Bảng 2.7. Cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh Hà nam

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 26 - 28)

Năm 2000 2005 2008 2012

Dân số nam 48.5 48.6 48.7 49.1

Dân số nữ 51.5 51.4 51.3 51.0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà nam 2012.

Ta có thể thấy tỉ lệ dân số nữ luôn cao hơn tỉ lệ dân số nam và tương đối ổn định trong giai đoạn 2000-2012 điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu lao động của tỉnh, dẫn tới số lao động nữ của tỉnh cũng lớn hơn số lao động nam. Tuy nhiên, nhìn vào tháp dân số tỉnh Hà Nam năm 2012 ta cũng có thể thấy cơ cấu giới tính của dân số từ 0-9 tuổi có sự chênh lệch rất rõ nét. Tỉ lệ dân số nam ở nhóm tuổi này hơn hẳn so với tỉ lệ dân số nữ cứ 112 em nam mới có 100 nữ. Vì vậy, hiện tượng mất cân bằng giới tính ở trẻ em hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu giới tính của dân số trong tương lai nói chung và nguồn lao động trong tương lai nói riêng.

Dân số trong tỉnh phân bố không đều, năm 2012 dân số của tỉnh Hà Nam là 791.4 nghìn người, trong đó huyện Lý Nhân có dân số cao nhất với 176.6 nghìn người và thấp nhất là thành phố Phủ Lý với 84.7 nghìn người, và mật độ dân số phân bố cũng không đồng đều, thành phố Phủ Lý là nơi có mật độ dân số cao nhất với mật độ dân số 2470 người/km2, đứng tứ 2 là huyện Lý Nhân với 1056 người/km2, thấp nhất là huyện Kim Bảng với 683 người/km2 [6]. Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh nên có nền kinh tế phát triển vì vậy thu hút dân cư đến đây sinh sống. Lý Nhân là một huyện có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, vì vậy thu hút được đông dân cư sinh sống. Với sự phân bố dân cư như trên có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố nguồn lao động những nơi có mật độ dân số cao như Phủ Lý, Lý Nhân là những nơi có nguồn lao động dồi dào, nhưng vấn đề giải quyết việc làm tại những nơi này là vấn đề rất nóng bỏng, cấp thiết.

Bên cạnh đó dân số phân theo thành thị, nông thôn của tỉnh cũng phân bố rất không đồng đều.

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện dân số thành thị, nông thôn của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2012

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, dân số của Hà Nam tập trung chủ yếu tại khu vực nông thôn, năm 2000 dân số tại nông thôn gấp 11,1 lần dân số thành thị, năm 2012 dân số nông thôn gấp 8.5 lần dân số thành thị. Như vậy, với sự phân bố dân cư như trên ta có thể nhận định rằng lao động của tỉnh Hà Nam tập chung chủ yếu ở vùng nông thôn, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây cũng là một hạn chế lớn của tỉnh cần được khắc phục trong tương lai để có thể cùng với cả nước phát triển kinh tế hường tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, qua biểu đồ ta cũng có thể thấy sự phân bố dân cư của Hà Nam giữa thành thị và nông thôn đang có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện bằng số dân sống ở khu vực thành thị đang ngày càng tăng cao, giai đoạn 2000-2012 dân số ở thành thị đã tăng 17.8 nghìn người tăng 1.27 lần, dân số ở nông thôn giảm 19.7 nghìn người, giảm 1.06 lần. Như vậy cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tác động tới quá trình đô thị hóa của Hà Nam cũng phát triển, số dân ở thành thị tăng lên, cùng với đó là số lao động của khu vực thành thị cũng tăng lên. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh vẫn diễn ra rất chậm, số dân sống tại khu vực thành thị tăng lên một cách chậm chạp, dân số vẫn sống chủ yếu ở nông thôn. Thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả tỉnh, là nơi có các hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển nên thu hút rất nhiều lao động tới nơi đây, và thành phố cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất của cả tỉnh. Trong những năm tới thành phố sẽ ngày càng được chú trọng đầu tư, phát triển, mở rộng thành một trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm cho lao động của thành phố cũng như lao động của các địa phương khác trong tỉnh.

3.2. Chất lượng cuộc sống.

3.2.1. Thu nhập bình quân đầu người.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, thì chất lượng cuộc sống dân cư cũng không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2002 là 258.5 nghìn/người/tháng, đã tăng lên 501 nghìn/người/tháng vào năm 2006 và 1150,2 nghìn/người/tháng vào năm 2010.

Bảng 2.8. Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của tỉnh Hà Nam và các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w