Bảng 3.13. Cơ cấu lao động thất nghiệp chia theo nhóm tuổi, giới tính năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 56 - 57)

Nhóm tuổi

Tổng Giới tính

15-24 25-34 35-44 45-54 55-59 Nam Nữ

Tỷ trọng 59.4 19.2 3.5 11.5 6.4 100 42.9 57.1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Nam.

Ta có thể thấy lao động thất nghiệp của tỉnh Hà Nam tập chung chủ yếu ở nhóm tuổi 15-24, chiếm 59.4% tổng số lao động thất nghiệp. Đây là lực lượng lao động trẻ, nhưng lại có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất. Do số lao động này chủ yếu là những lao động tốt nghiệp hết trung học cơ sở, trung học phổ thông nên có trình độ chuyên môn thấp, khó tìm kiếm được việc làm phù hợp. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài thì số lao động này sẽ có thể di cư đi các nơi khác ngoài tỉnh để tìm việc. Trong thời điểm hiện nay số lao động trẻ của tỉnh đang giảm dần, nên việc giữ lao động trẻ làm việc tại tỉnh là một việc hết sức quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới, công tác giải quyết việc làm cho người lao động cần được thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó ta còn có thể thấy số lượng lao động nữ thất nghiệp nhiều hơn số lao động nam. Do số lao động nữ của tỉnh nhiều hơn số lao động nam, hơn thế nữa do lao động nữ có thể lực yếu hơn, khó tiếp cận với các cơ hội việc làm hơn nam giới, nên tỉ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn nam.

Số lao động thất nghiệp của tỉnh cũng có sự khác nhau về trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trong tổng số 6213 người thất nghiệp [8] thì:

- Số lao động mới tôt nghiệp trung học cơ sở là 2460 người, chiếm 39.5% - Số lao động có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông là 1555 người chiếm 25%

- Số lao động đã tốt nghiệp ở các trường dạy nghề là 988 người, chiếm 16% - Số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 212 người, chiếm 3.4% - Số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên là 998 người, chiếm 16.1%

Vậy ta có thể thấy số lao động thất nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu ở nhóm lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật như lao động mới tôt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ở trình độ cao hơn thì số lao động thất nghiệp có tỉ lệ thấp hơn. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng số lao động có trình độ chuyên môn cao (tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên) vẫn có số lượng lao động thất nghiệp lớn chiếm 16.1%. Điều này là do nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa cao, nhu cầu sử dụng lao động còn hạn chế, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật. Điều này là một khó khăn lớn của tỉnh, nếu không giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung và cầu lao động này thì trong tương lai những lao động có chuyên môn kĩ thuật của tỉnh sẽ đi tìm kiếm việc làm ở những nơi khác. Và tỉnh Hà Nam sẽ thiếu lao động có chuyên môn cao để phục vụ nền kinh tế.

2.2.2. Tình trạng thiếu việc làm.

Ngoài tình trạng thất nghiệp thì tình trạng thiếu việc làm của tỉnh cũng là vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới của tỉnh.

Bảng 3.14. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Hà Nam (Trang 56 - 57)