Bảng 3.12.Tỉ lệ thất nghiệp phân theo thành thị, nông thôn qua năm 2000 và 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 55 - 56)

Năm Cả tỉnh Thành thị Nông thôn

2000 0.99 6.9 0.05

2012 1.3 4.39 1.0

Nguồn: Điều tra thực trạng lao động-việc làm của tỉnh Hà Nam 2000 và niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2012

Ta có thể thấy giai đoạn 2000-2012 tỉ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh Hà Nam đã tăng. Do hiện nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, cùng với đó thì nhiều người nông dân đã không còn ruộng đất canh tác. Vì vậy số lao động còn lại phải đi tìm kiếm việc làm ở những ngành nghề khác. Tuy nhiên do lao động của tỉnh Hà Nam có trình độ chuyên môn thấp, nên để tìm được một công việc phù hợp cho người lao động là rất khó. Nên tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh đã tăng trong giai đoạn trên.

Ta có thể thấy, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Do ở nông thôn việc làm chính của người lao động là làm nông

động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, nên những lao động mà không đáp ứng được yêu cầu sẽ khó có thể kiếm được việc làm.

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của tỉnh đã giảm trong giai đoạn trên, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn lại tăng thêm. Nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp. Các khu công nghiệp dần mở rộng về nông thôn, vì vậy nhiều ruộng đất của nông dân đã được thay đổi mục đích sử dụng. Người nông dân không còn ruộng đất canh tác nên phải đi tìm việc làm. Tuy tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm trong giai đoạn 2000-2012, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn tăng ít hơn, nhưng tỉ lệ thất nghiệp chung của tỉnh vẫn tăng nhiều là do lao động của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, nên tỉ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn tăng, tương ứng với số người thất nghiệp của tỉnh tăng lên rất nhiều.

Bảng 3.13. Cơ cấu lao động thất nghiệp chia theo nhóm tuổi, giới tính năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 55 - 56)