1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam

80 1,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tuy nhiên nguồn lao động trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế khi và chỉ khi mà người lao động đã sử dụng sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hay nói cách khác là khi lao động có làm việc. Chính vì vậy nên một đất nước muốn phát triển thì phải giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm. Việt Nam là một nước có quy mô dân số đông, và gia tăng nhanh hàng năm và được đánh giá là nước có nguồn lao dộng dồi dào, tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên lao động của nước ta lại phân bố không đồng đều gữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn và giữa các vùng kinh tế. Hơn thế nữa, chất lượng lao động của nước ta vẫn còn thấp, tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao. Hà Nam là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Vì vậy hiện trạng lao động – việc làm của tỉnh cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thực trạng chung của lao động – việc làm của cả vùng Đồng bằng sông Hồng. Hà Nam có diện tích nhỏ 860.5 km2, mà dân số lên tới 791 nghìn người. Là một tỉnh đông dân cư, dân số trong độ tuổi lao động lên tới 60% nên tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp, nền kinh tế còn đang trên dà phát triển đã tạo sức ép lớn lên vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động của tỉnh còn nhều điểm chưa hợp lý, tỉ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm của tỉnh vẫ còn cao. Đây cũng chính là những vấn đề còn tồn tại trong vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. Dưới sự hướng dẫn của Th.S Ngô Thị Hải Yến, em đã chọn vấn đề “Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam” làm đề làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có thể góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc nghiên cứu về lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam, và đưa ra một số giải pháp, những khuyến nghị để giải quyết những tồn tại của vấn đề này. Và em mong muốn trong tương lai không xa mình sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2. Mục Tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng lao động – việc làmcủa tỉnh Hà Nam, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp đối với những vấn đề còn tồn tại của vấn đề này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tổng quan một số vấn đề lý luận về lao động – việc làm Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lao động, việc làm của tỉnh Hà Nam. Phân tích hiện trạng lao động và việc làm của tỉnh Hà Nam. Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động và tạo việc làm cho người lao động tại Hà Nam. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Do hạn chế về nguồn tài liệu, thời gian và kiến thức thực tế của bản thân tác giả nên đề tài chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam giai đoạn 20002012. Lãnh thổ nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm 5 huyện và 1 thành phố. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giai đoạn 20002012. 4. Quan điểm nghiên cứu. 4.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. Trong một không gian lãnh thổ thì các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội là không đồng nhất với nhau mà có những khác biệt, mang những tính chất đặc trưng riêng, tuy nhiên chugns lại có tác động qua lại với nhau. Áp dụng quan điểm này, cho phép ta xem xét các yếu tố trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau để từ đó tìm ra các quy luật phân bố, các xu hướng phát triển và tác động tới lao động và việc làm của tỉnh Hà Nam. 4.2. Quan điểm hệ thống. Xét về cấu trúc thì vấn đề lao động – việc làm của Hà Nam là một hệ thống bao gồm nhiều nhân tố, bộ phận cấu thành. Bên cạnh đó vấn đề lao động – việc làm cũng là một phần của hệ thống địa lí dân cư thuộc hệ thống địa lí kinh tế xã hội chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đề nghiên cứu vấn đề nguồn lao động chúng ta phải nghiên cứu nó trong sự tác động của hệ thống tự nhiên, kinh tế xã hội trong sự vận động và phát triển không ngừng. 4.3 Quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiên tại nhưng không làm ảnh hưởng tới việc đáp ứng những nhu cầu đó của thế hệ tương lai. Quan điểm này đặt trong mối liên hệ kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy khi nghiên cứu về vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam, chúng ta phải quan tâm tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với việc khia thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu thống kê. Số liệu được tác giả thu thập từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Hà Nam, Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Hà Nam và Bộ lao động – thương binh xã hội, Sở lao động – thương binh xã hội tỉnh Hà Nam. Một số số liệu thô đã được tác giả xử lí cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Từ các tài liệu thu thập được, hệ thống chúng lại một cách hợp lí và phục vụ đắc lực cho quá trình so sánh, phân tích, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. 5.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ là một trong những phương pháp đặc trưng, không thể thiếu trong nghien cứu địa lý. Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho bài nghiên cứu trở nên trực quan, sinh động hơn và có sức thuyết phục cao hơn. 6. Cấu trúc của đề tài. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động – việc làm. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động – việc làm ở tỉnh Hà Nam. Chương 3: Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam. Chương 4: Phương hướng phát triển nguồn lao động và một số giải pháp tạo việc làm của tỉnh Hà Nam. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM 1. Một số khái niệm cơ bản. Nguồn lao động: Là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội đều do con người tạo ra, tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ sức lực và tí tuệ để làm được điều đó, mà phải ở một độ tuổi nhất định con người mới có khả năng làm được điều đó. Nguồn lao động là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ trong gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc tr 95, 20 Tuổi lao động: Là kết cấu dân số theo độ tuổi của một lãnh thổ được chia thành 3 nhóm: Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao độ. Độ tuổi lao động: là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Việc qui định độ tuổi lao động ở các nước khác nhau không giống nhau. Các căn cứ để xác định độ tuổi lao động là: sức khỏe của người dân, giới tính, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, căn cứ vào điều 6 của bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung năm 2002: Độ tuổi lao đông của người Việt Nam được xác định từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ tr58, 3 Năng suất lao động xã hội: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kì tham chiếu, thướng là một năm lịch tr 46, 18 Tổng sản phẩm làm ra (GDP) Năng suất lao động = ———————————————— (Đơn vị VND người) Tổng số lao động làm việc bình quân Dân số hoạt động kinh tế (còn gọi là lực lượng lao động hay dân số làm việc) bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định tr 96, 20 Căn cứ vào tổng số thời gian làm việc chia ra: dân số hoạt động thường xuyên và dân số không hoạt động thường xuyên. Dân số hoạt động thường xuyên: là những người đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày; nếu tổng số ngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm nhỏ hơn 183 ngày là dân số không hoạt động thường xuyên. Dân số không hoạt động kinh tế: Bao gồm toàn bộ số người đủ tuổi lao động trở lên nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế vì các lí do: đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có khả năng lao động (mất sức, ốm đau) và những người không có nhu cầu làm việc (được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc) PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục Tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 1 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2 4. Quan điểm nghiên cứu. 2 4.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. 2 4.2. Quan điểm hệ thống. 2 4.3 Quan điểm phát triển bền vững. 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 5.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu thống kê. 3 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 3 5.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ. 3 6. Cấu trúc của đề tài. 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM 4 1. Một số khái niệm cơ bản. 4 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động và việc làm. 6 2.1. Vị trí địa lí. 6 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 7 2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội. 8 3. Một vài nét về lao động và việc làm của Đồng bằng sông Hồng. 10 3.1. Lực lượng lao động. 10 3.2. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. 15 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA TỈNH HÀ NAM 17 1. Vị trí địa lí. 17 2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 18 2.1. Địa hình. 18 2.2. Khí hậu. 18 2.3. Đất đai. 19 2.4. Tài nguyên nước. 20 2.5. Tài nguyên khoáng sản. 21 3. Điều kiện kinh tế xã hội. 22 3.1. Dân số. 22 3.2. Chất lượng cuộc sống. 29 3.3. Tình hình phát triển kinh tế. 31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA TỈNH 35 HÀ NAM 35 1. Nguồn lao động của tỉnh Hà Nam. 35 1.1. Quy mô nguồn lao động 35 1.2. Phân bố lao động. 36 1.3. Chất lượng nguồn lao động. 37 1.4 Cơ cấu lao động. 41 1.5 Năng suất lao động của tỉnh Hà Nam. 52 2. Thực trạng việc làm của tỉnh Hà Nam. 53 2.1. Lực lượng lao động có việc làm. 53 2.2. Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. 56 2.3. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 20002012. 59 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CỦA TỈNH HÀ NAM 63 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn lao động của tỉnh Hà Nam. 63 1.1. Mục tiêu phát triển nguồn lao động. 63 1.2. Phương hướng phát triển nguồn lao động. 63 2. Dự báo lao động và nhu cầu việc làm của tỉnh Hà Nam. 63 3. Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn tới. 64 3.1 Phát triển kinh tế xã hội để tạo mở thêm việc làm. 64 3.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm thông qua các chương trình dự án. 65 3.3. Giới thiệu và tư vấn việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. 66 3.4. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm. 66 3.5 Một số biện pháp khác. 67 PHẦN KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội,

có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng các nguồn lực khác Tuy nhiên nguồn lao động trởthành động lực cho sự phát triển kinh tế khi và chỉ khi mà người lao động đã sử dụngsức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Hay nói cách khác là khilao động có làm việc Chính vì vậy nên một đất nước muốn phát triển thì phải giảiquyết tốt vấn đề lao động và việc làm

Việt Nam là một nước có quy mô dân số đông, và gia tăng nhanh hàng năm vàđược đánh giá là nước có nguồn lao dộng dồi dào, tăng nhanh qua các năm Tuy nhiênlao động của nước ta lại phân bố không đồng đều gữa đồng bằng và miền núi, thànhthị và nông thôn và giữa các vùng kinh tế Hơn thế nữa, chất lượng lao động của nước

ta vẫn còn thấp, tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao Hà Nam làmột tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng Vì vậy hiện trạng lao động – việc làmcủa tỉnh cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thực trạng chung của lao động – việc làm của

cả vùng Đồng bằng sông Hồng Hà Nam có diện tích nhỏ 860.5 km2, mà dân số lên tới

791 nghìn người Là một tỉnh đông dân cư, dân số trong độ tuổi lao động lên tới 60%nên tỉnh có nguồn lao động dồi dào Tuy nhiên, chất lượng lao động của tỉnh còn thấp,diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp, nền kinh tế còn đang trên dà phát triển

đã tạo sức ép lớn lên vấn đề việc làm Bên cạnh đó, cơ cấu lao động của tỉnh còn nhềuđiểm chưa hợp lý, tỉ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm của tỉnh vẫ còn cao Đâycũng chính là những vấn đề còn tồn tại trong vấn đề lao động – việc làm của tỉnh HàNam Dưới sự hướng dẫn của Th.S Ngô Thị Hải Yến, em đã chọn vấn đề “Thực trạnglao động – việc làm của tỉnh Hà Nam” làm đề làm đề tài nghiên cứu với mong muốn

có thể góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc nghiên cứu về lao động – việclàm của tỉnh Hà Nam, và đưa ra một số giải pháp, những khuyến nghị để giải quyếtnhững tồn tại của vấn đề này Và em mong muốn trong tương lai không xa mình sẽtham gia vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

2 Mục Tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng lao động – việc làmcủatỉnh Hà Nam, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp đối vớinhững vấn đề còn tồn tại của vấn đề này

Trang 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Tổng quan một số vấn đề lý luận về lao động – việc làm

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lao động, việc làm của tỉnh Hà Nam

- Phân tích hiện trạng lao động và việc làm của tỉnh Hà Nam

- Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị về vấn đề nâng cao chất lượng nguồnlao động và tạo việc làm cho người lao động tại Hà Nam

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Do hạn chế về nguồn tài liệu, thời gian và kiến thức thực tế của bản thân tác giảnên đề tài chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng lao động –việc làm của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012

- Lãnh thổ nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm 5 huyện và 1 thànhphố

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giai đoạn 2000-2012

4 Quan điểm nghiên cứu.

4.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.

Trong một không gian lãnh thổ thì các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội là khôngđồng nhất với nhau mà có những khác biệt, mang những tính chất đặc trưng riêng, tuynhiên chugns lại có tác động qua lại với nhau Áp dụng quan điểm này, cho phép taxem xét các yếu tố trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau để từ đó tìm ra cácquy luật phân bố, các xu hướng phát triển và tác động tới lao động và việc làm của tỉnh

4.3 Quan điểm phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiên tạinhưng không làm ảnh hưởng tới việc đáp ứng những nhu cầu đó của thế hệ tương lai

Trang 3

Quan điểm này đặt trong mối liên hệ kinh tế, xã hội và môi trường Chính vìvậy khi nghiên cứu về vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam, chúng ta phảiquan tâm tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với việc khia thác, sửdụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữaphát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống củadân cư.

5 Phương pháp nghiên cứu.

5.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu thống kê.

Số liệu được tác giả thu thập từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Hà Nam,Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Hà Nam và Bộ lao động – thươngbinh xã hội, Sở lao động – thương binh xã hội tỉnh Hà Nam

Một số số liệu thô đã được tác giả xử lí cho phù hợp với nội dung nghiên cứu

5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Từ các tài liệu thu thập được, hệ thống chúng lại một cách hợp lí và phục vụđắc lực cho quá trình so sánh, phân tích, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn vềlao động – việc làm của tỉnh Hà Nam

5.3 Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ.

Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ là một trong những phương pháp đặctrưng, không thể thiếu trong nghien cứu địa lý Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúpcho bài nghiên cứu trở nên trực quan, sinh động hơn và có sức thuyết phục cao hơn

6 Cấu trúc của đề tài.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động – việc làm

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động – việc làm ở tỉnh Hà Nam

Chương 3: Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam

Chương 4: Phương hướng phát triển nguồn lao động và một số giải pháp tạo việclàm của tỉnh Hà Nam

Trang 4

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG –

VIỆC LÀM

1 Một số khái niệm cơ bản.

- Nguồn lao động: Là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã

hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác Tất cả của cải vậtchất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội đều do con người tạo

ra, tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ sức lực và tí tuệ để làm được điều đó, mà phải

ở một độ tuổi nhất định con người mới có khả năng làm được điều đó Nguồn lao động

là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi laođộng có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ trong giađình hoặc chưa có nhu cầu làm việc [tr 95, 20]

- Tuổi lao động: Là kết cấu dân số theo độ tuổi của một lãnh thổ được chia thành

3 nhóm: Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao độ

Độ tuổi lao động: là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để thực

hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định Việc qui định độ tuổi lao động ở cácnước khác nhau không giống nhau Các căn cứ để xác định độ tuổi lao động là: sứckhỏe của người dân, giới tính, trình độ phát triển kinh tế, xã hội Ở Việt Nam, căn cứvào điều 6 của bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và bổsung năm 2002: Độ tuổi lao đông của người Việt Nam được xác định từ đủ 15 tuổi đến

60 tuổi đối với nam, và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ [tr58, 3]

- Năng suất lao động xã hội: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao

động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trongthời kì tham chiếu, thướng là một năm lịch [tr 46, 18]

Tổng sản phẩm làm ra (GDP) Năng suất lao động = ———————————————— (Đơn vị VND/ người)

Tổng số lao động làm việc bình quân

- Dân số hoạt động kinh tế (còn gọi là lực lượng lao động hay dân số làm việc)

bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thấtnghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tếtrong một khoảng thời gian xác định [tr 96, 20]

Căn cứ vào tổng số thời gian làm việc chia ra: dân số hoạt động thường xuyên vàdân số không hoạt động thường xuyên

Trang 5

Dân số hoạt động thường xuyên: là những người đủ 15 tuổi trở lên có tổng sốngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày;nếu tổng số ngày làm việc thực tế và số ngày có nhu cầu làm thêm nhỏ hơn 183 ngày

là dân số không hoạt động thường xuyên

- Dân số không hoạt động kinh tế: Bao gồm toàn bộ số người đủ tuổi lao động

trở lên nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế vì các lí do: đang đi học, đang làmcông việc nội trợ trong gia đình, không có khả năng lao động (mất sức, ốm đau) vànhững người không có nhu cầu làm việc (được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập màkhông phải làm việc) [tr 96, 20]

- Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động: Là tỉ lệ phần trăm những người thuộc lực

lượng lao động chiếm trong tổng số dân trong độ tuổi lao động có khả năng lao độngđược qui định [tr 260, 16]

Đihọc

Thấtnghiệp

Đanglàmviệc

Trên độtuổi laođộngđanglàmviệc

Laođộngtrẻem

Trên độtuổi laođộngkhônglàm việc

Dưới độtuổi laođộngkhônglàmviệcDân số không hoạt động kinh

tế

Dân số hoạt động kinhtế

Nguồn lao động

Sơ đồ 1.1 Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế [tr 96, 20]

- Lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo: Là lao động đang

làm việc trong nề kinh tế, và đã được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và đãtốt nghiệp, đã được cấp bằng chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn kĩthuật nhất định, nghiệp vụ nhất định bao gồm: sơ cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấpchuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học [tr 40, 18]

- Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: Là tỉ lệ số lao động đang làm

việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng lao động đang làm việc [tr 40, 18]

- Việc làm: Là mọi hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập

không bị pháp luật cấm [tr254, 16]

- Người có việc làm: Bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời

Trang 6

hay hiện vật Và những người hiện đang có việc làm nhưng trong khảng thời gian thamchiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làmcủa họ (vẫn được trả lương, trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thỏa thuận

sẽ trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời) [tr39,18]

- Người thấp nghiệp: Là những người trong tuần nghiên cứu không làm việc,

nhưng có đi tìm việc làm và sãn sàng làm việc [tr255, 16]

- Người thiếu việc làm: Là những người làm việc dưới 35 giờ 1 tuần, mong

muốn và sẵn sàng làm việc [tr255, 16]

- Tỉ lệ thất nghiệp: Là tỉ lệ phần trăm những người thất nghiệp chiếm trong lực

lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định [tr260, 16]

- Tỉ lệ thiếu việc làm: Là tỉ lệ phần trăm những người thiếu việc làm chiếm trong

tổng số dân có việc làm trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định [tr 260, 16]

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động và việc làm.

- Vị trí địa lí kinh tế: có vai rò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội củalãnh thổ Nhũng nơi có vị trí kinh tế thuận lợi như có hệ thống giao thông phát triển,

có các điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế với các vùng, lãnh thổ khác, là nơi có vịtrí được nhà nước và các ban lãnh đạo quan tâm, có nhiều chính sách phát triển kinh tếđúng đắn…thì đây sẽ là một nơi thu hút dân cư, lao động, và sẽ là một nơi có nguồnlao động dồi dào, lao động chất lượng cao, tạo ra nhiều việc làm

2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợicho sự sinh sống và phát triển của dân cư, tạo ra nhiều việc làm, là nơi mà dân cư tậptrung đông đúc, nguồn lao động dồi dào; và sẽ ngược lại đối với những nơi có các điềukiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khó khăn Điều kiện tự nhiên và tài nguyên

Trang 7

nhiên nhiên ảnh hưởng tới lao động và việc làm của lãnh thổ thông qua các yếu tố như:địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên nước, khoáng sản.

- Địa hình: Ảnh hưởng tới việc cư trú, đi lại của con người, chi phối phương

thức canh tác cũng như năng suất sử dụng đất đai Dân cư và lao động thường tậptrung đông đúc tại những nơi có địa hình bằng phẳng như các đồng bằng, bồn địa vàthung lũng miền núi để thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt tạo ra nhiều việc làm.Những nơi có địa hình không thuận lợi như các vùng núi cao, những nơi băng giá,hoang mạc là những nơi hoạt động kinh tế khó khăn, ít việc làm nên dân cư thưa thớtcùng với đó thì nguồn lao động ở những nơi này là rất eo hẹp

Thêm vào đó những nơi có địa hình khó khăn, đặc biệt là những nơi có địa hìnhcao thường là nơi khai thác kinh tế, liên quan đến sự di cư của lao động nam nhiều hơnlao động nữ, vì vậy cơ cấu nguồn lao động ở đây sẽ có đặc điểm là lao động nam nhiềuhơn nữ

- Khí hậu: Chi phối mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người, đặc biệt

là trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp Những nơi có khí hậu thuận lợi cũng thường lànhững nơi có dân cư tập trung đông đúc, nguồn lao động dồi dào

- Đất đai: Mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người đều phải có đất đai, hơn

nữa đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng trong nông nghiệp Những nơi có đất đai màu

mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động, lànhững nơi tập trung dân cư đông đúc, và cũng là nơi có nguồn lao động dồi dào

- Nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên quý giá và cần thiết cho mọi sự sống

trên trái đất, và đối với con người thì nguồn nước lại càng quan trọng, con người cầnnước để đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, để canh tác trong nông nghiệp,phục vụ các ngành công nghiệp… Chính vì vậy, những nơi có nguồn nước dồi dào, thì

sẽ là những nơi dân cư tập trung đông đúc, và ngược lại

- Khoáng sản: Là nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng phục vụ cho các ngành

công nghiệp, những nơi có nguồn khoáng sản phong phú thường là những nơi tậptrung các ngành công nghiệp đi cùng với nguồn khoáng sản đó, tạo ra nhiều việc làm

từ đó sẽ thu hút dân cư, và nguồn lao động tới nơi đây, nên nơi đây sẽ là nơi có nguồnlao động dồi dào Bên cạnh đó, đặc thù của ngành khai thác khoáng sản là cần nhiềulao động nam, nên ngoài việc nó gây ảnh hưởng tới quy mô nguồn lao động thì nó cònảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu lao động

2.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội.

Trang 8

Đây là nhân tố hết sực quan trọng quyết định đến sự phát triển, quy mô, cơ cấu

cũng như chất lượng nguồn lao động và tạo việc làm cho người lao động Điều đó thểhiện qua các nhân tố sau

- Dân số: Số lượng, chất lượng của nguồn lao động chịu ảnh hưởng lớn của quy

mô, cơ cấu và chất lượng dân số Hơn thế nữa nó cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề việclàm cho người lao động Những nơi nào có dân cư đông đúc, chất lượng cuộc sống củadân cư cao thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư sẽ lớn, như vậy các hoạt động côngnghiệp, dịch vụ ở những nơi này sẽ diễn ra sôi động hơn, và tạo ra nhiều việc làm chongười lao động hơn và ngược lại

+ Gia tăng tự nhiên:

Dân số của một thời kì tăng hay hay giảm, trước hết là kết quả của mối tươngquan giữa số sinh và số tử Sự biến động này gọi là gia tăng dân số tự nhiên Gia tăng

tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực pháttriển dân số Nguồn lao động là bộ phận quan trọng của dân số quyết định sự gia tănglao động trong tương lai Mức độ gia tăng dân số cao thì gia tăng lao động cao vàngược lại

Gia tăng dân số cao, nguồn lao động phát triển nhanh về số lượng, nhưng chấtlượng nguồn lao động kém thì năng suất lao động kém, thu nhập thấp, kinh tế chậmphát triển và tình trạng lao động thất nghiệp sẽ diễn ra phổ biến hơn

Gia tăng dân số thấp và ổn định thì số lượng lao động tăng hàng năm cũng tươngđối ổn định, tỷ lệ tham gia lao động cao, sẽ có sự đầu tư mở rộng sản xuất và nâng caotrình độ lao động Tuy nhiên gia tăng dân số quá thấp hoặc âm thì quy mô dân số sẽ bịsụt giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lao động trong tương lai bởi thiếunguồn lao động bổ sung

+ Gia tăng cơ học:

Gia tăng cơ học là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến mộtđơn vị lãnh thổ khác nhằm tạo nên một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Và quy luật chung, người dân di chuyển từ những nơi có các điều kiện sống khókhăn tới những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất đai màu mỡ, khí hậu ônhòa, môi trường sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiệncuộc sống…Dòng di dân trên sẽ làm thay đổi quy mô, chất lượng lao động, cơ cấunguồn lao động của những nơi xuất cư và những nơi nhập cư

Ở mức nào đó việc xuất cư sẽ làm giảm bớt sự tập trung dân số, giảm được sựthất nghiệp trong lực lượng lao động tại địa phương, tuy nhiên nếu những người xuất

Trang 9

cư, là những người lao động có sức khỏe, có trình độ nghề nghiệp và trình độ chuyênmôn kĩ thuật cao, học vấn cao tham gia xuất cư thì sẽ ảnh hưởng mạnh tới số lượng laođộng, cơ cấu nguồn lao động và đặc biệt là chất lượng nguồn lao động của địa phương

đó theo xu hướng xấu đi

Với những nơi nhập cư có quy mô lao động nhỏ, nhưng có nhiều nguồn lực vàđiều kiện phát triển kinh tế thì lực lượng nhập cư sẽ góp phần tận dụng nguồn lực vốn

có để phát triển kinh tế, góp phần cân đối sự phân bố dân cư và sử dụng lao động Tuynhiên cũng sẽ tạo thêm gánh nặng cho những nơi nhập cư như gánh nặng thất nghiệp,

và vấn đề an ninh xã hội, môi trường

+ Cơ cấu dân số: góp phần quyết định đến quy mô, cơ cấu nguồn lao động, chất

lượng nguồn lao động

+ Sự phân bố dân cư: Số dân sinh sống trong từng vùng nhất định được hình

thành mang tính lịch sử và chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế-xã hội Vì vậy cónhững nơi dân cư rất đông đúc, và có những nơi dân cư lại thưa thớt Sự phân bố đóthường kéo theo sự phân bố nguồn lao động [tr65, 3] Ở những nơi dân cư thưa thớt thìthường thiếu nguồn lao động cho việc khai thác các tiềm lực để phát triển kinh tế-xãhội, và những nơi này thường có tỉ lệ thất nghiệp của lao động thấp hơn Ngược lạinhững nơi có dân cư tập trung cao là những nơi có nguồn lao động dồi dào Tuy nhiênnhững nơi này đã khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đểphát triển kinh tế, vì vậy mà số lượng việc làm tạo ra không thể đáp ứng đủ cho ngườilao động, nên những nơi này cũng là những nơi có tỉ lệ thất nghiệp cao

- Cơ cấu kinh tế:

+ Cơ cấu ngành kinh tế: Chi phối cơ cấu lao động theo ngành Nếu cơ cấu ngành

hợp lí góp phần sử dụng nguồn lao động hợp lí, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động

và ngược lại

+ Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế đơn điệu làm cho người

lao động bị gò bó không phát huy được hết khả năng của mình Thành kinh tế đa dạng,không những tạo cho người lao động có khả năng tìm được việc làm phù hợp với khảnăng của mình, mà còn giúp cho người lao động tự chủ, phát huy hết khả năng về vốn,sức khỏe của mình cho sản xuất, góp phần tới việc nâng cao năng xuất lao động, tăngthu nhập cho bản thân người lao động

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Ảnh hưởng tới sự phân bố lao động theo lãnh

thổ, đặc trưng cơ cấu nghề nghiệp của từng địa phương Sự phân bố cơ cấu kinh tế

Trang 10

theo lãnh thổ càng hợp lí, phát triển, càng tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao độngcủa địa phương, tạo nên sức mạnh to lớn của nền kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng: Những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho cuộc sống của người dân, và thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng, tạo ranhiều việc làm cho người lao động và những nơi đó thường là những nơi có dân cư tậptrung đông đúc và thu hút đông đảo người lao động nên những nơi này sẽ có nguồn laođộng dồi dào, chất lượng nguồn lao động cao

- Đường lối chính sách: Đường lối chính sách của đảng, nhà nước quyết định

đến xu hướng phát triển và sử dụng nguồn lao động Đường lối đổi mới, phát triểnkinh tế hàng hóa, nhiều thành phần với các chính sách hợp lí, thu hút vốn đầu tư nướcngoài, nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước vào sản xuất, sẽ tạođiều kiện cho nền kinh tế phát triển, và tạo nhiều việc làm, làm giảm thiểu số lượng laođộng thất nghiệp Các chính sách về giáo dục, y tế sẽ góp phần làm nâng cao chấtlượng nguồn lao động

3 Một vài nét về lao động và việc làm của Đồng bằng sông Hồng.

3.1 Lực lượng lao động.

3.1.1 Quy mô, phân bố lao động.

Đồng bằng sông Hồng là một vùng có dân số đông nhất cũng như mật độ dân sốcao nhất cả nước Từ đó ta cũng có thể thấy, Đồng bằng sông Hồng là một vùng cónguồn lao động dồi dào, và cơ cấu dân số trẻ nên số lượng lao động được bổ sung hàngnăm là rất lớn

Bảng 1.1 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2011

Nguồn: Tổng cục thống kê-điều tra dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Ta có thể thấy, với cơ cấu dân số trẻ: số người dưới, và trong độ tuổi lao độngchiếm tỉ lệ cao, lượng lao động bổ sung hàng năm lớn Qua bảng số liệu trên ta có thểthấy rõ số người trong độ tuổi lao động của khu vực Đồng bằng sông Hồng tăng liêntục trong những năm qua và từ giai đoạn 2005 tới nay đều chiếm trên 60%, năm 2011

đã đạt 64.1% đã thể hiện rõ nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng ngày càng lớn

Trang 11

Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn cho sự phát triển về kinh tế-xã hội củaĐồng bằng sông Hồng nới riêng và của nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 1.2 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2012

Nguồn: Tổng cục thống kê, và xử lí số liệu từ số liệu của tổng cục thống kê.

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của khu vực Đồng bằng sông Hồng là tươngđối thấp (75.9% không tính Hà Nội), tỉ lệ này của vùng là thấp nhất cả nước Do đây làvùng có nền kinh tế-xã hội tương đối phát triển vì vậy nên những người trong độ tuổilao động được đi học nhiều hơn các vùng khác, và những người không có nhu cầu làmviệc, những người nội trợ cũng nhiều hơn Tuy nhiên qua bảng số liệu ta có thể thấylực lượng lao động của khu vực Đồng bằng sông Hồng vẫn tăng tương đối nhanh quacác năm, giai đoạn 2005-2012 tăng 1 triệu lao động, mỗi năm bổ sung trên 100 nghìnlao động vào lực lượng lao động của đất nước, cung cấp lao động dồi dào cho cácngành kinh tế Vì vậy mà sức ép của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ởnơi đây vẫn rất lớn

Trang 12

Bảng 1.3 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2012 Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động-việc làm 2012

Lao động của Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều ở nhóm tuổi trung niên từ40-54 tuổi Nhóm lao động trẻ từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 11.7% Bên cạnh đó ta cònthấy, nhóm lao động trẻ của vùng có tỉ lệ thấp hơn so với trung bình cả nước, nhóm laođộng già từ 55 tuổi trở lên lại có tỉ lệ cao hơn trung bình của cả nước rất nhiều Điềunày cho thấy lao động của vùng đang có xu hướng già đi Đây là vấn đề đang lo ngạitrong tương lai của vùng vì nếu hiện trạng này diễn ra trong thời gian giàn thì trongtương lai vùng sẽ thiếu nguồn lao động trẻ để phục vụ cho phát triển kinh tế

Bên cạnh đó nguồn lao động ở khu vực thành thị và nông thôn của khu vực Đồngbằng sông Hồng cũng có sự khác biệt rõ rệt Do nước ta đi lên từ một nước nôngnghiệp nên dân số tập trung chủ yếu tại khu vực nông thôn, khu vực Đồng bằng sôngHồng cũng có đặc điểm như vậy Năm 2012 dân số tại thành thị tại khu vực Đồngbằng sông Hồng là 6.1 triệu người chiếm 30.6 % tổng dân số, dân số của khu vực nôngthôn là 13.8 triệu người chiếm tới 69.4% tổng dân số [18] Chính vì vậy nguồn laođộng của vùng tập trung chủ yếu ở nông thôn Tuy nhiên cùng với quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì dân số thành thị của Đồng bằng sông Hồng tăngliên tục qua các năm, cùng với đó là nguồn lao động tại khu vực thành thị cũng ngàycàng tăng cao

3.1.2 Chất lượng nguồn lao động.

Trang 13

Chất lượng nguồn lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm ở Đồng bằng sôngHồng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế đang ngày càng hiện đại hóa vàhội nhập kinh tế quốc tế thì yêu cầu trình độ của lao động ngày càng cao.

Năm 2012 số lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuậtcủa vùng như sau [17]:

- Số lao động không có chuyên môn kĩ thuật là 81.2%

- Số lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề là 7.7%

- Số lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng là 6.1%

- Số lao động có trình độ đại học trở lên là 5.0%

Hiện nay Đồng bằng sông Hồng là vùng lao động có trình độ chuyên môn kĩthuật cao nhất cả nước Thể hiện ở số lao động không có chuyên môn kĩ thuật củavùng là thấp nhất cả nước, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cao nhất cảnước Tuy nhiên với 81.2% lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật thì cũng

là một con số rất lớn, sẽ gây khó khăn cho vùng trong việc phát triển kinh tế

Đồng bằng sông Hồng đã và đang rất chú trọng nâng cao chất lượng nguồn laođộng nhằm đáp ứng được đòi hỏi về nguồn lao động có chuyên môn kĩ thuật tốt, taynghề cao của nền kinh tế đang ngày càng phát triển như hiện nay ở nước ta Thể hiệnbằng việc số lao động qua đào tạo Đồng bằng sông Hồng đang ngày càng tăng

Bảng 1.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của Đồng bằng sông Hồng và cả nước giai đoạn 2005- 2012 (Đơn vị %)

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012

Như vậy ta có thể thấy giai đoạn 2005-2012 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo củaĐồng bằng sông Hồng đã gia tăng đáng kể từ 16.3% lên 24% Và Đồng bằng sôngHồng cũng là nơi có chất lượng lao động cao nhất của cả nước và luôn cao hơn rấtnhiều so với trung bình của cả nước Với trình độ lao động cao sẽ tạo điều kiên thuậnlợi cho vùng thu hút được nguồn đầu tư và phát triển kinh tế Trình độ của lao độngcũng có sự khác nhau giữa tỉnh của vùng, những tỉnh nền kinh tế phát triển, có cơ cấukinh tế phát triển là những tỉnh có tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cao, vàngược lại Hà Nội là trung tâm kinh tế-văn hóa của cả nước nói chung và của cả vùngnói riêng và vì vậy mà đây cũng là nới có tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo

Trang 14

cũng là các tỉnh có chất lượng lao động cao Các tỉnh còn lại có chất lượng lao độngthấp hơn, thấp nhất là các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương do các tỉnh nàylao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên chất lượng lao động đanglàm việc đã qua đào tạo của những tỉnh này thấp.

3.1.3 Cơ cấu nguồn lao động.

Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đạihóa, chính vì vậy nên cơ cấu kinh tế của nước ta cũng đã có nhiều chuyển biến rất tíchcực, tăng tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọngcủa nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp Và nền kinh tế của Đồng bằng sông Hồngcũng chuyển dịch theo hướng đó Vì vậy mà lao động của vùng cũng đang chuển dịchtheo hướng tăng tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực II, III, giảm tỉ trọng lao đônglàm việc trong khu vực I

Bảng 1.5 Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2012

% Đây là chuyển biến tích cực, vì điều này chứng tỏ nền kinh tế của khu vực Đồngbằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa một cách nhanhchóng Đây là xu thế tất yếu, tuy nhiên ta có thể thấy rằng số lao động hoạt động trongngành nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tới 40.7% Và số lao động hoạt động trongngành dịch vụ vẫn chiếm tỉ lệ khiêm tốn là 29.5% Trong khi, Đông Nam Bộ là vùng

có trình độ lao động đã qua đào tạo thấp hơn nhưng số lao động làm việc trong ngànhdịch vụ đã lên tới 31.8%, số lao động hoạt động trong khu vực I chỉ còn 34.8% Điềunày đòi hỏi trong tương lai khu vực Đồng bằng sông Hồng cần có những biện pháptích cực hơn để tăng số lao động hoạt động trong khu vực III, Và khu vực II, giảm laođộng trong khu vực I

Trang 15

Đồng bằng sông Hồng phát triển 1 nền kinh tế với các loại hình kinh tế đa dạngbao gồm kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vồn đầu tư nước ngoài Vìvậy lao động của vùng cũng hoạt động ở đủ các loại hình kinh tế như trên.

Hình 1.1 Cơ cấu lao động phân theo loại hình kinh tế năm 2012

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động-việc làm 2012

Ta thấy lao động của khu vực Đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở khu vựcngoài nhà nước với 86.3% Số lao động hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nướcngoài cũng đã chiếm tỉ trọng tương đối 3.7% Tuy nhiên, con số này chưa tương xứngvới tiềm năng của vùng Là một vùng có lao động chất lượng cao nhất cả nước, nhưng

số lao động được làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ có 3.7%.Trong khi Đông Nam Bộ là vùng có trình độ chuyên môn của lao động đứng thứ 2 cảnước, nhưng có tới 16.5% lao động đang làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

3.2 Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động luôn là mối quan tâmrất lớn của mỗi quốc gia Tình trạng này cũng đang là vấn đề khó khăn của vùng Đồngbằng sông Hồng

Bảng 1.6 Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên theo khu vực kinh tế năm 2012

Đơn vị: %

Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

Trang 16

Đồng bằng sông Hồng 1.68 2.42

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động-việc làm 2012

Tỉ lệ thất nghiệp của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn so với cả nước, Đông Nam

Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung Đây là mộtđiều đáng mừng Tuy nhiên 1.68% lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp thì vẫn làmột con số tương đối lớn, và số lao động thất nghiệp này sẽ gây sức ép lớn lên vấn đềgiải quyết việc làm của vùng Và số lao động ở thành thị có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn3.23%, còn lao động ở nông thôn có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn 1.08% Là do lao động ởnông thôn với hoạt động chính là nông nghiệp nên dễ tìm việc làm hơn

Tỉ lệ thiếu việc làm của vùng so với cả nước và một số vùng khác cũng thấp hơn

Và ngược lại với tình trạng thất nghiệp thì số lao động thiếu việc làm của vùng lại chủyếu diễn ra ở khu vực nông thôn Năm 2012, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 2.39%,trong khi đó tỉ lệ này ở thành phố là 1.1% [17]

Ta thấy rằng, tuy tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của vùng thấp hơn trung bình

cả nước, nhưng nó vẫn còn ở mức cao Vì vậy để giải quyết được vấn đề này các tỉnhtrong vùng cũng cần quan tâm nhiều hơn đến công tác giả quyết việc làm cho ngườilao động

Trang 17

CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LAO ĐỘNG – VIỆC

LÀM CỦA TỈNH HÀ NAM

1 Vị trí địa lí.

Hà Nam là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng, có tọa độ địa lý trong khoảng

từ 20022’B đến 20042’B và từ 105045’Đ tới 106010’Đ

+ Phía Bắc giáp với thành phố Hà Nội

+ Phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình

+ Phía Đông Nam giáp với tỉnh Nam Định

+ Phía Nam giáp với tỉnh Ninh Bình

+ Phía Tây giáp với tỉnh Hòa Bình

Hà Nam nằm trên tuyến đường giao thông xuyên bắc – nam (kể cả đường sắt vàđường bộ) và nằm ở vị trí có nhiều đường quốc lộ đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 2.Với vị trí về giao thông rất thuận lợi như trên thì tỉnh Hà Nam có thuận lợi để pháttriển kinh tế, giao lưu với các tỉnh khác trên cả nước Đồng thời sẽ tạo thêm việc làmcho người lao Và với điều kiện giao thông thuận lợi như trên thì lao động trong tỉnhcũng có cơ hội để đi kiếm việc làm tại các tỉnh khác một cách dễ dàng, cũng như laođộng ở các tỉnh ngoài có thể dễ dàng đến Hà Nam để tìm kiếm việc làm

Bên cạnh đó Hà Nam còn có vị trí về mặt kinh tế - xã hội rất thuận lợi

+ Hà Nam nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km, và tiếp giáp vớinhiều tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ như Nam Định, Hưng Yên nên sẽtạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Hà Nam phát triển kinh tế xã hội cũng như giaothương với các tỉnh khác, tạo thêm việc làm cho người lao động

+ Là cửa ngõ giao thương giữa nhiều tỉnh trong cả nước (ví dụ như của các tỉnhmiền Trung, miền Nam với thủ đô Hà Nội)

Tuy nhiên với vị trí như trên thì cũng gây những bất lợi cho tỉnh Hà Nam trongviệc giữ nguồn lao động có chất lượng cao Vì tỉnh Hà Nam giáp với các tỉnh có nềnkinh tế phát triển hơn, những tỉnh này sẽ là những nơi thu hút lao động, nên những laođộng đã qua đào tạo mà không tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình thì

sẽ rất dễ di chuyển sang các tỉnh bên cạnh, đặc biệt là thủ đô Hà Nội Nhiều lao độngsau khi tốt nghiệp tại các trường đại học tại thủ đô Hà Nội đã không quay về tỉnh, dotại Hà Nội có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và việc làm có thu nhập cao hơn Gầnthủ đô Hà Nội cũng sẽ khiến có nhiều lao động của tỉnh do có thu nhập thấp, hoặc thất

Trang 18

nghiệp, thiếu việc làm sẽ lên thủ đô tìm kiếm việc làm vì vậy mà ảnh hưởng lớn đếnquy mô nguồn lao động của tỉnh.

2 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh là điều kiện vô cùng quantrọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, có ảnh hưởng lớn tới quy mô, sự phân bố dân

số của tỉnh, từ đó nó ảnh hưởng lớn tới quy mô, sự phân bố lao động và tạo việc làmcho người lao động trong tỉnh

2.1 Địa hình.

Hà Nam nằm trong vùng trũng của đồng bằng Sông Hồng, tiếp giáp với dải đátrầm tích ở phía Tây Địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, vùng bán sơn địa, vừa cóvùng trũng Ngay trong một khu vực, cũng có sự chênh lệch về độ cao Địa hình HàNam có hai vùng khá rõ:

Vùng đồi núi phía Tây, chủ yếu là là đồi núi thấp có nhiều tài nguyên khoángsản, đặc biệt là đá vôi – điều kiện để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt

là sản xuất xi măng và có tiềm năng lớn để phát triển du lịch

Vùng đồng bằng đất đai màu mỡ với các bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu làđiều kiện để phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.Với điều kiện địa hình như trên ta có thấy Hà Nam không những có thể phát triểnkinh tế ở khu vực đồng bằng mà còn cả ở khu vực đồi núi Và dù là vùng đồng bằnghay miền núi của tỉnh thì cũng tạo ra nhiều việc làm cho người dân Chính vì vậy màdân cư tập trung ở các vùng đồng bằng cũng không quá chênh lệch so với các vùngnúi Vì vậy mà nguồn lao động ở hai vùng này cũng không quá chênh lệch Hơn thếnữa với việc phát triển nền kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp kinh tế của vùng đồngbằng với kinh tế của vùng đồi núi còn tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nam sử dụngnguồn lao động một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế với vùng

2.2 Khí hậu.

Hà Nam cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa,

chính vì vậy hàng năm ở đây đều có 2 mùa gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau vớithời tiết đặc trưng là lạnh và khô, tạo điều kiện cho Hà Nam phát triển các cây vụ đôngnhư đậu tương, su hào, bắp cải…

+ Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 tới tháng 9, gió này từ biển vào nênmang lượng mưa tương đối lớn cho địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho cây vấy phát triển

Trang 19

Về nhiệt độ thì Hà Nam có nhiệt độ trung bình khoảng 230C Năm 2012 nhiệt độtrung bình cả năm trê địa bàn tỉnh lên tới 230C với tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1nhiệt độ là 12.70C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 nhiệt độ lên tới 29,20C Số giờnắng trung bình trên địa bàn tỉnh là 1153 giờ [6] Với nền nhiệt độ và số giờ nắng nhưtrên rất thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển với cơ cấu đa dạng, ngoài các câynhiệt đới, thì Hà Nam còn có thể phát triển các cây cận nhiệt vào vụ đông ví dụ như đậutương, su hào… và nhiệt độ này cũng rất thuận lợi cho cuộc sống của con người.

Lượng mưa trung bình năm 1.700 – 2.200 mm nhưng lượng mưa phân bố khôngđều trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa hè Năm 2012 lượng mưa cả năm trên địabàn tỉnh là 1769 mm, các tháng mưa lớn kéo dài từ tháng 5- tháng 10 với lượng mưatrên 170mm, trong đó tháng 9 có lượng mưa lớn nhất 405,5 mm, tháng có lượng mưathấp nhất là tháng 12 với lượng mưa chỉ có 12.7 mm [6]

Độ ẩm trung bình hàng năm của tỉnh luôn > 80%, năm 2012 độ ẩm trung bìnhtrên địa bàn tỉnh là 84%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 4(86%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 12 (71%) [6]

Ta có thể thấy điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Nam rất thuận lợi cho các hoạt độngsống, sinh hoạt, lao động cũng như các hoạt động công nghiệp, dịch vụ diễn ra thuận lợi

2.3 Đất đai.

Đất đai là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô, sự phân bốcũng như viêc sử dụng lao động của tỉnh Hà Nam

Năm 2012, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Nam là 86,04 nghìn ha, trong

đó đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 54.7 nghìn ha chiếm 63.6

%, đất phi nông nghiệp là 27.5 nghìn ha chiếm 32%, đất chưa sử dụng chỉ có 3.84 hachiếm 4.4% [6] Như vậy ta có thể thấy tỉnh đã sử dụng triệt để tài nguyên đất để sửdụng vào các hoạt động kinh tế của con người

Trang 20

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Nam năm 2000 và 2012.

Nghìn ha % Nghìn ha %

1 Đât nông nghiệp

- Đất sản xuất nông nghiệp

- Đất lâm nghiệp có rừng

- Đất nuôi trồng thủy sản

61.2

51.8 9.4 -

72.1

61 11.1 -

54.7

43.3 6.7 4.7

63.6

50.3 7.7 5.5

2 Đất phi nông nghiệp

18.8

13.7 5.1 -

27.5

15.9 5.7 5.9

32.0

17,8 6.6 6.8

3.Đất chưa sử dụng 7.8 9.1 3.84 4.4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2012.

Giai đoạn từ năm 2000-2012 diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp của HàNam giảm nhanh chóng, từ 61.2 nghìn ha xuống còn 54.7 nghìn ha, diện tích phi nôngnghiệp có xu hướng ngày càng tăng

Ta có thể thấy với cơ cấu sử dụng đất như trên nó có ảnh hưởng không nhỏ tớinguồn lao động Với cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp luôn chiếm hơn 60% tổng diệntích đất, nên ta có thể thấy được lao động của tỉnh Hà Nam chủ yếu hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh cónhiều thay đổi qua các năm, diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng đang giảmdần, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên Điều này sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng các ngành phinông nghiệp Từ đó sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm: giảm laođộng trong lĩnh vực nông nghiệp, và tăng số lao động hoạt động trong các lĩnh vực phinông nghiệp

2.4 Tài nguyên nước.

Hà Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông

lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sôngNhuệ, sông Sắt, Nông Giang…

Trang 21

Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổkhoảng 14,050 tỷ m3 nước.

Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km Sông Hồng có vai trò tưới tiêu quantrọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha

Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ

Hà Nam Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình Trên lãnh thổ HàNam sông Đáy có chiều dài 47,6 km

Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sôngchia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục vàmột nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục Sông Sắt là chi lưu củasông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục

Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổsung nước ngầm từ các vùng khác Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng vàchất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội

Ta có thể thấy tài nguyên nước mặt và nước ngầm của tỉnh Hà Nam đều rấtphong phú cung cấp nguồn nước dồi dào cho các nhu cầu sinh hoạt, cho nông nghiệpcũng như cho việc sản xuất của con người

2.5 Tài nguyên khoáng sản.

Theo “Báo cáo quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh

Hà Nam do Viện khoa học địa chất – khoáng sản đánh giá, trữ lượng và chất lượngkhoáng sản của tỉnh hiện tại như sau:

Có 26 mỏ đá xi măng với trữ lượng đá vôi xi măng là 3657.7 triệu tấn(1463.1triệu m3); 1 mỏ đá vôi hóa chất, trữ lượng là 32.8 triệu tấn (13.1 triệu m3)

Có 22 mỏ sét xi măng, trữ lượng sét xi măng là 539.6 triệu tấn (359.7 triệu m3)

Có 2 mỏ đolômit tại huyện Kim Bảng, trữ lượng là 132.6 triệu tấn (53.0 triệu

Trang 22

Với nguồn tài nguyên khoáng sản như trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triểnngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Điều này ảnh hưởng lớn tới việc phân

bố lao động, cơ cấu việc làm theo ngành của tỉnh Những nơi có các nhà máy sản xuất

là những nơi có nhiều việc làm, tập trung đông lao động, và với đặc điểm là khai thácđất đá để phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng nên lao động tại những nơi này chủyếu là lao động nam

3 Điều kiện kinh tế - xã hội.

3.1 Dân số.

3.1.2 Quy mô và sự phát triển dân số.

- Quy mô dân số: dân số là cơ sở để hình thành nguồn lao động Dân số đông,

mật độ dân số cao là cơ sở hình thành nguồn lao động dồi dào, cùng với đó thì nhu cầutìm kiếm việc làm của lao động cũng cao hơn

Bảng 2.2 Dân số của tỉnh Hà Nam trung bình qua các năm.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012.

Ta có thể thấy giai đoạn 2000-2012 tuy dân số của tỉnh có giảm nhưng vẫn luôn

ở mức cao, mật độ dân số cao năm 2012 là 919 người/km2, từ đó ta có thể thấy nguồnlao động của tỉnh Hà Nam là rất dồi dào, và nhu cầu tìm kiếm vệc làm của lao độngcao, sẽ gây nhiều áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh

- Gia tăng dân số

+ Gia tăng tự nhiên: Giai đoạn từ năm 2000-2012 tỉ suất gia tăng tự nhiên của

Hà Nam liên tục giảm, giảm từ 11.710/00 (năm 2000) xuống còn 5.10/00 (năm 2012) do tỉsuất sinh giảm trong khi đó tỉ suất tử giai đoạn này lại tăng [6] Tỉ suất gia tăng tựnhiên của Hà Nam thấp hơn so với khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm

2012 tỉ suất gia tăng tự nhiên của khu vực Đồng bằng sông Hồng là 8.80/00 cả cả nước

là 9.9 0/00 [18] Tuy nhiên với tỉ lệ gia tăng tự nhiên như trên thì vẫn còn ở mức cao vìvậy nên số lao động bổ sung hàng năm cho nguồn lao động của tỉnh vẫn sẽ lớn

Trang 23

+ Gia tăng cơ học:

Bảng 2.3 Tỉ suất nhập cư, xuất cư và tỉ suất gia tăng cơ học giai đoạn 2005-2012

Đơn vị: 0 / 00

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012

Cũng như nhiều tỉnh nông nghiệp khác, Hà Nam là một vùng xuất cư thể hiện

bằng việc tỉ suất gia tăng cơ học của tỉnh luôn ở mức âm, với dân số đông, diện tíchđất nông nghiệp ngày càng giảm, tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm diễn ra kháphổ biến trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sức đẩy nguồn lao động di cư đến những tỉnhngoài nhằm tìm kiếm việc làm tăng thu nhập, lao động mang tính chất thuần nông, laođộng của tỉnh Hà Nam chủ yếu di cư đến các thành phố lớn chủ yếu là thủ đô Hà Nộilàm những công việc không đòi hỏi trình độ cao như giúp việc, phụ hồ, chạy xe ôm…Bên cạnh đó có một số lượng đông đảo học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường

đã không quay lại tỉnh làm việc mà làm việc ở những tỉnh ngoài Trong những giaiđoạn gần đây tuy tuy tỉ suất xuất cư của tỉnh tăng liên tục nhưng tỉ suất nhập cư củatỉnh cũng tăng liên tục nên sự chênh lệch giữa tỉ suất xuất cư và tỉ xuất nhập cư đãgiảm rõ rệt, cho thấy nền kinh tế của tỉnh đang có nhiều khởi sắc tạo nhiều điều kiệnthuận lợi cho dân cư sinh sống Năm 2008 tỉ suất gia tăng cơ học của tỉnh chỉ có -0.50/00 Đây là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nó cũng ảnh hưởng lớn tới nềnkinh tế của Việt Nam, nên những lao động không có chuyên môn kĩ thuật không thểbám trụ lại những thành phố lớn nên tỉ suất xuất cư của tỉnh năm này giảm mạnh, hiệnnay khi nền kinh tế đã dần ổn định thì tỉ lệ này đang tăng dần trở lại

Trên địa bàn tỉnh số người chuyển đến, chuyển đi cũng có sự khác nhau giữa cáchuyện, thành phố

Trang 24

Bảng 2.4 Số người chuyển đến, chuyển đi của các huyện, thành phố năm 2011

Nguồn: Báo cáo dân số và biến động dân số của tỉnh Hà Nam, 2011

Trong địa bàn tỉnh có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trịcủa tỉnh nên cũng tạo sức hút đối với lao động của các huyện trong tỉnh tới đây làmviệc sinh sống Bên cạnh đó, còn có cả một phần lao động của một số tỉnh xung quanh

ví dụ như Nam Định tới đây tìm việc làm Vì vậy mà thành phố Phủ Lý là nơi duy nhấttrên địa bàn tỉnh Hà Nam có tỉ lệ di cư thuần mang giá trị dương, còn lại các huyệnkhác chủ yếu là các huyện xuất cư Do các huyện khác nền kinh tế còn chủ yếu dựavào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn ít phát triển Do vậy thu nhập của ngườilao động còn thấp, cuộc sống khó khăn đã đẩy lao động đi tìm kiếm việc làm ở thànhphố hoặc ở các tỉnh lân cận để có nguồn thu nhập cao hơn cải thiện cuộc sống Điềunày ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và phân bố lao động trên địa bàn tỉnh

+ Tỉ lệ gia tăng dân số.

Bảng 2.5 Gia tăng dân số của tỉnh Hà Nam qua các năm

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê và niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012.

Qua bảng trên ta có thể thấy tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh Hà Nam tương đối thấpgiai đoạn 2005-2012 luôn dưới 1% và luôn thấp hơn so với Đồng bằng sông Hồng và

cả nước Điều này chứng tỏ tỉnh Hà Nam đã thực hiện tốt các chính sách dân số nhằmgiảm thiểu gia tăng dân số, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn lao động củatỉnh dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm

Trang 25

3.1.3 Cơ cấu dân số.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh liên tục giảm trong giai đoạn vừa qua,nhưng tới nay Hà Nam vẫn là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ

Bảng 2.6 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 1999-2012

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Nam

Ta có thể thấy tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động của tỉnh Hà Nam liên tục giảmtrong những năm qua nhưng vẫn còn ở mức cao trên 20%, nên số lao động bổ sungvào nguồn lao động hàng năm vẫn lớn Giai đoạn 1999-2012 số người trong độ tuổilao động của tỉnh tăng 3,1% và năm 2012 đã chiếm tới 61.3% tổng số dân

Trang 26

Ta có thể thấy dân số của tỉnh Hà Nam tập trung lớn ở nhóm tuổi từ 10-19 tuổi,

và nhóm từ 35-54 tuổi, vì vậy nguồn lao động của tỉnh Hà Nam hiện nay tương đối dồidào Tuy nhiên ta cũng có thể thấy hiện nay dân số trên độ tuổi lao động, đặc biệt làdân số trên 80 tuổi có tỉ lệ tương đối lớn, trong khi đó tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao lạitương đối thấp Điều này chứng tỏ dân số của tỉnh Hà Nam đang già đi, và ảnh hưởngtới việc bổ sung lao động và số lượng lao động trong tương lai của tỉnh

Như vậy số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng ít, nhưng số người trên

độ tuổi lao động lại ngày càng cao sẽ tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xãhội của tỉnh, khi tỉnh sẽ phải đối mặt với việc thiếu lao động, tỉ lệ phụ thuộc của ngườicao tuổi tăng cao, sẽ là những thách thức lớn cho nền kinh tế của tỉnh trong tương lai

- Cơ cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu dân số theo giới tính ảnh hưởng mạnh tới cơ cấu nguồn lao động theogiới tính của tỉnh

Bảng 2.7 Cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh Hà nam

(Đơn vị %)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà nam 2012.

Ta có thể thấy tỉ lệ dân số nữ luôn cao hơn tỉ lệ dân số nam và tương đối ổn địnhtrong giai đoạn 2000-2012 điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu lao độngcủa tỉnh, dẫn tới số lao động nữ của tỉnh cũng lớn hơn số lao động nam Tuy nhiên,nhìn vào tháp dân số tỉnh Hà Nam năm 2012 ta cũng có thể thấy cơ cấu giới tính củadân số từ 0-9 tuổi có sự chênh lệch rất rõ nét Tỉ lệ dân số nam ở nhóm tuổi này hơnhẳn so với tỉ lệ dân số nữ cứ 112 em nam mới có 100 nữ Vì vậy, hiện tượng mất cânbằng giới tính ở trẻ em hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu giới tính của dân

số trong tương lai nói chung và nguồn lao động trong tương lai nói riêng

3.1.4 Phân bố dân cư.

Trang 27

Dân số trong tỉnh phân bố không đều, năm 2012 dân số của tỉnh Hà Nam là

791.4 nghìn người, trong đó huyện Lý Nhân có dân số cao nhất với 176.6 nghìn người

và thấp nhất là thành phố Phủ Lý với 84.7 nghìn người, và mật độ dân số phân bố cũngkhông đồng đều, thành phố Phủ Lý là nơi có mật độ dân số cao nhất với mật độ dân số

2470 người/km2, đứng tứ 2 là huyện Lý Nhân với 1056 người/km2, thấp nhất là huyệnKim Bảng với 683 người/km2 [6] Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâmkinh tế, văn hóa của tỉnh nên có nền kinh tế phát triển vì vậy thu hút dân cư đến đâysinh sống Lý Nhân là một huyện có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợicho sản xuất và sinh hoạt, vì vậy thu hút được đông dân cư sinh sống Với sự phân bốdân cư như trên có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố nguồn lao động những nơi cómật độ dân số cao như Phủ Lý, Lý Nhân là những nơi có nguồn lao động dồi dào,nhưng vấn đề giải quyết việc làm tại những nơi này là vấn đề rất nóng bỏng, cấp thiết.Bên cạnh đó dân số phân theo thành thị, nông thôn của tỉnh cũng phân bố rấtkhông đồng đều

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện dân số thành thị, nông thôn của tỉnh Hà Nam

giai đoạn 2000-2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2011, 2012

Nghìn người

Trang 28

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, dân số của Hà Nam tập trung chủ yếu tại khu vựcnông thôn, năm 2000 dân số tại nông thôn gấp 11,1 lần dân số thành thị, năm 2012 dân

số nông thôn gấp 8.5 lần dân số thành thị Như vậy, với sự phân bố dân cư như trên ta

có thể nhận định rằng lao động của tỉnh Hà Nam tập chung chủ yếu ở vùng nông thôn,chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Đây cũng là một hạn chế lớn của tỉnhcần được khắc phục trong tương lai để có thể cùng với cả nước phát triển kinh tếhường tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, qua biểu đồ ta cũng có thể thấy sựphân bố dân cư của Hà Nam giữa thành thị và nông thôn đang có nhiều chuyển biếntích cực, thể hiện bằng số dân sống ở khu vực thành thị đang ngày càng tăng cao, giaiđoạn 2000-2012 dân số ở thành thị đã tăng 17.8 nghìn người tăng 1.27 lần, dân số ởnông thôn giảm 19.7 nghìn người, giảm 1.06 lần Như vậy cùng với quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa đã tác động tới quá trình đô thị hóa của Hà Nam cũng pháttriển, số dân ở thành thị tăng lên, cùng với đó là số lao động của khu vực thành thịcũng tăng lên Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh vẫn diễn ra rất chậm, số dânsống tại khu vực thành thị tăng lên một cách chậm chạp, dân số vẫn sống chủ yếu ởnông thôn Thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả tỉnh, là nơi có cáchoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển nên thu hút rất nhiều lao động tới nơi đây,

và thành phố cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất của cả tỉnh Trong những năm tớithành phố sẽ ngày càng được chú trọng đầu tư, phát triển, mở rộng thành một trungtâm kinh tế lớn của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm cho lao động của thành phố cũng nhưlao động của các địa phương khác trong tỉnh

3.2 Chất lượng cuộc sống.

3.2.1 Thu nhập bình quân đầu người.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, thì chất lượng cuộcsống dân cư cũng không ngừng được nâng cao Thu nhập bình quân đầu người củatỉnh năm 2002 là 258.5 nghìn/người/tháng, đã tăng lên 501 nghìn/người/tháng vào năm

2006 và 1150,2 nghìn/người/tháng vào năm 2010

Bảng 2.8 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của tỉnh Hà Nam và các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Trang 29

có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống Đặc biệt là lao động của tỉnh

sẽ dịch chuyển đến thành phố Hà Nội để tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, bởi ởnơi đây lao động sẽ dễ dàng tìm kiếm việc làm hơn và có thu nhập cao hơn

3.2.2 Về giáo dục.

Hà Nam là tỉnh có truyền thống hiếu học, công tác giáo dục, đào tạo được tỉnh chútrọng và quan tâm đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Hiện naytỉnh có hệ thống giáo dục đào tạo tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ các cấp học, đào tạo.Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có một trường đại học là đại học Hà Hoa Tiên, cùngvới hệ thống 120 trường mần non, 140 trường tiểu học, 120 trường trung học cơ sở, 27trường trung học phổ thông, 1 trường trung cấp, 4 trường cao đẳng [6] đã đáp ứng đươcnhu cầu học tập của con em trong tỉnh, và góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao độngtrong tương lai của tỉnh Tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục vẫncòn chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại đặc biệt là ở nông thôn để có thể hòa nhập với

sự phát triển kinh tế, và sự bùng nổ công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay

Trang 30

Hiên nay về các hoạt động văn hóa, thông tin và báo chí truyền thanh của tỉnh đãtương đối phát triển phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân với 1 trung tâm vănhóa tỉnh, các huyện thị xã đều có trung tâm văn hóa riêng, 1 thư viện tỉnh, 1 rạp chiếuphim [6]

Bên cạnh đó cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ cho cuộc sống của nhân dâncũng được đáp ứng đầy đủ với mạng lưới giao thông phát triển toàn diện, hệ thốngđiện được đáp ứng đầy đủ tới mọi nhà dân, hệ thống cấp thoát nước đô thị ngày cànghoàn thiện đã tạo điều kiện để nhân dân có một cuộc sống tốt hơn

Nhìn chung chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đangngày càng được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên vẫn ở mức trung bình so với cả nước.Tỉnh cần cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí

Từ đó chât lượng của lao động sẽ ngày càng được nâng cao cả về trí và lực tạo điềukiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Hơn thế nữa nâng caotrình độ của người lao động từ đó cũng là điều kiện tác động ngược lại sẽ là cơ hội đểngười lao động có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm và việc làm với thu nhập cao hơn

3.3 Tình hình phát triển kinh tế.

Sự phát triển kinh tế của địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồnlao động, việc sử dụng lao động và giải quết việc làm cho người lao động Kinh tế pháttriển, các hoạt động sản xuất được đầu tư, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất từ đó

sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu hút được đông đảo lao động Với nền kinh tế phát triển,

cơ cấu nền kinh tế hợp lý từ đó thì cơ cấu sử dụng lao động cũng sẽ cân đối, hợp líhơn

Nền kinh tế ngày càng phát triển hiện đại, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩthuật vào trong sản xuất, từ đó thì đòi hỏi nguồn lao động cũng phải có chuên môn kĩthuật cao mới đáp ứng được yêu cầu của công việc Và ngược lại, nếu nền kinh tế kémphát triển sẽ tạo ra ít việc làm, thời gian làm việc ít, người lao động sẽ không có việclàm, thu nhập thấp ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân, hơn nữa từ đó

mà các tệ nạn xã hội sẽ gia tăng gây ra mất ổn định trong xã hội

3.3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế.

Nền kinh tế của tỉnh Hà Nam đã và đang không ngừng phát triển trong nhữngnăm qua

Bảng 2.9 Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo các ngành kinh tế giai đoạn 2000-2012

(Đơn vị: tỉ đồng)

Trang 31

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012.

Giai đoạn 2000-2012 giá trị sản xuất theo giá thực tế của tỉnh không ngừng tănglên: năm 2000 là 4395.3 tỷ đồng, năm 2012 đã tăng lên 53450.8 tỷ đồng (tăng gấp 12.1lần) Giá trị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế đều tăng nhanh: nông-lâm-ngưnghiệp tăng 6816.2 tỉ đồng (tăng gấp hơn 5,7 lần), công nghiệp-xây dựng tăng 19 lần,dịch vụ tăng tăng 8,9 lần Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp luôn có giá trị caonhất, thứ 2 là nông nghiệp và cuối cùng là dịch vụ Hiện nay nền kinh tế đang cónhững chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên giá trị sảnxuất công nghiệp và dịch vụ tăng với mức độ nhanh và liên tục giúp cải thiện đời sốngnhân dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngưới lao động

3.3.2 Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh đã có những chuyểnbiến tích cực

Hình 2.3.Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam giai

Trang 32

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2011,2012

Nhìn chung giai đoạn 2000-2012 cơ cấu nền kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịchtương đối rõ nét: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, ngành dich vụ cũng giảm nhẹ tỉ trọng

Trong giai đoạn trên tỉ trọng ngành công nghiệp tăng liên tục và tăng nhanh,trong vòng 12 năm tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 22.5%, do tỉnh có nhiều chính sáchphát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, hơn nữa phát triển mạnh những ngànhcông nghiệp khai tác tốt các tiềm năng về nguồn nông sản phong phú, nguồn vật liệuxây dựng phong phú, nguồn lao động dồi dào của tỉnh như công nghiệp chế biến, côngnghiệp xây dựng

Ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm tỉ trọng, giảm 20.9% trong giai đoạn trên Đây

là kết quả của việc chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,phát triển kinh tế nông thôn

Tuy nhiên trong quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nềnkinh tế của tỉnh Hà Nam còn nhiều hạn chế thể hiện như việc giảm tỉ trọng của ngànhdịch vụ, trong giai đoạn 2000-2012 tỉ trọng của ngành đã giảm 1.6% Với sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế như trên tác động không nhỏ tới việc chuyển dịch cơ cấu sử dụnglao động của tỉnh

Tiểu kết

Qua việc phân tích những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam

ta có thể thấy ở tỉnh Hà Nam có những thuận lợi và khó khăn đối với lao động và việc làm của tỉnh như sau:

- Thuận lợi

Hà Nam là một tỉnh nằm phía nam thủ đô có đường quốc lộ 1A, và quốc lộ 21chạy qua Tạo điều kiện cho tỉnh có thể giai lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh khác.Giúp nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động

Ta thấy tỉnh Hà Nam là một tỉnh có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi: khí hậuthuận lợi ít thiên tai, hệ thống sông ngòi, kênh mương dày đặc, đất đai trù phú tạo điềukiên thuận lợi cho người dân sinh sống và cũng thụa lợi cho các ngành kinh tế pháttriển Vì vậy đây sẽ là nơi dân cư tập trung đông đúc, có nguồn lao động dồi dào Bêncạnh đó, với điều kiện thuận lợi như trên thì đây là một nơi có nền nông nghiệp pháttriển với các sản phẩm đa dạng Cùng với đó, đây là nơi có tài nguyên đá vôi, đất sétdồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển tạo nhiềuviệc làm cho người lao động

Trang 33

Hà Nam là một tỉnh có dân số đông, dân số trong độ tuổi lao động dồi dào Vìvậy tỉnh cũng là một nơi có nguồn lao động dồi dào.

Nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theohướng tích cực, hiện đại hóa tạo nhiều việc làm cho người lao động và cũng sẽ dẫn đến

sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầngcủa tỉnh ngày càng hiện đại và dần đáp ứng được các nhu cầu của người dân về giáodục, văn hóa tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nóichung và của nguồn lao động nới riêng

- Khó khăn

Do tiếp giáp với các tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn như thành phố Hà Nội,Nam Định chính vì vậy lao động của tỉnh sẽ dễ dàng di chuyển đến các tỉnh đó để tìmkiếm việc làm Đặc biệt là nguồn lao động trẻ và lao động có chuyên môn kĩ thuật.Dân số nữ luôn nhiều hơn dân số nam, vì vậy mà cơ cấu nguồn lao động cũng sẽtương tự như vậy Tuy nhiên do lao động nữ có thể lực yếu hơn lao động nam vàvướng mắc nghĩa vụ sinh con và nuôi con nên cơ hội tìm việc làm sẽ khó hơn Vì vậycũng sẽ ảnh hưởng đến số lao động thất nghiệp của tỉnh

Dân cư của tỉnh tập trung chủ yếu ở nông thôn, cũng ảnh hưởng lớn đến phân bốnguồn lao động theo thành thị và nông thôn Nguồn lao động sẽ tập trung chủ yếu ởnông thôn với hoạt động chính là nông nghiệp, nên thu nhập của người lao động thấp,tình trạng lao động thiếu việc làm sẽ diễn ra phổ biến

Hà Nam là một tỉnh đồng bằng chiêm trũng, thuần nông là cấy lúa, công nghiệpđịa phương còn chưa phát triển, các ngành dịch vụ cũng chưa thực sự phát triển Xuấtphát điểm kinh tế còn thấp hơn so với các tỉnh khác, cơ sở hạ tầng còn yếu kém Vìvậy mà lao động sẽ tập trung chủ yếu ở trong lĩnh vực nông nghiệp

Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào đây là điều kiện thuận lợi để phát triểnkinh tế Tuy nhiên, nguồn lao động dồi dào, trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triểncũng sẽ gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm

Trang 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM CỦA TỈNH

HÀ NAM

1 Nguồn lao động của tỉnh Hà Nam.

1.1 Quy mô nguồn lao động

Hà Nam là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào với 535 nghìn lao động năm

2012 Trong đó 463 nghìn lao động tham gia hoạt động kinh tế, và 72 nghìn lao độngkhông hoạt động kinh tế (50.5 nghìn sinh viên, 2.7 nghìn lao động làm nội trợ, 3.688nghìn trong độ tuổi lao động mất khả năng lao động, còn lại là những lao động thuộccác trường hợp khác) [8]

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao

động của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hà Nam và cục

thống kê Hà Nam

Người

Năm

Trang 35

Giai đoạn 2000-2012 dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh luôn chiếm trên 60%dân số, trong đó lực lượng lao động luôn chiếm trên 50% dân số Qua biểu đồ ta có thểthấy trong giai đoạn trên dân số trong độ tuổi lao động giảm dần Đây là do tỉ lệ giatăng tự nhiên của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn này giảm liên tục nên dân số bước vào

độ tuổi lao động của tỉnh giảm dần Bên cạnh đó, ta có thể thấy số lao động tham gianền kinh tế quốc dân ngày càng tăng, điều này chứng tỏ dân số tham gia nền kinh tếquốc dân ngày càng đông đảo, là động lực để phát triển kinh tế Tuy nhiên lực lượnglao động của tỉnh tăng nhanh trong khi nền sản xuất còn chưa phát triển tương xứng thì

số người chưa tìm được việc làm và số người thiếu việc làm sẽ tăng lên nhanh chóng,đây sẽ là sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

1.2 Phân bố lao động.

Lao động của tỉnh Hà Nam có sự phân bố theo ranh giới hành chính, và theo khuvực thành thị, nông thôn

1.2.1 Phân bố theo ranh giới hành chính.

Bảng 3.1 Nguồn lao động phân theo huyện thị của tỉnh năm 2012

Diện tích (nghìn km 2 ) Nguồn lao động (người)

3 là huyện Duy Tiên với 637.1 lao động/km2, thứ 4 là huyện Bình Lục 625.9 lao

Trang 36

động/km2 do đây là hai huyện có một phần diện tích là đồi núi gây khó khăn cho sự pháttriển kinh tế nên mật độ lao động ở những huyện này thấp hơn những huyện khác Ta cóthể thấy lao động của tỉnh tập trung đông tại các huyện có diện tích đồng bằng lớn, tạicác thành phố và thưa thớt tại các huyện có đồi, núi Đây cũng là sự phân bố tất yếu bởiđồng bằng và thành phố là những nơi thuận lợi để phát triển kinh – tế xã hội, tạo ranhiều việc làm cho người lao động, chính vì vậy sự phân bố lao động theo huyện thị nhưtren là tương đối hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân công lao động và cân đối laođộng trong toàn tỉnh mà không cần phải di chuyển lao động với quy mô lớn.

1.2.2 Phân bố theo khu vực thành thị, nông thôn.

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện số lượng lao động theo khu vực thành thị - nông

thôn của tỉnh Hà Nam qua các năm

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà nam 2012

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy lao động của tỉnh Hà Nam phân bố chủ yếu ở khuvực nông thôn Năm 2012 lực lượng lao động tại nông thôn là 417.1 nghìn ngườichiếm 89.6% lực lượng lao động của cả tỉnh, trong khi lực lượng lao động ở khu vựcthành thị chỉ có 48.1 nghìn người – chiếm 10.4% lực lượng lao động của cả tỉnh Dotỉnh Hà Nam là một tỉnh tốc độ đô thị hóa chậm, trình độ đô thị hóa còn thấp, năm

2012 mới chỉ có 83.2 nghìn người sống ở khu vực thành thị chiếm 10.5% dân số củatoàn tỉnh, chính vì vậy dân cư của Hà Nam tập trung chủ yếu ở nông thôn với các hoạtđộng nông nghiệp là chủ yếu Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn và với hoạtđộng nông nghiệp nên ngoài thời gian làm việc với 2 vụ mùa chính thì thời gian rảnhdỗi của người nông dân rất nhiều Vì vậy việc giải quyết việc làm thêm cho người lao

Nghìn người

Trang 37

động ở nông thôn trong thời gian nông nhàn là điều rất cần thiết để nâng cao thu nhập

và cải thiện đời sống cho nhân dân

1.3 Chất lượng nguồn lao động.

Hà Nam là một tỉnh có truyền thống hiếu học, và luôn có nhiều chính sách đầu tưcho giáo dục, chính vì vậy trình độ dân trí của tỉnh Hà Nam khá cao và hiện nay chấtlượng nguồn lao động của tỉnh cũng ngày càng được nâng cao

Bảng 3.3 Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi, và thành

thị nông thôn năm 2011

Vì vậy ta có thể khẳng định rằng tỉ lệ biết chữ của dân số trong độ tuổi lao động củatỉnh Hà Nam là khá cao Và tỉ lệ biết chữ của dân số trên 50 tuổi có ít hơn nhưng cũnglên đến 92.4 % Tỉ lệ biết chữ ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn ở tất cả các nhómtuổi Do ở thành thị người dân có điều kiện giáo dục tốt hơn và cũng có nhiều điềukiện đầu tư về giáo dục cho con em mình hơn Tuy nhiên ta cũng có thể thấy sự chênhlệch giữa thành thị và nông thôn cũng không lớn Đây là kết quả của việc tỉnh đã thụchiện tốt các chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ Như vậy ta thấy trình

độ dân trí của tỉnh Hà Nam khá cao, điều này cũng có thể cho ta thấy được một phần

về chất lượng nguồn lao động của tỉnh

Trang 38

Bảng 3.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Hà Nam qua các năm

việc trong nền kinh tế đã

Nguồn: Sở lao động thương binh – xã hội tỉnh Hà Nam.

Ta có thể thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Hà Nam khá cao và tăngliên tục qua các năm Giai đoạn 2000-2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnhtăng 18.5% Năm 2000 tỷ lệ công nhân kỹ thuật được đào tạo có bằng và chứng chỉnghề đang làm việc chiếm 9.73% (tương ứng với 43059 lao động) Tới năm 2012 tỷ lệlao động đã qua đào tạo và có bằng chứng chỉ nghề đang làm việc chiếm 18.2%, tỉ lệnày của cả nước là 16.6, của khu vực Đồng bằng sông Hồng là 24% Như vậy ta có thểthấy chất lượng lao động đang làm việc của tỉnh Hà Nam là tương đối thấp, có khoảngcách khá xa so với khu vực Đồng bằng sông Hồng Đây là một khó khăn lớn của tỉnh

Hà Nam bởi chất lượng nguồn lao động thấp sẽ không thu hút được đầu tư vào cácngành kinh tế phát triển, đòi hỏi trình độ lao động cao Vì vậy, nền kinh tế sẽ chậmphát triển, khó khăn cho người lao động tìm kiếm việc làm, đặc biệt đối với những laođộng đã được đào tạo sẽ khó tìm được công việc phù hợp ở quê hương Điều này đặt ramột yêu cầu đối với tỉnh Hà Nam trong thời điểm hiện nay là phải nâng cao chất lươngnguồn nhân lực bằng cách đầu tư xứng đáng cho giáo dục trên địa bàn tỉnh kết hợp vớiviệc giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho con em của họđược tới trường đi học đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động đã qua đào tạo

có thể kiếm được việc làm tại quê hương mình

Bên cạnh đó chất lượng nguồn lao động của tỉnh cũng có sự khác nhau giữa cácnhóm tuổi, và giữa khu vực thành thị, nông thôn

Trang 39

Bảng 3.4 Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của tỉnh Hà Nam năm 2011

và số người có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm có 2.19% Nhóm lao động từ 15-49tuổi, đây là nhóm lao đông chiếm phần lớn của dân số trong độ tuổi lao động, nhưng

Trang 40

29 tuổi là có trình độ chuyên môn cao nhất, nhưng cũng có tới trên 75% là lao độngkhông có chuyên môn kĩ thuật Còn ở các nhóm tuổi khác số lao động không có trình

độ chuyên môn kĩ thuật đều trên 80% Đặc biệt ở nhóm tuổi từ 15-19 và nhóm tuổi từ40-49 số lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật đều trên 90 % Vì nhóm tuổi

từ 15-19 tuổi là nhóm tuổi đang tham gia học tại các trường phổ thông nên lao độngkhông có chuyên môn kĩ thuật cao Số lao động từ 40-49 tuổi có trình độ chuyên môn

kĩ thuật thấp là do trước đây kinh tế của tỉnh còn khó khăn, nên dân cư cũng ít có đươcđiều kiện học hành, nâng cao trình độ chuyên môn Như vậy ta có thể thấy nguồn laođộng của tỉnh dồi dào nhưng lại có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp Đây là một khókhăn lớn của tỉnh trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và yêu cầu nhiều laođộng có trình độ cao Bên cạnh đó sự chênh lệch về trình độ chuyên môn kĩ thuật giữathành thị và nông thôn là khá lớn Ở thành thị dân số từ 15 tuổi trở lên không cóchuyên môn kĩ thuật chỉ chiếm 66.44%, nhưng tỉ lệ này ở nông thôn lên tới 89.36%.Trong khi dân số của tỉnh Hà Nam lại tập chung chủ yếu tại nông thôn, hay nói cáchkhác nguồn lao động của tỉnh cũng tập chung chủ yếu tại nông thôn Vì vậy sự chênhlệch này sẽ gây khó khăn lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, bởi sự chênh lệch vềtrình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn lao động giữa thành thị và nông thôn cũng sẽdẫn tới sự chênh lêch lớn về kinh tế giữa hai khu vực Để có thể phát triển kinh tế-xãhội của tỉnh một cách nhanh chóng và đồng đều thì yêu cầu đặt ra là phải đào tạonguồn nhân lực của tỉnh có chất lượng cao và rút ngắn được khoảng cách chênh lệch

về trình độ chuyên môn kĩ thuật giữa thành thị và nông thôn

1.4 Cơ cấu lao động.

1.4.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi.

Nguồn lao động của Hà nam dồi dào, tăng liên tục Dân số trong độ tuổi lao độngnăm 2012 của tỉnh là 469 nghìn người chiếm 59.2% so với tổng dân số

Nguồn lao động của tỉnh phân bố khác nhau giữa các giữa các nhóm tuổi

Ngày đăng: 27/11/2014, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (chủ biên), 2012. Kinh tế nguồn nhân lực. Nxb Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nguồn nhân lực
Nhà XB: NxbĐại học kinh tế quốc dân
[5]. Cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2012. Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2011.Nxb thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2011
Nhà XB: Nxb thống kê
[6]. Cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2012.Nxb thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2012
Nhà XB: Nxb thống kê
[9]. Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Kim Liệu, 2004. Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010.Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân lực Việt Namtrong chiến lược kinh tế 2001-2010
Nhà XB: Nxb Hà Nội
[10]. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh, Vũ Như Văn, 2010. Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam tập 2.Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế-xã hộiViệt Nam tập 2
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
[11]. Lê Văn Hồng, 2001. Vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh Hà Nam thực trạng và giải pháp. Khóa luận tốt nghiệp học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh Hà Nam thực trạng vàgiải pháp
[14]. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, 2011. Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam (Tập 1: Phần đại cương).Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam(Tập 1: Phần đại cương)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[15]. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú, Lê Mỹ Dung. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xãhội Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
[16]. Tổng cục thống kê, 2012. Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2011. Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2011
Nhà XB: NxbThống kê
[17]. Tổng cục thống kê, 2013. Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2012. Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2012
Nhà XB: NxbThống kê
[18]. Tổng cục thống kê, 2013. Niên giám thống kê năm 2012. Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2012
Nhà XB: Nxb Thống kê
[19]. Tổng cục thống kê, 2010. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009.Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
Nhà XB: Nxb Thống kê
[20]. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, 2011. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hộiđại cương
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
[1]. Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Nam, 2011. Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 Khác
[2]. Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Nam, 2011. Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2015 Khác
[4]. Cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2011. Báo cáo dân số và biến động dân số năm 2011 Khác
[7]. Cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2012. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Nam năm 2011 Khác
[8]. Cục thống kê tỉnh Hà Nam, 2013. Báo cáo điều tra la động – việc làm của tỉnh Hà Nam năm 2012 Khác
[12]. Sở lao động thương binh vã xã hội tỉnh Hà Nam, 2011. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu Khác
[13]. Sở lao động thương binh vã xã hội tỉnh Hà Nam, 2011. Những ý kiến của sở lao động thương binh xã hội về thực trạng và phương hướng phát triển nguồn nhân lực và việc làm tỉnh Hà Nam đến năm 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế [tr 96, 20] - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Sơ đồ 1.1. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế [tr 96, 20] (Trang 5)
Bảng 1.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2011 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 1.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2011 (Trang 10)
Bảng 1.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Đồng bằng sông Hồng giai  đoạn 2005-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 1.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2012 (Trang 11)
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của Đồng bằng sông Hồng và cả nước  năm 2012                                                                                    Đơn vị: % - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2012 Đơn vị: % (Trang 12)
Bảng 1.5. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 1.5. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2012 (Trang 14)
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Nam năm 2000 và 2012. - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Nam năm 2000 và 2012 (Trang 20)
Bảng 2.3. Tỉ suất nhập cư, xuất cư và tỉ suất gia tăng cơ học giai đoạn 2005-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 2.3. Tỉ suất nhập cư, xuất cư và tỉ suất gia tăng cơ học giai đoạn 2005-2012 (Trang 23)
Bảng 2.5. Gia tăng dân số của tỉnh Hà Nam qua các năm - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 2.5. Gia tăng dân số của tỉnh Hà Nam qua các năm (Trang 24)
Bảng 2.4. Số người chuyển đến, chuyển đi của các huyện, thành phố năm 2011 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 2.4. Số người chuyển đến, chuyển đi của các huyện, thành phố năm 2011 (Trang 24)
Bảng 2.6. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 1999-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 2.6. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 1999-2012 (Trang 25)
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện dân số thành thị, nông thôn của tỉnh Hà Nam  giai đoạn 2000-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện dân số thành thị, nông thôn của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 (Trang 27)
Hình 2.3.Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam giai - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam giai (Trang 31)
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 (Trang 34)
Bảng 3.1. Nguồn lao động phân theo huyện thị của tỉnh năm 2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.1. Nguồn lao động phân theo huyện thị của tỉnh năm 2012 (Trang 35)
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng lao động theo khu vực thành thị - nông thôn của tỉnh Hà Nam qua các năm - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện số lượng lao động theo khu vực thành thị - nông thôn của tỉnh Hà Nam qua các năm (Trang 36)
Bảng 3.3. Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi, và thành  thị nông thôn năm 2011 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.3. Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi, và thành thị nông thôn năm 2011 (Trang 37)
Bảng 3.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Hà Nam qua các năm - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Hà Nam qua các năm (Trang 38)
Bảng 3.4. Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của  tỉnh Hà Nam năm 2011 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.4. Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của tỉnh Hà Nam năm 2011 (Trang 39)
Bảng 3.6. Nguồn lao động phân theo giới tính năm 2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.6. Nguồn lao động phân theo giới tính năm 2012 (Trang 42)
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012 (Trang 43)
Bảng 3.7. Lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.7. Lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000-2012 (Trang 44)
Hình 3.4. Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh Hà Nam năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Hình 3.4. Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh Hà Nam năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012 (Trang 47)
Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Nam (%) - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.8. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của tỉnh Hà Nam (%) (Trang 49)
Bảng 3.9. Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.9. Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế (Trang 51)
Bảng 3.10. Số lao động có việc làm giai đoạn 2000-2012 phân theo thành thị-nông thôn - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.10. Số lao động có việc làm giai đoạn 2000-2012 phân theo thành thị-nông thôn (Trang 52)
Bảng 3.11.  Số lao động có việc làm phân theo độ tuổi và giới tính năm 2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.11. Số lao động có việc làm phân theo độ tuổi và giới tính năm 2012 (Trang 53)
Hình 3.5. Số lao động có việc làm phân theo huyện thành phố năm 2000 và 2012 Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê tỉnh Hà Nam và Sở lao động TBXH tỉnh Hà Nam - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Hình 3.5. Số lao động có việc làm phân theo huyện thành phố năm 2000 và 2012 Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê tỉnh Hà Nam và Sở lao động TBXH tỉnh Hà Nam (Trang 54)
Bảng 3.13. Cơ cấu lao động thất nghiệp chia theo nhóm tuổi, giới tính năm 2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.13. Cơ cấu lao động thất nghiệp chia theo nhóm tuổi, giới tính năm 2012 (Trang 56)
Bảng 3.14. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.14. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 (Trang 57)
Bảng 3.15. Kết quả giải quyết việc làm của các huyện, thành phố năm 2012 - luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam
Bảng 3.15. Kết quả giải quyết việc làm của các huyện, thành phố năm 2012 (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w