Cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh Hà nam

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 26 - 35)

Bảng 2 .1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Nam năm 2000 và 2012

Bảng 2.7 Cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh Hà nam

(Đơn vị %)

Năm 2000 2005 2008 2012

Dân số nam 48.5 48.6 48.7 49.1

Dân số nữ 51.5 51.4 51.3 51.0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà nam 2012.

Ta có thể thấy tỉ lệ dân số nữ luôn cao hơn tỉ lệ dân số nam và tương đối ổn định trong giai đoạn 2000-2012 điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu lao động của tỉnh, dẫn tới số lao động nữ của tỉnh cũng lớn hơn số lao động nam. Tuy nhiên, nhìn vào tháp dân số tỉnh Hà Nam năm 2012 ta cũng có thể thấy cơ cấu giới tính của dân số từ 0-9 tuổi có sự chênh lệch rất rõ nét. Tỉ lệ dân số nam ở nhóm tuổi này hơn hẳn so với tỉ lệ dân số nữ cứ 112 em nam mới có 100 nữ. Vì vậy, hiện tượng mất cân bằng giới tính ở trẻ em hiện nay sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơ cấu giới tính của dân số trong tương lai nói chung và nguồn lao động trong tương lai nói riêng.

Dân số trong tỉnh phân bố không đều, năm 2012 dân số của tỉnh Hà Nam là 791.4 nghìn người, trong đó huyện Lý Nhân có dân số cao nhất với 176.6 nghìn người và thấp nhất là thành phố Phủ Lý với 84.7 nghìn người, và mật độ dân số phân bố cũng không đồng đều, thành phố Phủ Lý là nơi có mật độ dân số cao nhất với mật độ dân số 2470 người/km2, đứng tứ 2 là huyện Lý Nhân với 1056 người/km2, thấp nhất là huyện Kim Bảng với 683 người/km2 [6]. Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh nên có nền kinh tế phát triển vì vậy thu hút dân cư đến đây sinh sống. Lý Nhân là một huyện có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, vì vậy thu hút được đơng dân cư sinh sống. Với sự phân bố dân cư như trên có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phân bố nguồn lao động những nơi có mật độ dân số cao như Phủ Lý, Lý Nhân là những nơi có nguồn lao động dồi dào, nhưng vấn đề giải quyết việc làm tại những nơi này là vấn đề rất nóng bỏng, cấp thiết.

Bên cạnh đó dân số phân theo thành thị, nơng thơn của tỉnh cũng phân bố rất khơng đồng đều.

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện dân số thành thị, nông thôn của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, dân số của Hà Nam tập trung chủ yếu tại khu vực nông thôn, năm 2000 dân số tại nông thôn gấp 11,1 lần dân số thành thị, năm 2012 dân số nông thôn gấp 8.5 lần dân số thành thị. Như vậy, với sự phân bố dân cư như trên ta có thể nhận định rằng lao động của tỉnh Hà Nam tập chung chủ yếu ở vùng nông thôn, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là một hạn chế lớn của tỉnh cần được khắc phục trong tương lai để có thể cùng với cả nước phát triển kinh tế hường tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, qua biểu đồ ta cũng có thể thấy sự phân bố dân cư của Hà Nam giữa thành thị và nơng thơn đang có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện bằng số dân sống ở khu vực thành thị đang ngày càng tăng cao, giai đoạn 2000-2012 dân số ở thành thị đã tăng 17.8 nghìn người tăng 1.27 lần, dân số ở nông thơn giảm 19.7 nghìn người, giảm 1.06 lần. Như vậy cùng với q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đã tác động tới q trình đơ thị hóa của Hà Nam cũng phát triển, số dân ở thành thị tăng lên, cùng với đó là số lao động của khu vực thành thị cũng tăng lên. Tuy nhiên q trình đơ thị hóa của tỉnh vẫn diễn ra rất chậm, số dân sống tại khu vực thành thị tăng lên một cách chậm chạp, dân số vẫn sống chủ yếu ở nông thôn. Thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả tỉnh, là nơi có các hoạt động cơng nghiệp, dịch vụ phát triển nên thu hút rất nhiều lao động tới nơi đây, và thành phố cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất của cả tỉnh. Trong những năm tới thành phố sẽ ngày càng được chú trọng đầu tư, phát triển, mở rộng thành một trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm cho lao động của thành phố cũng như lao động của các địa phương khác trong tỉnh.

3.2. Chất lượng cuộc sống.

3.2.1. Thu nhập bình quân đầu người.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, thì chất lượng cuộc sống dân cư cũng khơng ngừng được nâng cao. Thu nhập bình qn đầu người của tỉnh năm 2002 là 258.5 nghìn/người/tháng, đã tăng lên 501 nghìn/người/tháng vào năm 2006 và 1150,2 nghìn/người/tháng vào năm 2010.

Bảng 2.8. Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của tỉnh Hà Nam và các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng.

(Đơn vị: nghìn đồng)

Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Đồng bằng sông Hồng

353.1 488.2 653.3 1048.5 1567.8

Hà Nội 2621.0 806.9 1050.0 1719.6 2012.9 Vĩnh Phúc 265.0 403.9 540.0 872.0 1646.2 Bắc Ninh 326.5 491.1 669.0 1065.4 1787.3 Hải Dương 301.4 451.2 609.0 924.9 1306.4 Hải Phòng 410.2 539.2 720.0 1199.4 1694.0 Hưng Yên 296.7 429.7 556.0 828.3 1199.1 Thái Bình 282.6 382.2 514.0 778.5 1129.2 Nam Định 279.5 405.0 527.0 854.6 1237.4 Ninh Bình 257.9 370.2 509.0 760.9 1202.4 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Qua bảng trên ta có thể thấy, thu nhập bình quân nhân khẩu của tỉnh Hà Nam tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của khu vực Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận thì thu nhập bình quân nhân khẩu của tỉnh vẫn còn ở mức thấp. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh là 1150.2 nghìn đồng/tháng thấp hơn 417.6 nghìn/người/tháng so với bình quân thu nhập của khu vực Đồng bằng sơng Hồng (1567.8 nghìn đồng). Và chỉ đứng thứ 10/11 tỉnh của khu vực Đồng bằng sơng Hồng, và thu nhập bình quân của tỉnh cũng thấp hơn so với các tỉnh, thành phố bên cạnh như Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội. Điều này sẽ gây bất lợi cho tỉnh, bởi đây sẽ là lực đẩy lao động của tỉnh đi các tỉnh bên cạnh để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là lao động của tỉnh sẽ dịch chuyển đến thành phố Hà Nội để tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, bởi ở nơi đây lao động sẽ dễ dàng tìm kiếm việc làm hơn và có thu nhập cao hơn.

3.2.2. Về giáo dục.

Hà Nam là tỉnh có truyền thống hiếu học, cơng tác giáo dục, đào tạo được tỉnh chú trọng và quan tâm đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Hiện nay tỉnh có hệ thống giáo dục đào tạo tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ các cấp học, đào tạo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có một trường đại học là đại học Hà Hoa Tiên, cùng với hệ thống 120 trường mần non, 140 trường tiểu học, 120 trường trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ thông, 1 trường trung cấp, 4 trường cao đẳng [6] đã đáp ứng đươc nhu cầu học tập của con em trong tỉnh, và góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tương lai của tỉnh. Tuy nhiên hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục vẫn còn chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại đặc biệt là ở nơng thơn để có thể hịa nhập với sự phát triển kinh tế, và sự bùng nổ công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay.

Hiên nay về các hoạt động văn hóa, thơng tin và báo chí truyền thanh của tỉnh đã tương đối phát triển phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân với 1 trung tâm văn hóa tỉnh, các huyện thị xã đều có trung tâm văn hóa riêng, 1 thư viện tỉnh, 1 rạp chiếu phim [6]

Bên cạnh đó cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ cho cuộc sống của nhân dân cũng được đáp ứng đầy đủ với mạng lưới giao thơng phát triển tồn diện, hệ thống điện được đáp ứng đầy đủ tới mọi nhà dân, hệ thống cấp thốt nước đơ thị ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện để nhân dân có một cuộc sống tốt hơn.

Nhìn chung chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang ngày càng được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên vẫn ở mức trung bình so với cả nước. Tỉnh cần cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí. Từ đó chât lượng của lao động sẽ ngày càng được nâng cao cả về trí và lực tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Hơn thế nữa nâng cao trình độ của người lao động từ đó cũng là điều kiện tác động ngược lại sẽ là cơ hội để người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm và việc làm với thu nhập cao hơn.

3.3. Tình hình phát triển kinh tế.

Sự phát triển kinh tế của địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn lao động, việc sử dụng lao động và giải quết việc làm cho người lao động. Kinh tế phát triển, các hoạt động sản xuất được đầu tư, phát triển, mở rộng quy mơ sản xuất từ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm, thu hút được đông đảo lao động. Với nền kinh tế phát triển, cơ cấu nền kinh tế hợp lý từ đó thì cơ cấu sử dụng lao động cũng sẽ cân đối, hợp lí hơn.

Nền kinh tế ngày càng phát triển hiện đại, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, từ đó thì địi hỏi nguồn lao động cũng phải có chn mơn kĩ thuật cao mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Và ngược lại, nếu nền kinh tế kém phát triển sẽ tạo ra ít việc làm, thời gian làm việc ít, người lao động sẽ khơng có việc làm, thu nhập thấp ảnh hưởng khơng nhỏ tới cuộc sống của người dân, hơn nữa từ đó mà các tệ nạn xã hội sẽ gia tăng gây ra mất ổn định trong xã hội.

3.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế.

Nền kinh tế của tỉnh Hà Nam đã và đang không ngừng phát triển trong những năm qua.

Bảng 2.9. Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo các ngành kinh tế giai đoạn 2000-2012

Năm Nông-lâm-ngư

nghiệp Công nghiêp-xây dựng Dịch vụ Tổng số

2000 1441.8 1857.8 1095.7 4395.3

2005 2216.1 4479.0 2030.2 8725.3

2007 3063.0 7156.1 2902.7 13121.8

2009 5280.2 13276.9 4776.9 23334.0

2012 8258.0 35428.3 9764.5 53450.8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012.

Giai đoạn 2000-2012 giá trị sản xuất theo giá thực tế của tỉnh không ngừng tăng lên: năm 2000 là 4395.3 tỷ đồng, năm 2012 đã tăng lên 53450.8 tỷ đồng (tăng gấp 12.1 lần). Giá trị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế đều tăng nhanh: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6816.2 tỉ đồng (tăng gấp hơn 5,7 lần), công nghiệp-xây dựng tăng 19 lần, dịch vụ tăng tăng 8,9 lần. Trong đó giá trị sản xuất cơng nghiệp ln có giá trị cao nhất, thứ 2 là nơng nghiệp và cuối cùng là dịch vụ. Hiện nay nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên giá trị sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ tăng với mức độ nhanh và liên tục giúp cải thiện đời sống nhân dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngưới lao động.

3.3.2. Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2011,2012

Nhìn chung giai đoạn 2000-2012 cơ cấu nền kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tương đối rõ nét: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, giảm tỉ trọng ngành nông- lâm-ngư nghiệp, ngành dich vụ cũng giảm nhẹ tỉ trọng.

Trong giai đoạn trên tỉ trọng ngành công nghiệp tăng liên tục và tăng nhanh, trong vòng 12 năm tỉ trọng ngành cơng nghiệp tăng 22.5%, do tỉnh có nhiều chính sách phát triển cơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa, hơn nữa phát triển mạnh những ngành công nghiệp khai tác tốt các tiềm năng về nguồn nông sản phong phú, nguồn vật liệu xây dựng phong phú, nguồn lao động dồi dào của tỉnh như công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng.

Ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm tỉ trọng, giảm 20.9% trong giai đoạn trên. Đây là kết quả của việc chuyển dịch nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế nơng thơn.

Tuy nhiên trong q trình chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nền kinh tế của tỉnh Hà Nam còn nhiều hạn chế thể hiện như việc giảm tỉ trọng của ngành dịch vụ, trong giai đoạn 2000-2012 tỉ trọng của ngành đã giảm 1.6%. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên tác động không nhỏ tới việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động của tỉnh.

Tiểu kết

Qua việc phân tích những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam ta có thể thấy ở tỉnh Hà Nam có những thuận lợi và khó khăn đối với lao động và việc làm của tỉnh như sau:

- Thuận lợi

Hà Nam là một tỉnh nằm phía nam thủ đơ có đường quốc lộ 1A, và quốc lộ 21 chạy qua. Tạo điều kiện cho tỉnh có thể giai lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh khác. Giúp nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Ta thấy tỉnh Hà Nam là một tỉnh có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi: khí hậu thuận lợi ít thiên tai, hệ thống sơng ngịi, kênh mương dày đặc, đất đai trù phú tạo điều kiên thuận lợi cho người dân sinh sống và cũng thụa lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Vì vậy đây sẽ là nơi dân cư tập trung đơng đúc, có nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó, với điều kiện thuận lợi như trên thì đây là một nơi có nền nơng nghiệp phát triển với các sản phẩm đa dạng. Cùng với đó, đây là nơi có tài ngun đá vơi, đất sét dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Hà Nam là một tỉnh có dân số đơng, dân số trong độ tuổi lao động dồi dào. Vì vậy tỉnh cũng là một nơi có nguồn lao động dồi dào.

Nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại hóa tạo nhiều việc làm cho người lao động và cũng sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng hiện đại và dần đáp ứng được các nhu cầu của người dân về giáo dục, văn hóa tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nói chung và của nguồn lao động nới riêng.

- Khó khăn

Do tiếp giáp với các tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn như thành phố Hà Nội, Nam Định chính vì vậy lao động của tỉnh sẽ dễ dàng di chuyển đến các tỉnh đó để tìm kiếm việc làm. Đặc biệt là nguồn lao động trẻ và lao động có chun mơn kĩ thuật.

Dân số nữ ln nhiều hơn dân số nam, vì vậy mà cơ cấu nguồn lao động cũng sẽ tương tự như vậy. Tuy nhiên do lao động nữ có thể lực yếu hơn lao động nam và vướng mắc nghĩa vụ sinh con và ni con nên cơ hội tìm việc làm sẽ khó hơn. Vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến số lao động thất nghiệp của tỉnh.

Dân cư của tỉnh tập trung chủ yếu ở nông thôn, cũng ảnh hưởng lớn đến phân bố nguồn lao động theo thành thị và nông thôn. Nguồn lao động sẽ tập trung chủ yếu ở

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 26 - 35)