Bảng 3.14. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 57 - 58)

Chung Khu vực Giới tính

Thành thị Nông thôn Nam Nữ

Cả nước 2.6 1.54 3.86 2.8 2.39

Đồng bằng sông Hồng

2.42 1.1 2.39 2.45 2.39

Hà Nam 4.13 2.17 4.33 3.63 4.61

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động-việc làm năm 2012

Ta có thể thấy tỉ lệ thiếu việc làm của tỉnh Hà Nam cao hơn nhiều so với Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Tỉ lệ này gấp 1.6 lần của cả nước, và gấp 1.7 lần của Đồng bằng sông Hồng. Như vậy vấn đề thiếu việc làm của tỉnh Hà Nam đang là một khó khăn lớn mà công tác giải quyết việc làm của tỉnh gặp phải. Do hiện nay lao động của tỉnh vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, lao động không có chuyên môn kĩ thuật lại cao nên tình trạng thiếu việc là của lao động vẫn còn diễn ra nhiều.

Ở cả nước, Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Hà Nam đều thấy có một thực trạng chung đó là tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. Là do lao động ở nông thôn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên ngoài mùa vụ thì lao động thiếu việc làm. Hệ số thời gian sử dụng lao động ở nông thôn vẫn còn thấp. Năm 2000 là 72.6%, năm 2012 tăng lên 83%, nhưng vẫn còn thấp, vì vậy việc tạo việc làm thêm, nâng hệ số thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là rất quan trọng. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị của tỉnh Hà Nam cao hơn so với cả nước và Đồng bằng sông Hồng. Do đô thị ở tỉnh Hà nam chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa nên cơ cấu kinh tế ở các đô thị vẫn chưa theo hướng hiện đại. Vì vậy ở khu vực thành thị của tỉnh Hà Nam số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều.

Lao động nữ của tỉnh Hà Nam có tỉ lệ thếu việc làm cao hơn lao động nam. Điều này ngược lại với thực trạng chung của cả nước và khu vực Đồng bằng sông Hồng là tỉ lệ thiếu việc làm của lao động nam nhiều hơn nữ. Do ở Hà Nam số lao động nữ nhiều hơn nam, bên cạnh đó do cơ cấu kinh tế của Hà Nam chưa phát triển, số lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp còn nhiều, số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ lại ít. Trong khi những lao động nam ngoài thời gian mùa vụ có thể làm thêm những công việc như xe ôm, thợ xây, khuân vác…thì lao động nữ do không có thể lực nên thường kiếm việc làm tại khu vực dịch vụ. Nên khi ngành dịch vụ còn chưa phát triển ở tỉnh thì số lao động nữ thiếu việc làm vẫn còn rất nhiều.

Do vậy việc tạo thêm nhiều việc làm thêm cho người lao động là việc rất cần thiết trong giai đoạn tới.

2.3. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 2000-2012.

Trong những năm qua thì công tác giải quyết việc làm mới và việc làm thêm của tỉnh cũng đã đạt được nhũng kết quả nhất định. Giai đoạn 2000-2012 tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 160647 lao động, và giải quyết việc làm thêm cho 255363 lao động.

Bảng 3.15. Kết quả giải quyết việc làm của các huyện, thành phố năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w