trang viết Đặc biệt lànhững trang miêu tả khí thế của nghĩa quân Tây Sơn với những chiến cônghiển hách khiến cho quân thù khiếp đảm Nhân vật ở đây có nhiều kiểu, cónhững nhân vật có lai lịch, có nguồn gốc, có quá trình phát triển tính cách, cóquan hệ phức tạp, có những nhân vật mang đặc trưng của tiểu thuyết.

Viết về lịch sử, kể chuyện lịch sử, những sự kiện và nhân vật có thực

Nhưng rõ ràng các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí không muốn người đọc

hiểu lầm tác phẩm của họ là một cuốn sử, nên các tác giả ý viết theo thể loạitiểu thuyết chương hồi Về nội dung, các tác giả vẫn theo sát các diễn biến sựkiện, nhân vật được ghi chép trong sử sách, nhưng không phải là những sựkiện khô khan mà được hư cấu, sáng tạo một số chi tiết làm cho câu chuyệntrở nên sinh động, hấp dẫn hơn và cũng chân thực hơn Đấy là nét làm nên cái

độc đáo và đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí so với những tác phẩm văn

xuôi tự sự trước nó Và đó cũng là một trong những lí do hình thành quan

điểm gọi tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử được viết

theo hình thức thể loại chương hồi

Như vậy, có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch

sử Tác phẩm lấy đề tài trực tiếp từ lịch sử, một giai đoạn lịch sử khoảng bamươi năm từ 1768 đến 1802, vừa đau thương vừa hào hùng của cả dân tộc,không chỉ có hài kịch của một triều đại thối nát, rệu rã, không chỉ có hào khí,sức mạnh vô song của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn dẹp yên loạn nước, màcòn có biết bao số phận bi kịch từ vua chúa, hậu phi cho đến những người dânchịu áp bức bất công, vừa phải chịu cảnh sưu thuế, phu phen, tạp dịch, vừaphải chịu cảnh chạy nạn quanh năm bởi những cuộc binh đao Ngay triều đạiTây Sơn lẫy lừng với những chiến thắng oanh liệt cũng sụp đổ trong một thời

Trang 25

gian ngắn Tất cả tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về bộ mặt thật của chế độ Lê

-Trịnh, cái gì cũng phơi trần ra với tất cả cái xấu xa, tàn bạo của nó Hoàng Lê nhất thống chí là kho tư liệu quý giá về giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII

đến đầu thế kỉ XIX Nhưng tác phẩm không chỉ phản ánh, mô tả trung thựccác biến cố lớn lao của thời đại, không chỉ phê phán những thế lực phản động,cho thấy những giá trị tinh thần bị rạn nứt, đảo lộn của cả một chế độ chínhtrị , mà còn nêu lên sức mạnh phi thường, vĩ đại của nhân dân Mặt khác, tacòn thấy ẩn sau đó chính là cảm xúc của tâm hồn nghệ sĩ và cả thái độ yêughét của những con người có ý thức dân tộc Chính những điều đó làm nêncảm quan đúng đắn và sắc bén của các tác giả họ Ngô Giá trị và tác dụng, ý

nghĩa đặc sắc của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí một phần chính là ở đó

Như trên đã nói, lịch sử mà Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh là toàn

bộ giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, một giai đoạn đầy biến động của những cuộcchiến tranh xảy ra liên miên, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn với chiến thắngquân Thanh Do đó, chủ đề chiến trận là một trong những chủ đề xuyên suốt

và nổi bật của Hoàng Lê nhất thống chí

1.4 Tiểu sử tác giả

1.4.1 Dòng họ Ngô Thì

Dòng họ Ngô Thì (Ngô gia) là dòng họ lớn có truyền thống khoa hoạnvà văn chương làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (naythuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, dòng họNgô là thần tử của vua Lê – chúa Trịnh Dòng họ này thuộc loại danh giavọng tộc ở Bắc Hà, lừng lẫy trong thế kỉ XVIII dưới thời Lê - Trịnh, vớinhiều tiến sĩ, văn chương lỗi lạc

Đến đời Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780) thì danh vọng dòng họ Ngô mởmang rực rỡ Ngô Thì Sĩ hiệu là Ngọ Phong, gia đình Ngô Thì Sĩ nổi tiếng thi

Trang 26

thư Ông nội là Ngô Trân, cha là Ngô Thì Ức, em là Ngô Thì Đạo đều có tàivăn học Trong chính trị, có thể ông không thành công, nhưng trong sử học,văn học, ông có rất nhiều đóng góp Ông thực sự có vai trò người sáng lập

Ngô gia văn phái Ông là một nhà sử học lớn với các tác phẩm Việt sử tiêu

án, Đại Việt sử ký tiền biên, một phần Đại Việt sử ký tục biên Lối chép sử của

ông có tinh thần dân tộc, có nhiều phát hiện, có phong cách khoa học NgôThì Sĩ cũng là một nhà văn đa dạng về bút pháp và có một khối lượng tác

phẩm khá lớn Bảo chướng hoằng mộ cho ta thấy sự sắc sảo, giàu tinh thần phê phán của ngòi bút nghị luận, Ngọ phong văn tập thể hiện chất hiện thực, phong phú của ngòi bút ký sự Anh ngôn thi tập thể hiện chất hào hoa đằm

thắm của một tâm hồn thi sĩ giàu nhân ái, trung hậu Song có lẽ nổi bật nhất

ở Ngô Thì Sĩ là chất cận đại trong thi pháp của ông Đó là chất văn xuôi, chấtđời sống thường xuất hiện đậm nét ở mọi thể loại Có thể gặp trong tác phẩmcủa ông những con số thống kê có thực, những cảnh thực, người và chuyệnthực Điều này là mới mẻ so với bút pháp ước lệ, khoa trương, tượng trưngcủa văn học thời Trung đại Các thể hệ sau ông đã làm sáng thêm truyềnthống đó bằng những cuốn tiểu thuyết chương hồi viết về lịch sử nổi tiếng

như Hoàng Lê nhất thống chí và Hoàng Việt long hưng chí.

Đến đời tiếp theo, Ngô Thì Trí (1766 - ?) mới quyết định thành lập một

bộ tùng thư mang tên “Ngô gia văn phái” để tập hợp tất cả các sáng tác củadòng họ Ngô Thì Bộ sách gồm nhiều thể loại, nhiều nhất là thơ, rồi đến phú,truyện kí,… Ngoài giá trị văn học, bộ sách còn mang giá trị sử học, văn hóa,

xã hội Nó xứng đáng là “bức tranh toàn cảnh” xã hội Đàng ngoài thời Lê –Trịnh, thời Tây Sơn và triều Nguyễn trong thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉXIX Từ đây, cái tên “Ngô gia văn phái” mới đi vào lịch sử văn học dân tộc,chỉ dòng họ Ngô nổi tiếng

Trang 27

1.4.2 Tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí”

Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết chương hồi của tập

thể tác giả thuộc văn phái dòng họ Ngô Thì, nhưng cụ thể có bao nhiêu ngườitham gia sáng tác và đó là những ai thì đến nay vẫn còn là vấn đề nhiều nghi

vấn Hơn nữa Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm lớn mà vẻ đẹp và giá

trị tiềm tàng của nó ngày càng được khám phá, như vậy việc xác định được ailà tác giả, quan điểm sáng tác, tư tưởng của họ như thế nào sẽ tạo điều kiệngiúp chúng ta hiểu và cảm đúng hơn về tác phẩm cũng như về giá trị của nó

Hoàng Lê nhất thống chí hiện nay chỉ còn tồn tại dưới dạng bản sao –

có tới hơn một chục dị bản mà tên tác giả mỗi bản chép mỗi khác Có nhữngbản không đề tên tác giả; có những bản chỉ ghi chung chung: Ngô gia vănphái; ở một số bản khác thì đề thêm: Thiêm thư bình chương Học Tốn công dithảo (Bản thảo lưu lại của ông Thiêm thư bình chương Học Tốn – Học Tốn làtên tự của Ngô Thì Chí), bản thì lại ghi: Học Tốn công trước, Trưng Phủ côngtục (Ông Học Tốn soạn, ông Trưng Phủ viết tiếp theo) – Trưng Phủ là tên tựcủa Ngô Thì Du; trong một số bản có cả bản in lại thấy tên tác giả là ngô ThìThiến (Thuyến)…

Còn trong thư tịch cũ, sự ghi chép về tác giả cũng không thống nhất

Trong cuốn Ngô gia thế phả, cuốn chép về tác giả cuốn sách này thì cả Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du đều có tham gia soạn Hoàng Lê nhất thống chí, cụ thể Ngô Thì Chí viết “7 hồi An Nam nhất chí” và Ngô Thì Du viết “tục biên An Nam nhất thống chí 7 hồi” ( dẫn theo Phạm Tú Châu) Nếu vậy mới chỉ có 14 hồi rõ tác giả, còn ba hồi nữa là ai? Còn trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình

Hổ có ghi rằng em Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Chí làm thiêm tri ở Hình phiêntừng soạn sách “Nhất thống chí”, trong đó chép rất kĩ các chuyện nơi cungvua phủ chúa Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) gần như sống cùng thời đại với

Trang 28

Ngô Thì Chí, sống cùng thời với Ngô Thì Du, vả lại như lời ông nhận xét vềcuốn sách này thì ông đã từng đọc nó nên những ghi chép của ông về tên tácgiả có thể tin cậy được Nhưng có thể Phạm Đình Hổ chưa đọc hết 17 hồi

truyện mà mới chỉ đọc được 7 hồi Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, trong dị bản phần Văn tịch chí Phạm Tú Châu cho rằng Phan Huy chú cũng như Phạm Đình Hổ khẳng định Ngô Thì Chí là tác giả Hoàng Lê nhất thống chí Nếu thế thì thông tin của Phan Huy Chú rất có giá trị bởi

Phan Huy Chú có mối quan hệ họ hàng rất mật thiết với Ngô Thì Chí Mặckhác, xét về trước tác, học thuật, Phan Huy Chú là một học giả lớn, có uy tín

Trong Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu (ông này là cháu

bốn đời của Ngô Thì Nhậm, gọi Ngô Thì Chí là tằng tổ thúc), tác giả tỏ rõ rất

biết giá trị của Hoàng Lê nhất thống chí cho nên việc sáng tác Hoàng Việt long hưng chí đối với ông như là một sự nối chí ông cha trong thể loại văn

học này Ông giới thiệu một cách đầy tự hào: “Tằng tổ thúc của mỗ là quan

Thiêm thư bình chương Học Tốn trước tác Hoàng Lê nhất thống chí, kể việc

Tây Sơn diệt Trịnh phù Lê làm nên cuộc nhất thống, bản thảo chưa xong thìmất Em họ ngài là quan Học chính Hải Dương Ngô Trưng Phủ tục biên vàhoàn thành, nói về Tây Sơn diệt nhà Lê đến việc đưa vua Lê Chiêu Thống vềnước an tang thì kết thúc tác phẩm”

Từ các nguồn tư liệu trên, có ba tác giả có thể tham gia trực tiếp viếtHoàng Lê nhất thống chí là: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du và Ngô Thì Thiến(Thuyến)

1.4.2.1 Về tác giả Ngô Thì Chí (1753 -1788)

Ông tự là Học Tốn, hiệu là Uyên Mật, con thứ hai của Ngô Thì Sĩ(1726-1780), em ruột Ngô Thì Nhậm (1746-1803) Ngô Thì Chí đỗ Hươngtiến, Á nguyên (Cử nhân thứ hai), làm quan đến chức Thiêm thư bình chương

Trang 29

sự Thời cuộc có nhiều biến động, gia tộc ông cũng gặp nhiều biến cố, nhưngtrước sau ông vẫn trung thành và cố gắng phò tá nhà Lê trong cơn mạt vận.Ông cũng giành thời gian để sáng tác thơ văn và viết nhiều công trình nghiêncứu văn hóa nghiêm túc

Khi Lê Chiêu Thống chạy trốn, ông cùng Trần Danh Án và Vũ Trinh,

phò đến Chí Linh, dâng bản Trung hưng sách, trình bày kế sách khôi phục

nhà Lê Năm Mậu Thân (1788) trong khi nhận lệnh vua Lê Chiêu Thống đichiêu mộ quân lính vùng Lạng Sơn để chuẩn bị chống Tây Sơn, nhưng mớiđến huyện Phượng Nhỡn (Hà Bắc) thì bị bệnh, rồi qua đời ở Gia Bình Hiện

ông còn để lại một số tác phẩm chính như: Quốc sử hiệp lực, Học thi tập và Hoàng Lê nhất thống chí

Riêng về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí thì nhiều nhà nghiên cứu

đều cho rằng Ngô Thì Chí là tác giả của bảy hồi đầu Ngô Gia thế phả, cuốngia phả của dòng họ Ngô Thì, khi chép về Ngô Thì Chí viết: “Tác phẩm có

Thi văn tập, Tân đàm văn tính và bảy hồi An Nam nhất thống chí Trong Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ cũng nói rõ về việc ghi chép tường tận những chuyện trong cung phủ của Ngô Thì Chí Hay trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cũng có chép: “An Nam nhất thống chí một quyển, Thanh

oai trúng trường Ngô Thì Chí soạn ”

Nếu đặt trong mối tương quan giữa nội dung bảy hồi đầu và nhan đềsách, đặt trong hệ quy chiếu giữa thời gian sự kiện trong tác phẩm với thờigian sự kiện trong cuộc đời tác giả thì việc Ngô Thì Chí sáng tác bảy hồi đầukhông có gì là bất hợp lí Tuy nhiên không loại trừ khả năng người viết tiếpcó chỉnh sửa ít nhiều cho phù hợp với các hồi sau Ông là một trong những tácgiả đáng kể nhất của Ngô Gia văn phái

Trang 30

1.4.2.2 Về tác giả Ngô Thì Du (1772 -1840)

Ngô Thì Du còn gọi là Ngô Du, tự Trưng Phủ, con của Ngô Thì Đạo(còn gọi là Ngô Tưởng Đạo, làm quan Thiết sát sứ Kinh Bắc thời cuối Lê -Trịnh, cháu gọi Ngô Thì Sĩ bằng bác ruột Ông là con vợ thứ và là con traiduy nhất, 11 tuổi gặp cảnh gia đình gian truân, 16 tuổi phải theo cha lưu lạcvề Sơn Nam hạ, từ nhỏ đã có chí học tập nhưng thi cử không đỗ đạt gì.Năm 1802, sau khi cha mất, nhà Nguyễn lên ngôi vua, ông mang vợ con về

ở nhờ quê ngoại Khi đã ngoài bốn mươi tuổi, do có người tiến cử, ông lại

ra làm quan với chức đốc học Hải Dương Năm 1827, phần do gia cảnh, lạithêm tâm trạng luôn bế tắc, ông cáo quan về nhà sống thanh bạch cho đếnlúc mất (1840)

Cuộc đời Ngô Thì Du là cuộc đời đi học, làm quan rồi trở về làng dạyhọc, còn sáng tác văn thơ chỉ là một công việc “dư lực” Mặc dù thế, bằng tàinăng thơ phú cộng với những xúc cảm trước thời thế, ông đã có nhiều áng thơvăn ghi lại nỗi lòng, phản ánh cuộc sống xã hội và con ng thời ấy Ông còn để

lại bộ Trưng Phủ công thi văn gồm 76 bài thơ, văn, phú Ông còn nghiên cứu Phật giáo, từng soạn tập Tân đàm tâm kính được đánh giá là cuốn sách có giá

trị Phật học.Theo Ngô Gia thế phả thì ông chính là người viết tiếp bảy hồi tục

biên An Nam nhất thống chí tức Hoàng Lê nhất thống chí

1.4.2.3 Về tác giả Ngô Thì Thiến

Hiện chưa rõ về tiểu sử, nhưng theo nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu, khinghiên cứu về thơ văn của Tĩnh Trai Ngô Thì Điển, con trưởng của Ngô ThìNhậm thì xuất hiện Ngô Thì Thiến là con út của Ngô Thì Nhậm tên là Thập

Do đó người ta cho rằng Thiến chính là Thập (hoặc nhầm tên, hoặc đổi tên).Nếu Ngô Thì Thiến còn có tên là Thập thì ông này chỉ có thể là tác giả của

Trang 31

những hồi cuối của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (15-16-17) Ba hồi này

giá trị lịch sử và văn chương kém hẳn những hồi trước

Như vậy, chúng ta thấy rằng vấn đề tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí hay còn gọi là An Nam nhất thống chí vẫn còn là một vấn đề cần xác định,

hiện nó chỉ mang tính chất tương đối, trong nhiều trường hợp vẫn chỉ là cácgiả thuyết Khi chưa chắc chắn thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể loại trừ aitrong số bốn người trên Vì thế để thay thế tên gọi cụ thể người ta dùng cách

gọi chung là Ngô gia văn phái Cho đến nay tạm thời cách gọi này là hợp lý

và khoa học hơn cả

Có thể thấy, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí là những người sống

gần hoặc vào thời kỳ cuối của thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, một thời kỳ đảolộn dữ dội của mọi quan hệ xã hội, có nhiều biến động, thay đổi lớn lao, đặcbiệt là sự bế tắc, sa sút của chế độ phong kiến Việt Nam Cho nên, họ lànhững người kế tiếp nhau chứng kiến những sự kiện nổi bật nhất của thời đạinhư: phong trào nông dân từ đầu đời Cảnh Hưng (1740), vụ án Kỷ Sửu (1769)Trịnh Sâm truất ngôi thái tử Lê Duy Vỹ hay vụ án Canh Tý (1780) Trịnh Khảibị truất ngôi thế tử, loạn kiêu binh (1782), rồi Quang Trung kéo quân ra Bắcdiệt Trịnh, chiến thắng Đống Đa (1789) Trong đó nổi bật nhất chính là sựthối nát, khủng hoảng dẫn đến suy vong không thể cứu vãn của tập đoànphong kiến Lê Trịnh và sự vùng lên mãnh liệt với một khí thế đấu tranh quậtkhởi của phong trào Tây Sơn Ngô Thì Chí gắn bó với sự thăng trầm của nhà

Lê trong cơn mạt vận Ngô Thì Du ra làm quan dưới triều Nguyễn song cuốicùng vì vỡ mộng mà từ quan Còn Ngô Thì Thiến là con trai Ngô Thì Nhậmcũng chứng kiến rõ rệt những biến động của triều Tây Sơn Chính hoàn cảnhsống đó đã khiến cho các tác giả có điều kiện quan sát trực tiếp, được biết đếnnhiều câu chuyện, chứng kiến mọi biến động và chứng kiến kĩ lưỡng cảnhững trận đánh diễn ra trong suốt giai đoạn cuối thế kỉ XVIII Rõ ràng mỗi

Trang 32

tác giả đều có một thủ lĩnh riêng, song khi viết nên tác phẩm, họ không vìcảm tính của mình mà thiên lệch Bằng tinh thần viết đúng lịch sử, tôn trọng

sự thật, viết lại những điều “mắt thấy tai nghe”, các tác giả trên đã phản ánhmột cách khách quan bức tranh xã hội đương thời, đã thực sự góp phần tạonên một cuốn “Hoàng Lê nhất thống chí” thống nhất về tinh thần phản ánhchủ đề chiến trận một cách chân thực

Trên đây là những cơ sở để các tác giả xây dựng chủ đề chiến trậntrong “Hoàng Lê nhất thống chí” Dựa trên những cơ sở đó, chúng tôi tìm

hiểu về “Chủ đề chiến trận trong Hoàng Lê nhất thống chí với hy vọng thấy

được hiện thực của xã hội đương thời, đồng thời cũng thấy được nghệ thuật kểchuyện, nghệ thuật xây dựng chủ đề, nghệ thuật miêu tả chiến trận đầy tài năngcủa các tác giả dòng họ Ngô

Trang 33

Chương 2 CHỦ ĐỀ CHIẾN TRẬN TRONG “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Khảo sát các trận chiến trong tác phẩm

Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống có tất cả 61 trận chiến lớn nhỏ (chitiết trong bảng Phụ lục) từ khi Trịnh Tông tìm cách lật đổ ngôi Trịnh Sâm tớikhi Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn và lên ngôi vua Trong số 61 trận chiếnlớn nhỏ đó, chỉ có sáu trận chiến lớn được chú ý và được Ngô gia dành nhiềudung lượng nhất, các trận lớn này lại bao hàm những trận nhỏ khác Đó lànhững trận: kiêu binh nổi loạn, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ nhất,Hữu Chỉnh đem quân về kinh thành giúp vua đánh chúa, Võ Văn Nhậm tiếnquân ra Bắc tiêu diệt Hữu Chỉnh và vua Lê, Quang Trung đại phá quânThanh, Nguyễn Ánh giao chiến với Tây Sơn

Hầu hết các Hồi đều có các trận chiến xảy ra Trừ Hồi thứ năm và mườihai là không có, còn lại các Hồi khác đều có ít nhất một trận chiến Trong đó,Hồi thứ mười và mười bốn hoàn toàn dành riêng cho miêu tả chiến trân Cácchiến trận khi thì dựng lên độc lập, khi được lồng vào nhau, trận này chồngtrong trận khác hoặc trận này tiếp nối trận khác liên tiếp Dung lượng nói vềcác trận chiến không giống nhau, sáu trận lớn được Ngô gia rất để ý trongviệc xây dựng nguyên nhân, sự chuẩn bị, diễn biến và kết quả Bên cạnh đócó nhiều trận được tác giả viết rất ngắn gọn như trận: Quận Thiều xông vàocung đòi bắt Thái tử Lê Duy Vỹ, Thần Trung Hầu và Trọng Tế ra hàng QuậnCôn, Trọng Tế xui Án Đô Vương cho quân vây điện vua ở, Phan Văn Lânđem quân đến sông Như Nguyệt đánh Tôn Sĩ Nghị, Tây Sơn đánh Ai Lao,Quân Tây Sơn đánh xuống phía Nam, Hữu Chỉnh đánh vào Quỳnh Lưu vàThanh Hoa trong lần đem quân ra giúp vua Lê diệt Trịnh Đặc biệt những trận

Trang 34

chiến trong hành trình tấn công ra Bắc của quân Tây Sơn được Ngô gia nhắctới ngắn gọn Đó là trận Động Hải, Vị Hoàng, Cửa Luộc, Thúy Ái, Tây Longtrong lần đầu tiến ra Bắc Là trận Thổ Sơn, Trinh Giang, tấn công Như Thái,Hữu Du, Văn Hòa của Võ Văn Nhậm trong lần Tây Sơn tiến ra Bắc lần hai.Là trận sông Gián, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Vịnh Kiều, Khương Thượng, Bảo Lạctrong lần Quang Trung đại phá Quân Thanh Mỗi trận chiến có một dụng ýriêng, có trận tác giả say mê viết về sự chuẩn bị hoặc kết quả, có trận tác giảlại xây dựng diễn biến cụ thể, có trận diễn biến chỉ lướt qua Hầu hết ở cáctrận, tác giả rất chú ý đến kết quả trận chiến Thông qua khảo sát và thống kêcác trận chiến, ta dễ dàng hình dung cụ thể hơn về các trận chiến, đồng thờithấy được tài năng của các tác giả Ngô gia khi xây dựng một thiên tiểu thuyết

ở quy mô khá lớn với hơn 400 nhân vật và cả trăm sự kiện lớn nhỏ với hơnsáu mươi cuộc chiến được nói tới

2.2 Chủ đề chiến trận thể hiện cảm hứng phê phán hiện thực

Hoàng Lê nhất thống chí ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối

thế kỉ XVIII đầy những biến động, các cuộc chiến tranh diễn ra vô cùng ácliệt bởi mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị và nhân dân lao động Ngôgia văn phái xác định đây là một cuốn sử kí, trong đó yếu tố chân thực là yếu

tố đặc biệt quan trọng Chính vì vậy, điều đầu tiên cần nói tới trong Hoàng

Lê nhất thống chí chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, thể hiện rõ

nét qua chủ đề chiến trận

Bằng việc xây dựng thành công chủ đề chiến trận, Ngô gia văn phái đãtạo cơ hội để người đọc có thể thấy rõ bộ mặt của tập đoàn phong kiến lúc bấy

giờ Chiến tranh vừa là hậu quả của sự suy thoái, thối nát lại vừa là bối cảnh để

bộc lộ chính sự suy thoái, thối nát ấy Chỉ trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc,

sự đớn hèn, bạc nhược của vua tôi, tướng lĩnh triều đình mới thực sự lộ rõ

Trang 35

2.2.1 Vua chúa bất tài

“Nếu coi chế độ phong kiến Lê - Trịnh như một cái nhà, thì theo

Hoàng Lê nhất thống chí, cái nhà ấy không còn cách gì đứng vững được nữa

bởi cột kèo đều bị mục rỗng, móng chốt rệu rã, nền móng sụt lở, mối mọt từtrong đục ra” [51;7] Toàn bộ tác phẩm tập trung phơi bày tất cả những gì đauthương, đen tối, rối ren của xã hội, trong đó nổi bật chính là bộ mặt của guồngmáy thống trị thối nát, đứng đầu là vua Lê – chúa Trịnh

2.1.1.1.Triều đình Lê – Trịnh qua cuộc tranh giành quyền lực giữa nhà vua – nhà chúa

Sự suy thoái của nhà Lê bộc lộ rõ qua các cuộc chiến tranh giành quyềnlực Lần đầu tiên trong lịch sử, xã hội nước ta tồn tại chế độ cả vua lẫn chúasong song cai trị Chính sự song hành hai bộ máy cầm quyền ấy là mầm mốngcủa mâu thuẫn Cuối thế kỉ XVIII, mâu thuẫn đó bùng lên thành những cuộcnội chiến trong nội bộ triều đình giữa hai phe Lê – Trịnh, hoặc ngay trongchính nội bộ nhà Lê, nhà Trịnh Bằng con mắt khách quan và thái độ trung

thực với lịch sử, các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã ghi lại đầy đủ

những trận chiến tranh giành quyền lực cũng như ghi lại đầy đủ sự thối nátcủa triều đình phong kiến từ khi cuộc chiến nổ ra tới khi kết thúc cuộc chiến –đánh dấu sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh

Mâu thuẫn vua Lê – chúa Trịnh những tưởng được giải quyết sau khiNguyễn Huệ và Nguyễn Hữu Chỉnh tấn công ra Bắc với danh nghĩa “phò Lê”thì chế độ vua – chúa song hành tồn tại và cuộc chiến vua – chúa lại tiếp tụcdiễn ra nảy lửa hơn trước Vì lòng dân không yên, lại chịu thêm sức ép từ phíacác tướng, đồng thời thấy Án Đô vương Trịnh Bồng ăn nói nhã nhặn, vuaquyết định cho Án Đô Vương trở lại hoàng cung Lúc đầu vua Lê chỉ có ýđịnh để Án Đô ở lại chăm sóc bàn thờ bát nhang của nhà chúa Nhưng về sau,

Trang 36

tham vọng của Án Đô bộc lộ rõ hơn khi Án Đô Vương lại đòi phải ở trongphủ chúa Lúc này sự mâu thuẫn bắt đầu lớn dần Nhưỡng và Quận Thạcđem quân về uy hiếp vua phải lập Án Đô Vương làm chúa, khôi phục lại hệthống triều chính vua – chúa song song cùng tồn tại như trước Mâu thuẫnngày càng trở nên gay gắt hơn trong khi vua cố gắng củng cố quyền lựcnhưng lại bị thế lực nhà chúa ép buộc lập thêm nhiều chức quan Cuộc tranhgiành ngôi vị diễn ra trong tình thế giằng co đầy hài hước Vua hận chúa vìdám đòi hỏi quyền lực, chúa ghét vua vì đã cướp quyền chúa Cứ thế mâuthuẫn lên đến đỉnh điểm, đó chính là khi Tế xui Án Đô Vương cho quân vâyđiện vua ở, bắt hết bọn gia thần của vua giết đi, rồi bỏ vua này mà lập vuakhác Kế hoạch của Tế ngay lập tức được Án Đô Vương chấp thuận Thế làtrong thoáng chốc, cung vua bỗng biến thành trận địa Quân của Tế tới vâybắt, quân vua phải xông ra bảo vệ Người đọc có cảm giác, triều đình bấygiờ lụi tàn tới mức cung – phủ có thể biến thành nơi giao chiến bất cứ lúcnào Vì ngôi vị, vì sợ người kia chiếm quyền, vua chúa sẵn sàng tìm cáchgiết nhau Nếu không vì các quan bênh vực nhà Lê vẫn còn nhiều, chắc chắncuộc chiến đã xảy ra liên tục.

Lòng căm ghét Trịnh Bồng của Lê Chiêu Thống còn được bộc lộ thôngqua một hành động hết sức nhỏ nhen: đốt phủ chúa Ngay sau khi Án ĐôVương chạy trốn vì Hữu Chỉnh đánh vào kinh thành, hành động thiêu rụi phủchúa là hành động đầu tiên ăn mừng chiến thắng Mặc cho lòng dân oán thán,xót xa, Lê Chiêu Thống chỉ thấy hả hê và yên tâm vì ngai vàng giờ là của mìnhchứ không còn ai dòm ngó được nữa Để thoả mãn tham vọng quyền lực ông tamượn tay Hữu Chỉnh tiêu diệt Trịnh Bồng Nhưng khi đuổi được Trịnh Bồng,ông ta lại lo “lập mưu để giết Chỉnh”, kết cục lại bị Chỉnh lấn át

Trang 37

Tác giả đã thẳng thắn lên án những cuộc những cuộc tranh giành quyềnlực giữa hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, cùng những mâu thuẫn gay gắttrong nội bộ các tập đoàn thống trị, với những âm mưu đen tối, tội ác tày trời,những cuộc nổi loạn, chém giết “Tất cả những vết thương trên tấm thân giàgần kiệt sức của chế độ phong kiến đã được tác giả giải phẫu một cách tinh tế”[28;78] Dù là bề tôi của vua Lê, có cảm tình với nhà Lê nhưng được tận mắtchứng kiến, được sống trong hiện thực của cái xã hội mà triều đại thống trị đãđến hồi mục ruỗng ấy các tác giả dù không muốn cũng vẫn phải chấp nhận sựcáo chung của một vương triều đã từng viết lên những trang sử hào hùng của dântộc trong thế kỷ XV.

2.2.1.1.Triều đình Lê – Trịnh qua hình ảnh vua Lê

Sự thối nát của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh còn được thể hiện ởviệc Ngô gia tập trung miêu tả thái độ, tính cách của các ông vua trong mỗi

trận chiến Trong Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả họ Ngô đã dành khá

nhiều trang viết để tả về các ông Vua cuối cùng của triều Lê, trong đó tácgiả tập trung vào hai người là Lê Hiển Tông và Lê Chiêu Thống Chỉ quanhững hành động, suy nghĩ và nét tính cách được các tác giả phác hoạ rấttinh tế, hai ông Vua hiện lên với hai vẻ khác nhau nhưng đều có chung mộtđiểm là bất tài, vô dụng, bất lực trước thời cuộc Chiến tranh nổ ra cũngthường là cơ hội để người đọc thấy được sự ứng xử và tài trí của nhữngngười đứng đầu đất nước Thế nhưng ở đây, các vị vua lại bộc lộ toàn bộ sựngu dốt kém cỏi của mình

Vua Lê Hiển Tông cũng chỉ vì “không được khinh suất” với nhà chúa,không dám làm mất lòng nhà chúa để tránh tai vạ, để được hưởng cái vui màngay khi con trai mình là thái tử Lê Duy Vĩ bị nhà chúa xông vào tận trongđiện đòi bắt, sau đó ép tội treo cổ; Lê Hiển Tông cũng không làm gì hơn ngoài

Trang 38

sự im lặng mặc nhà chúa muốn làm gì thì làm Đây là hành động đi ngược lạilogic sự việc thông thường, bởi khi huyết thống máu mủ của mình bị đe dọa,bất cứ người bình thường nào cũng đều có hành động phản ứng lại nhằm bảo

vệ con mình Tuy nhiên, Lê Hiển Tông lại im lặng Dù xét ở vị trí đứng đầuđất nước hay ở vị trí một con người bình thường, Lê Hiển Tông đều cho thấy

sự kém cỏi Hành động của Lê Hiển Tông được Ngô gia văn phái ghi chép lạimà không bình luận gì thêm, khiến độc giả cảm nhận được trong chính nhữngcâu văn đó đã bộc lộ sự chán chường, ngao ngán của một triều thần nhà Lêđối với vị vua mà mình tôn phù

Lê Chiêu Thống lại điển hình cho loại vua đê hèn, nhỏ nhen, vô liêm sỉ,cam tâm bán nước để giữ lấy ngai vàng Tính cách đó được thể hiện một cáchnhất quán từ khi hắn lên ngôi cho đến lúc chết Khi mới nghe tin vua Tây SơnNguyễn Nhạc tuần du ra Bắc, ông ta đã hốt hoảng nghe theo lời khuyên củaChỉnh “sắp sẵn ngọc tỷ mà ra hàng” Hay trong buổi hội kiến với vua TâySơn, Chiêu Thống đã có ý rằng: “Hiện nay đất đai cùng dân chúng nước Namđều do thánh thượng gây dựng lại Nếu như thánh thượng muốn thu nhận mộtvài quận ấp của nước tôi để làm quà khao quân sĩ, thì quốc quân chúng tôi xinnhất nhất vâng mệnh” Như vậy, ngay khi vừa ngồi lên chiếc ngai vàng chưakịp đặt niên hiệu, thì tính cách đê hèn, luồn cúi của Chiêu Thống đã sớm bộc

lộ Một ông vua, người đứng đầu một nước, mà những việc trong thiên hạkhông mấy quan tâm Dù “Ngoài thành là bãi chiến trường, thiên hạ đangloạn lớn” ông cũng mặc, suốt ngày chỉ lo lắng, quan tâm tới việc “lập mưuchế ngự chúa” để thâu tóm quyền lực về mình, thể hiện uy quyền của mình Sự

vô dụng của vua Lê còn được Ngô gia ghi lại ở những đoạn vua nghe lời xúigiục của bọn gia thần, tiểu nhân, không có suy nghĩ của riêng mình cũng nhưý chí quyết đoán hành sự

Trang 39

Lê Chiêu Thống hoài nghi, hoảng sợ kể từ khi nhận được thư củaNguyễn Huệ khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc tiêu diệt Chỉnh Nhưng Lê ChiêuThống vẫn không tin tưởng, tìm cách thoát thân và sợ hãi trước uy lực củaTây Sơn Cuộc tháo chạy của Lê Chiêu Thống là bằng chứng rõ hơn hết sựhèn nhát, bạc nhược của vua Lê Lê Chiêu Thống thảm hại khi chạy khỏi kinhthành nhưng chỉ gọi được mười bảy, mười tám người, còn thì đều lẩn trốn

không đến “Vua vội vàng sai lấy võng đòn tre cáng thái hậu và nguyên tử đi Các tôn thất và phi tần đều phải đi bộ Những đồ ngự dụng chỉ khênh đi được bốn hòm, còn bao nhiêu đều bỏ lại trong điện” [33;307] Tới bến sông, vua

lại đối mặt với một cảnh oái oăm: đến bến sông, ai cũng phải giành giật lấy đòmà qua, bất cứ kẻ sang người hèn, ai mạnh thì được qua sông trước Trong bãicát, mọi người giẫm đạp lẫn nhau, có người bị ngã rồi bị xéo đến chết Vuađành phải nhờ Nguyễn Cảnh Thước thuê thuyền cho vua sang sông Thếnhưng Cảnh Thước lại là một kẻ mưu đồ làm phản, hắn chỉ thuê thuyền chovua nếu vua trả công cho hắn Cuối cùng, bao nhiêu tài sản đem theo, vua đềucho Thước cả Lòng tham chưa dừng ở đấy, khi vua đã lên bờ, Thước lại chongười đuổi theo, lột chiếc ngự bào vua đang mặc Vua ứa nước mắt, cởi ngựbào trao cho chúng, rồi chạy về núi Như Thiết Cảnh tháo chạy đã phơi bàytoàn bộ sự nhu nhược, kém cỏi, bị đẩy vào đường cùng của Lê Chiêu Thốnglúc bấy giờ Một kẻ làm vua nhưng đến người lính thân cận cũng không có, bịdân coi thường không cho qua sông, dù là vua thì lúc này cũng chẳng cònchút giá trị nào nữa, đến chiếc áo đang mặc cũng bị “trấn lột” một cách trắngtrợn mà vua chỉ biết ngậm ngùi ứa nước mắt

Lê Chiêu Thống thực sự đã rơi vào cảnh thê thảm Nhưng chưa đủ, thêthảm hơn nữa chính là những trận vua chạy trốn vì bị Võ Văn Nhậm cho quânđuổi bắt nhà vua Trong quá trình chạy trốn, Lê Chiêu Thống có được hai lờikhuyên: một là hòa về Lam Sơn ẩn náu triệu tập binh mã, hai là cử người sang

Trang 40

cầu cứu nhà Thanh Vua Lê chọn cách thứ hai và tin tưởng những kẻ khuyênmình theo cách đầu đều không trung thành và có lòng mộ nghĩa Nhà vua bấtchấp việc mình đang rước rắn về cõng gà nhà, vua mời quân Thanh sang đầytha thiết như van nài, như đội ơn, chấp nhận luồn cúi nịnh bợ tên tướng nhàThanh Vua luôn cảm tạ và tỏ ra biết ơn với hành động Nghị cho quân sangcứu trợ mình Vua nói với Tôn Sĩ Nghị: “Đội ơn đại hoàng đế, đức cả nhưtrời, không sao hình dung được cho hết Lại nhờ cụ lớn hạ mình tới đây, khiếncho nước chúng tôi được thấy ánh sáng của áo cừu, đai ngọc, được thoả lòngngửa trông sao Bắc Đẩu, núi Thái Sơn Mối tình vui mừng, kính mến, khôngsao kể xiết!” Tuy vua Lê đã được phong Vương, nhưng giấy tờ đưa đi cácnơi, đều dùng niên hiệu Càn Long Vì có Nghị ở đấy nên không dám dùngniên hiệu Chiêu Thống Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chờ ở doanh củaNghị để nghe truyền việc quân, việc nước Sự đê hèn luồn cúi của vua Lê thực

sự khiến người ta không khỏi thốt lên: "Nước Nam ta từ khi có đế, có vươngtới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế” Nghị thấy vualuồn cúi, lại càng ngông nghênh, có lúc vua tới yết kiến, y không buồn tiếp,chỉ cho người đứng ở dưới linh các truyền bảo: "Hôm nay không có việcquân, việc nước gì Hãy về cung yên nghỉ!" Vua Lê Chiêu Thống qua lời kểcủa Ngô gia hiện lên như một kẻ nô bộc của nhà Thanh Không có uy quyềncủa vua, song đến bản lĩnh của một con người nước Nam vua cũng không cònnữa Lê Chiêu Thống thực sự đã tự tạo cho mình một vết nhơ ngàn năm tronglịch sử Đặc biệt hình ảnh vua Lê tháo chạy trong kinh hoàng khi Quang

Trung đại phá quân Thanh đã được tác giả ghi lại cụ thể: “Vua Lê ở trong

điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa tháihậu ra ngoài Cả bọn chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bècũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm thình lình gặp được chiếc thuyềnđánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc Trưa ngày mồng 6 vua Lê và

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1958), Tựa tái bản, Hoàng Lê nhất thống chí (bản dịch của Ngô Tất Tố, in lần thứ hai), NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tựa tái bản, Hoàng Lê nhất thống chí
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1958
2. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cưu tuyển dịch và giới thiệu), NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
3. Lại Nguyên Ân (2005), Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đếnhết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2003
5. Phạm Tú Châu (1987), Mấy vấn đề mấu chốt của Hoàng Lê nhất thống chí: Văn bản – tác giả – thể loại, Luận án Phó tiến sĩ, Viện Văn học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề mấu chốt của Hoàng Lê nhấtthống chí: Văn bản – tác giả – thể loại
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1987
6. [Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí- văn bản, tác giảvà nhân vật, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê nhất thống chí- văn bản, tác giả"và nhân vật
Tác giả: [Phạm Tú Châu
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1997
7. Nguyễn Đình Chú (2002) “Hiện tượng văn – sử – triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại”, Tạp chí Văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng văn – sử – triết bất phân trongvăn học Việt Nam thời trung đại”
8. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXBKhoa học xã hội
Năm: 2004
9. Đại Việt sử ký toàn thư tục biên (1991), Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư tục biên
Tác giả: Đại Việt sử ký toàn thư tục biên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1991
10. Phan Cự Đệ (2003), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử , NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2003
11. Phan Cự Đệ (2002), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
12. Hà Minh Đức (1998), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
13. Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí – văn bản, tác giảvà nhân vật, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê nhất thống chí – văn bản, tác giả"và nhân vật
Tác giả: Phạm Tú Châu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1997
14. Vũ Thanh Hà (2009), Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán ViệtNam
Tác giả: Vũ Thanh Hà
Năm: 2009
15. Phạm Thị Thúy Hà (2014), Nghiên cứu nhóm nhân vật vua chúa, trọng thần trong tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái , Luận văn Thạc sỹ , Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhóm nhân vật vua chúa,trọng thần trong tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái
Tác giả: Phạm Thị Thúy Hà
Năm: 2014
16. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
17. Bùi Thu Hằng (2003), Mấy đặc sắc nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy đặc sắc nghệ thuật của Hoàng Lê nhấtthống chí
Tác giả: Bùi Thu Hằng
Năm: 2003
18. Nguyễn Xuân Hòa (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam, NXB Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ TrungQuốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hòa
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1998
19. Kiều Thu Hoạch (1981), “Góp phần xác định tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí”, Tạp chí văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần xác định tác giả “Hoàng Lênhất thống chí
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Năm: 1981
20. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử lược, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử lược
Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w