Số lao động có việc làm phân theo độ tuổi và giới tính năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 53 - 55)

Đơn vị: nghìn người Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng 15-19 8.6 3.6 12.2 20-24 12.9 11.0 23.9 25-29 23.0 18.6 41.6 30-34 23.8 29.1 52.9 35-39 26.5 25.1 51.6 40-44 27.4 28.6 56.0 45-49 30.6 32.3 62.9 50-54 32.6 34.9 67.5 55-59 20.7 14.3 35.0 60+ 18.5 33.9 52.4 Tổng 224.6 231.4 456.0

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động-việc làm tỉnh Hà Nam năm 2012

Ta có thể thấy số lao động có việc làm thường xuyên của lao động nữ cao hơn lao động nam. Năm 2012 số lao động nữ đang làm việc nhiều hơn 6.8 nghìn người. Do đặc điểm nguồn lao động và lực lượng lao động của tỉnh Hà Nam là số lượng nữ nhiều

động kinh tế là 98.8 trong khi tỷ lệ này của lao động nữ là 98.5. Tỷ lệ này của lao động nam nhiều hơn so với lao động nữ là do lao động nam có sức khỏe tốt hơn, lại không bị vướng mắc việc sinh con cái nên dễ tiếp cận với việc làm hơn lao động nữ.

Lao động đang làm việc của tỉnh tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trung niên từ 30- 54 tuổi. Nhóm lao động trẻ từ 15-24 tuổi đang làm việc có số lượng ít hơn. Đó là do ỏ độ tuổi này nhiều lao động vẫn đang tiếp tục công việc học tập. Và do ở độ tuổi này trình độ chun mơn của lao động cịn thấp nên khó tìm được việc làm phù hợp.

2.1.3. Lao động có việc làm phân theo ranh giới hành chính.

Số lao động có việc làm của tỉnh cũng có sự khác nhau theo ranh giới hành chính.

Hình 3.5. Số lao động có việc làm phân theo huyện thành phố năm 2000 và 2012

Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê tỉnh Hà Nam và Sở lao động TBXH tỉnh Hà Nam

Số lao động có việc làm ở các huyện, thành phố của tỉnh đều tăng trong giai đoạn 2000-2012. Và mức tăng tương đối đều, chỉ có thành phố Phủ Lý là có mức độ tăng cao hơn nhiều so với các huyện khác. Đây là do thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế của tỉnh vì vậy đây cũng là nơi được đầu tư cho phát triển kinh tế nhiều nhất tỉnh nên tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Hơn thế nữa, do từ năm 2000-2012 thành phố Phủ Lý đã được mở rộng ranh giới hành chính, sát nhập thêm các xã Phù Vân, Lam Hạ, Châu Sơn, Liêm Chung nên số lao động có việc làm cũng tăng thêm nhiều.

Bên cạnh đó ta cịn có thể thấy rằng số lao động có việc làm của tỉnh phân bố không đều giữa các huyện, thị. Lý Nhân là huyện có số lao động có việc làm cao nhất cả tỉnh, thứ 2 là Duy Tiên và Bình Lục, thấp nhất là thành phố Phủ Lý. Do nguồn lao động của tỉnh cũng phân bố không đều, lao động tập trung cao nhất tại Lý Nhân, Duy Tên, Bình Lục và cũng thấp nhất là thành phố Phủ Lý. Nên việc phân bố lao động có việc làm theo ranh giới hành chính như trên là tương đối hợp lý.

2.2. Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

2.2.1. Thực trạng thất nghiệp.

Thất nghiệp đang là một vấn đề đáng quan tâm tại tỉnh ta. Năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh là 0.99%, nhưng tới năm 2012 đã tăng lên 1.3%. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh vẫn thấp hơn so với trung bình của cả nước (1.77%), và khu vực Đồng bằng sông Hồng (1.68%). Điều này là do lao động trong tỉnh làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nên lao động tìm kiếm việc làm dễ hơn. Ngành nơng nghiệp lại là ngành cần nhiều lao động, nên số lao động thất nghiệp của tỉnh thấp hơn của cả nước và khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Tỉ lệ thất nghiệp của lao động có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 53 - 55)